Thực Thi Chiến Lược An Ninh Quốc Gia Liên Bang Nga Trong Hai Nhiệm Kỳ Của Tổng Thống V.putin


viễn thông và mạng lưới vận tải, áp tải hàng hoá cho các hãng và công ty nước ngoài khai thác. Trong lĩnh vực điều tiết và kiểm soát tiền tệ, cần thông qua các biện pháp hữu hiệu nhằm tạo điều kiện chấm dứt hình thức thanh toán bằng ngoại tệ tại thị trường trong nước và ngăn chặn tình trạng thất thoát vốn ra nước ngoài không kiểm soát được. Trong điều kiện tự do hoá các hoạt động ngoại thương của Nga và sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường hàng hoá và dịch vụ thế giới, nước Nga cần phải đẩy mạnh bảo vệ lợi ích của các nhà sản xuất trong nước. Bằng nhiều biện pháp đề ra, nước Nga hướng tới mục tiêu ổn định nền kinh tế, vững vàng hội nhập với kinh tế thế giới, đảm bảo an ninh kinh tế góp phần đảm bảo an ninh quốc gia.

2.4.5 Hệ thống đảm bảo an ninh quốc gia Liên bang Nga

Hệ thống đảm bảo an ninh quốc gia Liên bang Nga được hình thành và phát triển phù hợp với Hiến pháp và các đạo luật Liên bang Nga, các sắc lệnh và chỉ thị của Tổng thống Liên bang Nga, phù hợp với các nghị quyết và chỉ thị của Chính phủ cũng như các chương trình cấp Liên bang trong lĩnh vực này.

Cơ sở tạo thành hệ thống bảo vệ an ninh quốc gia Liên bang Nga là các cơ quan, các lực lượng và phương tiện về đảm bảo an ninh quốc gia có chức năng thực hiện những biện pháp chính trị, pháp lý, tổ chức, kinh tế, quân sự và các biện pháp khác nhằm đảm bảo an ninh cá nhân, xã hội và nhà nước. Thẩm quyền của các cơ quan và lực lượng bảo vệ an ninh quốc gia Nga, cơ cấu tổ chức, nguyên tắc và trình tự hoạt động do các văn bản pháp quy tương ứng của Liên bang Nga xác định.

Trong Chiến lược an ninh quốc gia Liên bang Nga, các chính sách bảo đảm an ninh quốc gia được hình thành và triển khai thực hiện với sự tham gia của Tổng thống, Quốc hội, Chính phủ, Hội đồng An ninh, các cơ quan chính quyền hành pháp Liên bang và các cơ quan chính quyền hành pháp của các chủ thể thuộc Liên bang.

Tổng thống Liên bang Nga là người lãnh đạo các cơ quan và lực lượng đảm bảo an ninh quốc gia trong phạm vi quyền hạn Hiến pháp quy định. Tổng thống quyết định các hành động đảm bảo an ninh quốc gia, quyết định thành lập, thay đổi


và giải thể các cơ quan và lực lượng đảm bảo an ninh quốc gia thuộc quyền, phù hợp với luật pháp Liên bang Nga. Tổng thống đề ra các vấn đề về an ninh quốc gia và giải thích những điều khoản cụ thể về Chiến lược an ninh quốc gia trong thông điệp hàng năm gửi Quốc hội, từ đó xác định phương hướng chính sách đối nội và đối ngoại của đất nước.

Quốc hội Liên bang Nga, trên cơ sở Hiến pháp và kiến nghị của Tổng thống và Chính phủ, xây dựng cơ sở pháp lý của nhà nước trong lĩnh vực đảm bảo an ninh quốc gia.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 111 trang tài liệu này.

Trong phạm vi thẩm quyền của mình, Chính phủ Liên bang Nga căn cứ những trọng tâm về đảm bảo an ninh quốc gia mà Tổng thống nêu ra trong thông điệp hàng năm gửi Quốc hội để điều phối hoạt động của các cơ quan chính quyền hành pháp Liên bang cũng như các chủ thể khác. Chính phủ được lập các khoản ngân sách cần thiết để triển khai các chương trình cụ thể cho công tác này.

Hội đồng An ninh Liên bang Nga phải tiến hành các hoạt động nhằm kịp thời phát hiện và đánh giá các nguy cơ đe dọa an ninh quốc gia, chuẩn bị dự thảo để trình Tổng thống các giải pháp ngăn chặn, đề xuất ý kiến về lĩnh vực đảm bảo an ninh quốc gia, nghiên cứu đề xuất ý kiến điều chỉnh các điều khoản cụ thể trong Chiến lược an ninh quốc gia Liên bang Nga. Hội đồng An ninh Liên bang điều phối hoạt động của các lực lượng và cơ quan có chức năng đảm bảo an ninh quốc gia, kiểm tra các cơ quan chính quyền hành pháp Liên bang và các chủ thể khác trong việc triển khai các nghị quyết về lĩnh vực này.

Chiến lược an ninh quốc gia Liên Bang Nga dưới chính quyền Tổng Thống V.Putin 2000 – 2008 - 8

Cơ quan chính quyền hành pháp Liên bang bảo đảm thực hiện luật pháp Liên bang Nga, thực hiện các quyết định của Tổng thống và Chính phủ Liên bang Nga trong việc bảo đảm an ninh quốc gia. Trong phạm vi thẩm quyền của mình, cơ quan hành pháp Liên bang Nga soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực này và đệ trình lên Tổng thống, Chính phủ Liên bang Nga.


Cơ quan chính quyền hành pháp của các chủ thể thuộc Liên bang phối hợp với cơ quan chính quyền hành pháp Liên bang trong việc thực hiện luật pháp và các quyết định của Tổng thống và Chính phủ Liên bang Nga về đảm bảo an ninh quốc gia, đồng thời thực hiện các kế hoạch, chương trình và sắc lệnh của Tổng tư lệnh tối cao ban hành về lĩnh vực an ninh quốc phòng, đề xuất ý kiến với cơ quan chính quyền hành pháp Liên bang về các biện pháp hoàn thiện hệ thống đảm bảo an ninh quốc gia của Liên bang Nga. Cơ quan chính quyền hành pháp của các chủ thể thuộc Liên bang còn cần phối hợp với các cơ quan tự quản địa phương thực hiện các biện pháp thu hút công dân, các tổ chức xã hội và các tổ chức khác hỗ trợ giải quyết các vấn đề an ninh quốc gia theo luật pháp Liên bang.

Ngoài ra, Chiến lược an ninh quốc gia Liên bang Nga đã nhấn mạnh về việc sử dụng có hiệu quả và phát triển một cách toàn diện khả năng của cơ quan tình báo và phản gián nhằm kịp thời phát hiện các mối đe dọa và xác định nguồn gốc của những mối đe dọa đó có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với việc bảo đảm an ninh quốc gia Liên bang Nga.

Như vậy, theo Chiến lược an ninh quốc gia Liên bang Nga, hệ thống bảo đảm an ninh quốc gia hoạt động trong quyền hạn của mình hướng tới mục đích chung là tăng cường bảo đảm an ninh quốc gia Liên bang Nga. Các thể chế dân chủ hình thành, cơ cấu chính quyền nhà nước Liên bang đã được xây dựng cộng với sự tham gia rộng rãi của các đảng phái chính trị và tổ chức xã hội vào việc thực hiện Chiến lược an ninh quốc gia (2000) là tiền đề cho nước Nga phát triển năng động trong thế kỷ XXI.

* * *

Văn kiện “Chiến lược an ninh quốc gia Liên bang Nga” đã bao quát được các mặt đời sống chính trị, xã hội, kinh tế, quốc phòng, đối ngoại, môi trường… của


Liên bang Nga, đưa ra những đường hướng chính để từ đó hoạch định các chính sách đối nội và đối ngoại của nhà nước dưới chính quyền Tổng thống V.Putin.

Được phê duyệt vào những ngày đầu tiên trên cương vị lãnh đạo cao nhất đất nước của V.Putin (ngày 10/01/2000), văn kiện mang một ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Không như Học thuyết an ninh quốc gia (1997) ra đời trong bối cảnh đất nước rối ren về chính trị, giới cầm quyền tập trung tranh giành quyền lực lẫn nhau mà không dành nhiều quan tâm cho việc giải quyết khủng hoảng về mọi mặt nên nhanh chóng đánh mất vai trò là văn kiện quan trọng hàng đầu bao gồm những đường hướng chính trong chính sách của nhà nước. Với những nội dung cơ bản đã nêu ở trên, Chiến lược an ninh quốc gia Liên bang Nga đã thực sự được chính quyền Tổng thống V.Putin sử dụng làm nền tảng cơ sở cho các chính sách của nhà nước trong nhiều lĩnh vực nhằm mục đích bảo vệ an ninh quốc gia để từ đó từng bước vực dậy đất nước về nội lực và tìm lại vị trí xứng đáng của Liên bang Nga trên trường quốc tế.


CHƯƠNG 3

THỰC THI CHIẾN LƯỢC AN NINH QUỐC GIA LIÊN BANG NGA DƯỚI CHÍNH QUYỀN TỔNG THỐNG V.PUTIN 2000 - 2008


Tiếp nhận đất nước đang gặp khó khăn trong nhiều lĩnh vực và trong bối cảnh quốc tế phức tạp, với việc phê duyệt “Chiến lược an ninh quốc gia Liên bang Nga”, Tổng thống V.Putin và Chính phủ của ông mong muốn đất nước Liên bang Nga bước vào thế kỷ XXI với một diện mạo mới tốt đẹp hơn so với thời kỳ ảm đạm dưới chính quyền Tổng thống B.Yeltsin.

Như đã khẳng định trong chính nội dung của văn kiện, Chiến lược an ninh quốc gia Liên bang Nga bao gồm những đường hướng quan trọng nhất trong chính sách của nhà nước Liên bang Nga. Trên cơ sở các định hướng trong Chiến lược an ninh quốc gia Liên bang Nga, nhiều văn kiện quan trọng đã được ban hành, đó là những chiến lược, chính sách của nhà nước trong tất cả các lĩnh vực. Có thể kể đến “Học thuyết quân sự của Liên bang Nga”, “Chiến lược đối ngoại của Liên bang Nga”, “Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Liên bang Nga giai đoạn 2000 - 2010”... và nhiều chương trình, kế hoạch khác của chính phủ.

Có thể khẳng định rằng, Chiến lược an ninh quốc gia Liên bang Nga năm 2000 đã thực sự là văn kiện quan trọng hàng đầu của nhà nước để hoạch định các chính sách đối nội và đối ngoại trong giai đoạn Tổng thống V.Putin nắm quyền lãnh đạo đất nước.


3.1 Thực thi Chiến lược an ninh quốc gia Liên bang Nga trong hai nhiệm kỳ của Tổng thống V.Putin

Liên bang Nga dưới sự lãnh đạo của Tổng thống V.Putin khẳng định tiếp tục công cuộc cải cách kinh tế thị trường và xây dựng xã hội dân chủ, thực hiện mục


tiêu dân giầu nước mạnh. Tuy nhiên, bước đi và phương pháp tiến hành cải cách thận trọng hơn so với thời kỳ trước. Để đạt được mục tiêu đề ra, đã có rất nhiều biện pháp được thực thi, trong đó có những biện pháp chính, những biện pháp hỗ trợ, những biện pháp trực tiếp hoặc gián tiếp nhằm đảm bảo an ninh quốc gia. Trước tiên, Tổng thống V.Putin đã kiện toàn lại hệ thống đảm bảo an ninh quốc gia Liên bang Nga, phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, cơ chế phối hợp lẫn nhau và sự phối hợp với các đảng phái và các tổ chức xã hội.

Như Chiến lược an ninh quốc gia Liên bang Nga đã khẳng định: Việc giải quyết vấn đề tổng thể liên quan đến thực hiện các lợi ích quốc gia của Nga chỉ có thể trên cơ sở một nền kinh tế phát triển bền vững. Vì vậy, Liên bang Nga dưới chính quyền Tổng thống V.Putin tiếp tục chính sách phát triển kinh tế thị trường đồng thời với việc tăng cường vai trò điều tiết vĩ mô của nhà nước. Tổng thống đã xiết chặt quản lý nền kinh tế, đưa vào khuôn khổ “có điều tiết và kiểm soát của nhà nước, có định hướng xã hội hơn” [14].

“Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Liên bang Nga giai đoạn 2000 - 2010” đã đề ra các nội dung biện pháp và chính sách cải cách kinh tế được tập trung vào việc giải quyết những vấn đề cấp bách bao gồm: cải cách thuế, tài chính, ngân hàng, chế độ sở hữu, kinh tế đối ngoại. Nhà nước kích thích đầu tư thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bằng cách thu hút vốn đầu tư nước ngoài và thu hút tiền gửi của dân cư vào chu chuyển kinh tế, thực hiện chính sách cải tạo môi trường kinh doanh và tăng dự trữ ngoại tệ bằng cách tổ chức lại và phát triển ngành ngân hàng, bảo đảm cấp tín dụng có hiệu quả cho các ngành công nghiệp và người dân, bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư và người nước ngoài có trái phiếu. Bên cạnh đó, chú trọng xây dựng hệ thống tài chính có hiệu quả, nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách với tư cách là công cụ quan trọng trong chính sách kinh tế của nhà nước, cải cách hệ thống thuế bằng việc ban hành Luật thuế mới theo hướng hạ thấp tỉ lệ thuế, tăng lĩnh vực thu thuế và đơn giản hóa các loại thuế. Ngoài ra, Tổng thống V.Putin và Chính phủ


Liên bang Nga chủ trương tiếp tục cải cách và hoàn thiện chế độ sở hữu với hai nội dung chủ yếu là: Tư nhân hóa các lĩnh vực còn lại trừ một số lĩnh vực then chốt, các hoạt động khai thác, sử dụng uran hay các lĩnh vực có bí mật quốc gia; Tăng cường khả năng hoạt động hiệu quả của các doanh nghiệp nhà nước ở một số lĩnh vực then chốt [20, tr. 144]. Nhà nước còn thực hiện chính sách mở rộng và phát triển hợp tác quốc tế trong lĩnh vực kinh tế, thương mại với nhiều nước, nhiều khu vực trên thế giới nhằm đưa nền kinh tế Nga tham gia tích cực hội nhập vào nền kinh tế thế giới.

Nhà nước đã đề ra chính sách công nghiệp tích cực, ưu tiên phát triển những ngành công nghiệp đi đầu trong tiến bộ khoa học kỹ thuật, đồng thời hiện đại hóa nông nghiệp, thực hiện một loạt chính sách hỗ trợ khu vực sản xuất nhất là các lĩnh vực Nga có thế mạnh như dầu khí, khai khoáng, sản xuất vũ khí, vũ trụ,… Chính quyền Tổng thống V.Putin còn tiến hành nhiều biện pháp nhằm xóa bỏ kinh tế ngầm, ngăn chặn sự thao túng của giới tài phiệt đối với nền kinh tế, tăng cường sự kiểm soát của chính phủ đối với một phần lớn ngành dầu khí và doanh thu từ ngành này, tiến công vào các loại tội phạm kinh tế. Ngoài ra, sau khi lên nắm quyền lãnh đạo đất nước, Tổng thống V.Putin đã chú trọng tới việc thực hiện các chính sách kinh tế thiên về lĩnh vực xã hội, có thể hiểu là luôn coi chính sách xã hội là phương hướng ưu tiên của phát triển kinh tế đất nước, hay nói cách khác, kinh tế phát triển đi đôi với tăng cường đầu tư cho các lĩnh vực xã hội.

Thực hiện nhiệm vụ đã đề ra trong Chiến lược an ninh quốc gia Liên bang Nga là đảm bảo ổn định chính trị, bảo vệ nhà nước Liên bang và chế đồ hợp hiến ở Nga, V.Putin đã thực hiện hàng loạt các chính sách, biện pháp quan trọng. Ông áp dụng các biện pháp cứng rắn thiết lập lại sự quản lý thống nhất về mặt hành pháp của Trung ương đối với địa phương, lập thiết chế đại diện của Tổng thống ở các đại khu của nước Nga. Các đại diện toàn quyền của Tổng thống có bốn nhiệm vụ chính: Tổ chức thực hiện một cách thống nhất các phương châm cơ bản trong chính sách đối nội, đối ngoại của nhà nước Liên bang do Tổng thống đề ra; giám sát tình hình


thực hiện Hiến pháp Liên bang Nga và các nghị quyết của nhà nước Liên bang; đảm bảo cho Tổng thống có thể thực thi chính sách cán bộ ở các chủ thể; báo cáo định kỳ với Tổng thống về các vấn đề an ninh quốc gia, tình hình chính trị và kinh tế xã hội tại đại khu của mình. Như vậy, thông qua các vị đại diện toàn quyền, Tổng thống đã tăng cường sự giám sát đối với các chủ thể thuộc Liên bang.

Đồng thời, V.Putin đã thực hiện chính sách xác lập quan hệ hợp tác mang tính xây dựng giữa chính phủ và Đuma quốc gia, điều chỉnh hệ thống pháp luật của chính phủ Liên bang và của địa phương theo hướng tăng cường chế độ liên bang và hệ thống quyền lực trực tiếp của tổng thống. Đặc biệt, đáng lưu ý là việc thực hiện chính sách cấm các nhà tài phiệt can dự vào công việc chính trị quốc gia và giành lại các phương tiện truyền thông từ tay các nhà tài phiệt [31]. Cùng với việc điều chỉnh sắp xếp cơ cấu và các chức vụ quan trọng của chính phủ Liên bang, Tổng thống V.Putin còn cải cách, hoàn thiện hệ thống các chính đảng, xóa bỏ những đảng có ít người và mang tính khu vực, xây dựng quy chế tham gia đời sống chính trị quốc gia nói chung và tham gia tuyển cử nói riêng của các chính đảng. Mặt khác, V.Putin còn đề ra và thực hiện một nội dung quan trọng khác là cải cách hành chính nhà nước hướng đến giảm các hành vi lạm dụng quyền hành của các quan chức chính phủ, giảm chồng chéo nhằm nâng cao quyền lực và hiệu quả làm việc của các cơ quan nhà nước trung ương, khắc phục sự chia rẽ giữa các vùng và địa phương.

Để ổn định xã hội, nhà nước Nga chú trọng triển khai những chính sách xã hội, ưu tiên quốc gia về y tế, giáo dục và nhà ở. Về y tế, năm 2004, trong chương trình phát triển kinh tế - xã hội, lần đầu tiên vấn đề cải cách y tế được nhấn mạnh cùng với cải cách kinh tế nhằm mục tiêu hiện đại hoá y tế. Các nội dung của cải cách hiện đại hoá y tế là: Nâng cao khả năng tiếp cận và chất lược phục vụ y tế cho đông đảo các tầng lớp nhân dân; Xây dựng dịch vụ y tế miễn phí theo đối tượng (những người có thu nhập thấp, cựu chiến binh, người nghỉ hưu); Xây dựng tiêu chuẩn bắt buộc đối với dịch vụ y tế cũng như thủ tục khám, chẩn đoán bệnh và cấp

Xem tất cả 111 trang.

Ngày đăng: 25/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí