Chính sách an ninh ­phòng thủ biển của nhà Nguyễn ở nửa đầu thế kỷ XIX 1802 - 1858 - 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-----------------------------------------------------


ĐINH THỊ HẢI ĐƯỜNG


CHÍNH SÁCH AN NINH-PHÒNG THỦ BIỂN CỦA NHÀ NGUYỄN Ở NỬA ĐẦU THẾ KỶ XIX (1802 - 1858)


Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam Mã số: 60 22 54


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 265 trang tài liệu này.

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ


Chính sách an ninh ­phòng thủ biển của nhà Nguyễn ở nửa đầu thế kỷ XIX 1802 - 1858 - 1

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Vũ Văn Quân


Hà Nội-2012

Lời cảm ơn

Bản luận văn được hoàn thành là kết quả của một quá trình học tập và nghiên cứu lâu dài, nghiêm túc của học viên dưới sự chỉ bảo, dìu dắt tận tình của các Thầy Cô Khoa Lịch sử, nhất là các Thầy Cô thuộc Bộ môn Lịch sử Việt Nam Cổ-Trung đại. Bên cạnh đó, sự quan tâm, ủng hộ, tạo điều kiện từ phía Ban lãnh đạo của Viện Sử học và của Phòng Nghiên cứu Lịch sử Việt Nam Cổ- Trung đại, cũng như của các nhà nghiên cứu bề trên và các bạn đồng nghiệp trong Tổ chuyên môn đã giúp tôi có thể hoàn toàn tập trung để hoàn thành luận văn. Luận văn được tham khảo nhiều nguồn tư liệu cũng là nhờ sự chỉ dẫn, giúp đỡ và sự nhiệt tình của cán bộ các thư viện, nhất là thư viện Viện Sử học và thư viện Khoa Lịch sử. Đặc biệt, gia đình, bạn bè là những người luôn sát cánh, động viên, giúp đỡ và truyền cho tôi động lực trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Nhân đây, cho tôi xin được gửi lời tri ân tới tất cả những sự chỉ bảo, quan tâm, giúp đỡ đó!

Lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tôi xin được gửi đến Thầy, PGS.TS.Vũ Văn Quân, người Thầy đã dìu dắt tôi trên bước đường nghiên cứu khoa học và cũng là người Thầy hướng dẫn khoa học của bản luận văn này. Từ Thầy, tôi không chỉ học hỏi được những ý tưởng và phương pháp tiếp cận trong nghiên cứu khoa học lịch sử mà tôi còn nhận được sự quan tâm, động viên, chỉ bảo và hướng dẫn tận tình của Thầy trong suốt quá trình hoàn thành luận văn!

Học viên

Đinh Thị Hải Đường

Lời cam đoan

Tôi xin cam đoan luận văn Chính sách an ninh - phòng thủ biển của nhà Nguyễn ở nửa đầu thế kỷ XIX là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, tư liệu được sử dụng trong luận văn là trung thực. Nguồn tài liệu trích dẫn đều được chú thích rò ràng, đảm bảo tính khách quan của nguồn tư liệu và tôn trọng bản quyền tác giả.

Hà Nội, ngày 15 tháng 9 năm 2012 Tác giả luận văn


Đinh Thị Hải Đường


Trang phụ bìa LỜI CẢM ƠN LỜI CAM ĐOAN

MỤC LỤC


Trang

MỞ ĐẦU 1

1. Lý do chọn đề tài 1

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6

4. Nguồn tư liệu 9

5. Phương pháp nghiên cứu và mục đích, nhiệm vụ của luận 11

văn

6. Bố cục của luận văn 11

Chương 1: NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHÍNH 13

SÁCH AN NINH - PHÒNG THỦ BIỂN CỦA NHÀ NGUYỄN

1.1. Biển Việt Nam và vấn đề an ninh-phòng thủ biển đối với 13

an ninh và chủ quyền quốc gia

1.2. Vấn đề an ninh - phòng thủ biển trong chính sách quản lý 15

đất nước của các Nhà nước phong kiến Việt Nam trước Nguyễn

1.3. Những thuận lợi và thách thức về an ninh - phòng thủ biển 23

đặt ra đối với nhà Nguyễn ở nửa đầu thế kỷ XIX

1.3.1. Những thuận lợi 23

1.3.2. Những thách thức 24

1.4. Nhận thức của nhà Nguyễn về biển và yêu cầu đảm bảo an 27

ninh - phòng thủ biển

1.4.1. Nhận thức về biển 27

1.4.2. Nhận thức về yêu cầu đảm bảo an ninh - phòng thủ biển 29

1.5. Tiểu kết 34

Chương 2: THỦY QUÂN: LỰC LƯỢNG CHUYÊN TRÁCH 36

AN NINH - PHÒNG THỦ BIỂN CỦA NHÀ NGUYỄN

2.1. Những điều kiện thuận lợi để nhà Nguyễn xây dựng lực 39

lượng thủy quân mạnh

2.2. Các biện pháp xây dựng lực lượng thủy quân mạnh, chuyên 42

trách an ninh - phòng thủ biển

2.2.1. Lực lượng thủy quân chuyên trách an ninh - phòng thủ biển của 42

nhà Nguyễn

2.2.2. Xây dựng lực lượng thủy quân đông về số lượng 44

2.2.3. Xây dựng lực lượng thủy quân tinh nhuệ trong chiến đấu 51

2.3. Tiểu kết 77

Chương 3: CÁC BIỆN PHÁP AN NINH - PHÒNG THỦ 79

VÙNG DUYÊN HẢI

3.1. Vai trò của an ninh - phòng thủ vùng duyên hải đối với nền độc 79

lập và an ninh quốc gia

3.2. Xây dựng và tu sửa các công trình phòng thủ cửa biển 82

3.3. Xây dựng lực lượng bố phòng cửa biển 92

3.3.1. Quan chế và sự trang bị vũ khí của lực lượng bố phòng cửa 92

biển

3.3.2. Nhiệm vụ của các lực lượng bố phòng cửa biển 95

3.4. Tăng cường phòng bị đối với người Tây dương trước nguy cơ xâm lược (1847-1858)

3.5. Tế lễ ở các cửa biển - biện pháp an ninh đường biển về mặt tâm linh

3.6. Khơi thông cửa biển, đo đạc, vẽ bản đồ vùng cửa biển và ghi chép hướng dẫn đường biển

3.6.1. Đo đạc, vẽ bản đồ vùng cửa biển và ghi chép hướng dẫn đường biển

115


122


123


123

3.6.2. Khơi thông cửa biển 126

3.6.3. Khai hoang vùng duyên hải 128

3.7. Tiểu kết 129

Chương 4: CÁC BIỆN PHÁP AN NINH - PHÒNG THỦ VÙNG BIỂN - ĐẢO

4.1. Hải cương dưới triều Nguyễn và vai trò của an ninh - phòng thủ vùng biển - đảo đối với an ninh và nền độc lập quốc gia

4.2. Khẳng định và thực thi chủ quyền trên các đảo và quần đảo

131


131


135

4.2.1. Xây dựng các cơ sở bố phòng 135

4.2.2. Khẳng định và thực thi chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa

136

4.3. Xây dựng các lực lượng tuần tra, canh phòng biển đảo 139

4.3.1. Lực lượng Tấn thủ, binh đồn trên các đảo 139

4.3.2. Tăng cường lực lượng thủy quân tuần tra mặt biển 140

4.3.3. Sử dụng lực lượng khai thác nguồn lợi biển 144

4.4. Kiểm soát các hoạt động khai thác nguồn lợi biển 146

4.4.1. Kiểm soát hoạt động thông thương, vận tải đường biển 146

4.4.2. Kiểm soát hoạt động khai thác nguồn lợi sinh vật biển 162

4.5. Tiêu diệt giặc biển 165

4.5.1. Địa bàn hoạt động chủ yếu của giặc biển 165

4.5.2. Thời gian hoạt động của giặc biển 169

4.5.3. Lực lượng tuần tra và các thủ tục tuần tra trên biển 170

4.5.4. Các biện pháp tiêu diệt giặc biển 174

4.6. Tiểu kết 177

KẾT LUẬN 178

TÀI LIỆU THAM KHẢO 182

PHỤ LỤC

1. Lý do chọn đề tài‌

MỞ ĐẦU

Việt Nam là quốc gia thuộc bán đảo Đông Dương, nằm trên trục giao lưu Bắc

- Nam, Đông - Tây và là một điểm trung chuyển từ lục địa ra đại dương. Vị trí địa chiến lược đó đã tác động mạnh mẽ đến lịch sử dân tộc, đặt ra nhiều cơ hội và thách thức cho sự phát triển của quốc gia, nhất là thách thức về chủ quyền biển đảo.

Trải suốt chiều dài lịch sử, mọi hoạt động của đời sống đất nước, về chính trị, an ninh - quốc phòng, kinh tế, văn hoá - xã hội, đều chịu sự chi phối của biển ở mức độ nhất định. Trong khi đó, chính sách của Nhà nước đối với biển là một yếu tố quyết định trực tiếp sự phát triển các mặt nói trên và là một bộ phận quan trọng trong chiến lược bảo vệ, phát triển đất nước.

Theo dòng chảy thời gian, quá khứ không trở lại nhưng sự phát triển của hiện tại và tương lai lại được nuôi mầm từ quá khứ, từ những kinh nghiệm trong quá khứ. Chính sách đối với biển của Nhà nước Việt Nam đương đại đang cần những bài học kinh nghiệm đó. Đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu các chính sách đối với biển của Nhà nước phong kiến Việt Nam trong lịch sử đang là yêu cầu đặt ra cho thực tiễn phát triển đất nước. Trọng trách được đặt trên vai các nhà nghiên cứu và những nhà hoạch định chính sách. Tuy nhiên, điều đó không đồng nghĩa với việc chỉ khi thực tiễn yêu cầu, khoa học mới thực hiện trọng trách của mình mà yêu cầu của thực tiễn chỉ giúp cho sự nghiên cứu được tập trung và có động lực hơn.

Trong lịch sử dân tộc, triều Nguyễn là triều đại cuối cùng của chế độ phong kiến Việt Nam và sở hữu một lãnh hải thống nhất, rộng lớn, nhất là dưới triều Minh Mạng. Đây cũng là triều đại mà sự thành lập của vương triều được gắn bó chặt chẽ với biển. Đặc điểm này chi phối lớn đến sự nhận thức cũng như việc ban hành chính sách của các vị vua đầu triều đối với các vấn đề về biển, trong đó an ninh - phòng thủ biển là một trọng điểm.

Năm 1802, khi Nguyễn Ánh lên ngôi cũng là lúc lần đầu tiên trong lịch sử dân tộc, một dải lãnh thổ rộng lớn như ngày nay được hoàn toàn thống nhất. Cùng với sự thống nhất về mặt lãnh thổ là sự khẳng định chủ quyền của triều Nguyễn trên một vùng biển rộng lớn. Đặc biệt, năm 1835, khi vua Minh Mạng đặt Trấn Tây Thành trên đất Cao Miên thì quyền của nhà Nguyễn trên vùng lãnh hải càng được mở rộng. Là vương triều đầu tiên sở hữu vùng biển rộng lớn, thống nhất, các vị vua đầu triều

nhận thức ra sao về tầm mức quan trọng của việc bảo vệ biển đảo và đã có những chính sách như thế nào trong việc khẳng định chủ quyền cũng như trong vấn đề bảo đảm an ninh, phòng thủ biển. Hơn thế nữa, những chính sách của các vị vua đầu triều không chỉ có ý nghĩa khai mở mà nếu được thực hiện tốt sẽ là nền tảng vững chắc, tạo đà thuận lợi cho công cuộc bảo vệ an ninh, quốc phòng của các triều vua tiếp theo.

Với những lý do trên, tôi quyết định chọn vấn đề: Chính sách an ninh - phòng thủ biển của nhà Nguyễn ở nửa đầu thế kỷ XIX (1802 - 1858) làm đề tài nghiên cứu của luận văn. Đề tài là sự tiếp tục hướng nghiên cứu về biển mà tôi đã bước đầu thực hiện trong khóa luận tốt nghiệp đại học (niên khóa 2003 - 2007) và cũng là khởi điểm để mở rộng, phát triển trong định hướng nghiên cứu khoa học lâu dài của mình. Đề tài mới chỉ là những tìm hiểu bước đầu nên không tránh khỏi nhiều thiếu sót!

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Do những yêu cầu khách quan về chính trị, quân sự và kinh tế của đất nước, trong thời gian gần đây, mảng đề tài về biển trên các lĩnh vực an ninh, chủ quyền và khai thác nguồn lợi đã nhận được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu song vẫn còn là một khoảng trống khá lớn. An ninh - phòng thủ biển vốn là một vấn đề lịch sử quan trọng, liên quan chặt chẽ đến tình hình chiến sự nửa cuối những năm 50 của thế kỷ XIX và làm thay đổi cả lịch sử dân tộc, cũng chưa được quan tâm đúng mức, chưa được đặt thành chuyên khảo, chỉ mới dừng ở mức độ những nghiên cứu nằm trong tổng thể chung của chính sách quốc phòng triều Tự Đức. Do đó, chính sách an ninh - phòng thủ biển của triều Nguyễn ở nửa đầu thế kỷ XIX vẫn còn là khoảng trống cần được nghiên cứu.

Tuy có những hạn chế đó, chính sách an ninh - phòng thủ biển dưới triều Nguyễn đã ít nhiều được nhắc đến trong những nghiên cứu trên các khía cạnh của chính sách mà chưa phải là những nghiên cứu tổng thể. Ở các nghiên cứu này, dày dặn nhất vẫn là những chuyên khảo về vấn đề khẳng định, thực thi và bảo vệ vững chắc chủ quyền của các nhà nước phong kiến Việt Nam, trong đó có triều Nguyễn, trên các vùng quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa giữa biển Đông.

Giữa thập niên 70 của thế kỷ XX, Tập san Sử - Địa (số 29, Sài Gòn, 1975) đã xuất bản số Đặc khảo về Hoàng Sa và Trường Sa (352 trang) với nhiều bài nghiên cứu về sự khẳng định và thực thi chủ quyền của Việt Nam trên hai vùng quần đảo

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/06/2022