Kết Quả Phỏng Vấn Cục Trưởng Cục An Toàn Vệ Sinh Thực Phẩm


- Ý kiến phóng viên báo Vietnamnet: “Tôi nói đơn giản nhất là Tháng hành động vì VSATTP là tháng cao điểm của chiến dịch nhưng tôi đặt câu hỏi có bao nhiêu người dân tham gia vào tháng đấy. Cái cao điểm này ở cơ quan chức năng là họ triển khai nhiều hoạt động hơn ở nhiều địa phương trên diện rộng hơn với mức độ sâu hơn một chút chứ còn tôi nghĩ thu hút được hiệu ứng xã hội rộng rãi thì ở góc độ người tiêu dùng hoặc ở góc độ dư luận thì chưa tới. Tôi nghĩ các chương trình Cục ATTP đưa ra nội dung tẻ nhạt, cách thức làm đơn điệu và nói chung chưa lôi cuốn được mọi người vào để cùng hành động và hơn nữa tôi nghĩ truyền thông ATTP là cái phải diễn ra hàng ngày hàng giờ còn tháng này mục tiêu chỉ là khơi dậy cái tinh thần cao hơn một chút”

- Đáng chú ý với ý kiến 4 về Nội dung thông điệp truyền thông được thiết kế phù hợp cho các lớp đối tượng, phóng viên báo Tuổi trẻ không dồng ý về ý kiến này và đưa ra đề xuất góp ý nên chú ý thiết kế thông điệp hướng tới đối tượng kinh tế khó khăn “Theo tôi người sử dụng thực phẩm có nhiều nhóm khác nhau trong đó có nhóm kinh tế khó khăn - nhóm đấy là món mất an toàn nhất thì mình phải thiết kế thông điệp làm sao phù hợp, để người ta hiểu được cách chế biến thực phẩm, mua thực phẩm an toàn, hướng dẫn phải cụ thể hơn, nó phải thiết thực hơn cho họ thì mình chưa làm được cho nhóm yếu thế nhóm kinh tế khó khăn, những người khá giả thì họ tự quan tâm rồi không cần phải nói nhiều”

- Trái lại với Ý kiến 1 và 4, ý kiến 2 và 3 với nội dungChiến dịch truyền thông VSATTP giúp nâng cao nhận thức/ tác động tích cực đến nhận thức của người dân Chiến dịch truyền thông VSATTP giúp nâng cao uy tín và ảnh hưởng của Cục ATVSTP lại nhận được sự đồng ý của 2 người (chiếm 50%) trong số các nhà báo nhận lời tham gia phỏng vấn.


- Phóng viên báo Tuổi trẻ cho rằng CDTTVSATTP có tác động dù không nhiều. Mặt tích cực ở đây là nhờ có việc truyền thông VSATTP nhận thức người dân cũng được nâng lên nhiều. Xét trên bình diện chung thì nó cũng tương đối cần thiết và có hiệu quả. Nếu như trước đây người dân nếu mình chẳng bao giờ nói thì người ta cũng chẳng quan tâm đến VSATTP nhưng nếu mình nói ra, có báo chí rồi bên Cục có chiến dịch truyền thông thì cũng có hiệu quả bước đầu. VD: Trong dịp tết họ cũng hướng dẫn chọn măng an toàn trên website của họ thì tôi nghĩ là đó cũng là một hình thức truyền thông, tôi cho là hiệu quả nhiều thì cũng chưa được nhiều, nhưng cũng được phần nào.

- Ngược lại cũng cùng ý kiến 2 và 3, một nửa các nhà báo còn lại (50%) cho rằng CDTT chưa đạt được hiệu quả về tác động tới nhận thức của công chúng cũng như nâng cao ảnh hưởng uy tín của Cục ATTP.

- Ý kiến phóng viên Vietnamnet đã chỉ ra “Hiện nay chúng ta xác định mục tiêu và các tính chất của mục tiêu chưa rò ràng cho nên chúng ta chưa có cách truyền thông tiếp cận với công chúng hiệu quả vì thế đối tượng này họ nhận thức về VSATTTP là chưa được cao giống như bây giờ người ta đi bán hàng rong người ta chưa hiểu hết được thực phẩm. VD một bó rau bạn hái từ dưới ruộng lên, bản thân nó không có thuốc trừ sâu là một loại rau đã tốt rồi nhưng bạn bảo quản nó thế nào để nó tốt nữa, bạn nấu thế nào không bị mất vitamin để nó sạch sẽ lại là một chuyện khác nữa thì tôi nghĩ việc này nó chưa tác động đến mức như thế. Cho nên tôi nghĩ nếu nâng cao được nhận thức vì nhận thức nâng cao đến một mức nào đó sẽ dẫn đến thay đổi hành vi nhưng theo quan sát của cá nhân tôi thì hành vi thực phẩm đặc biệt là của những người kinh doanh thực phẩm chưa được thay đổi nhiều.

Ngoài ra về mức nâng cao uy tín là chưa tới, những hoạt động họ đang làm nhiều khi mình không biết họ đang triển khai cái gì”.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 154 trang tài liệu này.

- Sự tham gia phối hợp của cơ quan báo chí với Cục ATVSTP trong chiến dịch truyền thông

Chiến dịch trruyền thông có đạt hiệu quả cao hay không cần có sự tham gia tích cực của các cơ quan báo chí – là tiếng nói gián tiếp của bên thứ ba (giới truyền thông). Kênh truyền thông này đặc biệt quan trọng trong chiến dịch vì đây là phương tiện truyền tải thông điệp có uy tín, sức thu hút, đáng tin cậy và có khả năng gây ra những tác động mạnh mẽ và lâu dài.

Chiến dịch truyền thông trong chương trình mục tiêu Quốc gia vệ sinh an toàn thực phẩm - 10

Hai tờ báo mạng uy tín và nổi tiếng ở Việt Nam là báo Vietnamnet và báo Tuoitre.vn đã tham gia vào truyền thông cho chiến dịch bằng cách viết bài, đặt ra các vấn đề nóng liên quan đến VSATTP, họ đã đưa lên mặt báo nhiều sự việc, nhiều cảnh báo tới người kinh doanh và người tiêu dùng thực phẩm, qua đó góp phần nâng cao nhận thức của họ về vấn đề ATVSTP, từ đó dẫn đến việc thay đổi thái độ và hành vi của họ (đặc biệt là của người tiêu dùng). Nhờ vậy họ biết về mối nguy hiểm đối với sức khỏe khi sử dụng thực phẩm bẩn, không rò nguồn gốc xuất xứ. Họ cũng biết cách lựa chọn thực phẩm, bảo quản cũng như chế biến thực phẩm an toàn, đảm bảo chất lượng nhờ lời khuyên của các chuyên gia trong các bài viết.

Nhận xét về mức độ hài lòng của các nhà báo về sự tham gia của mình trong chiến dịch nhận được 100% ý kiến trung lập về điều này. Một trong những lý do được phóng viên báo Tuoitre đưa ra là vì “Tôi nghĩ có nhiều cái tôi chưa làm được”.

- Sự phối hợp/liên hệ/ hợp tác giữa Cục ATVSTP với các cơ quan báo chí để truyền thông trong chiến dịch truyền thông VSATTP

Kết quả cho thấy cả 4 nhà báo (chiếm 100%) được phỏng vấn của hai báo Vietnamnet và Tuổi trẻ online cho rằng Cục ATVSTP thiếu sự phối hợp với cơ quan báo chí trong chiến dịch truyền thông VSATTP bằng cách đánh dấu vào lựa chọn không hài lòng trên thang đo mức độ Likert.


Ý kiến báo Tuổi trẻ: “Tất cả các cuộc họp Cục ATVSTP đều mời chúng tôi tham dự, cái việc mời tham dự với mỗi chiến dịch như vậy họ cũng đã làm tốt rồi nhưng quan trọng là những cái không mời. Báo chí quan tâm đến sự kiện không mời chứ còn sự kiện mời thì chúng tôi cũng nghĩ là nó bình thường quan trọng là săn tìm được những sự kiện không mời. Tôi không hài lòng vì nhiều câu hỏi chưa được trả lời”.

Ý kiến báo Vietnamnet: “Về mặt chủ động phối hợp/liên hệ/hợp tác với các cơ quan báo chí là không có, ngoại trừ những vấn đề nổi cộm gây bức xúc trong dư luận, cần phải “nói thêm cho rò để nhận được sự đồng thuận cao” thì các phóng viên được mời đến dự một cuộc họp chung, trong đó lãnh đạo Cục sẽ trình bày, giải đáp những thắc mắc để phóng viên viết bài, tuyên truyền đến người dân. Trong việc viết bài hoặc làm các nội dung liên quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm, hầu như phóng viên phải chủ động liên hệ và đặt ra vấn đề”.

Trong quá trình tác nghiệp, truyền thông nhà báo rất cần nhận được sự hợp tác nhiệt tình chủ động của Cục ATTP thì bài viết mới có giá trị thông tin. Đây chính những băn khoăn cũng như mong muốn lớn nhất của các nhà báo.

- Mức độ tin tưởng của nhà báo về sự lắng nghe, tiếp thu của Cục VSATTP

Kết quả khảo sát cho thấy có 2 người (50%) không tin tưởng và 2 người (50% trung lập). Có thể nói sự thấu hiểu giữa tổ chức và các cơ quan truyền thông đóng vai trò rất quan trọng trong chiến dịch truyền thông. Sự thấu hiểu, phối hợp giữa hai bên càng tốt bao nhiêu thì hiệu quả chiến dịch càng tốt bấy nhiêu, tránh dẫn đến sự không hiểu nhau giữa các bên khiến cho truyền thông chỉ một chiều, theo như phóng viên báo Vietnamnet thì một chiều sẽ khiến công chúng không tin tưởng vào những vấn đề thông tin về VSATTP trong chiến dịch.

2.2.2 Kết quả phỏng vấn Cục trưởng Cục An toàn vệ sinh thực phẩm


Để có cái nhìn khách quan từ 2 phía, tôi đã khảo sát những ý kiến về chiến dịch truyền thông trong chương trình mục tiêu Quốc gia vệ sinh an toàn thực phẩm từ Cơ quan chủ quản – Cục ATVSTP, Bộ Y tế nơi trực tiếp tổ chức và thực hiện chiến dịch. Vào ngày 15/5/2013, tôi đã có cuộc trao đổi với TS Trần Quang Trung – Cục trưởng Cục ATVSTP, Bộ Y tế. Bằng phương pháp phỏng vấn sâu có sử dụng thang đo likert kèm (phụ lục 2), kết quả cuộc phỏng vấn đã cho thấy một số vấn đề như sau:

- Về các hoạt động truyền thông trong chiến dịch truyền thông vệ sinh an toàn thực phẩm đã thực hiện trong những năm qua:

Cục ATVSTP đánh giá cao các hoạt động trong chiến dịch truyền thông do Cục thực hiện qua các năm. Lãnh đạo Cục cho biết “Mỗi năm công tác truyền thông của Cục đều được quan tâm hơn với nhiều hình thức, không chỉ có hình thức truyền thông đại chúng như báo đài hay tivi, mà còn truyền thông đến các loa đài ở xã phường rồi các đội lưu động ở trong các cơ sở; hay trong từng doanh nghiệp họ có những băng rôn trước cổng nhà máy, cơ sở của mình, tôi cho rằng đấy cũng là hình thức tuyên truyền mà phải nói rằng là trong Tháng hành động cũng như trong hàng năm chúng ta triển khai khá đồng bộ”.

- Những khó khăn và khúc mắc trong quá trình thực hiện chiến dịch truyền thông VSATTP.

Quá trình tuyên truyền về VSATTP cần phải có thời gian lâu dài không phải ngay một lúc được. Cục trưởng Cục ATVSTP, Bộ Y tế băn khoăn đối với đối tượng nhóm công chúng vùng sâu vùng xa khi có nhiều khó khăn trong công tác tuyên truyền vì thứ nhất họ không có điều kiện xem tivi, đọc báo đài; thứ hai khác biệt về ngôn ngữ, chữ viếtkhiến cho trong quá trình thực hiện chiến dịch gặp khó khăn.

TS Trần Quang Trung – Cục trưởng Cục ATVSTP Bộ y tế băn khoăn: “Tuy nhiên vấn đề VSATTP còn có rất nhiều vấn đề mà chúng ta phải đặc biệt quan tâm có trọng tâm trọng điểm tôi nói ví dụ như đối tượng của bà con mình ở


miền núi hay sử dụng nấm độc mà họ không biết đấy là nấm độc thì chúng ta phải tuyên truyền hướng dẫn như thế nào để cách họ chọn lựa thế nào nấm nào được ăn, nấm nào không được ăn, rồi tuyên truyền cái đó thì phải bằng nhiều hình thức bởi vì có những người không biết chữ, có những người không có điều kiện xem ti vi thì chúng tôi cũng phải sử dụng cả phương tiện radio của đài tiếng nói việt nam hoặc là radio của các địa phương bằng các thứ tiếng dân tộc để làm sao bà con mình có thể nghe được, rồi là chúng tôi cũng tuyên truyền đưa vào các trường học hay các trạm y tế xã để làm phổ biến cho người dân ngay cả màu sắc cây nấm thế nào là ăn được, thế nào là không ăn được hay là vấn đề bánh trưng ôi vừa rồi chẳng hạn, chúng ta đã tuyên truyền rất lâu, năm nào cũng tuyên truyền; cũng giao đến các huyện, các xã phải tuyên truyền, các Ủy ban nhân dân như là UBND các tỉnh miền núi phía bắc họ cũng rất quan tâm đến vấn đề này nhưng rồi cũng nhiều bà con mình ở vùng sâu vùng xa từ bản này sang bản khác mà chúng ta tuyên truyền đôi khi không được đến từng người dân để thay đổi tập quán của họ cho nên thỉnh thoảng vẫn xảy ra các vụ ngộ độc như vậy. Cho nên công tác tuyên truyền về VSATTP chúng ta phải làm lâu dài để làm sao mà đưa các kiến thức về an toàn, vấn đề về vệ sinh như thế nào cho đúng để bà con có thể là hiểu cho đúng và thực hành cho đúng về sử dụng thực phẩm”.

- Tình hình phối hợp/ liên hệ/ hợp tác của Cơ quan báo chí với Cục ATVSTP để truyền thông trong chiến dịch truyền thông VSATTP.

Cục trưởng Cục ATVSTP rất hài lòng về sự tham gia của báo chí. Cục trưởng cho biết “Phải nói rằng là công tác tuyên truyền thì chúng tôi cũng phải rất cảm ơn hệ thống các cơ quan truyền thông như các báo đài hầu như ngày nào cũng đưa tin về các công tác VSATTP kể cả nơi làm tốt kể cả nơi có vụ việc thì qua đó để mà vừa động viên vừa cảnh báo cho người tiêu dùng . Tôi phải nói rằng là đấy là sự ủng hộ rất lớn đối với chiến dịch và tôi đánh giá cao trách nhiệm của các giới truyền thông đối với sức khỏe của người dân”


Kết quả còn cho thấy Cục ATVSTP đã lựa chọn mức độ hài lòng cao nhất trong thang đo Likert. Cục trưởng Cục ATVSTP khẳng định “Tôi phải nói rằng hiện nay tôi rất hài lòng mà cũng có lẽ chưa có vấn đề gì tôi phải phiền lòng về các cơ quan truyền thông trong việc đưa tin”. Tuy nhiên Cục trưởng cũng nhấn mạnh “Nhưng vấn đề là báo chí vẫn còn nói ít đến các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất điển hình của Việt Nam. Cần tuyên truyền các sản phẩm tốt của Việt Nam như Vinamilk chẳng hạn bởi chúng ta là người Việt ưu tiên dùng hàng Việt. Đồng thời chúng ta cũng chỉ thẳng những cơ sở nào không đảm bảo chất lượng nhưng phải dựa trên cơ sở đúng pháp luật. Chúng ta nói được cả hai mặt vấn đề tốt và không tốt trên thị trường hiện nay để có thể lành mạnh lượng thông tin truyền thông ở trên thị trường”.

- Về sự hợp tác của Cục ATTP với các cơ quan báo chí

Ngược lại những đánh giá của các nhà báo về sự hợp tác thiếu chủ động và nhiệt tình của Cục ATVSTP. Lãnh đạo Cục ATVSTP, Bộ Y tế cho rằng Cục đã cố gắng làm tốt chức năng thông tin phối hợp với các cơ quan báo chí.

Ý kiến của Cục trưởng Cục ATVSTP: “Phải nói rằng là chúng tôi cũng định kỳ hàng quý họp với các nhà báo của các báo cũng khá nhiều ở Hà nội; rồi chúng tôi cũng mời các cơ quan phóng viên để thông tin lại những kiến thức mới hay những vấn đề mới hay là những chủ trương mới hay những chiến dịch gì đó chúng tôi cũng đều mời được, các phóng viên cũng rất là nhiệt tình và trách nhiệm của chúng tôi là cũng phải cố gắng cung cấp đầy đủ thông tin. Khi các phóng viên của các báo đài cần được nhận thông tin đó chúng tôi rất thẳng thắn và truyển tải ngay cả cái kết quả kiểm tra hay kết quả xét nghiệm hay những vấn đề mà thực sự dư luận xã hội đang bức xúc thì chúng tôi cũng cố gắng trả lời rồi và cũng cố gắng cũng thông qua các kênh truyền thông để cho các người dân người ta hiểu sử dụng thế nào cho đúng các sản phẩm đó”.

Tóm lại qua kết quả phỏng vấn sâu 5 người bao gồm 4 chuyên gia của báo điện tử Vietnamnet và Tuoi tre.vn và Cục trưởng Cục ATVSTP, kết quả rút ra


hầu hết báo chí tham gia rất tích cực vào quá trình truyền thông trong chiến dịch. Tất cả các nhà báo đều ủng hộ chủ trương thực hiện chiến dịch truyền thông trong chương trình mục tiêu quốc gia vệ sinh an toàn thực phẩm góp phân nâng cao nhận thức, thái độ, thay đổi hành vi của công chúng. Cục ATVSTP bước đầu đã chủ dộng tạo mối liên hệ với các cơ quan truyền thông, cung cấp thông tin trong phạm vi nhất định... Tuy nhiên bên cạnh những ưu điểm đó thì cách thức triển khai chiến dịch truyền thông và sự phối hợp của Cục VSATTP với các cơ quan truyền thông vẫn còn hạn chế gây nhiều băn khoăn cho các nhà báo – những người trực tiếp tham gia thông tin tuyên truyền cho chiến dịch truyền thông VSATTP.

Tiểu kết chương 2

Trong chương 2 tác giả đã khảo sát thực trạng chiến dịch truyền thông trong chương trình mục tiêu quốc gia vệ sinh an toàn thực phẩm thông qua khảo sát sự tham gia của báo điện tử Vietnamnet và Tuoitre.vn trong chiến dịch này. Có thể nói báo chí đặc biệt cần thiết đối với bất cứ một chiến dịch truyền thông, vận động nào. Theo đó, qua khảo sát 400 bài báo trên 2 tờ báo mạng điện tử cho thấy hệ thống đề tài phản ánh và nội dung thông tin trong lĩnh vực VSATTP khá đa dạng. Với những lợi thế của mình như thông tin nhanh, kịp thời, có sức lan tỏa cao, tính tương tác… đã khiến báo điện tử trở thành một kênh truyền thông đắc lực trong chiến dịch truyền thông ATTP. Các nội dung thông tin dược các báo đưa dồn dập thời gian qua đã tác động không nhỏ tới nhận thức của người tiêu dùng đặc biệt là trong xây dựng và sử dụng các dạng thông điệp phục vụ cho tuyên truyền VSATTP trên các loại hình phương tiện truyền thông đại chúng. Ngoài ra, hình thức thể hiện các thể loại báo chí phong phú khiến các bài viết sinh động lên rất nhiều. Mỗi báo đều chọn cho mình một thế mạnh riêng (VD như báo Tuoitre.vn chủ yếu sử dụng thể loại Tin, Báo Vietnamnet lại sử dụng bài phản ánh) giúp cho việc chuyển tải thông điệp VSATTP một cách đầy đủ, chính xác và hiệu quả nhất.

Xem tất cả 154 trang.

Ngày đăng: 11/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí