Phân Bố Nội Dung Bài Viết Theo Từng Tháng Trên Báo Vietnamnet Từ Tháng 01/2011 Đến Tháng 12/2011.


chuyển tải thông tin nhanh kịp thời, khả năng kết nối lan tỏa cao, đặc biệt tương tác thông tin 2 chiều từ độc giả và tòa soạn…

Lợi thế của báo điện tử:

Cùng với sự phát triển chóng mặt của các công nghệ kết nối, giúp đẩy nhanh tốc độ truy tải, số lượng các tờ báo điện tử cũng nở rộ khắp nơi trên thế giới, truyền tải thông tin dưới mọi hình thức mà các loại báo truyền thống cung cấp. Có thể coi báo điện tử hiện nay là sự hội tụ của cả báo giấy (text), báo tiếng (audio) và báo hình (video). Người lướt web không chỉ được cập nhật tin tức dưới dạng chữ viết mà còn có thể nghe rất nhiều kênh phát thanh và xem truyền hình ngay trên các website báo chí. Điều đó như một xu hướng tất yếu bên cạnh việc đẩy mạnh việc đưa tin tức nhanh, chính xác và hấp dẫn để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của độc giả.

Vì báo điện tử có những ưu thế, hạn chế riêng nên “để tối đa hoá cơ hội thành công, các chiến dịch truyền thông thường kết hợp sự nỗ lực của các phương tiện thông tin đại chúng với những kênh truyền thông cá nhân và cộng đồng khác.”

Tuy nhiên chiến dịch truyền thông vệ sinh an toàn thực phẩm đã huy động các lực lượng truyền thông để chuyển tải thông điệp thế nào, thông điệp đó đã thực sự tác động tới công chúng chưa? Đóng vai trò là một kênh truyền thông của chiến dịch, báo điện tử đã chuyển tải thông tin VSATTP thế nào trong thời gian diễn ra chiến dịch, đặc biệt các đợt cao trào của chiến dịch như Tháng hành động vì VSATTP, Tết Nguyên Đán, Tết Trung thu, phổ biến luật ATTP… Tác giả khảo sát Truyền thông về an toàn vệ sinh thực phẩm trên báo Vietnamnet và báo Tuoitre.vn trong 6 năm từ năm 2006 đến năm 2012. Tuy nhiên do từ năm 2006 đến năm 2010 trên hai tờ báo điện tử không đăng tải dữ liệu nên tác giả tập trung khảo sát chiến dịch truyền thông VSATTP trong 2 năm từ tháng 1-2011 đến tháng 12-2011 và từ tháng 1-2012 đến 2-2012.


2.1.1 Hệ thống các đề tài phản ánh VSATTP

2.1.1.1. Báo Vietnamnet

Từ tháng 1/2012 đến tháng 12/2012:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 154 trang tài liệu này.

Trong thời gian từ tháng 1 đến tháng 12-2012, báo Vietnamnet có khoảng 134 bài viết có liên quan đến ATVSTP, trong đó số lượng các bài đều tăng dần theo các tháng.


Chiến dịch truyền thông trong chương trình mục tiêu Quốc gia vệ sinh an toàn thực phẩm - 6

Biểu đồ 1: Số lượng bài viết VSATTP trên

báo Vietnamnet năm 2012

Số lượng bài viết

T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12

30


25


20


15


10


5


0


Theo như sơ đồ trên thì số lượng bài viết về ATTP qua các tháng ngày càng tăng lên theo thời gian. Đáng chú ý, từ tháng 8 đến tháng 9, số lượng bài viết về ATVSTP tăng đột biến. Sau đó sang tháng 10, số lượng bài viết dù có giảm đôi chút nhưng vẫn ở mức cao là 17 bài/tháng. Điều này cho thấy vấn đề ATVSTP ngày càng diễn biến phức tạp, đặc biệt là vào các tháng cuối năm. Đỉnh điểm tháng 11/2012 với số bài viết ở mức là 26 bài/tháng

Các đề tài tập trung chủ yếu vào các mặt hàng như:

+ Rau, củ, quả


+ Gia súc, gia cầm, hải sản

+ Nước uống, đồ uống có ga

+ Sữa, các sản phẩm cho trẻ em

+ Các đồ ăn khác


30 Hội họp, khuyến

cáo

25 Hóa chất, quy

trình sản xuất bẩn


20 Sản phẩm khác


Sữa, Các sản

15 phẩm cho trẻ

em…

Nước uống, đồ

10 uống có gas


Gia súc, gia cầm,

5 hải sản

Rau, củ, quả

0


+ Hóa chất, quy trình sản xuất bẩn.

Biểu đồ2:Phân bố nội dung bài viết theo từng tháng trên báo Vietnamnet từ tháng 01/2012 đến tháng 12/2012.

Theo như biểu đồ trên thì:

Từ tháng 01/01 đến 28/02/2012: Vào thời gian đầu năm số lượng bài viết về mất VSATTP không nhiều so với các tháng cuối năm đây cũng là thời điểm hàng năm phát động tháng hành động vì chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm (từ 10/1 đến 10/2) . Tháng hành động vì CLVSATTP” được coi là là điểm nhấn trong năm, tạo lên đợt cao điểm, phát động một “chiến dịch truyền thông đẩy mạnh các hoạt động vì CLVSATTP” với mục tiêu: Thứ nhất giảm 10% số vụ ngộ độc thực phẩm trong các dịp Tết dân tộc và trong thời gian diễn ra Lễ hội


so với cùng kỳ năm 2011, Thứ 2 huy động các kênh truyền thông phổ biến đến 100% các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm những nội dung cơ bản của Luật An toàn thực phẩm và các văn bản hướng dẫn liên quan… Tuy nhiên, trong tháng hành động vệ sinh an toàn thực phẩm trên Vietnamnet rất ít đưa tin, hình ảnh phóng sự hoạt động của các cấp ngành địa phương trong công tác bảo đảm VSATTP, phòng chống ngộ độc thực phẩm; mặc dù chủ đề chính, thông điệp của Tháng hành động năm 2012 là “Bảo đảm an toàn thực phẩm Tết dân tộc và các Lễ hội” nhưng cácbài viết chủ yếu tập trung phản ánh tình trạng mất VSATTP thực phẩm tết. Hai bài viết nổi lên trong tháng 1 chủ yếu phản ánh tình trạng bánh mứt kẹo kém chất lượng tràn ngập thị trường nội, và quy trình sản xuất mứt bẩn. Theo bài viết VEF.VN “Tết đến, hàng chục tấn mứt bẩn ra ngoài đường” (đăng ngày 12.1.2012) thì Chi cục Quản lý thị trường TP.HCM tiến hành kiểm tra đột xuất cơ sở sản xuất mứt sen nhãn hiệu Liên, địa chỉ tại số 621, đường Phạm Văn Chí, quận 6. Qua kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện hơn 4 tấn mứt trái cây sản xuất từ Trung Quốc không có nhãn mác và hóa đơn chứng từ….phát hiện trên 1 tấn mứt hạt sen đang sản xuất trong môi trường mất vệ sinh, sử dụng hóa chất công nghiệp trong quá trình chế biến. Phần lớn nguyên liệu dùng để làm mứt tại đây đều được đựng trong các bao bì chứa hóa chất và thức ăn gia súc, rất mất vệ sinh…

Như vậy so với kết quả thực hiện chiến dịch truyền thông theo báo cáo tổng kết “Tháng hành động vì chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2012” cho biết các báo tạp chí của trung ương và địa phương trong Tháng hành động đã tăng cường đăng các tin bài, hình ảnh phóng sự phản ánh hoạt động của các cấp, ngành địa phương trong công tác bảo đảm VSATTP…. Một số báo đã chủ động đăng các nội dung phổ biến, hướng dẫn việc thực hiện các quy định của Pháp luật về VSATTP và kiến thức bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm cho người sản xuất, người tiêu dùng góp phần chuyển đổi nhận thức và thực hành về VSATTP của các nhóm đối tượng, phê phán các cơ sở, cá nhân vi phạm về VSATTP, cũng như biểu dương các đơn vị có thành tích tốt trong


các hoạt động bảo đảm chất lượng VSATTP cho thấy: Hiệu quả tác động của chiến dịch truyền thông mà cao điểm là Tháng hành động vì VSATTP được báo điện tử Vietnamnet phản ánh thì chưa có những bài viết tích cực thể hiện sự chuyển biến mà vẫn chủ yếu tập trung ở các đề tài nóng về VSATTP như vi phạm của các cơ sở cá nhân về VSATTP gây bức xúc cho dư luận. Mặc dù cuối mỗi bài viết đều có thông tin tư vấn, khẩu hiệu “Hãy là người tiêu dùng thông thái, mỗi người tiêu dùng hãy biết tự bảo vệ mình” biết cách lựa chọn thực phẩm an toàn, nói không với hàng kém chất lượng… Trong Tháng hành động, số lượng bài viết về mất an toàn VSTP giảm rò rệt, không phản ánh dày đặc như thời gian giữa và cuối năm. Tuy nhiên theo phỏng vấn phóng viên báo Vietnamnet đây chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên nhưng cũng không thể phủ nhận Tháng hành động VSATTP năm 2012 phần nào đã tác động tới các cơ sở kinh doanh thực phẩm, người tiêu dùng và huy động được sự tham gia của các cấp các ngành quản lý VSATTP.

Đặc biệt tháng 8 và tháng 9/2012: Thời điểm này là thời điểm chuyển giao từ hè sang thu, đây cũng là thời điểm thông điệp về ATVSTP Tết Trung thu được tuyên truyền trên các báo. Chiến dịch truyền thông được tiến hành vào thời điểm Tết Trung thu bao gồm nhiều hoạt động nhằm tuyên truyền các nội dung của Luật ATTP đến với các cấp các ngành doanh nghiệp và người tiêu dùng trong việc sản xuất lựa chọn thực phẩm an toàn nằm bảo vệ quyền lợi và sức khỏe của bản thân và gia đình. Hàng năm cứ đến dịp này, Ban chỉ đạo liên ngành TW về ATVSTP sẽ thành lập các đoàn thanh kiểm tra liên ngành TW tiến hành thanh kiểm tra thực phẩm tại các tỉnh, thành phố trên cả nước. Bên cạnh đó, Ban chỉ đạo liên ngành TW cũng yêu cầu các địa phương thành lập đoàn thanh, kiểm tra liên ngành địa phương tiến hành thanh, kiểm tra tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn quản lý. Năm 2012, Hoạt động kiểm tra ATVSTP dịp Tết Trung thu năm 2012 bắt đầu từ ngày 31/8 và kéo dài tới 5/10. Các đoàn sẽ tập trung kiểm tra về quy trình chế biến bảo


quản thực phẩm, nguồn gốc nguyên liệu các mặt hàng thực phẩm được sử dụng nhiều trong dịp Tết Trung thu như bánh mứt, kẹo, bia rượu, nước giải khát, thịt, sản phẩm từ thịt; phụ gia thực phẩm; việc bảo đảm cách biệt nguồn gây độc hại, nguồn gây ô nhiễm kiểm tra nguyên liệu, kiểm tra dụng cụ ăn uống, chứa đựng thực phẩm; kiểm tra bao gói và các vật liệu tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm... Mặc dù công tác kiểm tra chặt chẽ, quy mô như vậy tuy nhiên: Đề tài nóng hổi trong tháng 9, đó là bánh trung thu nhiễm bẩn và rau củ quả nho, mận, lựu từ Trung Quốc và măng khô chứa chất lưu huỳnh. Vietnamnet đã trích dẫn theo báo điện tử dantri Phát hiện bánh trung thu nhiễm khuẩn E.coli vượt… 800 lần quy định. Phóng viên đưa tin khá cụ thể: Sáng 29/9/2012, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Quảng Bình (ATVSTP) cho biết, trong quá trình kiểm tra lực lượng chức năng đã phát hiện 2 loại bánh trung thu đang lưu hành trên địa bàn bị nhiễm khuẩn E.Coli vượt quá 800 lần so với quy định.

Thông tin trên vừa được đưa ra thì sau đó 3 ngày, Vietnamnet tiếp tục đưa tin về Bánh trung thu bị tố mốc đentheo báo GDVN (đăng ngày 2/10/2012).Theo phóng viên đưa tin thì theo chị Hạnh N. (ngụ tại Cầu Giấy, Hà Nội phản ánh: “Tôi mua bánh Kinh Đô Trăng vàng, giá 770.000 đồng/hộp tại siêu thị Fivimart. Trên bánh ghi hạn sử dụng đến ngày 04/10/2012, nhưng đến ngày 27/9 hộp bánh đã mốc đen. Một hộp có 4 chiếc thì mốc mất 3 chiếc. Trong khi đó, bánh vẫn còn niêm phong, bao bì không rách, vỏ bọc vẫn kín”. Với một công ty lớn như công ty Kinh Đô, sau khi nhận được phản ánh của khách hàng Đại diện Công ty Kinh Đô, ông Nguyễn Hữu Thành - Trưởng bộ phận chăm sóc khách hàng trả lời như sau: Bánh mốc đúng là không đảm bảo về tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm thật nhưng nếu ăn với số lượng lớn thì mới ảnh hưởng tới sức khỏe, còn ăn với số lượng ít thì mức độ ảnh hưởng không đáng kể. Có tất cả 10 bình luận cho bài viết này, quan điểm vô trách nhiệm trên đã gây nhiều bức xúc cho công chúng.


Hàng năm chiến dịch truyền thông vận động xã hội với việc thiết kế những thông điệp truyền thông bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán phù hợp với từng nhóm đối tượng cụ thể như phòng ngừa ngộ độc bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, Các cơ quan quản lý tăng cường thanh kiểm tra xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm VSATTP, Các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về an toàn vệ sinh thực phẩm, Người tiêu dùng chỉ mua và sử dụng các thực phẩm có nguồn gốc xuất xứ rò ràng; Kiểm tra kỹ nhãn mác bảo quản thực phẩm; Không sử dụng thực phẩm ôi thiu, mốc hỏng. “Vì tết Nhâm Thìn an khang – hạnh phúc. Hãy bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm”

Từ tháng 1/2011 đến 12/2011:

Trong thời gian từ tháng 1 đến tháng 12-2011, báo Vietnamnet có khoảng 162 bài viết có liên quan đến ATVSTP, trong đó số lượng các bài đều tăng dần theo các tháng.



Biểu đồ 3: Số lượng bài viết ATVSTP trên báo

Vietnamnet năm 2011

25


20


15


Số lượng bài viết

10


5


0

T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12



Theo như sơ đồ trên thì số lượng bài viết về ATTP qua các tháng ngày càng tăng lên theo thời gian. Đáng chú ý, từ tháng 4 đến tháng 6, số lượng bài


viết về ATVSTP tăng đột biến. Sau đó sang tháng 7, số lượng bài viết dù có giảm đôi chút nhưng vẫn ở mức cao là 14 bài/tháng. Điều này cho thấy vấn đề ATVSTP ngày càng diễn biến phức tạp, đặc biệt là vào các giữa năm. Đỉnh điểm tháng 6/2011 với số bài viết ở mức là 23 bài/tháng

Các đề tài tập trung chủ yếu vào các mặt hàng như:

+ Rau, củ, quả

+ Gia súc, gia cầm, hải sản

+ Nước uống, đồ uống có ga

+ Sữa, các sản phẩm cho trẻ em

+ Các đồ ăn khác



25

Hội họp, khuyến

cáo

20 Hóa chất, quy trình

sản xuất bẩn


Sản phẩm khác

15


Sữa, Các sản

10 phẩm cho trẻ em…

Nước uống, đồ uống có gas

5

Gia súc, gia cầm,

hải sản

0 Rau, củ, quả


+ Hóa chất, quy trình sản xuất bẩn.


Biểu đồ 4: Phân bố nội dung bài viết theo từng tháng trên báo Vietnamnet từ tháng 01/2011 đến tháng 12/2011.

Theo như biểu đồ trên thì:

Xem tất cả 154 trang.

Ngày đăng: 11/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí