Khảo Sát Ý Kiến Các Chuyên Gia Về Chiến Dịch Truyền Thông Vsattp:


khiếp nơi sản xuất trứng cho McDonal… đều tạo dư luận và tác động mạnh mẽ tới nhận thức của độc giả.

Yếu tố đa phương tiện (Multimedia) cho phép kết hợp các loại hình truyền thông trong việc chuyển tải thông điệp, nhằm gây sự chú ý, hấp dẫn và thuyết phục công chúng. Thông điệp sản phẩm multimedia có khả năng tác động vào nhiều giác quan cua con người, không chỉ tăng độ hấp dẫn, mà quan trọng là tính khách quan, chân thực, độ tin cậy và khả năng thuyết phục thông tin.

Cũng giống với năm 2012, trong năm 2011 các tin bài có nguồn từ Cục ATVSTP rất ít với tỷ lệ tin chiếm 3%, bài phỏng vấn chiếm 1%, bài phóng sự chiếm 2%, phản ánh chiếm 5%.

2.1.2.2. Báo Tuổi trẻ

Từ tháng 1/2012 đến tháng 12/2012:

Trong thời gian từ tháng 1 đến tháng 12-2012, tỷ lệ các thể loại báo chí trên báo Tuoitre.vn về các đề tài có liên quan đến VSATTP được phân bổ như sau:

Bảng 2.3: Bảngthống kê các thể loại báo chí được sử dụng trong chuyên mục kinh tế tiêu dùng của báo Tuoitre.vn từ tháng 01/2012 đến tháng 12/2012



Thể loại

Nguồn

Tin

Bài phỏng vấn

Bài phóng sự

Bài phản ánh

Thể loại khác

Báo Tuoitre.vn

65%

0%

10%

20%

5%

Cục ATVSTP

8%

0%

2%

2%

0%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 154 trang tài liệu này.

Chiến dịch truyền thông trong chương trình mục tiêu Quốc gia vệ sinh an toàn thực phẩm - 9

Theo như bảng thống kê trên thì:

Formatted: Font: Not Bold, No underline, Font color: Auto, Vietnamese (Vietnam)

Formatted: Font: Not Bold, No underline, Font color: Auto, Vietnamese (Vietnam)

Formatted: Font: Not Bold, No underline, Font color: Auto


- Thể loại tin trên báo Tuoitre.vnchiếm đa số (65%) hơn một nửa so với các thể loại bài phản ánh, bài phỏng vấn, bài phóng sự và các thể loại khác. Điều này chứng tỏ báo Tuổi trẻ rất “chuộng” tin. Có thể nói báo chí nói chung và báo điện tử nói riêng coi tin là thể loại xung kích, có nội dung quyết định và chính yếu trong báo chí. Bởi xã hội ngày càng phát triển cũng có nghĩa thời gian dành cho đọc báo ngày càng bị thu hẹp. Do vậy, tin chính là hình thức phản ánh thông tin được ưa chuộng nhất. Ngoài ra tin có khả năng chuyển tải đi thông điệp của chiến dịch truyền thông về VSATTP một cách ngắn gọn, nhanh chóng nhưng vẫn đầy đủ, chính xác. Ưu điểm này được báo Tuoitre.vn tận dụng tốt hơn là so với Vietnamnet. Báo Tuoitre.vn có lực lượng phóng viên đông đảo, thêm cả phóng viên thường trú nên lượng tin một ngày rất lớn. Nếu viết quá nhiều bài dài thì sẽ không có đủ thông tin cung cấp cho độc giả, Đó là lý do tại sao thể loại tin được báo Tuoitre.vn tập trung sử dụng nhiểu.

Ví dụ: Ngày 26/04/2012, báo Tuổi trẻ đưa tin Bắt giữ 1,3 tấn heo thối” với nội dung như sau “ Ngày 25-4, Chi cục Thú y TP.HCM và lực lượng kiểm tra liên ngành Q.Tân Phú đã tổ chức kiểm tra nhà xe khách của Công ty TNHH Cẩm Vân (49 Tân Thành, P.Hòa Thạnh, Q.Tân Phú). Trong quá trình kiểm tra hàng của xe khách 43X-2266, lực lượng kiểm tra liên ngành đã thu giữ tang vật gồm ba thùng heo sữa chết và hai bao da heo mốc xanh, bốc mùi hôi thối. Tất cả được ghi tên chủ lô hàng là một người tên Trang”do phóng viên Cẩm Vân – Vũ Anh thực hiện.

- Thể loại bài phản ánh được báo Tuổi trẻ sử dụng đứng vị trí thứ 2 trong bảng thống kế chiếm 20%. Đây là thể loại bao hàm một mảng tư liệu rộng hơn, một chủ đề được phát triển tỉ mỉ hơn. Kế tiếp đó là bài phóng sự chiếm con số khiêm tốn 10%, thể loại khác 5%.

- Ngoài ra bài phỏng vấn không được sử dụng trong hình thức thể hiện các thể loại bài viết của báo Tuoitre.vn. Rò ràng thể loại tin vẫn là thể loại chủ


chốt được báo Tuoitre.vn tập trung sử dụng với những thế mạnh đặc trưng của thể loại này như đã trình bày ở trên.

Mặc dù thế mạnh của báo Tuoitre.vn là tin nhưng thống kê số tin bài có nguồn từ Cục ATVSTP chiếm tỷ lệ khá khiêm tốn 8%. So với báo điện tử Vietnamnet tỷlệ này tăng không đáng kể. Tiếp đến là bài phóng sự với cùng tỷ lệ là 2% chứng tỏ việc cung cấp thông tin và phối hợp của Cục ATVSTP với báo Tuoitre chưa được diễn ra mạnh mẽ.

Từ tháng 1/2011 đến tháng 12/2011:

Trong thời gian từ tháng 1 đến tháng 12-2011, tỷ lệ các thể loại báo chí trên báo Tuoitre.vn về các đề tài có liên quan đến VSATTP được phân bổ như sau:

Bảng2.4: Bảng thống kê các thể loại báo chí được sử dụng trong chuyên mục kinh tế tiêu dùng của báo Tuoitre.vn từ tháng 01/2011 đến tháng 12/2011.



Thể loại

Nguồn

Tin

Bài phỏng vấn

Bài phóng sự

Bài phản ánh

Thể loại

khác

Báo

Tuoitre.vn

55%

4%

15%

25%

1%

Cục

ATVSTP

7%

0%

2%

3%

0%


Theo như bảng thống kê trên thì:

- Tương tự với năm 2012, đến năm 2011 thể loại tin vẫn chiếm đa số (55%) trong tổng số các thể loại khác trên báo Tuoitre.vn. Có thể nói, các tin viết trên Tuoitre.vn đều theo theo tiêu chí 5W+1H của báo chí. Các tin tức sau khi được xử lý tiếp tục được cập nhật và mở rộng phạm vi, đối tượng có liên quan. Do đó khi theo dòi tin, người tiêu dùng có thể có thể phần nào nắm bắt được tình hình.Tin về VSATTP là đề tài hết sức nhạy cảm liên quan đến người


Formatted: Font: Not Bold, No underline, Font color: Auto, Vietnamese (Vietnam)

Formatted: Font: Not Bold, No underline, Font color: Auto, Vietnamese (Vietnam)

Formatted: Font: Not Bold, No underline, Font color: Auto


tiêu dùng, nhà sản xuất, cơ quan quản lý nhà nước và dư luận xã hội. Viết tin không chỉ để cho hay mà còn phải tạo được dư luận nhưng dư luận phải ổn định và trật tự xã hội.

Đưa tin nhanh là một lợi thế và cũng là tiêu chí hàng đầu của các báo điện tử nói chung. Những sự kiện nổi bật thường được tổng lực huy động. Để chạy đua với các báo khác, báo điện tử có thể chạy trước một cái tít và một số câu mở đầu, sau đó mới tiếp tục chèn thêm thông tin và ảnh minh họa.

- Thể loại bài phản ánh và phóng sự năm 2011 nhiểu hơn so với năm 2012, chiếm tỷ lệ lần lượt là 25% và 15%. Thể loại các bài phỏng vấn có xuất hiện trên báo Tuoitre.vn nhưng không nhiều chiếm 4% còn lại là các thể loại khác.

Tóm lại, về hình thức thể hiện hầu như các thể loại tin bài trên hai báo khá đa dạng, phong phú. Với những thế mạnh đó mà cách thể hiện của các bài viết sinh động lên rất nhiều. Ngoài ra so sánh về hình thức thể hiện giữa hai báo điện tử Vietnamnet và Tuoitre.vn cho thấy: Mỗi tờ báo lại có những thế mạnh về loại hình thể hiện riêng.

- Báo Tuoitre.vn mạnh về tin hơn báo điện tử Vietnamnet (kết quả khảo sát cho thấy tỷ lệ thể loại tin được được sử dụng trong chuyên mục kinh tế tiêu dùng của báo Tuoitre.vn trong hai năm 2011 và 2012 đều từ 50% trở lên).

Do tin có ưu điểm về khả năng chuyển tải đi thông điệp của chiến dịch truyền thông VSATTP một cách ngắn gọn, nhanh chóng nhưng vẫn đầy đủ, chính xác nên thể loại này được báo Tuoitre.vn tận dụng tốt hơn là so với Vietnamnet. Báo Tuoitre.vn có lực lượng phóng viên đông đảo, thêm cả phóng viên thường trú nên lượng tin một ngày rất lớn. Nếu viết quá nhiều bài dài thì sẽ không có đủ thông tin cung cấp cho độc giả, đó là lý do báo Tuoitre.vn rất “chuộng” tin.


Formatted: Font: Not Bold, No underline, Font color: Auto


- Còn đối với báo Vietnamnet, tin cũng xuất hiện nhưng với số lượng ít hơn. Có những tin chỉ 100-200 chữ, nhưng có bài viết dài hơn. Với báo Vietnamnet thì tin không phải thế mạnh mà tập trung chủ yếu ở thể loại bài phản ánh với những thông tin lập luận, thông tin phỏng vấn chuyên gia một cách có hệ thống. Dù là hình thức thể hiện nào thì mục đích cuối cùng vẫn là chuyển tải thông điệp VSATTP một cách đầy đủ, chính xác và hiệu quả nhất.‌

Các hoạt động của chiến dịch truyền thông vệ sinh an toàn thực phẩm được phản ánh không nhiều trên cả hai tờ báo điện tử Vietnamnet và Tuoitre.vn chủ yếu dưới hình thức đưa tin về sự kiện. Trong thời điểm phát động Tháng hành động vệ sinh an toàn thực phẩm của 2 báo điện tử Vietnamnet và tuổi trẻ số lượng bài có giảm tuy nhiên theo phỏng vấn sâu các phóng viên của 2 báo cho biết: Đây chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên chứ không phải do tác động của chiến dịch truyền thông trong chương trình mục tiêu quốc gia VSATTP do báo Tuổi trẻ và Vietnamnet thực hiện.

2.2. Khảo sát ý kiến các chuyên gia về chiến dịch truyền thông VSATTP:

2.2.1 Kết quả phỏng vấn các chuyên gia báo chí

Tôi đã tiến hànhkhảo sát các ý kiến về “Chiến dịch truyền thông trong chương trình mục tiêu quốc gia vệ sinh an toàn thực phẩm” của 4 chuyên gia bao gồm các trưởng/phó ban/ phóng viên phụ trách mảng Vệ sinh an toàn thực phẩm trên các báo điện tử Tuổi trẻ online và Vietnamnetthông qua Phiếu phỏng vấn sâu có sử dụng thang đo Likert (kèm phụ lục). Kết quả thu được có số liệu như sau:

- Về phổ biến thông tin về các hoạt động trong chiến dịch truyền thông VSATTP do Cục ATVSTP, Bộ Y tế thực hiện

Theo kết quả khảo sát ý kiến phóng viên, biên tập công tác tại báo điện tử Vietnamnet và Tuổi trẻ cho thấy cả 4 người (chiếm100%) không hài lòng về việc phổ biến thông tin về các hoạt động trong chiến dịch truyền thông vệ sinh


an toàn thực phẩm do Cục ATVSTP thực hiện. Nguyên nhân chủ yếu theo các phóng viên là do Cục ATVSTP không đưa ra câu trả lời hoặc có câu trả lời nhưng chưa đạt hiệu quả cung cấp thông tin cho phóng viên và công chúng.

- Ý kiến phóng viên báo tuổi trẻ: ”Nếu báo chí muốn tìm hiểu về những vấn đề VSATTP chủ yếu là họ phải tự tìm hiều. VD gần đây có vụ sữa Danlait chẳng hạn, sau vụ đấy báo chí nói rất là nhiều, rất bối rối về hàm lượng đạm..v..v thế nhưng khi mà đã bối rối quá rồi, đã hết mức độ rồi thì mới có cuộc họp báo hay là lúc người ta đang rất bức xúc về chuyện vì sao có thông tin trên báo nói là có cá mực được bảo quản bằng thuốc trừ sâu để chống kiến gián thì tại cuộc họp báo chúng tôi có đặt câu hỏi với ông Cục trưởng nhưng cũng không nhận được câu trả lời về vấn đề”.

- Ý kiến phóng viên báo VietNamnet: “Dù là chương trình mục tiêu quốc gia và xác định truyền thông có nhiệm vụ quan trọng trong việc thực hiện song trên thực tế (đối với bản thân tôi), Cục ATVSTP không có buổi phổ biến chính thức nào về nội dung của chương trình này đối với các phóng viên chuyên trách lĩnh vực y tế nói chung, ATVSTP nói riêng của các báo (theo tôi biết, các báo đều có PV chuyên trách về lĩnh vực này). Tuy nhiên, trong những buổi làm việc chung với tất cả các phóng viên nhân dịp một sự kiện nào đó (VD về sự kiện ra đời thông tư quản lý thức ăn đường phố chẳng hạn) hoặc trong các cuộc phỏng vấn riêng thì lãnh đạo Cục có nói về các dự án của chương trình mục tiêu quốc gia này.

- Mặc dù Cục VSATTP mỗi quý đều tổ chức một cuộc họp báo, và rất hài lòng về cách cung cấp thông tin của mình cũng như sự phối hợp chặt chẽ. Tuy nhiên kết quả khảo sát đã cho thấy việc cung cấp thông tin giữa Cục ATTP và báo chí chưa đạt được hiệu quả như mong đợi. Việc cung cấp thông tin kịp thời và sự thấu hiểu giữa giữa tổ chức và giới truyền thông đóng vai trò rất quan trọng trong việc truyền tải đúng thông điệp tránh được một số trường hợp thông


tin không chính xác hay “nhiễu thông điệp” gây ảnh hưởng tới tâm lý, thái độ và hành vi của công chúng – những người trực tiếp tiếp nhận thông tin từ tổ chức thông qua các kênh truyền thông.

- Những hiểu biết của nhà báo về chiến dịch truyền thông VSATTP do Cục ATVSATP, Bộ Y tế thực hiện

Kết quả khảo sát cho thấy cả 4 nhà báo (chiếm 100%) đều chắc chắn về hiểu biết của mình về chiến dịch truyền thông VSATTP. Tuy nhiên tất cả đều cho biết những kiến thức của mình về chiến dịch truyền thông đa phần là do phóng viên tự tìm hiểu lấy.

Ý kiến phóng viên báo Vietnamnet: “Hiểu biết về chiến dịch do phóng viên tự tìm hiểu vì tôi làm trong lĩnh vực này còn nếu như tôi không làm trong lĩnh vực này thì mình chỉ biết có chương trình mục tiêu quốc gia. Có nhiều CTMTQG trong đó có CTMTQG về VSATTP mình chỉ biết đến mức độ như vậy thôi. Còn nếu như tôi không làm trong lĩnh vực này thì tôi sẽ không thể biết sâu là gồm những nội dung gì, người ta hoạt động như thế nào, triển khai ra sao.”

Ý kiến phóng viên báo Tuổi trẻ: “Kiến thức về CDTT tôi có được do những hiểu biết của các nhân vì tôi là phóng viên theo dòi nhiều năm mảng ATTP (gần 10 năm trong nghề)”.

- Quan điểmcủa nhà báo đối với chiến dịch truyền thông VSATTP

Khi được hỏi về mức độ ủng hộ của nhà báo đối với chiến dịch truyền thông do Cục ATVSTP thực hiện có 2 người ủng hộ (50%) và 2 người trung lập (50%) không đưa ra câu trả lời chắc chắn ủng hộ hay không ủng hộ. Đa phần các nhà báo đều ủng hộ, họ cho rằng chiến dịch truyền thông VSATTP là rất cần thiết, về chủ trương họ ủng hộ.

- Ý kiến phóng viên báo Tuổi trẻ: “Tôi nghĩ có càng nhiều CDTT càng tốt vì đất nước mình bây giờ người ta mới quan tâm, bắt đầu quan tâm nhiều đến ATVSTP trước đây người ta chỉ quan tâm đến ăn no thôi còn bây giờ quan tâm


đến ăn ngon và sạch sẽ thì bây giờ hơn lúc nào hết thì tất cả các thông tin về ATTP rất nhạy cảm chỉ cần một việc rất nhỏ thôi người ta cũng rất quan tâm cho nên tôi nghĩ là nên tổ chức nhiều chiến dịch truyền thông hơn nhưng mà phải thiết thực hơn nó phải gần gũi, có hiệu quả hơn phải giải đáp được những vấn đề người dân quan tâm”

- Ý kiến của phóng viên Báo Vietnamnet “Về chủ trương thì tôi ủng hộ vì thực ra ATTTP nhiều người không biết được người ta đang khỏe mạnh mà đang mắc bệnh gì, người ta lây bệnh vào thực phẩm một cách vô tình cho nên tôi nghĩ truyền thông là quan trọng. VD ở đây người ta phải khám sức khỏe định kỳ, mình phải giải thích cho người ta tại sao người ta phải kiểm tra sức khỏe định kỳ thì mới được bán thực phẩm để cho người ta hiểu”.

Cả hai ý kiến đưa ra đều cho thấy, các nhà báo nhận thấy tổ chức chiến truyền thông vệ sinh an toàn thực phẩm là cần thiết, nhất là trong thời đại hiện nay khi mà người dân quan tâm nhiều đến vấn đề VSATTP. Tuy nhiên các nhà báo cũng băn khoăn, đề xuất là nên tổ chức nhiều chiến dịch truyền thông hơn nhưng phải thiết thực, gần gũi và có hiệu quả hơn, phải giải đáp được những vấn đề người dân quan tâm.

- Những phát biểu liên quan đến chất lượng chiến dịch truyền thông VSATTP

Đối với ý kiến 1 và 4 với nội dung Chiến dịch truyền thông VSATTP có nhiều hoạt động thu hút tạo hiệu ứng xã hội rộng rãi Nội dung thông điệp truyền thông được thiết kếphù hợp với các lớp đối tượng, cả 4 nhà báo (chiếm 100%) đều không đồng ý. Lý do được các nhà báo đưa ra như sau:

- Ý kiến phóng viên báo Tuổi trẻ: “Tôi nghĩ CDTT chưa tạo được hiệu ứng xã hội, vì tôi thấy những hoạt động hiện nay hơi cũ, mítting rồi các đoàn xe diễu hành dọc phố tôi cho rằng cách làm chưa mới mẻ, còn đơn điệu. Mình phải làm sao nghĩ ra những điều sáng tạo, mới mẻ tạo ra những hiệu ứng mới mẻ”

Xem tất cả 154 trang.

Ngày đăng: 11/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí