Đảm Bảo An Ninh Quốc Gia Trong Một Số Lĩnh Vực Đối Nội Khác


đối với mỗi công dân, mang tính nhắc nhở, đảm bảo sự bình đẳng của mọi người dân trước pháp luật. Đề phòng và đấu tranh chống tội phạm, trước hết cần phát triển nền tảng pháp lý làm cơ sở vững chắc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, đồng thời phải tuân thủ các nghĩa vụ pháp lý quốc tế của nước Nga trong lĩnh vực đấu tranh chống tội phạm và bảo vệ quyền con người. Ở đây, điều quan trọng là phải loại trừ các sơ hở trong luật pháp, khủng hoảng trong kinh tế, xã hội, chính trị - những môi trường nuôi dưỡng tội phạm.

Để ngăn ngừa tham nhũng trong bộ máy chính quyền và khắc phục những kẽ hở có thể bị lợi dụng để hợp thức hoá thu nhập bất hợp pháp, nhà nước cần lập ra một hệ thống kiểm soát tài chính hữu hiệu, hoàn thiện các biện pháp về hành chính, dân sự và hình sự, lập ra cơ chế kiểm tra tài sản và những nguồn thu của người có chức quyền và các viên chức nhà nước khác không phụ thuộc vào hình thức sở hữu cũng như phải kiểm tra sự phù hợp giữa thu và chi của họ.

2.4.2.3 Đảm bảo an ninh quốc gia trong một số lĩnh vực đối nội khác

Theo Chiến lược an ninh quốc gia Liên bang Nga, bảo vệ an ninh quốc gia còn bao gồm cả bảo vệ các giá trị văn hoá, tinh thần, sức khoẻ và bảo vệ môi trường sinh thái.

* Lĩnh vực văn hóa, tinh thần

Bảo vệ các giá trị văn hoá, tinh thần cụ thể là bảo vệ các di sản văn hoá, tinh thần, đạo đức, truyền thống lịch sử và các chuẩn mực xã hội, duy trì những thành quả văn hoá của tất cả các dân tộc Nga. Liên bang Nga cần phải gìn giữ những giá trị văn hóa to lớn của mình như các bảo tàng, bộ sưu tập ở các thư viện và đối tượng lịch sử - văn hóa khác.

Để làm được như vậy, nhà nước cần tạo điều kiện kinh tế - xã hội cho các hoạt động sáng tạo và các cơ quan văn hoá thực hiện tốt chức năng của mình. Nhà nước cần hình thành một chính sách quốc gia trong lĩnh vực giáo dục, đạo đức và tinh thần cho nhân dân, chống lại mọi ảnh hưởng tiêu cực của các tổ chức tôn giáo


và giáo phái nước ngoài, tuyệt đối cấm sử dụng các phương tiện thông tin truyền thông đại chúng để truyền bá bạo lực, kích động những biểu hiện thấp hèn. Việc truyền bá văn hóa dân tộc Nga, đạo đức - tôn giáo, truyền thống lịch sử và các tiêu chuẩn trong đời sống xã hội cần phải được đặc biệt chú ý. Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, cần tuyên truyền các kinh nghiệm giáo dục của các trường học sư phạm, trung tâm văn hóa và dân tộc hướng tới các đối tượng trẻ em, thiếu niên, thanh niên và sinh viên Nga. Mặt khác, nhà nước Liên bang cần xác định rõ không thể đổi mới tinh thần xã hội nếu không phát huy vai trò của tiếng Nga. Tiếng Nga không chỉ là nhân tố quan trọng nhằm gắn kết nhân dân một nước đa dân tộc như Liên bang Nga mà còn là ngôn ngữ giao dịch liên quốc gia trong SNG.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 111 trang tài liệu này.

* Bảo vệ sức khỏe nhân dân Nga

Trong lĩnh vực bảo vệ và nâng cao sức khoẻ nhân dân, cả xã hội và các cơ quan chính quyền hành pháp và lập pháp cần quan tâm phát triển hình thức trợ giúp của nhà nước (cấp Liên bang và các chủ thể thuộc Liên bang), các cơ quan bảo hiểm và y tế tư nhân, thực hiện bảo hộ các ngành công nghiệp y và dược trong nước, triển khai các chương trình cấp Liên bang về vệ sinh dịch tễ, về bảo vệ sức khỏe trẻ em, về cấp cứu y tế và xử lý hậu quả các thảm hoạ.

Chiến lược an ninh quốc gia Liên Bang Nga dưới chính quyền Tổng Thống V.Putin 2000 – 2008 - 7

* Bảo vệ môi trường sinh thái

Bảo đảm an ninh quốc gia trong lĩnh vực sinh thái đã trở thành một vấn đề cấp bách không chỉ trong hoạt động của nhà nước mà còn đối với toàn xã hội. Vì vậy, Chiến lược an ninh quốc gia Liên bang Nga đã nêu ra các hướng ưu tiên trong lĩnh vực bảo vệ môi trường sinh thái. Đó là việc sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên, là việc giáo dục văn hoá sinh thái trong nhân dân. Ngoài ra, nhà nước và xã hội cần ưu tiên cho việc ngăn chặn tình trạng ô nhiễm môi trường thông qua biện pháp nâng cao độ an toàn cho những công nghệ liên quan đến chôn và huỷ các chất phế thải trong công nghiệp và sinh hoạt, ngăn chặn ô nhiễm phóng xạ đối với môi trường, hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả của những vụ tai nạn và thảm


hoạ phóng xạ đã xảy ra từ trước. Đối với phần vũ khí đã thanh lọai, trước hết là số tầu ngầm, tầu chiến và tầu vận tải thủy có trang bị năng lượng hạt nhân, đầu đạn hạt nhân, nhiên liệu tên lửa lỏng và nhiên liệu của các nhà máy điện nguyên tử, cần được bảo quản hoặc huỷ một cách an toàn cho môi trường sinh thái. Khi bảo quản và huỷ lượng vũ khí hoá học dự trữ phải chú ý tới đảm bảo an toàn môi trường và sức khoẻ nhân dân.

Một hướng ưu tiên nữa cho việc bảo vệ môi trường sinh thái là phải xây dựng và áp dụng các biện pháp sản xuất an toàn, tìm kiếm phương pháp sử dụng các nguồn năng lượng không làm hại môi sinh, áp dụng ngay các biện pháp bảo vệ môi trường ở những nơi môi sinh đang bị đe doạ trong toàn Liên bang Nga.

Để thực hiện được các hướng ưu tiên như vậy, nhà nước cần có quan điểm mới về tổ chức và thực hiện dân phòng trên lãnh thổ Nga, hoàn thiện hơn nữa về chất lượng hệ thống thống nhất phòng và khắc phục các tình trạng khẩn cấp, gồm cả tiếp tục liên kết với hệ thống tương tự của các nước khác.

Có thể thấy rằng, với cách đề cập như trên trong Chiến lược an ninh quốc gia Liên bang Nga, vấn đề bảo vệ mội trường sinh thái, bảo vệ các giá trị văn hoá, tinh thần và sức khoẻ cho người dân là vấn đề được nhà nước Liên bang quan tâm và đề ra những biện pháp thực hiện góp phần đảm bảo an ninh quốc gia Liên bang Nga trong các lĩnh vực đối nội.

2.4.3 Đảm bảo an ninh biên phòng, thông tin, quân sự và phòng chống tội phạm quốc tế

Các lĩnh vực biên phòng, thông tin, quân sự, đấu tranh chống tội phạm quốc tế là các lĩnh vực được nhà nước Liên bang Nga quan tâm đề ra những nhiệm vụ chủ yếu trong hoạt động đối nội và đối ngoại nhằm bảo đảm an ninh quốc gia.

* Đảm bảo an ninh biên phòng

Nhà nước Liên bang Nga đã xác định vị trí địa lý - chính trị, diện tích lãnh thổ của Nga có ý nghĩa đặc biệt trong việc giải quyết những vấn đề liên quan đến


đảm bảo lợi ích và an ninh quốc gia Liên bang Nga. Vì vậy, Chiến lược an ninh quốc gia Liên bang Nga đã nêu ra các nhiệm vụ trọng tâm trong lĩnh vực đảm bảo an ninh biên phòng.

Trong hoạt động đối nội, nhiệm vụ xây dựng nền tảng pháp quy là nhiệm vụ cần thiết hàng đầu cho việc đảm bảo an ninh biên phòng của toàn Liên bang. Sự hoàn thiện các văn bản pháp luật về biên giới quốc gia của Liên bang Nga, sự hình thành cơ sở pháp lý quốc tế về biên giới quốc gia và phân định lãnh thổ giữa Nga và các nước láng giềng là điều kiện tiên quyết cho việc đảm bảo lợi ích và an ninh quốc gia trên biên giới và trong lòng lãnh thổ Liên bang Nga.

Trong hoạt động đối ngoại, các nhiệm vụ trọng tâm nhằm đảm bảo an ninh biên phòng của nước Nga được đề ra trong Chiến lược an ninh quốc gia Liên bang Nga năm 2000 là:

“- Phát triển hợp tác biên phòng liên quốc gia;

- Chống lại sự bành trướng kinh tế, dân số, văn hoá và tôn giáo từ các nước khác sang lãnh thổ Nga;

- Ngăn chặn hoạt động của các tổ chức tội phạm xuyên quốc gia cũng như tình hình nhập cư trái phép;

- Thực hiện các biện pháp tập thể về đảm bảo an ninh biên giới của các nước thành viên SNG.” [Phụ lục 4]

* Đảm bảo an ninh thông tin

Chiến lược an ninh quốc gia Liên bang Nga đã khẳng định: Trong điều kiện xã hội thông tin hiện đại ngày nay và sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin càng làm tăng thêm sự cần thiết phải đảm bảo an ninh quốc gia trong lĩnh vực này.

Nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong lĩnh vực an ninh thông tin của Liên bang Nga là thực hiện các quyền tự do hợp Hiến của công dân trong lĩnh vực hoạt


động thông tin. Đây là nhiệm vụ mới được Chiến lược an ninh quốc gia Liên bang Nga nêu ra so với Học thuyết an ninh quốc gia Liên bang Nga (1997).

Các nhiệm vụ nhằm bảo vệ an ninh thông tin trong khu vực nhà nước là hoàn thiện và bảo vệ mạng lưới thông tin trong nước, liên kết với không gian thông tin thế giới, chống nguy cơ gây đối đầu về lĩnh vực thông tin. Nước Nga cần hoàn thiện cấu trúc thông tin, tăng cường sự phát triển công nghệ thông tin, tiêu chuẩn hóa các thiết bị dò tìm, thu thập, lưu trữ, xử lý và phân tích thông tin cùng với sự gia nhập vào cấu trúc thông tin toàn cầu.

* Đảm bảo an ninh quân sự

Theo Chiến lược an ninh quốc gia Liên bang Nga, đảm bảo an ninh quân sự của Liên bang Nga là hướng quan tâm trọng yếu nhất của nhà nước. Mục đích chính là đảm bảo khả năng phản ứng thích hợp đối với những nguy cơ có thể nảy sinh trong thế kỷ XXI với chi phí quốc phòng hợp lý.

Nhiệm vụ hết sức quan trọng là kiềm chế và ngăn chặn các cuộc xâm lược chống Nga và các đồng minh của Nga ở mọi quy mô. Trong những trường hợp cần thiết, nước Nga sẽ xem xét khả năng sử dụng sức mạnh quân sự để đảm bảo an ninh quốc gia. Liên bang Nga sẽ sử dụng các lực lượng và phương tiện sẵn có, kể cả vũ khí hạt nhân trong trường hợp cần chống trả hành động xâm lược vũ trang, nếu đã áp dụng mọi biện pháp giải quyết tình hình khủng hoảng và các biện pháp đó không còn tác dụng.

Trường hợp nảy sinh nguy cơ dùng bạo lực để thay đổi chế độ hợp hiến, sự toàn vẹn lãnh thổ, hoặc đe doạ sinh mạng và sức khoẻ công dân cũng là những trường hợp có thể sử dụng sức mạnh quân sự ở trong nước và phải hoàn toàn phù hợp với Hiến pháp và pháp luật Nga.

Trong việc ngăn chặn chiến tranh và các cuộc xung đột vũ trang, Liên bang Nga coi trọng các giải pháp chính trị, ngoại giao, kinh tế và các giải pháp phi quân sự khác. Song lợi ích quốc gia đòi hỏi phải có sức mạnh quân sự đủ để đảm bảo


quốc phòng. Nước Nga phải có lực lượng hạt nhân đảm bảo có thể tấn công gây hậu quả định trước cho bất cứ quốc gia hoặc liên minh quốc gia xâm lược nào trong mọi tình huống. Liên bang Nga cần tạo những điều kiện cần thiết để tổ chức các nghiên cứu khoa học ưu tiên cho các nghiên cứu cơ bản, dự báo và có tính phát hiện nhằm xây dựng được một cơ sở khoa học kỹ thuật đón đầu và có triển vọng đáp ứng lợi ích quốc phòng và an ninh của đất nước.

Các lực lượng vũ trang Nga đóng vai trò chính trong đảm bảo an ninh quân sự của Nga. Trong thời bình, các lực lượng vũ trang Nga phải đủ khả năng bảo vệ chắc chắn đất nước khi bị tấn công cả trong không trung - vũ trụ. Mặt khác, các lực lượng vũ trang phải có sự phối hợp với nhau giải quyết các nhiệm vụ chống xâm lược cả khi có chiến tranh cục bộ (các cuộc xung đột vũ trang), cũng như triển khai chiến lược để thực hiện nhiệm vụ của chiến tranh quy mô lớn. Đồng thời phải đảm bảo cho nước Nga thực hiện hoạt động kiến tạo hoà bình.

* Đấu tranh chống tội phạm quốc tế

Chiến lược an ninh quốc gia Liên bang Nga đã đề cập đến nguy cơ tội phạm quốc tế mà đặc biệt là chủ nghĩa khủng bố. Đấu tranh với chủ nghĩa khủng bố và các loại tội phạm quốc tế khác như ma túy, buôn lậu là một bộ phận quan trọng trong việc đảm bảo an ninh quốc gia Liên bang Nga cũng như đảm bảo an ninh toàn cầu nói chung. Tình hình khủng hoảng về kinh tế và xã hội, sự xuất hiện mâu thuẫn trong quan hệ quốc tế, các vấn đề tranh cãi khu vực và quốc tế cùng với việc chưa hoàn thiện hệ thống luật pháp chuẩn… là những điều kiện cho sự xuất hiện các dạng tội phạm này.

Đấu tranh chống tội phạm quốc tế cần được tiến hành trên cơ sở các biện pháp đồng bộ có quy mô quốc gia. Mặt khác, trên cơ sở các hiệp định quốc tế, nước Nga cần phải đẩy mạnh hợp tác một cách hiệu quả giữa các cơ quan bảo vệ pháp luật, các cơ quan mật vụ của Nga với các nước khác, thậm chí hợp tác với các tổ chức quốc tế có nhiệm vụ đấu tranh chống khủng bố. Ngoài ra, cần sử dụng rộng rãi


hơn kinh nghiệm quốc tế đấu tranh với các hiện tượng tội phạm này, lập ra cơ chế phối hợp chống khủng bố quốc tế, đảm bảo kiểm soát có hiệu quả các kênh có thể bị lợi dụng để buôn bán trái phép vũ khí, chất nổ, ma tuý cả trong nước cũng như đưa từ nước ngoài vào. Các cơ quan chính quyền nhà nước Liên bang cần phải truy nã tất cả những kẻ tham gia hoạt động khủng bố, không phân biệt các hành động khủng bố gây thiệt hại cho nước Nga đó được lên kế hoạch và thực hiện ở đâu.

2.4.4 Đảm bảo an ninh quốc gia trong lĩnh vực đối ngoại

Đảm bảo an ninh quốc gia trong lĩnh vực đối ngoại là một bộ phận quan trọng trong đảm bảo các lợi ích và an ninh quốc gia Liên bang Nga, góp phần thực hiện các mục tiêu đề ra trong các lĩnh vực đối nội của nhà nước. Chiến lược an ninh quốc gia Liên bang Nga đã nêu ra những mục tiêu quan trọng mà chính sách đối ngoại của nhà nước phải hướng tới nhằm đảm bảo an ninh quốc gia:

“- Tiến hành đường lối chính trị đối ngoại tích cực.

- Củng cố vững chắc các cơ chế quản lý đa phương then chốt đối với các quá trình chính trị và kinh tế thế giới, trước hết thông qua sự bảo trợ của Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc.

- Đảm bảo điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, để duy trì sự ổn định toàn cầu và khu vực.

- Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân Nga sống ở nước ngoài, trong đó áp dụng các biện pháp kinh tế, chính trị và các biện pháp khác.

- Phát triển quan hệ với các quốc gia thành viên SNG theo các nguyên tắc luật pháp quốc tế, phát triển các quá trình liên kết đáp ứng lợi ích của Nga trong khuôn khổ SNG. Đây là một trong những hướng ưu tiên quan trọng nhất của chính sách đối ngoại của Liên bang Nga. Nhằm đảm bảo an ninh quốc gia, nước Nga cần phối hợp hành động và hợp tác có hiệu quả với các nước thành viên SNG.

- Đảm bảo trọn vẹn quyền của Liên bang Nga tham gia các cơ cấu kinh tế, chính trị toàn cầu và khu vực.


- Phối hợp giải quyết các cuộc xung đột, kể cả tham gia hoạt động giữ gìn hoà bình dưới sự bảo trợ của Liên Hợp Quốc, của các tổ chức quốc tế khác.

- Đạt tiến bộ trong lĩnh vực kiểm soát vũ khí hạt nhân, duy trì sự ổn định chiến lược trên thế giới trên cơ sở các nước cùng thực hiện các cam kết quốc tế của mình trong lĩnh vực này.

- Thực hiện những cam kết cùng nhau về cắt giảm và huỷ bỏ vũ khí giết người hàng loạt, vũ khí thông thường, thực hiện các biện pháp củng cố lòng tin và ổn định, đảm bảo sự kiểm soát quốc tế trong xuất khẩu hàng hoá, công nghệ cũng như dịch vụ có mục đích quân sự và lưỡng dụng.

- Đổi mới hoặc ký kết các thoả thuận pháp lý mới về kiểm soát, hạn chế và cắt giảm vũ khí, nếu cần thiết sẽ soạn thảo các thoả thuận mới, đặc biệt là về các biệt pháp củng cố lòng tin và an ninh.

- Hỗ trợ thành lập các khu vực không có vũ khí huỷ diệt hàng loạt.

- Phát triển hợp tác quốc tế chống tội phạm và khủng bố xuyên quốc gia.” [Phụ lục 4]

Riêng đối với lĩnh vực kinh tế đối ngoại, Chiến lược an ninh quốc gia Liên bang Nga nhấn mạnh đến những nhiệm vụ quan trọng nhất là: Tạo ra các điều kiện thuận lợi để nền kinh tế Nga hoà nhập với nền kinh tế thế giới; Mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hoá Nga; Hình thành không gian kinh tế thống nhất với các quốc gia là thành viên của SNG.

Để thực hiện được những mục tiêu đề ra trong hoạt động kinh tế đối ngoại, quan trọng nhất là nước Nga cần cân đối chính sách tài chính - tín dụng theo hướng giảm dần sự lệ thuộc của Nga vào các khoản tín dụng vay từ nước ngoài và củng cố vị thế của Liên bang Nga trong các tổ chức kinh tế - tài chính quốc tế. Nhà nước cần phải đẩy mạnh vai trò của mình trong điều tiết hoạt động của các công ty ngân hàng, bảo hiểm và đầu tư của nước ngoài, đặt ra những hạn chế cần thiết và có cơ sở khi chuyển giao những mỏ tài nguyên có ý nghĩa chiến lược, những công trình

Xem tất cả 111 trang.

Ngày đăng: 25/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí