Hiện Trạng Phát Triển Du Lịch Thành Phố Cần Thơ

phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; Kế hoạch số 117/KH-UBND, ngày 16/7/2018 về bảo tồn và phát huy di tích lịch sử, di tích văn hóa phi vật thể, làng nghề, danh lam thắng cảnh gắn với phát triển du lịch; Quyết định số 2403/QĐ- UBND, ngày 24/9/2018 về việc phê duyệt Đề án “Xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch đặc thù thành phố Cần Thơ giai đoạn 2018-2020, tầm nhìn 2030”; Nghị quyết số 07/2018/NQ-HĐND, ngày 07/12/2018 của Hội đồng nhân dân TP. Cần Thơ, quy định chính sách hỗ trợ đầu tư các dự án ngoài ngân sách nhà nước, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, trong đó nội dung thuộc lĩnh vực du lịch được hỗ trợ là phát triển du lịch cộng đồng; Và nhiều Chương trình liên quan đến phát triển nguồn nhân lực du lịch, xúc tiến du lịch, phát triển hạ tầng phục vụ du lịch, hợp tác phát triển du lịch với các địa phương trong nước và hợp tác quốc tế phù hợp với định hướng quy hoạch.

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thành phố, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân thành phố quản lý nhà nước về du lịch tại địa phương. Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã thực hiện một số hoạt động trọng tâm trong thời gian qua, như: (i) Tham mưu giúp Ủy ban nhân dân thành phố ban hành các kế hoạch, đề án, chương trình phát triển du lịch phù hợp với quy hoạch ngành và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; (ii) Triển khai thực hiện các văn bản luật và các văn bản pháp luật liên quan về du lịch đến các cơ quan, ban, ngành, cán bộ, công chức, viên chức, doanh nghiệp du lịch, hướng dẫn viên du lịch và các điểm vườn du lịch nhằm đảm bảo thực hiện tốt quy định pháp luật về du lịch; (iii) Hỗ trợ doanh nghiệp du lịch khởi nghiệp và tháo gỡ khó khăn. Đồng thời, hướng dẫn các doanh nghiệp du lịch, điểm vườn du lịch thực hiện các quy định của pháp luật về kinh doanh du lịch, đảm bảo các điều kiện về an ninh, an toàn, phòng cháy, chữa cháy, vệ sinh môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm, chống chèo kéo, gây phản cảm cho khách du lịch. Bên cạnh đó, phối hợp với Trung tâm Công nghệ Thông tin và Truyền thông tổ chức triển khai phần mềm và vận dụng sử dụng phần mềm cơ sở dữ liệu du lịch cho các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn; (iv) Phối hợp với các Sở, ban, ngành, cơ quan chức năng liên quan thường xuyên thanh tra, kiểm tra hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn, phát hiện nhiều trường hợp vi phạm, như: bán hàng không niêm yết giá, không có giấy phép kinh doanh, vi phạm quy định về treo biển hiệu, đăng ký thẩm định hạng cơ sở lưu trú, chưa hoàn tất hồ sơ về công tác phòng cháy chữa cháy, chưa được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự, chưa đủ các điều kiện trong hoạt động dịch vụ lữ hành. Đặc biệt, tình trạng ăn xin, đeo bám khách để chèo kéo mua hàng, lấn chiếm vỉa hè, lề đường vẫn diễn ra khá nhiều. Lực lượng chức năng đã lập biên bản và kịp thời xử lý các trường

hợp vi phạm; (v) Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch cho đội ngũ cán bộ, nhân viên trong ngành, doanh nghiệp du lịch và người dân, với các khóa đào tạo về quản lý du lịch, thống kê du lịch, an toàn du lịch, du lịch có trách nhiệm, du lịch cộng đồng, thuyết minh viên du lịch, marketing du lịch, nông dân làm du lịch. Qua đó, đã góp phần phát triển nguồn nhân lực du lịch của địa phương.

Với những cố gắng, nỗ lực trong công tác quản lý nhà nước về du lịch của chính quyền địa phương, ngành du lịch TP. Cần Thơ đã có bước phát triển tích cực trong thời gian qua. Tuy nhiên, sự phát triển đó vẫn còn ở mức chậm (Hình 4.5) và chưa tương xứng với vị trí, tiềm năng, lợi thế là trung tâm đô thị của vùng ĐBSCL.


3,3; 2,8; 2,0


36,7 34,3

29,0

46,7

48,6

52,0

13,3 14,3 17,0

Mức độ phát triển


Phát triển nhanh


Phát triển bình thường


Phát triển chậm


Phát triển rất chậm


0 30 60 90 120 150 Tỷ lệ (%)

Cán bộ QLNN Chuyên gia Doanh nghiệp du lịch


Nguồn: Kết quả phân tích từ phỏng vấn Cán bộ QLNN, Chuyên gia và DN du lịch, 2020.

Hình 4.5: Hiện trạng phát triển du lịch thành phố Cần Thơ

Chính vì vậy, để công tác quản lý nhà nước ngành du lịch trở nên hiệu quả hơn, góp phần thúc đẩy phát triển du lịch, theo ý kiến của Cán bộ quản lý nhà nước, Chuyên gia và Doanh nghiệp du lịch được thống kê ở Hình 4.6, TP. Cần Thơ cần ưu tiên cải tiến các hoạt động: (i) Tổ chức bộ máy và nhân lực quản lý du lịch. Tổ chức bộ máy quản lý của ngành du lịch sau nhiều thay đổi sáp nhập, chia tách, hoạt động thiếu ổn định và không đảm bảo tính liên tục đã phần nào ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý nhà nước. Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ quản lý du lịch ở các cấp còn mỏng, chưa đáp ứng yêu cầu; một số địa phương, nhân sự phải kiêm nhiệm phụ trách công tác du lịch; (ii) Cơ chế, chính sách phát triển du lịch. Các chính sách ưu đãi về đầu tư tuy đã được cải thiện tích cực nhưng vẫn chưa hấp dẫn, chưa thu hút được các nhà đầu tư có nguồn vốn lớn, công nghệ và khả năng quản lý hiện đại, xây dựng những dự án trọng điểm nhằm tạo nét đặc trưng riêng của Thành phố để thu hút khách du lịch; (iii) Quản lý tài nguyên và môi trường du lịch. Công tác quản lý, bảo vệ, tôn tạo các di tích lịch sử, văn hóa còn chưa phù hợp với phát triển du lịch. Thành phố vẫn chưa có các khu vệ sinh công cộng sạch, đẹp, hiện đại; tình trạng ô

nhiễm dòng sông là vấn đề nan giải do ý thức bảo vệ môi trường của người dân còn kém. Du khách đi du lịch bằng ghe, thuyền thật không khó nhìn thấy những người sống bằng nghề thương hồ vứt rác bừa bãi xuống sông, múc nước ngay tại chỗ ghe đậu để tắm, giặt, nấu ăn. Ngoài ra, các khu, điểm du lịch, cơ sở kinh doanh du lịch vẫn chưa tuân thủ đầy đủ các quy định cụ thể về bảo vệ môi trường; (iv) Quy hoạch và quản lý quy hoạch du lịch. Chất lượng quy hoạch còn hạn chế, công tác dự báo và tính ổn định thấp, phải chỉnh sửa, bổ sung nhiều lần. Thành phố chưa có khu du lịch có diện tích đạt chuẩn khu du lịch quốc gia. Công tác quản lý sau quy hoạch chưa tốt, trong đó giải phóng mặt bằng chậm đã ảnh hưởng đến tiến độ triển khai các dự án. Đặc biệt, Thành phố thiếu một quy hoạch du lịch chiến lược tầm quốc tế trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng nên chưa thu hút được những dự án đầu tư lớn làm đầu tàu cho hệ thống phát triển du lịch của địa phương; (v) Phối hợp giữa các cấp, các ngành trong phát triển du lịch. Công tác phối hợp gữa Ủy ban nhân dân với các Sở, ban, ngành, quận, huyện và doanh nghiệp du lịch được triển khai thường xuyên nhưng hiệu quả chưa cao.

16,7 11,4 18,0


13,3 17,1 16,0

20,0

22,9

22,0

23,3

22,9

24,0

26,7

25,7

20,0

Các hoạt động


Phối hợp các cấp, các ngành PTDL


Quy hoạch và quản lý QHDL


Quản lý TN và môi trường DL


Cơ chế, chính sách phát triển DL


Tổ chức bộ máy và nhân lực QLDL


0 20 40 60 80 100 Tỷ lệ (%)

Cán bộ QLNN Chuyên gia Doanh nghiệp


Nguồn: Kết quả phân tích từ phỏng vấn Cán bộ QLNN, Chuyên gia và DN du lịch, 2020.

Hình 4.6: Các hoạt động cần cải tiến trong công tác QLNN ngành du lịch TPCT

Tóm lại, với sự quan tâm chỉ đạo của Thành ủy, Ủy ban nhân dân, sự phối hợp hỗ trợ của các Sở, ban, ngành, cơ quan chức năng liên quan, công tác quản lý nhà nước ngành du lịch TP. Cần Thơ đã từng bước được củng cố, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch. Tuy nhiên, để thúc đẩy ngành du lịch phát triển hơn nữa trong thời gian tới, trong công tác quản lý nhà nước cần thiết cải tiến một số hoạt động về tổ chức bộ máy và nhân lực quản lý du lịch; cơ chế, chính sách phát triển du lịch; quản lý tài nguyên và môi trường du lịch; quy hoạch và quản lý quy hoạch du lịch; phối hợp giữa các cấp, các ngành trong phát triển du lịch.

4.2.1.6 Hoạt động marketing địa phương

Thực trạng thực hiện marketing địa phương của du lịch Cần Thơ

Sản phẩm du lịch

Theo Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch thành phố Cần Thơ (2020), các loại hình du lịch thu hút nhiều khách du lịch trong thời gian qua là: du lịch sông nước, du lịch sinh thái, du lịch văn hóa và du lịch MICE.

Du lịch sông nước: TP. Cần Thơ có hệ thống sông rạch khá phát triển nối thành mạng đường thủy thuận lợi, cùng với những nét văn hóa đặc trưng của cộng đồng dân cư dọc hai bên sông đã tạo điều kiện cho Cần Thơ phát triển loại hình du lịch sông nước. Khách du lịch được tham quan các thắng cảnh sông nước và cuộc sống của người dân vùng đất ven sông, sinh hoạt sông nước truyền thống gắn với ruộng vườn; tham quan hai chợ nổi nổi tiếng Cái Răng và Phong Điền; tham quan các điểm vườn sinh thái, thưởng thức trái cây, ẩm thực; tham quan các di tích lịch sử, làng nghề và trải nghiệm các công đoạn trong các làng nghề truyền thống của người dân địa phương.

Du lịch sinh thái: gồm các điểm, nhà vườn có kinh doanh du lịch tập trung chủ yếu ở khu vực Cái Răng, Phong Điền, Bình Thủy và Thốt Nốt; Hệ thống cồn, cù lao trên sông Hậu: cồn Cái Khế, cồn Ấu, cồn Khương, cồn Sơn, cù lao Tân Lộc.

Du lịch văn hóa: loại hình du lịch này bao gồm các điểm tham quan gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của Cần Thơ, các di tích lịch sử cách mạng, các làng nghề và lễ hội.

Du lịch MICE: với vị trí trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội của vùng ĐBSCL, TP. Cần Thơ phù hợp với việc tổ chức các hội nghị, hội thảo, triển lãm và sự kiện. Nhiều hội chợ triển lãm quốc tế được tổ chức định kỳ hàng năm tại Cần Thơ và nhiều cơ quan Trung ương, Viện, Trường đóng trên địa bàn tổ chức nhiều sự kiện, hội nghị, hội thảo. Do đó, loại hình du lịch này được đánh giá là sẽ phát triển nhanh trong tương lai.

Bên cạnh đó, TP. Cần Thơ cũng phát triển các sản phẩm du lịch bổ trợ nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch và tạo sự đa dạng về sản phẩm du lịch của địa phương, như: du lịch nghỉ dưỡng, du lịch đô thị, du lịch trải nghiệm, quà tặng lưu niệm và các dịch vụ vui chơi giải trí.

Để đánh giá thực trạng thực hiện marketing địa phương của du lịch TP. Cần Thơ, đề tài sử dụng giá trị trung bình với ý nghĩa của từng giá trị trung bình được tính theo công thức: Giá trị khoảng cách = (Giá trị cao nhất - Giá trị nhỏ nhất) / n = (5-1) / 5 = 0,8. Vì vậy, giá trị trung bình từ 1,00 - 1,80: Rất không đồng ý; 1,81 - 2,60: Không đồng ý; 2,61 - 3,40: Đồng ý trung bình; 3,41 - 4,20: Khá đồng ý; 4,21 -

5,00: Rất đồng ý. Kết quả phân tích Bảng 4.9 cho thấy, đánh giá chung của khách du lịch về Sản phẩm du lịch chỉ ở mức trung bình (3,31/5,0).

Bảng 4.9: Đánh giá của khách du lịch về sản phẩm du lịch


Các tiêu chí

Điểm TB

Mức độ đánh giá

Sự đa dạng các loại hình du lịch của địa phương

3,30

Trung bình

Hàng lưu niệm và sản vật địa phương mang nét đặc trưng riêng

3,29

Trung bình

Ẩm thực địa phương phong phú

3,41

Khá

Hoạt động vui chơi giải trí đa dạng, hấp dẫn

3,26

Trung bình

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 264 trang tài liệu này.

Chiến lược marketing địa phương nhằm thúc đẩy phát triển du lịch thành phố Cần Thơ - 13

Nguồn: Kết quả phân tích từ 800 phiếu phỏng vấn khách du lịch, 2020.

Thời gian qua, hệ thống sản phẩm, dịch vụ du lịch tại TP. Cần Thơ tuy có phát triển, song chất lượng chưa cao, thiếu tính độc đáo, thường trùng lắp giữa các địa phương trong vùng. Khách du lịch đã đến Tiền Giang, Bến Tre tham quan nhà vườn, họ thường rất ít đến TP. Cần Thơ để tiếp tục tham quan các điểm nhà vườn khác; hoặc khi đã tham quan chợ nổi Cái Bè, khách du lịch sẽ cảm thấy nhàm chán nếu tiếp tục đến TP. Cần Thơ đi chợ nổi Cái Răng, Phong Điền.

Hàng lưu niệm và sản vật của địa phương có ảnh hưởng nhiều nhất đến sự hài lòng của khách du lịch nhưng chưa được địa phương quan tâm phát triển. Thực tế, đa phần tại các điểm, khu du lịch đều bán những vật phẩm, như: áo bà ba, nón lá, đồ thủ công mỹ nghệ làm từ dừa, tre lát, mây lá. Đây có thể là những sản phẩm của các địa phương khác gia công và không mang đặc trưng riêng của TP. Cần Thơ. Phần lớn khách du lịch cho rằng những mặt hàng bán ở TP. Cần Thơ đi đâu cũng thấy và họ muốn mua những đặc sản về làm quà cho người thân nhưng hiện tại ngành du lịch TP. Cần Thơ vẫn chưa đáp ứng được.

Ẩm thực địa phương được khách du lịch đánh giá cao nhất trong các tiêu chí đưa ra, với mức điểm khá (3,41/5,0). Thành phố Cần Thơ được thiên nhiên ưu đãi, có nhiều đặc sản về trái cây, tôm, cá và nơi đây hội tụ các dân tộc Kinh, Hoa, Khmer cùng sinh sống nên ẩm thực rất phong phú. Các món ngon đậm chất miền Tây hương vị đậm đà, được chế biến đặc sắc, như: nem nướng, ốc nướng tiêu, ba khía rang me, vịt nấu chao, cá kèo nướng ống sậy, cá lóc nướng trui, lẩu mắm, lẩu cá linh bông điên điển, gà um dâu Hạ Châu, bánh cống, bánh xèo, bánh tằm bì, bánh tét lá cẩm, bánh dân gian Cồn Sơn, bánh hỏi mặt võng Phong Điền, chè Nguyên Đặng với 100 món khác nhau. Với những nét đặc sắc trong ẩm thực, TP. Cần Thơ mang đến cho khách du lịch nhiều trải nghiệm ẩm thực hấp dẫn. Tuy nhiên, thực tế hầu như các món ăn này đều có ở cả ĐBSCL, chứ không riêng gì TP. Cần Thơ.

Các dịch vụ vui chơi giải trí được khách du lịch đánh giá thấp nhất trong các tiêu chí đưa ra, chỉ ở mức trung bình (3,26/5,0). Các dịch vụ vui chơi giải trí tại TP.

Cần Thơ chưa đa dạng, hấp dẫn. Các khu du lịch ít có trò chơi thu hút khách lưu lại lâu. Các hoạt động về đêm chủ yếu dạo phố, du thuyền thưởng thức các món ăn, còn các khu vui chơi khác ít được đầu tư nên ngày càng xuống cấp.

Giá cả

Bảng 4.10: Đánh giá của khách du lịch về thành phần giá


Các tiêu chí

Điểm TB

Mức độ

đánh giá

Giá cả tương xứng với chất lượng dịch vụ

3,85

Khá

Giá cả các dịch vụ cạnh tranh so với địa phương khác

3,97

Khá

Giá cả ưu đãi theo đối tượng, số lượng và mùa thấp điểm

3,90

Khá

Giá cả các dịch vụ được niêm yết và bán đúng giá

3,61

Khá

Nguồn: Kết quả phân tích từ 800 phiếu phỏng vấn khách du lịch, 2020.

Bảng 4.10 cho thấy, đánh giá của khách du lịch về các tiêu chí của thành phần Giá đều ở mức khá. Trong đó, khách du lịch đánh giá cao nhất ở Giá cả các dịch vụ cạnh tranh so với địa phương khác. TP. Cần Thơ thu hút nhiều thành phần dân cư đến sinh sống, làm việc, học tập và mức sống của người dân chưa cao lắm nên giá cả nơi đây cũng hấp dẫn hơn các nơi khác trong vùng. Bên cạnh đó, các đơn vị kinh doanh du lịch trên địa bàn đã thực hiện chính sách giá ưu đãi theo đối tượng, số lượng đoàn khách đông, thời gian lưu trú lâu, hay vào mùa thấp điểm. Chính vì vậy, đã thu hút ngày càng nhiều khách du lịch đến với TP. Cần Thơ.

Về giá cả các dịch vụ được niêm yết và bán đúng giá, khách du lịch đánh giá ở mức khá nhưng mức độ đồng ý về tiêu chí này là thấp nhất trong bốn tiêu chí. Thực tế cho thấy vẫn còn xảy ra hiện tượng đội giá tour, giá phòng, giá dịch vụ vào mùa cao điểm mặc dù địa phương đã chỉ đạo các đơn vị kinh doanh du lịch thực hiện việc niêm yết giá và bán theo giá niêm yết. Điều này tạo nên những ấn tượng không tốt đối với khách du lịch khi đến tham quan du lịch tại TP. Cần Thơ.

Phân phối

Bảng 4.11: Đánh giá của khách du lịch về phân phối

Các tiêu chí

Điểm TB

Mức độ đánh giá

Kênh bán hàng trực tiếp tại các đơn vị cung ứng dịch vụ du lịch nhanh chóng, thuận tiện

3,10

Trung bình

Kênh bán hàng gián tiếp thông qua các tổ chức trung gian du lịch đảm nhiệm đáp ứng yêu cầu

3,19

Trung bình

Các doanh nghiệp du lịch phối hợp tốt trong quá trình hoạt động phân phối và cung cấp sản phẩm, dịch vụ kịp thời cho khách du lịch

3,05

Trung bình

Nguồn: Kết quả phân tích từ 800 phiếu phỏng vấn khách du lịch, 2020.

Kết quả phân tích Bảng 4.11 ghi nhận, đánh giá chung của khách du lịch về Phân phối chỉ ở mức trung bình (3,11/5,0). Hệ thống phân phối sản phẩm du lịch của TP. Cần Thơ chủ yếu thông qua hai kênh: bán hàng trực tiếp và gián tiếp. Kênh bán hàng trực tiếp được thực hiện tại các chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc website của các đơn vị kinh doanh du lịch. Đối với nhà hàng, khách sạn sản phẩm được bán trực tiếp tại các quầy tiếp tân. Kênh bán hàng gián tiếp được thực hiện thông qua các đại lý ở những tỉnh/thành khác hoặc hợp tác với một số hãng lữ hành ở nước ngoài để chào bán tour. Tuy nhiên, số lượng các trung gian phân phối như văn phòng du lịch, các công ty kinh doanh du lịch có tầm vóc quốc gia và quốc tế còn ít; đồng thời sự phối hợp của các đơn vị tham gia kinh doanh du lịch trong quá trình hoạt động phân phối còn chưa đồng bộ, chưa đáp ứng kịp thời yêu cầu của khách du lịch.

Xúc tiến du lịch

Thời gian qua, ngành du lịch TP. Cần Thơ đã thực hiện các hoạt động xúc tiến du lịch thông qua nhiều hình thức, như: Cổng thông tin điện tử du lịch TP. Cần Thơ; Phát hành ấn phẩm du lịch; Phương tiện thông tin đại chúng; Tổ chức gian hàng, khu trưng bày giới thiệu du lịch Cần Thơ tại các sự kiện, lễ hội, hội nghị, hội thảo, hội chợ; Tổ chức các đoàn xúc tiến, quảng bá du lịch Cần Thơ tại các địa phương khác trong và ngoài nước.

Cổng thông tin điện tử du lịch TP. Cần Thơ: thực hiện liên kết với website của các sở, ban ngành, quận, huyện, Hiệp hội du lịch và thường xuyên cập nhật thông tin, hình ảnh, bài viết quảng bá về du lịch Cần Thơ.

Phát hành nhiều ấn phẩm du lịch, bao gồm: cẩm nang du lịch, sách hướng dẫn du lịch, bản đồ du lịch, đĩa DVD, tờ gấp du lịch Cần Thơ đến với đông đảo khách du lịch, người dân, doanh nghiệp và đại biểu tham dự các sự kiện, hội nghị, hội thảo chuyên ngành. Đồng thời, thực hiện nhiều pano quảng bá du lịch Cần Thơ trên các tuyến đường lớn của Thành phố.

Phương tiện thông tin đại chúng: phối hợp với Báo Cần Thơ, Báo Thanh Niên, Tạp chí Du lịch, Tạp chí Nhà Đầu tư, Ấn phẩm Xuân của Hiệp hội Du lịch ĐBSCL, Đài VTV1, VTV9, HTV7, Đài Phát thanh Truyền hình TP. Cần Thơ và Đài Truyền hình Nhân dân tuyên truyền, quảng bá du lịch Cần Thơ theo định kỳ và nhân các sự kiện, lễ hội. Chẳng hạn, phối hợp Đài Phát thanh Truyền hình TP. Cần Thơ và Đài Truyền hình Nhân dân thực hiện video clip giới thiệu “Di tích lịch sử và Du lịch Cần Thơ; Phối hợp Đài Truyền hình Nhân dân thực hiện video clip quảng bá du lịch Cần Thơ phục vụ Hội nghị “Gặp gỡ Nhật Bản - Khu vực đồng bằng sông Cửu Long” tại TP. Cần Thơ và Hội nghị “Đến với Cần Thơ - Đô thị miền sông nước” tại tỉnh Phú Yên và TP. Đà Nẵng.

Tổ chức gian hàng, khu trưng bày giới thiệu du lịch Cần Thơ tại các địa điểm, sự kiện, lễ hội, hội nghị, hội thảo, hội chợ cả trong, ngoài Thành phố và ngoài nước. Cụ thể: (i) Tổ chức Quầy trưng bày và bán sản phẩm quà tặng du lịch TP. Cần Thơ tại Trung tâm Phát triển Du lịch; (ii) Quầy thông tin du lịch tại Cảng hàng không quốc tế Cần Thơ; (iii) Quầy thông tin quảng bá du lịch tại Bến Ninh Kiều;

(iv) Tổ chức gian hàng và khu trưng bày quảng bá du lịch Cần Thơ tại các sự kiện, lễ hội, điển hình như: Sắc xuân miệt vườn, Đường hoa nghệ thuật, Lễ hội bánh dân gian Nam Bộ, Lễ Kỳ yên Thượng điền Đình Bình Thủy, Lễ hội Ok-Om-Bok đồng bào Khmer, hưởng ứng Ngày Du lịch Việt Nam và Thế giới, Ngày hội du lịch Vườn trái cây Tân Lộc, Ngày hội du lịch Văn hóa Chợ nổi Cái Răng, Ngày hội du lịch sinh thái Phong Điền, Ngày hội du lịch Đêm Hoa đăng Ninh Kiều, Hội nghị xúc tiến đầu tư TP. Cần Thơ, Hội nghị hợp tác giữa các địa phương Việt Nam - Pháp, Chương trình giao lưu Văn hóa và Thương mại Việt Nam - Nhật Bản, Chương trình hội thảo giữa các doanh nghiệp du lịch Bình Thuận với các tỉnh ĐBSCL, Liên hoan ẩm thực ĐBSCL tại tỉnh Kiên Giang, Tuần “Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam” tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam thuộc Đồng Mô - Sơn Tây - Hà Nội, Hội chợ du lịch quốc tế thành phố Hồ Chí Minh, Hội chợ du lịch quốc tế Đà Nẵng, Hội chợ du lịch quốc tế Việt Nam, Hội chợ Du lịch quốc tế Moscow tại Nga.

Ngoài ra, ngành du lịch TP. Cần Thơ cũng đã phối hợp với Tổng Cục du lịch, Hiệp hội du lịch ĐBSCL tổ chức các đoàn xúc tiến, quảng bá du lịch Cần Thơ cả trong và ngoài nước, điển hình như: tại các tỉnh ĐBSCL, Khánh Hòa, Lâm Đồng, Hải Phòng, Quảng Ninh, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Campuchia, Thái Lan, Philippines, New Zealand, Úc, Mỹ, Ấn Độ, Trung Quốc, ...v.v.

Nhìn chung, công tác xúc tiến, quảng bá du lịch của TP. Cần Thơ thời gian qua đã được triển khai toàn diện hơn, giúp các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước đến tìm hiểu, nghiên cứu đầu tư phát triển du lịch tại đây. Bảng 4.12 ghi nhận, đánh giá của khách du lịch về hệ thống các kênh thông tin du lịch của địa phương và tổ chức các sự kiện, lễ hội văn hóa tại địa phương ở mức khá.

Bảng 4.12: Đánh giá của khách du lịch về xúc tiến du lịch


Các tiêu chí

Điểm TB

Mức độ đánh giá

Hệ thống các kênh thông tin về du lịch của địa phương đa dạng

3,46

Khá

Hình thức và nội dung quảng cáo đẹp, thu hút

3,18

Trung bình

Chương trình khuyến mãi hấp dẫn

3,27

Trung bình

Tổ chức các sự kiện du lịch, lễ hội văn hóa tại địa phương đặc sắc, có ý nghĩa

3,47

Khá

Nguồn: Kết quả phân tích từ 800 phiếu phỏng vấn khách du lịch, 2020.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/03/2023