Những Nhiệm Vụ Chủ Yếu Nhằm Đảm Bảo An Ninh Quốc Gia


khỏi thị trường thông tin bên ngoài và bên trong. Các nước đó đang hoạch định “Luận thuyết chiến tranh thông tin” để tạo dựng ra các phương tiện gây tác động nguy hại về thông tin đối với các nước khác, xâm hại hoạt động bình thường của các hệ thống thông tin và viễn thông, phá hoại tiềm năng thông tin hoặc lấy cắp thông tin của Nga.

Về quân sự, mức độ và quy mô của các nguy cơ ngày càng tăng lên. Việc nâng từ thực tế thành học thuyết chiến lược sử dụng hành động quân sự và vũ lực không thông qua Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc dẫn đến mất ổn định tình hình chiến lược trên toàn thế giới. Ngoài ra, khả năng công nghệ của một số cường quốc hàng đầu ngày càng bứt xa Liên bang Nga cùng với việc họ chế tạo các thế hệ vũ khí và kỹ thuật quân sự hiện đại có thể dẫn đến giai đoạn chạy đua vũ trang mới về chất hoặc làm thay đổi căn bản hình thức và phương pháp tiến hành các hoạt động quân sự. Các cơ quan đặc biệt nước ngoài và các tổ chức họ lợi dụng không ngừng tăng cường hoạt động trên lãnh thổ Liên bang Nga.

Trong lĩnh vực môi trường, ngoài những nguy cơ trong nước còn xuất hiện những mối đe doạ từ bên ngoài. Đó là việc xuất hiện khuynh hướng sử dụng lãnh thổ Nga làm nơi tái chế hoặc chôn các chất thải nguy hiểm đối với môi trường ngày càng tăng lên, làm suy giảm môi sinh, tác động xấu tới nguồn tài nguyên thiên nhiên ảnh hưởng không nhỏ tới an ninh và lợi ích quốc gia của nước Nga.

Tóm lại, Chiến lược an ninh quốc gia Liên bang Nga đã đề cập hàng loạt nguy cơ từ bên trong cũng như bên ngoài đe dọa đến việc bảo vệ các lợi ích quốc gia của Liên bang Nga. So với Học thuyết an ninh quốc gia (1997), bên cạnh việc nhấn mạnh hơn tới những nguy cơ từ bên trong mà trước tiên là nguy cơ kinh tế, Chiến lược đã đặc biệt chú trọng tới những nguy cơ từ chủ nghĩa khủng bố với nhận định: vấn đề khủng bố đã trở nên hết sức căng thẳng, mang tính chất xuyên quốc gia, đe dọa sự ổn định thế giới, đòi hỏi cộng đồng quốc tế phải hợp lực đấu tranh,


nâng cao hiệu quả của các hình thức và biện pháp đấu tranh chống khủng bố để vô hiệu hóa nguy cơ này.

2.4 Đảm bảo an ninh quốc gia của Liên bang Nga

Từ việc xác định rõ ràng những nguy cơ đe dọa đến an ninh quốc gia, Chiến lược an ninh quốc gia Liên bang Nga đã đề ra những nhiệm vụ, định hướng chính trong từng lĩnh vực đối nội và đối ngoại nhằm mục đích hạn chế hoặc triệt tiêu các nguy cơ đó, bảo vệ các lợi ích quốc gia Liên bang Nga.

2.4.1 Những nhiệm vụ chủ yếu nhằm đảm bảo an ninh quốc gia

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 111 trang tài liệu này.

Văn kiện “Chiến lược an ninh quốc gia Liên bang Nga” năm 2000 đã xác định những nhiệm vụ chủ yếu của nhà nước Liên bang Nga trong lĩnh vực bảo đảm an ninh quốc gia.

Trước hết, nhà nước Liên bang phải có khả năng dự đoán và phát hiện kịp thời các mối đe doạ từ bên ngoài lẫn bên trong đối với an ninh quốc gia. Đây là nhiệm vụ rất quan trọng bởi tính chất kịp thời của nó giúp cho nhà nước có thể đưa ra những quyết sách và thực hiện những hành động đúng đắn, chính xác nhằm loại trừ hay hạn chế các mối đe doạ đó.

Chiến lược an ninh quốc gia Liên Bang Nga dưới chính quyền Tổng Thống V.Putin 2000 – 2008 - 6

Ngoài ra, nhà nước phải thực thi các biện pháp dài hạn một cách có hiệu quả nhằm ngăn chặn và vô hiệu hoá các mối đe doạ từ bên trong lẫn bên ngoài. Cùng với nhiệm vụ phát hiện kịp thời các mối đe doạ, nhà nước cần có kế hoạch cụ thể đối với các mối đe doạ mang tính lâu dài cũng như đề ra một số biện pháp trong những trường hợp cấp bách.

Đảm bảo chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ, đảm bảo an ninh không gian biên giới của Liên bang Nga là một trong những nhiệm vụ hàng đầu nhằm đảm bảo an ninh quốc gia. Các chính sách của quốc gia cả đối nội và đối ngoại đều phải hướng tới thực hiện nhiệm vụ này.

Một nhiệm vụ khác là hoàn thiện hệ thống chính quyền Nhà nước Liên bang Nga, hoàn thiện các mối quan hệ ở cấp liên bang, chế độ tự quản ở các địa phương,


hoàn thiện luật pháp Liên bang Nga cũng như quan hệ hài hoà giữa các dân tộc, củng cố trật tự và duy trì ổn định chính trị xã hội. Thực hiện nhiệm vụ này kèm theo với việc đảm bảo tất cả các công dân, các quan chức và cơ quan nhà nước, các đảng phái chính trị và các tổ chức xã hội, tôn giáo đều tuân thủ nghiêm chỉnh luật pháp của Liên bang Nga, đảm bảo an ninh cá nhân, các quyền và tự do hợp hiến cho mọi công dân trên lãnh thổ nước Nga.

Chiến lược an ninh quốc gia Liên bang Nga còn nêu ra nhiệm vụ phát triển nền kinh tế của đất nước, thực hiện đường lối kinh tế độc lập theo định hướng xã hội. Việc đảm bảo an ninh quốc gia và bảo vệ các lợi ích của Nga trong lĩnh vực kinh tế luôn được coi là hướng ưu tiên trong chính sách của Nhà nước Liên bang nhằm vực dậy một nền kinh tế đang gặp muôn vàn khó khăn từ sau khi Liên xô tan rã năm 1991.

Trong lĩnh vực an ninh, quốc phòng, nhiệm vụ chủ yếu là phải nâng cao và duy trì ở mức cao tiềm lực quân sự của đất nước, tăng cường chế độ không phổ biến vũ khí giết người hàng loạt và phương tiện chuyền tải loại vũ khí này. Ngoài ra, nhà nước cần thông qua các biện pháp hữu hiệu để phát hiện, phòng ngừa và ngăn chặn hoạt động tình báo và phá hoại của nước ngoài chống lại Liên bang Nga.

Trong lĩnh vực đối ngoại, nhiệm vụ trước hết là đảm bảo sự hợp tác bình đẳng đôi bên cùng có lợi giữa Liên bang Nga với các nước, đặc biệt là với các nước hàng đầu thế giới. Việc hình thành các mối quan hệ quốc tế hòa bình và điều chỉnh cân bằng mối quan hệ với các nước lớn, các nước đứng đầu thế giới là nhiệm vụ được đặt ra nhằm đảm bảo an ninh cho Liên bang Nga trong lĩnh vực quốc tế. Mặt khác, nhà nước phải tiến tới khắc phục sự lệ thuộc vào nước ngoài trong các lĩnh vực khoa học kỹ thuật và công nghệ.

Chiến lược an ninh quốc gia Liên bang Nga còn nhắc tới nhiệm vụ cải thiện triệt để tình hình sinh thái trong nước. Điều này cho thấy, Liên bang Nga đã nhìn


thấy vai trò quan trọng của môi trường đối với mỗi quốc gia và yêu cầu cần thiết phải bảo vệ môi trường sinh thái, tài nguyên thiên nhiên trong quá trình phát triển.

Từ những nhiệm vụ chủ yếu nêu trên, Chiến lược đã đề ra những nhiệm vụ cụ thể, những định hướng chính trong từng lĩnh vực nhằm bảo đảm an ninh quốc gia Liên bang Nga.

2.4.2 Đảm bảo an ninh quốc gia trong lĩnh vực đối nội

Như đã phân tích ở Chương I, nước Nga vào những năm 90 của thế kỷ XX vô cùng khó khăn về nhiều mặt từ kinh tế, chính trị, xã hội đến quốc phòng, an ninh… Trước tình hình đó, nhà nước Liên bang Nga phải thực hiện được nhiệm vụ khắc phục khó khăn, ổn định tình hình trong nước và từng bước phát triển. Đây chính là những những nhiệm vụ trọng yếu nhằm đảm bảo an ninh quốc gia trong lĩnh vực đối nội.

2.4.2.1 Đảm bảo an ninh quốc gia trong hoạt động kinh tế đối nội

Chiến lược an ninh quốc gia Liên bang Nga đã khẳng định vấn đề an ninh kinh tế là vấn đề hàng đầu của an ninh quốc gia. Hay nói cách khác, Nhà nước Liên bang Nga luôn chú trọng tới nhiệm vụ đảm bảo an ninh quốc gia trong hoạt động kinh tế đối nội.

Văn kiện đã nêu ra những định hướng cơ bản cho việc thực hiện nhiệm vụ đảm bảo an ninh quốc gia trong hoạt động kinh tế đối nội. Trước tiên, nhà nước phải đảm bảo về pháp lý cho công cuộc cải cách kinh tế và xây dựng cơ chế kiểm soát hữu hiệu việc tuân thủ luật pháp Liên bang Nga. Mặt khác, vai trò điều tiết của nhà nước Liên bang Nga đối với nền kinh tế cần được tăng cường. Nhà nước cần thông qua và thực hiện các biện pháp cần thiết để khắc phục hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế, duy trì và phát triển tiềm năng khoa học kỹ thuật, công nghệ và sản xuất, tiến tới tăng trưởng kinh tế trong khi vẫn hạn chế được nguy cơ thảm họa công nghệ, tăng sức cạnh tranh của hàng hoá công nghiệp trong nước, nâng cao mức sống cho nhân dân.


Việc chuyển hoá sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội có hiệu quả cao phải được thực hiện theo quá trình từng bước hình thành các cơ chế tổ chức, phân phối hàng hoá và dịch vụ tối ưu nhằm nâng cao sự phồn vinh của xã hội và mỗi công dân. Nhiệm vụ trước hết là phải khắc phục sự biến dạng trong cơ cấu của nền kinh tế Liên bang Nga, đảm bảo tăng trưởng sản xuất, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất hàng hoá có hàm lượng khoa học và hàng chế biến trình độ cao, hỗ trợ các ngành chủ đạo mở rộng sản xuất, đảm bảo việc làm cho người lao động.

Sự hỗ trợ của nhà nước đối với hoạt động đầu tư và đổi mới cơ cấu sản xuất có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, thông qua các biện pháp xây dựng hệ thống ngân hàng bền vững đáp ứng lợi ích của nền kinh tế thực, giảm nhẹ điều kiện cho các xí nghiệp có thể vay được các nguồn tín dụng dài hạn để đầu tư. Nhà nước tiến hành hỗ trợ thực sự cho các chương trình có mục tiêu cải tổ cơ cấu công nghiệp.

Một nhiệm vụ khác có ý nghĩa đặc biệt quan trọng nhằm đảm bảo an ninh quốc gia trong hoạt động kinh tế đối nội là ưu tiên phát triển các ngành và lĩnh vực sản xuất có sức cạnh tranh, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm cho hàng hoá có tỷ trọng khoa học cao. Nhằm đạt được mục đích đó, Liên bang Nga cần thông qua các biện pháp khuyến khích chuyển giao các công nghệ quân sự mới sang sản xuất dân sự, áp dụng cơ chế phát hiện và phát triển các công nghệ tiên tiến, có khả năng đảm bảo sức cạnh tranh cho các xí nghiệp của Nga trên thị trường thế giới.

Để thực hiện được các nhiệm vụ trên cần tập trung tiềm năng tài chính và vật tư cho các hướng ưu tiên phát triển khoa học và kỹ thuật, hỗ trợ các trường phái khoa học hàng đầu, đi trước một bước trong việc hình thành nền tảng khoa học kỹ thuật và công nghệ của đất nước, khuyến khích thu hút vốn đầu tư từ khu vực tư nhân, trong đó có thể thông qua việc tổ chức các quỹ và sử dụng các nguồn tài trợ. Ngoài ra, cần thực hiện các chương trình phát triển những vùng lãnh thổ tập trung tiềm năng khoa học kỹ thuật cao, với sự hỗ trợ của nhà nước xây dựng các cơ sở hạ tầng, thương mại hoá các công trình nghiên cứu khoa học đồng thời với việc bảo vệ


sở hữu trí tuệ ở trong và ngoài nước, phát triển mạng lưới thông tin khoa học kỹ thuật và thông tin thương mại rộng rãi.

Nhà nước cần hỗ trợ, tạo điều kiện ngang bằng cho các xí nghiệp thuộc mọi loại hình sở hữu phát triển và tăng khả năng cạnh tranh kinh tế. Việc hình thành và phát triển doanh nghiệp tư nhân trong tất cả các lĩnh vực có thể góp phần nâng cao của cải vật chất cho xã hội, tạo điều kiện cho khoa học, giáo dục phát triển, nâng cao đời sống tinh thần và giáo dục đạo đức trong xã hội, bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.

Trong thời hạn ngắn nhất, nhà nước Liên bang cần hoạch định cơ chế hỗ trợ đời sống và phát triển kinh tế đối với các vùng bị khủng hoảng trầm trọng và khu vực cực Bắc, cũng như chính sách thuế khoá nhằm tạo ra không gian kinh tế thống nhất trong cả nước.

Cuối cùng, điều quan trọng có tính nguyên tắc là coi trọng các yếu tố kinh tế trong lĩnh vực xã hội. Về nguyên tắc, sự ưu tiên các nhân tố kinh tế trong xã hội chính là một trong những điều kiện quan trọng nhất để củng cố đất nước. Để củng cố nhà nước Liên bang, bên cạnh các chính sách nhằm đảm bảo an ninh kinh tế, nhà nước cần đảm bảo cho các chính sách xã hội được thực hiện trên thực tế và được nhà nước hỗ trợ, phát triển các cơ chế trách nhiệm tập thể và quyết định dân chủ, phát triển quan hệ đối tác trong xã hội. Nhà nước cần chú trọng thực hiện chính sách công bằng xã hội và hiệu quả về kinh tế khi phân phối thu nhập.

Song song với việc tổ chức hoạt động của các cơ quan hành pháp Liên bang cũng như chính quyền của các chủ thể Liên bang nhằm thực hiện các biện pháp ngăn chặn và khắc phục những nguy cơ đe doạ lợi ích quốc gia về kinh tế, nhà nước cũng cần tiếp tục hoàn thiện hơn nữa luật pháp Liên bang và đảm bảo để mọi chủ thể của Liên bang tuân thủ nghiêm chỉnh pháp luật trong lĩnh vực kinh tế.


2.4.2.2 Đảm bảo ổn định chính trị - xã hội

Để các biện pháp của nhà nước về đảm bảo an ninh quốc gia đạt hiệu quả, ngoài việc khắc phục khó khăn hướng tới tăng trưởng kinh tế, nhà nước Liên bang Nga cần phải ổn định về chính trị - xã hội. Cơ sở cho sự ổn định đó chính là sự đồng thuận của xã hội theo hướng củng cố nhà nước Liên bang, bảo vệ chế độ hợp hiến, đấu tranh chống tội phạm trong nước. Đây là những điều kiện quan trọng cho việc đảm bảo an ninh quốc gia Liên bang Nga trong lĩnh vực đối nội.

Nhiệm vụ hết sức quan trọng góp phần giữ ổn định nội trị và thống nhất đất nước là làm cho lợi ích các dân tộc trong nuớc xích lại gần nhau, phát triển quan hệ hợp tác toàn diện giữa các dân tộc. Nhà nuớc cần thực hiện chính sách dân tộc cũng như chính sách đối với các địa phương một cách hợp lý và trách nhiệm. Đây chính là cơ sở chính sách đối nội của nhà nước để nước Nga thực sự là nhà nước Liên bang dân chủ và đa dân tộc.

Để ổn định chính trị - xã hội của quốc gia, nhà nước cần hoạch định và thực hiện đường lối đồng bộ khi giải quyết các vấn đề pháp lý, kinh tế, xã hội và chính sách dân tộc trên cơ sở quán triệt lợi ích quốc gia của Nga cũng như của các chủ thể nằm trong Liên bang.

Chiến lược an ninh quốc gia Liên bang Nga đã nêu ra các hướng chính về bảo vệ chế độ hợp hiến: “Đặt Luật pháp Liên bang Nga ở vị trí cao nhất, trên cơ sở đó hoàn thiện luật pháp của các chủ thể thuộc Liên bang; Hoạch định các cơ chế tổ chức và pháp lý về bảo vệ sự toàn vẹn của nhà nước, thống nhất không gian pháp lý và các lợi ích quốc gia của nước Nga; Đề ra và thực hiện chính sách địa phương để đảm bảo cân bằng cao nhất lợi ích giữa trung ương và các khu vực; Hoàn thiện cơ chế phòng ngừa nguy cơ hình thành các đảng phái chính trị và tổ chức xã hội theo đuổi các mục đích ly khai và phản Hiến pháp, chặn đứng mọi hoạt động của các đảng phái và tổ chức này; Tập trung mọi nỗ lực đấu tranh chống tội phạm và tham nhũng. Nước Nga cần phải loại bỏ những nguyên nhân kinh tế - chính trị phát sinh


những hiện tượng nguy hiểm đối với xã hội, đề ra các biện pháp đồng bộ hữu hiệu bảo vệ cá nhân, xã hội và nhà nước; Cần ưu tiên hình thành các biện pháp phòng ngừa và giáo dục công dân tuân theo pháp luật. Những biện pháp này phải quán triệt mục đích bảo vệ quyền, tự do, đạo đức và sở hữu của mỗi cá nhân không phân biệt địa vị xã hội, dân tộc, quốc tịch, ngôn ngữ, nơi cư trú, tín ngưỡng, quan điểm chính trị cũng như những điều kiện khác”[Phụ lục 4].

Hiến pháp Liên bang đã quy định nguyên tắc chính quyền là của nhân dân mà tất cả các cơ quan chính quyền nhà nước cần thực hiện chức năng và phối hợp hài hoà với nhau, hoàn thiện tổ chức và hoạt động của các cơ quan dân cử, tuân thủ nghiêm ngặt hệ thống chính quyền hành pháp ngành dọc và hệ thống tư pháp thống nhất. Để bảo vệ chế độ hợp hiến phải căn cứ vào nguyên tắc Hiến pháp quy định về phân chia quyền lực, phân định rõ hơn thẩm quyền giữa các thiết chế nhà nước, củng cố thể chế Liên bang bằng cách hoàn thiện quan hệ với các chủ thể thuộc Liên bang theo khuôn khổ Hiến pháp đã xác định quy chế cho mỗi chủ thể.

Trong cuộc đấu tranh chống tội phạm, những nhiệm vụ quan trọng được xác định trong văn kiện Chiến lược an ninh quốc gia năm 2000 là: “Phát hiện, loại trừ, ngăn chặn nguyên nhân và điều kiện nảy sinh tội phạm; Tăng cường vai trò của nhà nước đảm bảo an ninh cho cá nhân và xã hội, xây dựng nền tảng pháp lý cần thiết và cơ chế áp dụng để thực hiện nhiệm vụ này; Củng cố hệ thống cơ quan bảo vệ pháp luật, trước hết là các cơ quan đấu tranh chống tội phạm có tổ chức và khủng bố, tạo điều kiện cho các cơ quan đó hoạt động hiệu quả; Thu hút các cơ quan chính quyền nhà nước trong khuôn khổ quyền hạn của mình tham gia vào việc phòng ngừa các hành vi vi phạm pháp luật; Thiết lập quan hệ hợp tác quốc tế trên nguyên tắc đôi bên cùng có lợi trong lĩnh vực bảo vệ pháp luật, trước hết với các nước SNG” [Phụ lục 4].

Để thực hiện được những nhiệm vụ trên, điều quan trọng là các quyết định và biện pháp mà các cơ quan chính quyền áp dụng phải công khai, cụ thể và dễ hiểu

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/05/2022