Tác Động Của Việc Thực Thi Chiến Lược An Ninh Quốc Gia Tới Mối Quan Hệ Giữa Liên Bang Nga Với Một Số Đối Tác.


không bao giờ đồng ý với những giải thích của Mỹ về sự cần thiết của hệ thống phòng thủ tên lửa ở châu Âu. Ông luôn cho rằng đây là vấn đề ảnh hưởng trực tiếp tới nước Nga, đe dọa an ninh Liên bang Nga. Vì những tranh cãi trên mà mối quan hệ Nga - Mỹ đã có những lúc gay gắt. Và kết quả là trong hai nhiệm kỳ của Tổng thống V.Putin, nước Mỹ đã không thể triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa ở châu Âu (Thực tế vào tháng 9 năm 2009, Mỹ đã từ bỏ nỗ lực triển khai lá chắn tên lửa trên mặt đất tại Ba Lan và Czech do vấp phải sự phản đối của Nga. Tuy nhiên, đến đầu năm 2010, Mỹ lại quyết định triển khai hệ thống lá chắn mới, sẽ chỉ ngăn chặn tên lửa tầm ngắn và tầm trung, cả trên biển và trên mặt đất). Vấn đề hệ thống phòng thủ tên lửa ở châu Âu sẽ còn là vấn đề nổi cộm trong quan hệ Nga - Mỹ. Cùng với các bất đồng khác (trong vấn đề Iran, mở rộng NATO, SNG,…), bên cạnh những đồng thuận (chống chủ nghĩa khủng bố, hợp tác kinh tế thoát khỏi khủng hoảng,…) sẽ làm nên mối quan hệ rất phức tạp giữa hai quốc gia này.

Ngoài ra, còn phải kể đến việc Mỹ và các nước lớn, hoặc trung tâm trên thế giới luôn có chính sách kìm chế Nga trên con đường phát triển, không muốn Liên bang Nga như một Liên Xô trước đây. Điều này cũng là một thách thức lớn đối với nước Nga trong hoạt động ngoại giao nhằm khẳng định vị thế của mình trên trường quốc tế.

Như vậy, tình hình đối nội và đối ngoại của nước Nga dưới chính quyền Tổng thống V.Putin vẫn còn không ít vấn đề. Đó thực sự là thách thức cho quá trình phát triển đất nước Liên bang Nga trong giai đoạn tiếp theo để thực sự đạt được mục tiêu đảm bảo an ninh quốc gia Liên bang Nga.

3.3 Tác động của việc thực thi Chiến lược an ninh quốc gia tới mối quan hệ giữa Liên bang Nga với một số đối tác.

Chiến lược an ninh quốc gia Liên bang Nga đã xác định quan hệ hợp tác quốc tế để thực hiện các nhiệm vụ bảo đảm an ninh quốc gia, bảo vệ các lợi ích kinh tế, lợi ích an ninh - chính trị, lợi ích văn hóa và các lợi ích khác của quốc gia,


theo hướng ưu tiên là các nước SNG và các nước, các trung tâm lớn trên thế giới. Vì vậy, việc thực thi Chiến lược an ninh quốc gia năm 2000 đã có những tác động nhất định tới mối quan hệ giữa Liên bang Nga với các đối tác.

* Hợp tác với các nước SNG

SNG là đối tượng ưu tiên số 1 của Nga. Nga muốn tăng cường đối tác chiến lược với các nước SNG bởi đây là những nước thuộc Liên bang Xô viết trước kia, là nơi Nga đã có sẵn cơ sở chính trị, kinh tế, quân sự của mình và chính các nước này cũng là vùng đệm xung quanh nước Nga [6, tr. 145]. Mặt khác, vấn đề quyền của người gốc Nga đang sinh sống ở những nước này là vấn đề được nhà nước quan tâm. Vì vậy, Nga luôn đánh giá cao vai trò của SNG và bản thân Nga cũng là nhân tố liên kết chính trong Cộng đồng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 111 trang tài liệu này.

Xét về lợi ích kinh tế, khu vực này là cơ sở sản xuất nguyên vật liệu quan trọng và là thị trường hàng hóa to lớn của Nga nên sự phát triển của nền kinh tế Nga không thể tách rời khỏi sự hợp tác với các nước SNG. Và thực tế là hoạt động hợp tác kinh tế thương mại và đầu tư trong những năm qua giữa Nga và các nước SNG đã liên tục tăng góp phần vào việc thực hiện nhiệm vụ ổn định và phát triển kinh tế, bảo vệ lợi ích kinh tế của đất nước. Thương mại giữa Nga và SNG năm 2004 tăng khoảng 35,9%, đầu tư từ Nga vào các nước SNG giai đoạn 2000 - 2005 tăng lên 4,7 lần [6, tr. 148]. Năm 2005, Nga cùng với ba nước SNG khác là Belarus, Kazakhstan và Kyrgyzstan đã thành lập Cộng đồng kinh tế Á -Âu nhằm hướng tới xây dựng một liên minh thuế quan.

Trong lĩnh vực hợp tác chính trị và an ninh, dù có sự cạnh tranh ảnh hưởng rất gay gắt ở khu vực này của Mỹ và phương Tây, nhưng Nga vẫn xác định rõ đẩy mạnh hợp tác chính trị và an ninh với SNG là nhân tố quan trọng đảm bảo an ninh quốc gia và sự toàn vẹn lãnh thổ của Liên bang Nga. Nga tiếp tục gây áp lực với các nước SNG thông qua cơ chế của Hiệp ước an ninh tập thể, duy trì vai trò là nước cung cấp toàn bộ vũ khí, kỹ thuật quân sự cho các nước thành viên. Tháng 10/2004,

Chiến lược an ninh quốc gia Liên Bang Nga dưới chính quyền Tổng Thống V.Putin 2000 – 2008 - 11


Nga đã chính thức gia nhập Tổ chức hợp tác Trung Á (CACO), một tổ chức bao gồm Kazakhstan, Kyrgyzstsan, Tajikistan và Uzbekistan nhằm tăng cường hợp tác với các nước trong khu vực.

Để đạt được mục đích tiếp tục giữ vai trò thủ lĩnh và tăng cường liên kết trong Cộng đồng SNG, Liên bang Nga đã, đang và sẽ cố gắng duy trì sự kiểm soát đối với khu vực này bằng việc tiếp tục đẩy mạnh hợp tác an ninh, chính trị cũng như kinh tế với các nước SNG.

* Quan hệ Nga - EU

Châu Âu là khu vực ưu tiên thứ hai trong chính sách ngoại giao của Nga. Đây vốn là khu vực ưu tiên truyền thống của Nga. Mối quan hệ giữa Nga và EU là mối quan hệ đối tác kinh tế, chính trị.

Hợp tác kinh tế Nga - EU là lĩnh vực hợp tác chính và đạt thành tựu về nhiều mặt từ đầu tư, thương mại…góp phần giúp Nga hướng tới mục tiêu phát triển nền kinh tế của mình, đặc biệt là hợp tác trong lĩnh vực năng lượng. Năng lượng của Nga xuất khẩu chủ yếu sang châu Âu đã tạo ra sự phụ thuộc chặt chẽ của phần lớn các nước châu Âu vào Nga buộc EU phải nghĩ tới việc tìm kiếm các nguồn cung cấp năng lượng khác (đầu tư vào các dự án đường ống dẫn dầu từ Trung Á và Trung Đông sang châu Âu mà không qua Nga). Điều này dẫn đến việc Nga không thể không tính đến phải đa dạng hóa chiến lược xuất khẩu năng lượng của mình [6, tr. 179]. Nhưng đó là tương lai, là chiến lược lâu dài, còn hiện nay, EU vẫn đang phụ thuộc vào Nga về năng lượng.

Về chính trị, an ninh, Nga và EU đã đạt được những bước tiến dài trong quan hệ hợp tác nhằm mục đích xây dựng một châu Âu ổn định và không bị chia rẽ. Tuy nhiên vẫn còn nhiều bất đồng trong quan điểm giữa Nga và EU, đặc biệt là nỗ lực cạnh tranh nhằm tăng cường ảnh hưởng tại các nước SNG, vấn đề mở rộng EU, NATO đến sát biên giới nước Nga, vấn đề Iran… Tuy nhiên, những bất đồng này vẫn không mấy ảnh hưởng tới mối quan hệ đang tốt đẹp giữa hàng ngàn công ty lớn


nhỏ trong lĩnh vực kinh tế, thương mại. Việc duy trì hợp tác với EU vẫn là một mục tiêu của chính sách đối ngoại của Nga vì trước hết nhằm phục vụ cho lợi ích kinh tế, bình ổn và tiếp tục tăng trưởng kinh tế.

Ngoài ra, hợp tác Nga - EU trong những năm đầu thế kỷ XXI còn thể hiện ở các nội dung: thỏa thuận vấn đề an toàn hạt nhân, ủng hộ Nga ký Nghị định thư Kyoto và gia nhập WTO, hợp tác tiếp tục kiểm soát buôn bán ma túy, tội phạm có tổ chức quốc tế, đồng thời xây dựng cơ chế chống lại chủ nghĩa khủng bố quốc tế và giải quyết vấn đề Chechnya, kiểm soát khủng hoảng và an ninh quốc tế. Đây là những lĩnh vực hợp tác góp phần quan trọng vào đảm bảo an ninh quốc gia Liên bang Nga.

* Quan hệ với Mỹ

Liên bang Nga ngày nay hiểu rằng, quan hệ với Mỹ là điều kiện cần thiết để cải thiện tình hình quốc tế và ổn định chiến lược thế giới. Tính chất của mối quan hệ Nga - Mỹ hiện nay chuyển từ đối đầu thù địch sang quan hệ thực dụng vừa hợp tác vừa đấu tranh.

Trước hết, Nga không phải không nhận thấy rằng Mỹ là quốc gia có nguồn công nghệ và tài chính lớn nhất thế giới. Vì vậy, Nga phải cần đến sự hợp tác với Mỹ để xây dựng một nền kinh tế bền vững, tránh nguy cơ tụt hậu so với thế giới, bao gồm cả việc loại bỏ các nguy cơ đe dọa đến an ninh quốc gia về các mặt chính trị, quốc phòng,…. Mặc dù Mỹ vấn tiếp tục “chính sách hai mặt với Nga”, dù Mỹ đôi lúc đối xử không bình đẳng (hay nói đúng hơn là coi thường Nga), nhưng Nga không vì thế mà xa lánh Mỹ [23, tr. 99]. Nước Nga vẫn phải thúc đẩy sự hợp tác, làm ăn với Mỹ. Ngoài ra, việc thực thi Chiến lược an ninh quốc gia Liên bang Nga với những nhiệm vụ chống khủng bố, chống phổ biến vũ khí hạt nhân… đã kéo quan hệ hai nước lại với nhau. Đây chính là đặc thù “thực dụng” trong chính sách đối ngoại của Nga mà Tổng thống V.Putin nhiều lần nhấn mạnh.


Song, quan hệ Nga - Mỹ vẫn chứa đựng những bất đồng sâu sắc trong các vấn đề chính trị, an ninh. Tổng thống V.Putin là người cực lực lên án cuộc chiến của Mỹ tiến hành ở Iraq, vấn đề Kosovo,… Ông còn phê phán trật tự thế giới “đơn cực”, và tại Hội nghị quốc tế lần thứ 43 về chính trị và an ninh ở Munich (Đức), đã thẳng thắn công kích về chính sách ngoại giao của Mỹ. Ông phát biểu trước Hội nghị rằng, đang có một sự lạm dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế, phớt lờ những nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế và các hành động quân sự của Mỹ là đơn phương, không hợp lệ và chỉ tạo ra bất ổn và nguy hiểm. Ông cáo buộc Mỹ triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo đã kích động một cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân mới, đe dọa đến các thể chế quốc tế và làm tình hình Trung Đông thêm mất ổn định. Đối với những vấn đề thuộc lợi ích chiến lược của Liên bang Nga, khi xác định rằng bị đụng chạm, xâm hại, Nga đã có những phản ứng kịch liệt. Như với nhiệm vụ đảm bảo an ninh biên phòng, quân sự…, Nga đã và sẽ không lùi bước trước việc Mỹ đặt hệ thống phòng thủ tên lửa tại châu Âu. Nga phản đối việc Mỹ can thiệp vào công việc của SNG, vào việc giải quyết vấn đề Kavkaz, châu Á, phản ứng mạnh mẽ việc Mỹ và phương Tây can thiệp vào công việc nội bộ của Nga, cụ thể là bác bỏ đề nghị của Mỹ và phương Tây về việc Nga nên đàm phán với lực lượng ly khai Chechnya.

Có thể thấy rằng, với sự phát triển kinh tế, gia tăng tiềm lực quốc phòng cùng với vũ khí “năng lượng”, Nga ngày càng độc lập tự chủ đối với Mỹ và cuộc đua vừa hợp tác vừa cạnh tranh giữa hai cường quốc này trong lĩnh vực an ninh quốc phòng và an ninh năng lượng sẽ ngày càng quyết liệt. Nhiều nghiên cứu cũng như thực tế phần nào đã chứng minh cục diện của mối quan hệ này: Nga càng muốn vươn lên, Mỹ càng cố gắng kìm chế Nga và trong xu thế chung, vai trò “nhất siêu” của Mỹ vẫn tiếp tục suy giảm, vai trò của “nước Nga mới” sẽ ngày càng tăng lên [6, tr. 182].


Như vậy, từ việc thực thi Chiến lược an ninh quốc gia Liên bang Nga, mối quan hệ Nga - Mỹ sẽ ngày càng phức tạp và tiếp tục ảnh hưởng lớn tới quan hệ quốc tế.

* Hợp tác trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương

Khu vực châu Á - Thái Bình Dương ngày càng có vị trí quan trọng trong chính sách phát triển cũng như đường lối đối ngoại của Liên bang Nga vì ở khu vực này tập trung nhiều đối tác quan trọng như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN).

Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) là diễn đàn đa phương quan trọng hàng đầu đối với Nga trong khu vực. Việc thực hiện mục tiêu Bogor, tăng cường tự do hóa thương mại trong suốt thời gian qua đã góp phần liên kết Nga với các nước APEC. Nga sẽ tham gia tích cực hơn nữa vào APEC, đặc biệt là về tự do hóa thương mại, an ninh năng lượng, hợp tác về khoa học - công nghệ, đối thoại giữa các nền văn minh và những lĩnh vực mà Nga có thế mạnh [6, tr. 183].

Trong thời gian qua, Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) đã có sự dịch chuyển từ một cơ chế hợp tác về an ninh, quốc phòng, sang liên kết về kinh tế, thương mại, quan tâm tới các vấn đề từ môi trường, dịch bệnh, từ khép kín sang mở cửa có thể kết nạp thêm các thành viên mới. SCO sẽ có vai trò ngày càng lớn không chỉ ở Trung Á mà còn cả khu vực châu Á nói chung. Vì vậy, Nga chú trọng tới quan hệ đa phương và song phương trong khuôn khổ SCO phù hợp với định hướng đối ngoại của Liên bang Nga là đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ, cùng với hợp tác kinh tế, thương mại, cần tăng cường hợp tác về an ninh, chính trị, quân sự, văn hóa xã hội.

ASEAN có vị thế địa chiến lược quan trọng, án ngữ tuyến đường biển vận tải từ Đông sang Tây, từ Bắc xuống Nam và tất cả các nước ASEAN (trừ Lào) đều giáp biển và có những hải cảng tầm cỡ quốc tế như: Singapore, Cam Ranh, (Việt


Nam), Subic (Philipines)…[32, tr. 293]. Chính vì thế, ASEAN luôn là một đối tác mà Nga quan tâm nhằm phục vụ các lợi ích kinh tế, an ninh, chính trị của mình.

Hợp tác Nga - ASEAN ngày càng được tăng cường, cơ chế hợp tác từng bước được hoàn thiện. Nga đã tham gia đầy đủ vào các Hiệp ước của ASEAN đặc biệt tích cực tham gia vào Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF), chứng tỏ sự thống nhất về lợi ích trong việc đảm bảo một khu vực hòa bình nhằm phát triển kinh tế, chống lại sự đe dọa của chủ nghĩa khủng bố và tội phạm xuyên quốc gia và một loạt hợp tác an ninh khác mà hai Bên cùng quan tâm. Nga coi ARF là nền tảng quan trọng nhất đảm bảo quyền lợi của Nga tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Trong thời gian qua, hợp tác giữa Nga và ASEAN trong các lĩnh vực kinh doanh, chinh phục vũ trụ, năng lượng, công nghệ vật liệu xây dựng, công nghệ sinh học, y học và thiết bị y tế, công nghệ thông tin và truyền thông, thăm dò và khai thác khoáng sản… có nhiều điều kiện để phát triển. Riêng hợp tác kinh tế, thương mại giữa Nga và ASEAN hướng tới: Thúc đẩy phát triển quan hệ thương mại và đầu tư; Hợp tác về tài chính; Phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ; Phát triển lĩnh vực công nghiệp; Hợp tác về năng lượng.

Việc mở rộng quan hệ hợp tác với ASEAN sẽ giúp Nga đạt được những mục tiêu kinh tế, xã hội, an ninh góp phần đảm bảo lợi ích quốc gia của Nga trong các lĩnh vực đó.

Trong quan hệ song phương, Nga coi Trung Quốc là đối tác quan trọng hàng đầu tại khu vực. Quan hệ giữa hai nước ngày càng phát triển thể hiện đầy đủ mối quan hệ đối tác chiến lược trong mọi lĩnh vực từ chính trị, đến kinh tế thương mại, quân sự, năng lượng. Nga rất cần nhiều nguồn đầu tư từ vốn đến nhân lực của Trung Quốc để có đủ nguồn lực khai phá và phát triển vùng lãnh thổ châu Á từ Sibiri đến Viễn Đông của mình. Ngoài ra, Nga còn cần sự hỗ trợ của Trung Quốc trong việc chống lại các phần tử Hồi giáo ly khai ở Chechnya được sự khuyến khích của nhiều lực lượng Hồi giáo cực đoan ở Trung Á. Đối với Trung Quốc, quan hệ


với Liên bang Nga giúp đảm bảo môi trường hòa bình, an ninh ở phía Bắc phục vụ cho phát triển kinh tế, duy trì ổn định và sự thống nhất của đất nước, thúc đẩy hợp tác kinh tế ở phía Đông và tập trung sức lực mở rộng ảnh hưởng xuống vùng Đông Nam Á [23, tr. 75]. Trong hợp tác kinh tế với Nga, Trung Quốc tiếp cận được với nguồn tài nguyên thiên nhiên giàu có ở vùng Sibiri, đáp ứng sự thiếu hụt về năng lượng và nhiên liệu. Những cố gắng trong quan hệ Nga - Trung sẽ làm đối trọng Nga

- Trung ngày càng gia tăng, giảm bớt thế đơn cực của Mỹ trên cục diện thế giới. Mặt khác, cả hai nước thấy cần thiết phải cùng nhau hợp tác để giải quyết những vấn đề quốc tế gay cấn và chống lại mối đe dọa của chủ nghĩa khủng bố quốc tế.

Bên cạnh quan hệ Nga - Trung, không thể không kể đến mối quan hệ Nga - Nhật. Với tranh chấp về quần đào Kurin, quan hệ Nga - Nhật vẫn diễn biến rất phức tạp. Nhiều cuộc đàm phán giữa hai nước kể từ khi Liên Xô tan rã năm 1991 đến nay đã không giải quyết được vấn đề tranh chấp về chủ quyền đảo Kurin. Trong hai nhiệm kỳ của mình, V.Putin đã có lúc tuyên bố trả lại cho Nhật bản 2 trong số 4 đảo và ủng hộ Nhật chạy đua dành ghế thường trực trong Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc… Tuy nhiên, tất cả những tuyên bố đó đến nay vẫn chưa đạt được kết quả thực tế nào. Cuối cùng chỉ thấy quyết tâm của Tổng thống V.Putin trong việc bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ Liên bang Nga (bao gồm cả quần đảo Kurin). Đến nay, đây vẫn được xem là cản trở lớn trong quan hệ song phương giữa hai nước.

Mặc dù vậy, vẫn có thể khẳng định rằng hợp tác trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương đem lại cho Nga các lợi ích kinh tế, an ninh quốc phòng, nhằm phát triển kinh tế vùng lãnh thổ châu Á, chấn hưng vùng Viễn Đông, cải thiện vị thế về kinh tế và chính trị của Nga với thế giới.

3.4 Mối quan hệ Nga - Việt trong hai nhiệm kỳ của Tổng thống V.Putin

Trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm, bước vào thế kỷ XXI, quan hệ hợp tác giữa Liên bang Nga và Việt Nam phát triển năng động hơn. Việc điều chỉnh các chiến lược, chính sách của Liên bang Nga trong các lĩnh vực từ kinh tế, xã hội, an

Xem tất cả 111 trang.

Ngày đăng: 25/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí