Chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân theo pháp luật Việt Nam - 9

của một số quốc gia trên thế giới và hệ thống pháp luật HN&GĐ dưới chế độ cũ của Nhà nước ta quy định [9, tr.120]. Nhà triết học lỗi lạc Ph.Ăngghen trong tác phẩm Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của Nhà nước đã cho rằng vấn đề ly thân có nguồn gốc từ tôn giáo, do ảnh hưởng nặng nề tư tưởng của Giáo hội thiên chúa [1]. Vì vậy, chế định ly thân và việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân có một số điểm khác nhau sau:

Một là, ly thân đặt vợ chồng vào tình trạng sống tách biệt nhau, không có đời sống chung cùng với nhau nhưng chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân không như vậy, sau khi chia tài sản chung vợ chồng có quyền sống chung hay riêng là quyền của vợ chồng pháp luật không thể can thiệp. Nếu sau khi chia mà vợ chồng có ở riêng thì chỉ là trường hợp cá biệt, không phổ biến [21, tr.22].

Hai là, ly thân dưới chế độ cũ chỉ dựa vào yếu tố “lỗi” để làm căn cứ Tòa án giải quyết cho ly thân nhưng chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân lại dựa vào 3 trường hợp là đầu tư kinh doanh riêng, thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng và có lý do chính đáng khác. Đây là những lý do chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân không dựa vào bất kỳ một lỗi nào của vợ chồng và hoàn toàn phù hợp với yêu cầu của cuộc sống.

Ba là, khi áp dụng chế độ ly thân với vợ chồng sẽ đặt tài sản chung vào tình trạng riêng rẽ, chấm dứt quan hệ tài sản chung giữa vợ và chồng. Tuy nhiên chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân thì chỉ chia một phần hoặc toàn bộ theo yêu cầu của vợ chồng, nên chế độ tài sản chung giữa họ vẫn còn tồn tại, vợ chồng vẫn cùng nhau chăm lo đời sống chung của gia đình phù hợp với tình cảm và nguyện vọng của bản thân.

Như vậy, cần khẳng định rằng pháp luật HN&GĐ không quy định chế độ ly thân, việc chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân không phải là gián tiếp quy định chế định ly thân. Tuy nhiên khi không cùng sống chung với

nhau, tình cảm vợ chồng dễ phai nhạt, dễ có quan hệ ngoài hôn nhân, lúc này tính bền vững của gia đình không thực hiện được nên mục đích xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc khó đảm bảo. Vấn đề này khá phức tạp nên pháp luật cần dự liệu các quy định cụ thể để tránh các hậu quả xấu xảy ra trong quan hệ vợ chồng nói riêng và quan hệ gia đình nói chung.

Thứ hai, quan hệ nhân thân của vợ và chồng đối với gia đình sau khi chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân.

Việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân không chấm dứt quan hệ hôn nhân, đồng thời không làm thay đổi quyền và nghĩa vụ về nhân thân của vợ chồng đối với gia đình, đặc biệt là đối với con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động, tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự. Khoản 1 Điều 34 Luật HN&GĐ năm 2000 quy định:

Cha mẹ có nghĩa vụ và quyền thương yêu, trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con; tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập và giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ và đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội[31].

Nuôi dạy con không chỉ là nghĩa vụ của vợ chồng đối với con mà còn là nghĩa vụ của họ trước Nhà nước và xã hội. Cha mẹ phải thương yêu, chăm lo cho sự phát triển của con về thể chất, trí tuệ, đạo đức để giúp con trở thành con ngoan của gia đình, một công dân có ích cho xã hội. Thực tiễn cho thấy, có rất nhiều bậc làm cha làm mẹ do chạy theo của vòng xoáy của công việc, mải lo kiếm tiền nên nghĩ rằng chu cấp tiền bạc đầy đủ cho con là đủ mà quên rằng đó là một trong những nguyên nhân dẫn đến con đường sa ngã của con. Vì vậy, cha mẹ thực hiện quyền và nghĩa vụ nhân thân đối với con không chỉ bằng vật chất là đủ mà cần phải có tình cảm thể hiện tình thương yêu, chăm sóc thông qua từng hành động, cử chỉ của bản thân để vừa có tác dụng mang

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

tình thương yêu đến với con, vừa giáo dục con trở thành một người có ích cho gia đình, cộng đồng và xã hội.

Nếu sau khi tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân mà vợ chồng tiếp tục sống chung với các con thì việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ nhân thân được thực hiện tương đối dễ dàng, ít gây xáo trộn và ảnh hưởng so với trước khi chưa chia tài sản chung. Nhưng nếu sau khi chia mỗi người sống riêng mỗi nơi thì việc thực hiện quyền và nghĩa vụ nhân thân của cha mẹ đối với con sẽ gặp nhiều khó khăn. Bởi việc chăm sóc, giáo dục con cái không phải là ngày một ngày hai mà là một quá trình lâu dài thông qua hành vi, cách xử sự hàng ngày của cha mẹ đối với con. Do chỉ còn sống với một bên cha hoặc bên mẹ nên sự quan tâm của người còn lại đối với con sẽ hạn chế, phần nào ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách của trẻ [36]. Vấn đề đặt ra là sau khi chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân mà vợ chồng sống riêng thì con chưa thành niên sẽ ở với ai? Có thể vợ chồng thỏa thuận con chưa thành niên ở với cha hoặc với mẹ. Nếu vợ chồng không thể thỏa thuận được, có tranh chấp và yêu cầu Tòa án giải quyết thì Tòa án có thụ lý không? Nếu thụ lý vụ án thì Tòa án có quyền ra quyết định hoặc bản án giao con cho một bên trực tiếp nuôi dưỡng và bên còn lại có nghĩa vụ cấp dưỡng không? Vấn đề này cần được pháp luật xem xét và xác lập quy phạm pháp luật để điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn hiện nay.

Chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân theo pháp luật Việt Nam - 9

Tóm lại, sau khi chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân thì quan hệ nhân thân giữa vợ chồng đối với nhau và đối với gia đình không chấm dứt trên cơ sở tính chất cộng đồng của hôn nhân, ngay cả trong trường hợp vợ chồng thỏa thuận ở riêng thì quan hệ vợ chồng cũng không chấm dứt trước pháp luật. Vì vậy, việc chia tài sản chung của vợ chồng không làm thay đổi quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng.

2.5.2 Về tài sản

Hậu quả pháp lý về tài sản của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân chính là sự thay đổi tình trạng các khối tài sản của vợ chồng. Điều này dẫn đến việc thay đổi quyền và nghĩa vụ về tài sản của vợ chồng đối với nhau, đối với gia đình và người thứ ba có liên quan. Vì vậy, việc xác định đúng các quyền và nghĩa vụ về tài sản của vợ chồng có ý nghĩa vô cùng quan trọng nhằm đảm bảo lợi ích chính đáng của mỗi bên, của gia đình và người thứ ba.

Thứ nhất, quan hệ về tài sản của vợ chồng đối với nhau sau khi chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân

Như đã phân tích tại mục 2.4, tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân có thể chia một phần hoặc toàn bộ tùy theo sự thỏa thuận của vợ chồng. Do đó, hậu quả pháp lý về tài sản trong hai trường hợp chia có những điểm khác nhau.

Trường hợp chia một phần tài sản chung thì phần tài sản đã chia và hoa lợi, lợi tức phát sinh từ phần tài sản này sẽ thuộc sở hữu riêng của mỗi người theo quy định tại Điều 30 Luật HN&GĐ năm 2000 và khoản 1 Điều 8 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP. Chẳng hạn: vợ chồng có rất nhiều tài sản chung khác nhau nhưng chỉ muốn bán một ngôi nhà là tài sản trong khối tài sản chung để chia. Họ thỏa thuận sau khi bán ngôi nhà sẽ chia đều số tiền cho mỗi bên. Số tiền được chia từ việc bán ngôi nhà, vợ chồng có thể độc lập quyết định việc dùng số tiền đó đem cho người khác vay để lấy lãi, hoặc đầu tư vào chứng khoán,… Tiền lãi, lợi tức phát sinh từ số tiền trên là tài sản riêng của mỗi bên. Đối với những tài sản này, với tư cách là chủ sở hữu vợ chồng có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt theo quy định tại Điều 33 Luật HN&GĐ năm 2000. Một trường hợp được đặt ra là, tài sản riêng đã được chia từ khối tài sản chung có bị hạn chế quyền định đoạt theo quy định tại khoản 5 Điều 33 Luật HN&GĐ năm 2000? Khoản 5 Điều 33 Luật HN&GĐ năm 2000 quy định:

Trong trường hợp tài sản riêng của vợ hoặc chồng đã được đưa vào sử dụng chung mà hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng đó là nguồn sống duy nhất của gia đình thì việc định đoạt tài sản riêng đó phải được sự thỏa thuận của cả vợ chồng” [31]. Có quan điểm cho rằng, trong trường hợp này vợ chồng không bị ràng buộc vì họ đã có thỏa thuận trước về việc chia tài sản đó [21, tr.23]. Chúng tôi đồng ý với quan điểm trên, việc không bị ràng buộc theo quy định tại khoản 5 Điều 33 Luật HN&GĐ năm 2000 ngoài lý do vợ chồng đã có thỏa thuận trước về việc chia tài sản, còn bởi vì tài sản đem chia chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng giá trị tài sản chung của vợ chồng nên ít gặp trường hợp tài sản chung không còn hoặc gia đình rơi vào hoàn cảnh khó khăn.

Phần tài sản còn lại không chia vẫn thuộc sở hữu chung của vợ chồng theo quy định Điều 30 Luật HN&GĐ năm 2000 quy định. Khoản 2 Điều 8 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP quy định cụ thể hơn: “Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ phần tài sản chung còn lại vẫn thuộc sở hữu chung của vợ chồng”. Đối với phần tài sản chung này, quyền và nghĩa vụ về tài sản của vợ chồng không thay đổi do chế độ sở hữu chung chưa chấm dứt. Khối tài sản chung của vợ chồng sau khi chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân có thể bao gồm:

- Phần tài sản chung còn lại chưa chia và hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản này;

- Tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung, tặng cho chung sau khi đã chia tài sản chung là tài sản chung hợp nhất do quan hệ nhân thân vẫn còn tồn tại;

- Quyền sử dụng mà vợ chồng có được sau khi chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân căn cứ theo quy định tại Điều 27 Luật HN&GĐ năm 2000, Điều 24 và Điều 25 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP. Chẳng hạn, đất mà vợ chồng có được do cho chung, thừa kế chung sau thời kỳ hôn nhân,…

- Quyền sử dụng đất mà mỗi bên vợ chồng có được sau khi chia tài sản chung do được Nhà nước giao, giao khoán, hoặc cho thuê,… Căn cứ theo

Điều 27 Luật HN&GĐ năm 2000, Điều 24 và Điều 25 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP thì tài sản này là tài sản chung của vợ chồng nếu tài sản này được chia không liên quan đến lý do chia tài sản chung của vợ chồng. Ví dụ: Vợ chồng yêu cầu chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân để nhằm mục đích đầu tư kinh doanh riêng và sau khi chia tài sản chung họ đã sử dụng vào mục đích ban đầu thì quyền sử dụng đất này là tài sản riêng. Nhưng nếu vợ chồng yêu cầu chia một phần tài sản chung để thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng với người khác (trả nợ, bồi thường thiệt hại,…) và sau đó được giao quyền sử dụng đất thì tài sản đó được xem là tài sản chung của vợ chồng. Thực tế vẫn xảy ra những trường hợp này nhưng hiện nay luật chưa quy định về trường hợp này nên có nhiều quan điểm trái chiều.

Theo quy định tại Điều 28 Luật HN&GĐ năm 2000, đối với tài sản chung còn lại không chia thì vợ chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng và định đoạt. Sau khi chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân thì việc vợ chồng đóng góp vào khối tài sản chung có thể không ngang bằng nhau, nhưng không vì vậy mà làm hạn chế hoặc mất đi quyền sở hữu của mỗi người đối với tài sản chung. Vì vậy, vợ chồng vẫn có quyền và nghĩa vụ bình đẳng trong việc xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch dân sự có liên quan đến tài sản chung của vợ chồng.

Trường hợp chia toàn bộ tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân thì sẽ làm thay đổi về khối lượng tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng. Điều 30 Luật HN&GĐ năm 2000 và Điều 8 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP quy định sau khi chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân thì tài sản được chia cho mỗi bên và hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản được chia này là tài sản riêng của mỗi bên; thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của mỗi bên sau khi tài sản chung là tài sản riêng của vợ chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác. Do đó, khi vợ chồng

có yêu cầu chia toàn bộ tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân thì khối lượng tài sản riêng của mỗi bên vợ hoặc chồng sẽ tăng lên đáng kể, nhưng khối lượng tài sản chung lúc này không còn, dẫn đến làm thay đổi quyền và nghĩa vụ về tài sản giữa vợ và chồng. Có quy định cho rằng quy định như vậy thực chất đã chấp nhận chế độ biệt sản của vợ chồng [9, tr253]. Như đã phân tích tại mục 2.5.1, việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân không phải mặc nhiên thừa nhận việc ly thân nên không đương nhiên dẫn đến chế độ biệt sản.

Tương tự việc chia một phần tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân, quyền định đoạt tài sản riêng được chia trong trường hợp chia toàn bộ không bị hạn chế bởi khoản 5 Điều 33 Luật HN&GĐ năm 2000, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. Vì tài sản chung không còn nên việc đảm bảo đời sống chung của gia đình được thực hiện như thế nào? Chẳng hạn có trường hợp sau:

Tài sản chung của ông A và bà B là 400 triệu đồng. Trong khi hôn nhân còn tồn tại, hai người đã yêu cầu tòa án chia tài sản chung đó. Sau khi tòa án chia, mỗi người được 200 triệu đồng. Ông A đã sử dụng 200 triệu đồng này và một số tài sản do thu nhập mà có vào việc buôn bán, kinh doanh. Sau hai năm số tài sản đó lên tới 400 triệu đồng. Còn bà B do làm ăn thua lỗ, tiêu tán dần số tài sản đó. Sau một thời gian bà B yêu cầu tòa án chia số tài sản chung phát sinh sau đó thì về nguyên tắc bà B vẫn được hưởng một phần tài sản trích từ hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của ông A. Vậy điều này có là phù hợp với thực tế hay không? [23].

Có quan điểm cho rằng để duy trì đời sống chung của gia đình nếu trong trường hợp không thỏa thuận được có thể áp dụng cách thức đóng góp theo tỷ lệ thuận với số tài sản riêng được chia để chi dùng cho đời sống chung của gia đình [45, tr.53].

Theo quan điểm của chúng tôi, phương án này chỉ phù hợp trong điều

kiện chia toàn bộ tài sản chung nhưng sau đó vợ chồng vẫn sống chung; nhưng sẽ không phù hợp nếu sau khi chia toàn bộ mỗi người sống riêng mỗi nơi mà một bên lại rơi vào hoàn cảnh khó khăn, túng thiếu vì những lý do khách quan như bệnh hiểm nghèo, tàn tật,… làm hạn chế khả năng lao động hoặc mất khả năng lao động thì việc đảm bảo đời sống chung của gia đình được thực hiện như thế nào? Một vấn đề nữa được đặt ra có thực hiện việc cấp dưỡng trong những tình huống này hay không? Nếu người có tài sản riêng không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng thì người cần được cấp dưỡng có quyền yêu cầu tòa án giải quyết không? Hiện nay chưa có văn bản quy phạm pháp luật quy định về vấn đề này. Vì vậy để đảm bảo mục đích hôn nhân bền vững, pháp luật cần dự liệu vấn đề này vì quan hệ nhân thân giữa vợ chồng theo quy định của pháp luật vẫn còn tồn tại trước pháp luật.

Một vấn đề đặt ra là sau khi một phần hay toàn bộ tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân, tài sản mà vợ chồng tạo ra sau khi chia như tiền công, tiền lương,… là tài sản riêng của mỗi bên hay là tài sản chung của vợ chồng. Khoản 2 Điều 8 Nghị định 70/2001/NĐ-CP có quy định: “Thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của mỗi bên sau khi chia tài sản chung là tài sản riêng của vợ, chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thoả thuận khác”. Qua nghiên cứu chúng tôi thấy rằng có sự mâu thuẫn, chồng chéo giữa các văn bản quy phạm pháp luật, cụ thể là Điều 27 Luật HN&GĐ năm 2000 và Khoản 2 Điều 8 Nghị định 70/2001/NĐ-CP về phương diện lý luận và thực tiễn áp dụng. Có thể thấy một số bất cập như sau:

- Một là, nếu theo quy định tại Điều 27 Luật HN&GĐ năm 2000 thì toàn bộ tài sản do một bên vợ, chồng hoặc cả hai người cùng tạo ra đều là tài sản chung của vợ chồng. Tính chất cộng đồng của hôn nhân đã chi phối quan hệ hôn nhân nên những thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh, và những thu nhập hợp pháp khác của mỗi bên theo nguyên tắc vẫn là tài sản

Xem tất cả 120 trang.

Ngày đăng: 22/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí