Số Lượng Bài Viết Atvstp Trên Báo Tuổi Trẻ Năm 2012


- Từ tháng 01/2011 đến03/2011: Số lượng bài viết cũng như các đề tài phản ánh ở mức thấp trung bình 3-4 bài/ tháng với các đề tài tập trung ở rau củ quả, gia súc gia cầm, sữa sản phẩm cho trẻ em

- Từ tháng 04/2011 đến 05/2011: Vào thời điểm phát động tháng hàng động vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2011 từ 15/4 đến 15/5, tình hình vệ sinh an toàn thực phẩm diễn biến khá phức tạp. Các vi phạm VSATTP vẫn tăng lên chủ yếu tập trung vào các mặt hàng như rau củ quả, hóa chất quy trình sản xuất bẩn, đồ uống… Đây là thời điểm chuyển giao từ xuân sang hè, vấn đề vệ sinh về đồ uống vẫn là chủ đề nóng. Đặc biệt thông điệp chủ đề Tháng hành động vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2011 – đợt cao trào của chiến dịch truyền thông là Sản xuất - Kinh doanh- Sử dụng thực phẩm theo Luật An toàn thực phẩm. Tuy nhiên tháng 5 số lượng bài phản ánh về mất VSATTP ở mức cao nhóm đề tài được phản ánh phong phú, đa dạng trên báo Vietnamnet đặc biệt là nhóm đề tài về rau củ quả. Hai đề tài nóng hổi nhất được đề cập đó là Hoa quả ngâm hóa chất để chín nhanh và bóc trần chiêu hô biến cam “héo” thành “cam tươi”. Vietnamnet đã trích dẫn từ bài báo “Trái non “ngậm thuốc” là chín” đăng trên báo Người lao động ngày 11.05.2011 ngay phần mở đầu tác giả đã gây ấn tượng về hiện trạng “Trái cây chưa tới lứa thu hoạch, chỉ cần ngâm hóa chất qua 1-2 đêm là vàng ươm. Rất khó xác định hóa chất đó gây ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe”Một chuyên gia trong lĩnh vực nông nghiệp còn xác nhận nhà vườn, thương lái, chủ vựa đều xử lý trái chín bằng hóa chất. Đặc biệt vào thời điểm trái cây hút hàng, giá cao, nhiều thương lái mua cả trái sống, trái non để làm chín.

- Ngoài ra mặc dù Tháng hành động vì chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm sẽ điểm nhấn của chiến dịch được truyền thông liên tục trên các phương tiện thông tin đại chúng ở Trung ương và địa phương để kêu gọi người dân tham gia vào hoạt động này và đặc biệt, nhấn mạnh đến vai trò,


trách nhiệm của các nhà sản xuất, kinh doanh thế nhưng trong tháng này Vietnamnet đưa phóng sự về vụ việc “Hàng tấn thịt dê bốc mùi cung cấp cho lẩu dê Dũng râu” gây xôn xao dư luận. Chùm ảnh giun sán vẫn còn vương vãi trên sàn sau khi nhà hàng chế biến lòng dê gây ám ảnh cho người đọc. Trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh thực phẩm vẫn là một câu hỏi khiến cho nhiều người hoài nghi.

Ngoài ra tháng 8 và tháng 9 cũng nổi lên với mất VSATTP ở các sản phẩm cho trẻ em. Các bài viết nổi lên trong tháng 8 chủ yếu phản ánh tình trạng bánh trung thu chứa chất độc hại và quy trình sản xuất bánh bẩn. Theo bài viết “KS Hilton HN làm bánh trung thu bằng nhân từ TQ” (đăng ngày 27.8.2011) thì Trong khi đi kiểm tra VSATTP, đoàn thanh, kiểm tra của Sở Y tế Hà Nội đã phát hiện các nguyên liệu làm bánh như bột mì, nhân bánh, phụ gia tổng hợp, hương liệu tại khách sạn Hilton Hà Nội đều từ Trung Quốc. Theo giải thích thì những nguyên liệu này được mua của Công ty Lâm Loan ở chợ Hôm, Hà Nội, nhưng người mua không xuất trình được giấy tờ hợp lệ.

Tiếp theo đó ngày 25.8.2011 Vietnamnet lại tiếp tục đưa tin “Hà Nội: Thu 2 tấn nhân bánh Trung thu TQ” thông báo:“Đêm 23/8, Đội quản lý thị trường số 11 Hà Nội phối hợp cùng Cục Cảnh sát Môi trường và Công an quận Tây Hồ thu giữ 2.000kg nhân bánh Trung thu không có hóa đơn, có nguồn gốc từ Trung Quốc”.

Cũng như năm 2012, vào dịp Tết Trung thu khi chiến dịch truyền thông đẩy mạnh tuyên truyền, thiết kế thông điệp cho các đối tượng sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng sản phẩm nhưng tình trạng sản xuất bánh trung thu bẩn vẫn được phản ánh khá dày đặc trên báo Vietnamnet.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 154 trang tài liệu này.

2.1.1.2 Báo Tuổi trẻ

Từ tháng 1/2012 đến tháng 12/2012:

Chiến dịch truyền thông trong chương trình mục tiêu Quốc gia vệ sinh an toàn thực phẩm - 7

Trong thời gian từ tháng 1 đến tháng 12-2012, báo Tuoitre.vn có khoảng 78 bài viết có liên quan đến ATVSTP, trong đó số lượng các bài không ổn địnhqua các tháng.


Biểu đồ 5: Số lượng bài viết ATVSTP trên báo Tuổi trẻ năm 2012

16

14

12

10

8 Số lượng bài viết

6

4

2

0

T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12


Theo như sơ đồ trên thì số lượng bài viết về ATTP qua các không ổn định theo thời gian. Đáng chú ý, từ tháng 2 đến tháng 3, số lượng bài viết về ATVSTP tăng đột biến. Sau đó sang tháng 4/5/6, số lượng bài viết khá ổn định dù có giảm đôi chút nhưng vẫn ở mức khoảng 10 bài/tháng. Điều này cho thấy vấn đề ATVSTP diễn biến phức tạp ở những tháng giữa năm, khoảng thời gian vào hè. Đỉnh điểm tháng 03/2012 với số bài viết ở mức là 14 bài/tháng

Các đề tài tập trung chủ yếu vào các mặt hàng như:

+ Rau, củ, quả

+ Gia súc, gia cầm, hải sản

+ Nước uống, đồ uống có ga


+ Sữa, các sản phẩm cho trẻ em

+ Các đồ ăn khác

+ Hóa chất, quy trình sản xuất bẩn.



16 Hội họp, khuyến

cáo

14

Hóa chất, quy trình

sản xuất bẩn

12

Sản phẩm khác

10


Sữa, Các sản

8 phẩm cho trẻ em…

6 Nước uống, đồ

uống có gas

4

Gia súc, gia cầm,

hải sản

2

Rau, củ, quả

0



Biểu đồ 6: Phân bố nội dung bài viết theo từng tháng trên báo Tuoitre online từ tháng 01/2012 đến tháng 12/2012.


Theo như biểu đồ trên thì:

- Số lượng bài viết từ tháng 01 đến tháng 2/2012 giảm rò rệt, đây cũng là thời điểm hàng năm phát động tháng hành động vì chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm (từ 10/1 đến 10/2) . Các đề tài được phản ánh trên báo Tuoitre.vn vào tháng 1 tập trung ở nước uống đồ uống có gas, hóa chất quy trình sản xuất bẩn, gia súc gia cầm hải sản…. tuy nhiên đến tháng 2 chỉ có một đề tài.

Đề tài rau, củ, quả là một đề tài lớn và được tập trung chủ yếu tháng 8 và tháng 10. Đây là cũng là thời điểm chiến dịch truyền thông đẩy mạnh các thông


điệp tuyên truyền vào thời điểm giao mùa,càng gần cuối năm tình hình diễn biến rau, quả khá phức tạp. Với tâm lý sính ngoại của người tiêu dùng đã khiến cho nhiều rau, quả dù chỉ là hàng Trung Quốc nhưng vẫn được dán nhãn mác là của Anh, Mỹ. Bài viết “Nho Trung Quốc đội lốt “nho Mỹ” đã khiến cho nhiều người tiêu dùng phải giật mình khi “Kiểm tra về nhãn mác hàng hóa thì đây không phải “nho Mỹ” mà là nho nhập từ Trung Quốc. Giá ghi trong hóa đơn 6.000 đồng/kg, trong khi giá bán 35.000-40.000 đồng/kg. Sau khi vụ đội lốt Nho Mỹ bị phanh phui, tin vắn đưa ngày 18.8.2012 của Tổng cục Hải quan thì trong 7 tháng đầu năm nay nhập khẩu rau quả từ Trung Quốc đã tăng khoảng 28% so với cùng kì năm ngoái. Theo các doanh nghiệp kinh doanh rau quả thì Việt Nam chủ yếu nhập khẩu từ Trung Quốc các loại rau ôn đới như su hào, cà rốt, khoai tây …và các loại trái cây như táo tây, lê, dưa vàng…

- Gia súc,gia cầm, hải sản được phản ánh nhiều nhất trên các trang báo của Tuoitre.vn. Phần lớn những bài viết đều đưa tin về những vụ bắt giữ gia cầm nhập khẩu hoặc đã bị ôi, thối. Cao điểm trong đó là tháng 4 với 5 bài viết (3 bài là bắt giữ gia cầm thối với số lượng lớn). Điều này cho thấy các cơ quan chức năng đã tích cực hoàn thành công việc của mình, tuy nhiên diễn biến những vụ vẫn chuyển này ngày càng tinh vi và phức tạp hơn. Vụ việc bắt giữ 630 kg chân trâu, bò, heo sữa bốc mùi hôi thối trên đoạn quốc lộ 1A thuộc huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa là một ví dụ điển hình.Khi bị bắt giữ , kiểm tra, chủ hàng là

Bùi Xuân Sơn (xã Bình Minh , huyên Kiến Xương , Thái Bình) không chứng

minh được nguồn gốc xuất xứ, giấy tờ kiểm dịch... của lô hàng. Chủ hàng khai nhận đang vận chuyển số chân trâu, bò, heo sữa bốc mùi hôi thối vào TP.HCM tiêu thụ”

Loạt bài viết về hóa chất và quy trình sản xuất bẩn của ATVSTP cũng rất được chú ý trên báo Tuoitre.vn. Điển hình là trong tháng 4, tháng 5 với hai vụ việc: hóa chất trong xí muội và chất tạo nạc trong thịt heo.


Trong tháng 4 có hai bài viết về chất tạo nạc, đó là “Mở rộng điều tra vụ chất tạo nạc” (Đăng ngày 8.4.2012 của tác giả Đ.Tuyên. V.TR và B. Hoàn) và bài “Nhiều nơi tiêu thụ thức ăn có chất cấm”. (Đăng ngày 9.4.2012 của Vân Trường). Những thông tin trong bài thực sự khiến độc giả phải kinh hoàng: “Theo hồ sơ Công ty Quốc Tế cung cấp cho đoàn kiểm tra, chỉ trong tháng 2 và tháng 3-2012, công ty đã bán cho các hộ chăn nuôi, các đại lý ở Đồng Nai và Tiền Giang 15 tấn thức ăn được cho là có pha trộn sản phẩm bổ sung Gold protein peptide gồm bốn nhãn hiệu: Amino Stater, Amino Grower, Amino Finisher và Amino Prosow. Tại Đồng Nai, nơi tiêu thụ các loại thức ăn được cho có chất tạo nạc nhiều nhất là các huyện Thống Nhất, Vĩnh Cửu, Trảng Bom và TP Biên Hòa. Đáng lưu ý, trong ngày 23-3 công ty xuất bán cho một người tên Dung (ở Hố Nai, TP Biên Hòa) và anh Hùng (ở xã Xuân Thiện, huyện Thống Nhất) hai loại thức ăn Amino Grower và Amino Finisher, mỗi người 750kg; một người tên An ở huyện Vĩnh Cửu 500kg thức ăn hiệu Amino Finisher”.

Tiếp theo là vụ việc “Xí muội của Trung Quốc có chất cực độc” (Đăng ngày 27.4.2012 của tác giả Bạch Hoàn- Đông Phương). Hầu hết các loại xí muội này đang được bày bán tràn lan tại TP Hồ Chí Minh. Bài báo cho biết “Theo đó, các sản phẩm đào khô, xí muội, hồng khô, táo tàu và nhiều loại trái cây khác của ba công ty thực phẩm uy tín tại thành phố Hàng Châu là Siêu Đạt, Linh Hâm, Bách Di chứa một lượng lớn các chất phụ gia như chất tạo ngọt saccharin, sodium cyclamate; chất tạo màu carmine, amaranth; chất tẩy trắng và bảo quản sulfur dioxide. Liều lượng chất phụ gia có trong các sản phẩm này cao gấp ba lần quy định của các cơ quan chức năng”.


Từ tháng 1/2011 đến tháng 12/2011:

Trong thời gian từ tháng 1 đến tháng 12-2011, báo Tuoitre.vn có khoảng 53 bài viết có liên quan đến ATVSTP, trong đó số lượng các bài không ổn định qua các tháng.



Biểu đồ 7: Số lượng bài viết ATVSTP trên báo Tuổi trẻ năm 2011

14


12


10


8

Số lượng bài viết

6


4


2


0

T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12


Theo như sơ đồ trên thì số lượng bài viết về ATTP qua các không ổn định theo thời gian. Đáng chú ý, từ tháng 5,6 đến tháng 8, số lượng bài viết về ATVSTP tăng đột biến. Tháng 5,6 không có bài viết VSATTP nào. Sau đó sang tháng 9,10,11,12, số lượng bài viết dù có giảm đôi chút và tăng lên ở mức cao vào tháng 11,12 khoảng 10 -12 bài/tháng. Điều này cho thấy vấn đề ATVSTP diễn biến phức tạp ở những tháng cuối năm. Đỉnh điểm tháng 12/2011 với số bài viết ở mức là 12 bài/tháng

Các đề tài tập trung chủ yếu vào các mặt hàng như:

+ Rau, củ, quả

+ Gia súc, gia cầm, hải sản

+ Nước uống, đồ uống có ga


+ Sữa, các sản phẩm cho trẻ em

+ Các đồ ăn khác



14


12 Hội họp, khuyến

cáo

10 Hóa chất, quy

trình sản xuất bẩn Sản phẩm khác

8

6

Sữa, Các sản phẩm cho trẻ em… Nước uống, đồ

uống có gas

4 Gia súc, gia cầm,

hải sản

Rau, củ, quả

2


0


+ Hóa chất, quy trình sản xuất bẩn.


Biểu đồ 8: Phân bố nội dung bài viết theo từng tháng trên báo Tuoitre.vn từ tháng 01/2011 đến tháng 12/2011.


Theo như biểu đồ trên thì:

- Vào thời điểm phát động Tháng hành động vệ sinh an toàn thực phẩm từ ngày 15/04 đến 15/05/2011: Số lượng bài giảm rò rệt, các đề tài thưa thớt chủ yếu tập trung và hội họp khuyến cáo (Tháng 04/2011) và không có đề tài nào trong tháng 05/2011.

- Vào những tháng cuối năm (tháng 11 và tháng 12/2011) tình hình VSATTP diễn biến rất phức tạp, cao điểm tháng 12 với (12 bài/tháng) với các

Xem tất cả 154 trang.

Ngày đăng: 11/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí