Grdp Thành Phố Cần Thơ Theo Giá So Sánh 2010 Đvt: Triệu Đồng

74,009 triệu đồng/người/năm và tăng bình quân giai đoạn 2015-2019 là 9,78%. Năm 2020, tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi mặt kinh tế - xã hội. Theo Cục thống kê TP. Cần Thơ (2020), tổng sản phẩm trên địa bàn thành phố (GRDP) chỉ tăng 1,02% so với năm 2019. Trong đó, khu vực Nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 1,58%, khu vực Công nghiệp và xây dựng tăng 1,69%, khu vực Dịch vụ tăng 0,51%, Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 0,55%.

Bảng 4.1: GRDP thành phố Cần Thơ theo giá so sánh 2010 ĐVT: Triệu đồng


Năm

Nông, lâm nghiệp và

thủy sản

Công nghiệp và xây dựng

Dịch vụ

Thuế SP trừ trợ cấp SP

Tổng cộng

2015

5.394.576

12.851.943

19.827.022

3.043.405

41.116.946

2016

5.423.716

14.402.980

21.283.683

3.221.784

44.332.163

2017

5.537.225

15.237.613

22.815.191

3.527.549

47.117.578

2018

5.851.585

16.985.674

24.382.889

3.735.345

50.955.493

2019

5.880.747

18.917.781

26.204.205

3.892.139

54.894.872

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 264 trang tài liệu này.

Chiến lược marketing địa phương nhằm thúc đẩy phát triển du lịch thành phố Cần Thơ - 11

Nguồn: Cục thống kê thành phố Cần Thơ, 2015-2019.

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng: Dịch vụ; Công nghiệp và xây dựng; Nông, lâm nghiệp và thủy sản. Kết quả phân tích Bảng 4.2 cho thấy, cơ cấu kinh tế của TP. Cần Thơ giai đoạn 2015-2019 là: khu vực Dịch vụ chiếm 49,10%, khu vực Công nghiệp và xây dựng chiếm 32,99%, khu vực Nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 10,66%, Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 7,25%. Diện mạo của thành phố đã có những đổi thay và từng bước khẳng định được vai trò trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học - kỹ thuật, dịch vụ và du lịch của vùng ĐBSCL. Tuy nhiên, năm 2020 do ảnh hưởng của dịch Covid-19 đã làm thay đổi cơ cấu kinh tế của thành phố theo hướng tăng tỷ trọng khu vực Nông, lâm nghiệp và thủy sản, giảm tỷ trọng khu vực Công nghiệp - xây dựng và Dịch vụ. Cụ thể, Khu vực Nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 10,09%; khu vực Công nghiệp - xây dựng và Dịch vụ chiếm 82,75%; Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 7,16%.

Bảng 4.2: Cơ cấu GRDP thành phố Cần Thơ theo giá hiện hành ĐVT: %


Năm

Nông, lâm nghiệp

và thủy sản

Công nghiệp và xây dựng

Dịch vụ

Thuế SP trừ trợ cấp SP

2015

11,97

32,47

48,26

7,30

2016

11,24

32,71

48,87

7,18

2017

10,41

31,82

50,33

7,44

2018

10,24

33,40

49,08

7,28

2019

9,42

34,56

48,97

7,05

Nguồn: Cục thống kê thành phố Cần Thơ, 2015-2019.

4.1.2.2 Dân số và lao động

Cần Thơ có quy mô dân số vào loại trung bình ở Việt Nam. Theo Cục thống kê thành phố Cần Thơ (2019), dân số Cần Thơ năm 2019 là: 1.235.954 người. Trong đó, thành thị (69,68%), nông thôn (30,32%), nam (49,59%), nữ (50,41%), đạt mật độ 859 người/km2. Kết quả phân tích Bảng 4.3 cho thấy, dân số TP. Cần Thơ giai đoạn 2015-2019 tăng bình quân 0,56%/năm, dân số thành thị có khuynh hướng tăng nhanh theo tiến trình đô thị hóa, bình quân 1,11%/năm. Hầu hết dân số Cần

Thơ là người kinh, chiếm khoảng 96,95%, còn lại là người Hoa, Khmer và dân tộc khác. Các dân tộc sống hòa đồng lẫn nhau tạo nên sự giao thoa văn hóa đặc sắc giữa các dân tộc.

Bảng 4.3: Dân số thành phố Cần Thơ ĐVT: Người


Năm

Thành Thị

Nông thôn

Nam

Nữ

Tổng số

2015

824.116

384.400

599.418

609.098

1.208.516

2016

833.002

381.588

602.406

612.184

1.214.590

2017

842.648

379.769

606.262

616.155

1.222.417

2018

850.654

377.090

608.879

618.865

1.227.744

2019

861.274

374.680

612.947

623.007

1.235.954

Nguồn: Cục thống kê thành phố Cần Thơ, 2015-2019.


Về lực lượng lao động, Bảng 4.4 cho thấy, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của TP. Cần Thơ giai đoạn 2015-2019 tăng bình quân 0,37%. Bên cạnh đó, lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong các ngành kinh tế giai đoạn này tăng 0,23%. Tuy nhiên, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong nền kinh tế đã qua đào tạo trong năm 2019 vẫn còn thấp, chỉ chiếm 24,80%.

Bảng 4.4: Lao động thành phố Cần Thơ ĐVT: Người


Stt

Chỉ tiêu



Năm



2015

2016

2017

2018

2019

1

Lao động từ 15 tuổi trở lên

701.007

703.258

708.258

709.943

711.436

2

Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong các ngành kinh tế

679.433

680.845

683.115

684.811

685.611

Nguồn: Cục thống kê thành phố Cần Thơ, 2015-2019.

4.1.3 Thực trạng hoạt động du lịch thành phố Cần Thơ thời gian qua

4.1.3.1 Lượt khách du lịch

Thành phố Cần Thơ sau hơn 15 năm thành lập (2004-2020), hoạt động du lịch đã đạt được những kết quả tích cực. Kết quả phân tích Bảng 4.5 cho thấy, tổng lượng khách du lịch lưu trú tại TP. Cần Thơ giai đoạn 2004-2020 là 22.508.813 lượt; trong đó, khách quốc tế lưu trú 3.401.234 lượt, chiếm 15,1%, khách nội địa lưu trú 19.107.579 lượt, chiếm 84,9%. Số lượng khách du lịch lưu trú cũng tăng qua các năm, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 11,7%/năm; trong đó, khách quốc tế lưu trú tăng 6,2%/năm, khách nội địa lưu trú tăng 12,8%%/năm. Đặc biệt, năm 2020 do ảnh hưởng của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp (Covid-19), ngành du lịch bị tác động trực tiếp và ảnh hưởng nặng nề nên lượng khách du lịch đến TP. Cần Thơ giảm đáng kể, giảm 32,8% so với năm 2019. Trong đó, khách quốc tế lưu trú giảm 72,8%, khách nội địa lưu trú giảm 26,5%. Tuy nhiên, với những kết quả đạt được trong năm 2020 là một thành quả đáng khích lệ đối với ngành du lịch TP. Cần Thơ.

Bảng 4.5: Lượng khách du lịch lưu trú tại TP. Cần Thơ giai đoạn 2004-2020

Khách quốc tế

Khách nội địa

Tổng số khách du lịch (Lượt khách)

Năm

Số lượng (Lượt khách)

Tỷ trọng

(%)

Số lượng (Lượt khách)

Tỷ trọng

(%)

2004

86.648

21,3

320.682

78,7

407.330

2005

104.841

22,7

357.300

77,3

462.141

2006

121.221

22,3

422.429

77,7

543.650

2007

155.735

22,5

537.320

77,5

693.055

2008

175.094

21,4

642.156

78,6

817.250

2009

150.300

20,8

573.228

79,2

723.528

2010

163.835

18,6

716.417

81,4

880.252

2011

170.325

17,5

802.125

82,5

972.450

2012

190.116

16,2

984.707

83,8

1.174.823

2013

211.357

16,9

1.040.268

83,1

1.251.625

2014

220.280

16,1

1.147.446

83,9

1.367.726

2015

207.063

12,8

1.412.007

87,2

1.619.070

2016

254.998

14,8

1.470.930

85,2

1.725.928

2017

305.167

14,0

1.879.218

86,0

2.184.385

2018

363.811

13,7

2.294.929

86,3

2.658.740

2019

409.023

13,6

2.597.692

86,4

3.006.715

2020

111.420

5,5

1.908.725

94,5

2.020.145

Nguồn: Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch thành phố Cần Thơ, 2004-2020.

Khách du lịch quốc tế đến TP. Cần Thơ phần lớn từ Pháp, Đức, Mỹ, Úc và các quốc gia thuộc Asean, Đông Bắc Á. Khách quốc tế rất thích sông nước và vườn trái cây nên họ thường tham quan chợ nổi Cái Răng, Phong Điền và các khu, điểm vườn du lịch để tìm hiểu và trải nghiệm cuộc sống thật của người dân miền Tây.

Khách du lịch nội địa vẫn là lượng khách chủ yếu, chiếm 84,9% lượng khách du lịch lưu trú tại TP. Cần Thơ giai đoạn 2004-2020. Khách nội địa đến chủ yếu từ Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh và một số tỉnh lân cận. Họ thường đi theo nhóm do các công ty du lịch, lữ hành tổ chức hoặc do các tổ chức công đoàn của các cơ quan, xí nghiệp tổ chức hoặc tự tổ chức theo các nhóm. Bên cạnh du lịch sông nước và sinh thái miệt vườn; các điểm di tích, hoạt động văn hóa, lễ hội cũng thu hút khách nội địa đến ngày một nhiều hơn.

4.1.3.2 Ngày khách lưu trú

Lượng khách đến thành phố Cần Thơ tăng liên tục trong thời gian qua nhưng số ngày lưu trú bình quân của khách du lịch vẫn còn khá khiêm tốn, chưa đến 2 ngày. Nguyên nhân chủ yếu là do sản phẩm du lịch của địa phương thiếu độc đáo, thiếu hấp dẫn, dịch vụ du lịch chưa phong phú, thiếu các điểm vui chơi giải trí về đêm để có thể thu hút cũng như giữ chân được khách du lịch.

Số ngày lưu trú bình quân (Ngày)


1,55

1,50

1,56 1,60 1,64 1,67

1,52

1,33 1,37

1,43 1,41

1,25 1,30 1,29

1,14 1,16 1,19

2,00


1,60


1,20


0,80


0,40


0,00


2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020

Nguồn: Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch thành phố Cần Thơ, 2004-2020.


Năm

Hình 4.2: Số ngày lưu trú bình quân của khách du lịch tại thành phố Cần Thơ

4.1.3.3 Doanh thu du lịch

Bên cạnh sự gia tăng về số lượng khách du lịch, kết quả phân tích Bảng 4.6 cho thấy, doanh thu du lịch của TP. Cần Thơ cũng tăng qua các năm. Tổng doanh thu du lịch TP. Cần Thơ giai đoạn 2004-2020 là 24.282.874 triệu đồng; trong đó

doanh thu khách quốc tế 3.732.529 triệu đồng, chiếm 15,4%, doanh thu khách nội địa 20.550.345 triệu đồng, chiếm 84,6%. Tăng trưởng doanh thu bình quân giai đoạn này là 20,8%/năm; trong đó doanh thu khách quốc tế tăng 18,1%/năm, doanh thu khách nội địa tăng 21,9%/năm. Tuy nhiên, với những tác động tiêu cực từ dịch Covid-19, doanh thu du lịch của TP. Cần Thơ năm 2020 giảm mạnh, giảm 28,6% so với năm 2019. Trong đó, doanh thu khách quốc tế giảm 70,1%, doanh thu khách nội địa giảm 20,5%.

Bảng 4.6: Doanh thu du lịch TP. Cần Thơ theo loại khách giai đoạn 2004-2020



Khách quốc tế

Khách nội địa

Tổng doanh thu (Triệu đồng)

Năm

Doanh thu (Triệu đồng)

Tỷ trọng

(%)

Doanh thu (Triệu đồng)

Tỷ trọng

(%)

2004

36.469

19,3

152.674

80,7

189.143

2005

63.537

27,5

167.723

72,5

231.260

2006

60.089

22,2

210.891

77,8

270.980

2007

70.271

19,2

294.910

80,8

365.181

2008

91.840

20,2

363.447

79,8

455.287

2009

93.634

18,4

414.304

81,6

507.938

2010

90.761

14,0

558.766

86,0

649.527

2011

92.259

12,1

668.975

87,9

761.234

2012

97.151

11,4

753.978

88,6

851.129

2013

152.440

15,6

823.547

84,4

975.987

2014

224.730

19,2

944.795

80,8

1.169.525

2015

306.696

17,6

1.435.897

82,4

1.742.593

2016

337.558

18,5

1.488.957

81,5

1.826.515

2017

483.927

16,7

2.413.839

83,3

2.897.766

2018

597.948

15,8

3.186.534

84,2

3.784.482

2019

718.521

16,2

3.716.794

83,8

4.435.315

2020

214.698

6,8

2.954.314

93,2

3.169.012

Nguồn: Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch thành phố Cần Thơ, 2004-2020.

Xem xét doanh thu theo loại hình dịch vụ ở Bảng 4.7 cho thấy, trong cơ cấu chi tiêu của khách du lịch giai đoạn 2004-2020, chủ yếu chi cho lưu trú (35,4%), ăn uống (32,4%), lữ hành (20,8%); trong khi đó chi tiêu cho các dịch vụ vui chơi giải trí (1,0%), mua sắm (3,7%), hoạt động khác (6,7%) còn rất khiêm tốn. Nguyên nhân chính là TP. Cần Thơ còn thiếu những dịch vụ vui chơi giải trí mang tầm cỡ quốc gia và quốc tế để có thể lôi cuốn được khách du lịch. Do đó, bên cạnh phát triển các sản phẩm du lịch hấp dẫn có khả năng cạnh tranh cao, TP. Cần Thơ cần tăng cường các dịch vụ bổ sung để tăng doanh thu du lịch trong thời gian tới.

Bảng 4.7: Doanh thu du lịch TP. Cần Thơ theo loại hình dịch vụ giai đoạn 2004-2020

ĐVT: Triệu đồng



Năm

Lưu trú

Ăn uống

Mua sắm

Lữ hành

Vui chơi giải trí

Hoạt động khác

Tổng doanh

thu

2004

62.027

80.719

8.772

20.016

1.664

15.945

189.143

2005

80.247

92.768

14.526

24.453

2.405

16.861

231.260

2006

95.842

104.862

16.629

23.390

3.481

26.776

270.980

2007

140.175

118.560

27.253

42.060

5.245

31.888

365.181

2008

160.855

177.450

8.829

51.300

8.634

48.219

455.287

2009

176.317

187.199

32.335

74.098

2.618

35.371

507.938

2010

225.628

232.499

46.054

96.318

3.063

45.965

649.527

2011

252.445

266.059

9.464

176.475

3.884

52.907

761.234

2012

305.375

275.607

14.156

209.957

1.197

44.837

851.129

2013

372.392

312.582

17.325

222.359

2.330

48.999

975.987

2014

405.513

365.219

37.884

266.287

11.038

83.584

1.169.525

2015

631.817

550.513

44.840

396.880

10.857

107.686

1.742.593

2016

652.066

579.709

51.969

417.405

14.786

110.580

1.826.515

2017

1.046.094

904.102

86.933

669.384

26.080

165.173

2.897.766

2018

1.377.551

1.192.314

102.284

877.965

31.273

203.095

3.784.482

2019

1.587.843

1.357.206

190.718

944.472

75.652

279.424

4.435.315

2020

1.026.759

1.080.633

186.971

529.225

38.028

307.396

3.169.012

Nguồn: Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch thành phố Cần Thơ, 2004-2020.


4.2 PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG MARKETING ĐỊA PHƯƠNG CỦA DU LỊCH THÀNH PHỐ CẦN THƠ

4.2.1 Phân tích môi trường bên trong địa phương

4.2.1.1 Hệ thống cơ sở vật chất, hạ tầng phục vụ du lịch Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch

Tương ứng với sự gia tăng về số lượng và doanh thu du lịch, hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch của TP. Cần Thơ cũng từng bước phát triển. Kết quả phân tích Hình 4.3 cho thấy, số lượng cơ sở lưu trú tăng qua các năm, tăng trưởng bình quân giai đoạn 2004-2020 là 6,9%/năm. Năm 2020, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, tình hình hoạt động khó khăn nên có 29 cơ sở lưu trú ngừng hoạt động. Nhìn chung, chất lượng các cơ sở lưu trú du lịch chưa cao và chỉ đáp ứng được các nhu cầu tối thiểu của khách du lịch, ngoại trừ các khách sạn 4 và 5 sao. Trang thiết bị ở một số khách sạn đã cũ, không đồng bộ và cần nâng cấp. Một số phòng nghỉ ở các khách sạn tư nhân còn hẹp, bài trí thiết kế nội ngoại thất không hợp lý, vệ sinh chưa đảm bảo theo yêu cầu.

270 275 280

244

251

226

154 165

174 177

190 197 200

135

115

89

97

Cơ sở lưu trú (Cơ sở)

300


250


200


150


100


50


0

2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020


Năm


Nguồn: Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch thành phố Cần Thơ, 2004-2020.

Hình 4.3: Số lượng cơ sở lưu trú tại thành phố Cần Thơ

Bên cạnh đó, theo Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch thành phố Cần Thơ (2020), tính đến thời điểm năm 2020, Cần Thơ có 21 cơ sở homestay, 33 điểm vườn du lịch, 64 doanh nghiệp lữ hành, 10 tàu vận tải khách du lịch có lưu trú, 144 tàu vận tải khách du lịch không lưu trú và 28 xe điện vận tải khách du lịch đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch. Ngoài ra, Cần Thơ có các trung tâm hội nghị với cơ sở vật chất tiện nghi, hiện đại, có sức chứa hàng nghìn chỗ ngồi như: trung tâm hội nghị Hoàng Tử, Diamond Palace, các trung tâm hội nghị thuộc các khách sạn như: Mường Thanh, Vinpearl, Ninh Kiều, Ninh Kiều 2, Vạn Phát, TTC,... cơ bản đủ năng lực phục vụ các sự kiện trong nước và quốc tế. Cần Thơ cũng có hệ thống các chợ truyền thống, siêu thị, trung tâm thương mại, nhà hàng, quán ăn phát triển cả về quy mô, số lượng và chất lượng. Các khu vui chơi giải trí cũng được đầu tư phát triển. Song, nếu so với mặt bằng chung cả nước, vẫn còn khiêm tốn cả về quy mô, số lượng và hiệu quả hoạt động.

Hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ du lịch

Hệ thống giao thông

Trong những năm gần đây, hệ thống giao thông của TP. Cần Thơ được quan tâm đầu tư mạnh mẽ. Cầu Cần Thơ, sân bay Cần Thơ được xây dựng và đi vào hoạt động, cùng với việc nâng cấp các tuyến quốc lộ và nhiều công trình quan trọng khác đang dần hoàn thiện sẽ làm tăng tiềm lực du lịch của Cần Thơ, đầu mối trung chuyển và là nơi dừng chân hấp dẫn của khách du lịch.

Về giao thông đường bộ, TP. Cần Thơ có hệ thống giao thông đường bộ thông suốt với 6 tuyến quốc lộ chạy qua. Quốc lộ 1A nối Cần Thơ với thành phố Hồ

Chí Minh, các tỉnh, thành trong vùng và cả nước; quốc lộ 80 chạy qua địa phận các tỉnh Vĩnh Long, Đồng Tháp, An Giang, Cần Thơ, Kiên Giang; quốc lộ 91 nối cảng Cần Thơ, sân bay Trà Nóc, khu công nghiệp Trà Nóc với quốc lộ 1A và đi An Giang; quốc lộ 91B nằm trọn vẹn trong địa bàn Thành phố, nối từ cảng Cái Cui thuộc phường Tân Phước, quận Cái Răng đến quốc lộ 91 tại phường Phước Thới, quận Ô Môn; quốc lộ Nam Sông Hậu, còn được gọi là quốc lộ 91C, chạy dọc theo bờ Nam Sông Hậu, bắt đầu từ giao lộ với quốc lộ 91B tại quận Ninh Kiều và điểm cuối giao với quốc lộ 1A tại thành phố Bạc Liêu, kết nối Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu; tuyến đường nối Cần Thơ - Vị Thanh có điểm đầu tại nút giao giữa Quốc lộ 1A với đường dẫn cầu Cần Thơ, điểm cuối giao với Quốc lộ 61 địa phận thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang. Bên cạnh đó, dự án đường cao tốc từ thành phố Hồ Chí Minh đi Cần Thơ đã hoàn thành đoạn TP. HCM - Trung Lương, đoạn Trung Lương - Mỹ Thuận - Cần Thơ đang triển khai đầu tư và kế hoạch hoàn thành vào năm 2022, sẽ tạo nên bước ngoặc cho phát triển du lịch của địa phương.

Về giao thông đường thủy, TP. Cần Thơ có 3 tuyến vận tải thủy quan trọng. Trong đó, 2 tuyến vận tải thủy quốc gia đi qua là tuyến TP. HCM - Cà Mau và TP. HCM - Kiên Lương, và 1 tuyến Rạch Ô Môn - Kênh Thị Đội - Cửa sông Cái Bé. Mạng lưới đường thủy của Thành phố phân bố khá đều, thuận lợi cho việc giao thương từ các tỉnh về thành phố và giữa các địa phương trong thành phố nhưng nhiều tuyến bị bồi lắng hoặc sạt lở. Cần Thơ có 3 cảng hàng hóa là Trà Nóc, Hoàng Diệu và Cái Cui nhưng việc khai thác tuyến vận tải đường thủy này cũng gặp nhiều hạn chế do một số khu vực sông có mực nước nông, các bãi cạn thường xuyên dịch chuyển. Thời gian sắp tới, các cảng này được hoàn thiện, nâng cấp sẽ mở ra hướng mới, phát triển loại hình du lịch bằng đường biển cho Cần Thơ.

Về giao thông hàng không, Cảng hàng không quốc tế Cần Thơ được đầu tư, nâng cấp, hoàn thành giai đoạn 1 vào ngày 04/01/2009 và giai đoạn 2 vào ngày 01/01/2011 với công suất thiết kế đạt 3-5 triệu lượt khách/năm, kết nối Cần Thơ với Hà Nội, các địa phương và quốc tế. Hiện nay, Cảng hàng không quốc tế Cần Thơ có các hãng hàng không Vietnam Airlines, Vietjet Air, VASCO đang khai thác các đường bay nối Cần Thơ với Hà Nội, Phú Quốc, Côn Đảo, Đà Lạt và các chuyến bay quốc tế đi đến Thái Lan, Đài Loan,... Các chuyến bay này sẽ góp phần tạo nhiều cơ hội hợp tác phát triển du lịch giữa các tỉnh, thành trong vùng và giữa các tỉnh, thành vùng ĐBSCL với các tỉnh, thành khác trong nước và quốc tế.

Hệ thống cung cấp điện, nước và vệ sinh môi trường

Nguồn điện của Cần Thơ được cung cấp từ Nhà máy nhiệt điện Trà Nóc, Trung tâm điện lực Ô Môn và lưới điện quốc gia, có khả năng đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của người dân và phục vụ cho sản xuất. Hệ thống nhà máy, trạm cấp nước đã

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/03/2023