Mâu Thuẫn Giữa Giới Cầm Quyền Mỹ Với Nam Việt Nam Và Trong Nội Bộ Chính Quyền Sài Gòn.

tranh, biểu tình mạnh mẽ phản đối chính sách chiến tranh của Mỹ trong giai đoạn cầm quyền của các đời tổng thống sau Kennedy.

3.2.3. Mâu thuẫn giữa giới cầm quyền Mỹ với Nam Việt Nam và trong nội bộ chính quyền Sài Gòn.

3.2.3.1. Mâu thuẫn giữa giới cầm quyền Mỹ và Nam Việt Nam.

Cuộc đảo chính 11-1960 tuy thất bại nhưng đã hạ bệ uy tín của Ngô Đình Diệm và bè lũ. Thoát chết, Diệm tăng cường chế độ độc tài cá nhân, gia đình trị, ra sức tiêu diệt các lực lượng đối lập đã tiến hành cuộc đảo chính, mặt khác đẩy mạnh cuộc chiến tranh chống nhân dân miền Nam.

Vì vậy thời gian này, mọi thành viên trong chính phủ Kennedy đều nhận thấy nhân dân miền Nam Việt Nam ngày càng bất mãn với chính quyền Diệm.

Cuối tháng 3-1961, Cục tình báo Trung ương Mỹ (CIA) cho lưu hành một tài liệu “Đánh giá của tình báo quốc gia về tình hình ở Nam Việt Nam”. Tài liệu này cho rằng Diệm là một kẻ tàn bạo, đang phải đối đầu với hai nguồn bất mãn: “phe đối đầu hợp pháp không cộng sản và Việt cộng” và các lực lượng cách mạng đang hoạt động mạnh mẽ và rộng rãi trên khắp miền Nam Việt Nam. CIA nhận rò rằng nhân dân tích cực ủng hộ cách mạng và chống Diệm vì chế độ độc tài cai trị gắt gao của họ Ngô không được lòng dân chúng.

Về phía mình, Diệm tỏ ra ngờ vực Mỹ trong lời cam kết ủng hộ chính phủ Việt Nam cộng hòa vì nhiều lý do, hay việc Diệm tin rằng Mỹ đã giữ một vai trò nào đó trong âm mưu đảo chính tháng 11 - 1960.

Sự mất lòng tin lẫn nhau trong giới cầm quyền Mỹ và Sài Gòn ngày càng trầm trọng, các nhà lãnh đạo Washington bắt đầu có ý nghĩ Mỹ nên đảm đương công việc của chính quyền Sài Gòn. Ý nghĩ này càng mạnh thêm trong cuộc khủng hoảng mùa thu năm 1961, lúc Bộ trưởng ngoại giao Dean Rusk

kiến nghị rằng Mỹ cần tiếp quản guồng máy chính quyền ở miền Nam nếu bộ binh Mỹ được đưa vào chiến trường.

Trong một cuộc thảo luận về Diệm, Taylor đã gợi ra 3 khả năng đối với Washington: thứ nhất, gạt bỏ Diệm, sử dụng một tên độc tài quân sự để cho hệ thống chỉ huy quân sự nắm quyền chi phối; thứ hai, gạt bỏ Diệm rồi dùng một nhân vật có uy quyền kém hơn chịu giao quyền hành cho các nhà lãnh đạo quân sự và dân sự. Tuy nhiên năm 1961, Taylor đã lựa chọn khả năng thứ ba, giữ Diệm lại và thuyết phục để Diệm tiến hành thay đổi tổ chức hành chính với sự tham gia của người Mỹ trong bộ máy chính quyền.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 145 trang tài liệu này.

Taylor và Rostow đã đề ra những kiến nghị về mặt hành chính cho chính quyền Nam Việt Nam là bố trí một số người Mỹ vào công tác ở 4 cấp cụ thể của bộ máy chính quyền Nam Việt Nam. Trước hết người Mỹ sẽ công tác với tư cách là cố vấn cao cấp của chính phủ, một số “người Mỹ sẽ công tác ở các bộ chủ chốt”. Điều có nghĩa các cố vấn Mỹ sẽ trở thành những quan chức nội các trong chính phủ Diệm. Tiếp đó là “một số cơ quan kiểm tra quân sự hỗn hợp Mỹ - Việt, xuống tận cấp tỉnh, ở mỗi nơi thuộc 3 quân đoàn”, sẽ tham gia một số nhiệm vụ, trong đó có tình báo, chỉ huy và kiểm soát, tăng cường các lực lượng dự bị để dùng vào mục đích tiến công, làm trung gian hòa giải giữa chỉ huy quân sự và tỉnh trưởng.

Mục đích của việc giao cho người Mỹ nắm giữ những vị trí quan trọng trong chính phủ Sài Gòn nhằm cải thiện hoạt động chính phủ theo chỉ đạo của giới cầm quyền Mỹ.

Chính quyền Kennedy và cuộc chiến tranh Việt Nam 1960 – 1963 - 16

Tuy nhiên Diệm không nhiệt tình với sự tham gia ngày càng sâu của Mỹ vào chính phủ Nam Việt Nam. Diệm, dưới ảnh hưởng của Nhu, đã phàn nàn về số lượng và sự can thiệp của các cố vấn Mỹ. Diệm nói các cố vấn Mỹ đang làm cho dân chúng có ấn tượng Nam Việt Nam là thuộc địa của Mỹ.

Sự tham gia sâu hơn của Mỹ vào chính quyền Nam Việt Nam làm cho mâu thuẫn giữa giới cầm quyền Mỹ và Diệm tăng lên. Đặc biệt, khi chính quyền Diệm bất chấp sự phản đối của Mỹ, tiến hành đàn áp dã man Phật giáo, làm cho dư luận Mỹ và thế giới lên án dữ dội. Chính quyền Kennedy bị chỉ trích kịch liệt khi chính sách Mỹ ủng hộ chính phủ độc tài Ngô Đình Diệm. Các hoạt động phản đối của những người theo đạo Phật trở thành cột thu lôi thu hút những nỗi thất vọng về chính trị được tích lũy từ lâu. Lần đầu tiên các hoạt động chống đối đã phơi bầy trước công chúng Mỹ sự chán ghét cao độ của nhân dân Việt Nam đối với chính phủ Ngô Đình Diệm. Điều đó làm ảnh hưởng mạnh mẽ đến uy tín của chính quyền Kennedy trước công chúng Mỹ, buộc chính phủ Kennedy phải xem xét đến việc từ bỏ sự ủng hộ Diệm và thay thế bằng một hình ảnh khác để cải thiện dư luận.

Trong suốt tháng 5 và tháng 6, sứ quán Mỹ dùng mọi biện pháp vừa cứng rắn lại vừa mềm dẻo ép Diệm phải đáp ứng những yêu sách của Phật giáo. Ngày 15 - 8, khi trả lời phỏng vấn, Diệm tuyên bố thỏa hiệp với Phật giáo. Nhưng 6 ngày sau, quân đội Sài Gòn lại tấn công nhiều ngôi chùa Phật giáo, các nhà sư đã bị bắt và đánh đập. Hành động đó làm Washington choáng váng. Chính phủ Mỹ nhận định: “Việc Diệm vứt bỏ một cách thô bạo và tàn nhẫn những lời hứa trịnh trọng với Nolting, đó là một cái tát thô bạo vào mặt Mỹ. Dù sao cuộc tiến công vào các chùa chiền ngày 21 - 8 cũng đã quyết định vấn đề hộ chúng ta” [46, tr.156].

Henry Cacbot Lodge được lệnh lập tức tới Sài Gòn và ngay sau đó ông gửi một bức điện cho Bộ Ngoại giao báo cáo về tâm trạng những người muốn đảo chính. Bức điện này tới Washington gây ra một cuộc tranh cãi gay gắt trong chính quyền Kennedy. Bộ Ngoại giao nhanh chóng gửi điện trả lời, mở đầu bằng câu nói: “Mỹ không thể dung thứ cho cái uy quyền quá lớn của Nhu và vợ ông ta được nữa”. Bức điện viết tiếp: “Chúng ta muốn tạo cho Diệm cơ

hội thỏa đáng để loại bỏ vợ chồng Nhu, nhưng nếu Diệm ngoan cố thì chúng ta sẵn sàng chấp nhận biểu hiện rò ràng là chúng ta không thể ủng hộ Diệm được nữa. Ông cũng có thể nói với các tư lệnh quân đội là chúng ta sẽ trực tiếp ủng hộ họ trong bất kì giai đoạn quá độ phá vỡ bộ máy chính phủ trung ương” [46, tr.176]. Bức điện này được coi như tín hiệu mở đầu của Mỹ cho phép tiến hành đảo chính lật đổ Diệm, phản ánh mâu thuẫn giữa Mỹ và Diệm được đẩy lên đến đỉnh cao làm cho chính quyền Sài Gòn ngày càng lâm vào khủng hoảng trầm trọng.

3.2.3.2. Mâu thuẫn trong nội bộ chính quyền Sài Gòn.

Trong nội bộ chính quyền Ngô Đình Diệm tồn tại nhiều mâu thuẫn ngay từ khi mới thành lập và ngày càng trở nên gay gắt. Những người đối lập với chính quyền Diệm dần tập hợp nhau lại thành một nhóm chính khách ở Sài Gòn. Ngày 26-4-1960, họ họp nhóm và công bố “Bản tuyên ngôn của mười tám người” tập trung phê phán những vấn đề nổi cộm nhất của chính quyền Ngô Đình Diệm như các chính sách, chính quyền, quân đội và các vấn đề kinh tế, xã hội; như cuộc bầu cử không dân chủ, quyền hành tập trung trong tay một số người gia đình họ Ngô làm cho bộ máy chính quyền trì trệ, nạn tham nhũng và dung túng bọn đầu cơ… Rò ràng, việc ra đời bản Tuyên ngôn đánh dấu sự xích lại gần nhau của những người bất mãn với chế độ Ngô Đình Diệm.

Ngày 11-11-1960, cuộc đảo chính của tướng Nguyễn Chánh Thi nhằm lật đổ chính quyền Diệm đã phản ánh mâu thuẫn gay gắt trong nội bộ lên đỉnh cao khi lực lượng tham gia cuộc đảo chính lại là những “con cưng” của chế độ, được hưởng nhiều ưu đãi của gia đình họ Ngô. Đó là toàn bộ Lữ đoàn dù dưới sự chỉ huy của Đại tá Nguyễn Chánh Thi, Liên đoàn biệt động Quân khu thủ đô dưới sự chỉ huy của Đại úy Phan Lạc Tuyên, Đại đội 3 và 4 thuộc Tiểu đoàn Thủy quân lục chiến dưới sự chỉ huy của Đại úy Nguyễn Kiên Hùng.

Đây chính là lực lượng được tin cậy nhất của Diệm – Nhu, từ sĩ quan đến binh lính được hưởng mức lương cao gấp 2 lần so với các binh chủng khác. Thoát chết sau cuộc đảo chính bất thành này, Diệm nhanh chóng tung lực lượng trả thù tất cả những người liên quan đến cuộc đảo chính làm cho bầu không khí chính trị Sài Gòn trở nên rất ngột ngạt.

Trong hoàn cảnh đó, 7 giờ 15 phút ngày 27-2-1961, lại xảy ra vụ binh biến, hai chiếc máy bay AD 6 do hai phi công quân đội Sài Gòn điều khiển, được lệnh cất cánh từ sân bay Biên Hòa đi đánh phá khu du kích ở Gò Công đã bất ngờ đổi hướng quay lại Sài Gòn ném 4 quả bom loại 250 cân Anh và bắn một loạt đạn 20 ly xuống Dinh Độc Lập. Gia đình Diệm thoát chết nhờ quả bom rơi trúng cầu thang ngay trên căn phòng Diệm, Nhu, Thục đang nấp không nổ. Mặc dù mục đích ném bom không thực hiện được nhưng vụ binh biến phản ánh sự mục ruỗng của chế độ Sài Gòn và báo hiệu bão tố đang tới gần.

Tiếp đó, sau khi nhậm chức Tổng thống nhiệm kì thứ hai, ngày 28-5- 1961, Diệm tuyên bố cải tổ cơ cấu chính phủ nhưng khi công bố danh sách thì toàn những người thân tín cũ của Diệm. Trong thời kì này, mâu thuẫn giữa Mỹ và chính quyền Diệm cũng căng thẳng hơn trước. Những sự kiện đó càng làm cho những phe nhóm thân Mỹ đối lập với Diệm giận dữ và thôi thúc họ hành động.

Tháng 5 - 1963, khi cuộc khủng hoảng Phật giáo nổ ra ở miền Nam, mâu thuẫn giữa Mỹ và chính quyền Diệm được đẩy lên đỉnh khi Diệm bỏ qua những lời khuyên can của Mỹ và thẳng tay đàn áp Phật giáo. Ngày 22-8-1963, Henry Cabot Lodge, người được mệnh danh là “chuyên gia đảo chính” được cử đến Sài Gòn nhậm chức Đại sứ thay cho Nolting, người từ lâu vẫn ủng hộ Diệm. Như vậy, cánh cửa đảo chính đã mở.

Ngày 2-9-1963, tại Nhà Trắng, Tổng thống Kennedy tuyên bố về vấn đề Việt Nam: phải thay đổi chính sách, có lẽ phải thay đổi cả người nữa. Tại Sài Gòn, sau khi tiếp xúc bí mật với các tướng Dương Văn Minh, Trần Thiện Khiêm, Trần Văn Đôn, Mai Hữu Xuân…, Lodge đã đề nghị Washington: “Tình hình đang xấu đi nhanh chóng… và đã đến lúc nước Mỹ cần sử dụng những sự trừng phạt hữu hiệu để làm sụp đổ chính phủ hiện tại và thiết lập một chính phủ khác” [36, tr.76]. Tổng thống Kennedy chấp nhận và cho Lodge toàn quyền quyết định ngừng viện trợ cho Diệm. Đây chính là những tín hiệu chính thức cho cuộc đảo chính và cũng là sự đảm bảo bằng đôla, bằng sức mạnh của Mỹ cho sự thành công của cuộc đảo chính.

13 giờ 30 phút ngày 1-11-1963, cuộc đảo chính bắt đầu, quân đảo chính không mấy khó khăn khi đánh chiếm Đài phát thanh Sài Gòn, Tổng nha cảnh sát, Nha truyền tin, bộ Nội vụ… Ngô Đình Diệm chấp nhận đầu hàng để đổi lại sự an toàn rời khỏi đất nước như Hội đồng cách mạng và Đại sứ Lodge đã hứa. Nhưng ngày 12-11-1963, Diệm, Nhu được đưa về Bộ Tổng tham mưu đã bị hạ sát trên đường.

Cái chết của Tổng thống Ngô Đình Diệm và Thủ lĩnh Đảng Cần lao Nhân vị Ngô Đình Nhu chấm dứt sự thống trị của chế độ độc tài, gia đình trị họ Ngô, phản ánh mối mâu thuẫn gay gắt giữa chính quyền Mỹ và Sài Gòn, cũng như mối mâu thuẫn trong nội bộ chính quyền Ngô Đình Diệm.

Tóm lại, lên nắm quyền, Kennedy đã quyết định chọn miền Nam Việt Nam làm nơi thí điểm cho chiến lược “chiến tranh đặc biệt”, thực chất đó chính là quyết định gia tăng sự can thiệp của Mỹ vào Việt Nam. Tuy nhiên, dù Mỹ - Diệm đã hết sức cố gắng, nhưng vẫn không thể thực hiện được kế hoạch đề ra, chiến lược “chiến tranh đặc biệt” đứng trước nguy cơ phá sản. Nguyên nhân quan trọng nhất là cuộc đấu tranh anh dũng của quân dân miền Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng và Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam

Việt Nam, bên cạnh đó là sự ủng hộ của các nước xã hội chủ nghĩa, các lực lượng vì hòa bình, dân chủ trên thế giới. Ngoài ra, chính mâu thuẫn trong nội bộ giới cầm quyền Mỹ - Diệm cũng là một tác nhân không nhỏ dẫn tới sự thất bại trong việc thực hiện các kế hoạch chiến tranh của Mỹ.

KẾT LUẬN

Kể từ khi Kennedy trúng cử Tổng thống tháng 11 - 1960 đến khi bị ám sát tháng 11 - 1963, trải qua 3 năm nhưng biết bao nhiêu sự kiện quan trọng đã diễn ra trong đời sống chính trị của nước Mỹ và cuộc chiến tranh Việt Nam.

Kennedy lên cầm quyền khi hệ thống chủ nghĩa xã hội đang có những bước tiến mạnh, Liên Xô trở thành cường quốc công nghiệp thứ hai thế giới và giành được thế cân bằng hạt nhân với Mỹ. Các nước tư bản Tây Âu và Nhật Bản phát triển với tốc độ nhanh hơn, dần thoát khỏi sự khống chế của Mỹ. Bên cạnh đó phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới phát triển như vũ bão. Những thay đổi lớn của tình hình thế giới buộc Kennedy phải điều chỉnh chiến lược toàn cầu: Về đối nội, tăng cường phát triển nội lực của nước Mỹ, đặc biệt thực hiện các chính sách phát triển kinh tế, ổn định xã hội để cải thiện ưu thế cạnh tranh so với các nước tư bản. Về đối ngoại, nhận thấy ưu thế về hạt nhân đã bị Liên Xô phá vỡ, chi phí cho cuộc chạy đua vũ trang quá tốn kém, chính quyền Kennedy đã thi hành chính sách đối ngoại được gọi là “vì hòa bình” đi vào hòa hoãn với Liên Xô, thực hiện “diễn biến hòa bình” ở các nước xã hội chủ nghĩa. Đối với phong trào cách mạng thế giới, vũ khí hạt nhân không còn là “lưỡi gươm sắc bén” vì thế Kennedy áp dụng chiến lược quân sự “Phản ứng linh hoạt”, nhấn mạnh vai trò của “chiến tranh hạn chế” trong việc đẩy lùi phong trào giải phóng dân tộc.

Khi kế hoạch quân sự mới được chính quyền Kennedy vạch ra tình hình miền Nam Việt Nam ngày càng tỏ ra không thuận lợi đối với Mỹ - Diệm, Chính quyền Sài Gòn đã lâm vào tình trạng khủng hoảng, không kiểm soát được cuộc đấu tranh của nhân dân đang trên đà phát triển và ngày càng lan rộng. Vì vậy, Nam Việt Nam nhanh chóng được chính quyền Kennedy quan tâm và chọn làm nơi thí điểm cho chiến lược “chiến tranh đặc biệt”, một loại

Xem tất cả 145 trang.

Ngày đăng: 23/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí