Những Vướng Mắc Từ Thực Tiễn Cần Pháp Luật Điều Chỉnh

cho người vợ đã thực hiện xong. Vậy, trong trường hợp này, làm thế nào để đảm bảo lợi ích cho các chủ nợ?

Mặc dù Điều 11 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP đã quy định các trường hợp người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan được phép yêu cầu Tòa án tuyên bố thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng là vô hiệu, nhưng chưa quy định hậu quả pháp lý của việc Tòa án tuyên bố vô hiệu đó. Do vậy, đã nảy sinh vấn đề sau khi bị Tòa án tuyên bố vô hiệu thì chế độ tài sản chung của vợ chồng sẽ được khôi phục lại như thế nào? Việc thực hiện các nghĩa vụ tài sản của vợ chồng với người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan sẽ là như thế nào? Thiết nghĩ, đây cũng là các vấn đề cần được quan tâm làm rõ, tránh tình trạng xây dựng pháp luật chưa hoàn thiện.

Thứ sáu, pháp luật HN&GĐ hiện hành quy định thời điểm có hiệu lực của thỏa thuận chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân chưa thống nhất. Khoản 1 Điều 7 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP quy định: “Trong trường hợp văn bản thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng không xác định rõ thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản, thì hiệu lực được tính từ ngày, tháng, năm lập văn bản” [4]. Như vậy có thể hiểu rằng nếu nội dung này không được xác định trong văn bản thì cũng không làm mất đi tính hợp pháp của nó, bởi thời điểm có hiệu lực pháp định là thời điểm lập văn bản, mặc dù khoản 1 Điều 6 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP quy định trong văn bản thỏa thuận phải ghi rõ thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung. Bên cạnh đó, văn bản thỏa thuận chia tài sản chung sẽ không có hiệu lực trong trường hợp văn bản thỏa thuận đó bắt buộc phải được công chứng.

Ngoài ra, nếu vợ chồng tự thỏa thuận và thực hiện lập văn bản chia tài sản nhưng không ghi rõ thời điểm có hiệu lực thì thời điểm này được xác định tính từ ngày, tháng, năm lập văn bản [4]. Điều này đã tạo ra một lỗ hổng lớn, tạo điều kiện cho vợ chồng trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ riêng với người

khác. Chẳng hạn như trong trường hợp hai vợ chồng thành lập một doanh nghiệp tư nhân nhưng đứng tên một bên. Khi doanh nghiệp này rơi vào tình trạng khó khăn, thua lỗ kéo dài, số nợ phải trả quá lớn nhưng không có khả năng thanh toán, họ đã lập văn bản thỏa thuận chia tài sản chung và ghi thời gian thỏa thuận việc chia trước đó một thời gian dài, và theo quy định trên thì thời gian được ghi nhận trong văn bản này chính là thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung. Vì vậy, pháp luật hiện hành cần phải quy định thống nhất về thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung trong trường hợp vợ chồng tự thỏa thuận.

Thực tiễn cho thấy còn rất nhiều nội dung thiếu sót, bất hợp pháp từ trong quy định của pháp luật thực định, do đó thiếu cơ sở pháp lý để đảm bảo thực hiện các quyền của vợ chồng về tài sản, ảnh hưởng đến việc quyết định của tòa án khi giải quyết yêu cầu chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân. Vì vậy, cần thiết phải hoàn thiện các quy định của pháp luật về việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân.

3.1.2 Những vướng mắc từ thực tiễn cần pháp luật điều chỉnh

Trên địa bàn cả nước hiện nay, việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân của vợ chồng xảy ra không nhiều, phụ thuộc rất lớn vào điều kiện kinh tế - xã hội của từng địa phương. Địa phương tập trung nhiều yêu cầu thỏa thuận chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân chủ yếu ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Trà Vinh,.. Một số tỉnh, thành còn lại số lượng vụ việc rất ít, hoặc không có trường hợp nào.

Chẳng hạn tại tỉnh Thừa Thiên - Huế, số lượng thụ lý yêu cầu Tòa án chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân rất ít. Một phần do sự tác động của nền kinh tế thị trường vào đời sống gia đình tại đây chưa lớn, một phần ảnh hưởng tâm lý của người dân nên nhu cầu chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân chưa nhiều. Có thể thấy điều này qua bảng số liệu cụ

thể về yêu cầu chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế sau [42]:

STT

TAND THỤ LÝ

NĂM

2007

2008

2009

2010

2011

1

TAND tỉnh Thừa Thiên - Huế

2

1

0

0

0

2

TAND thành phố Huế

0

0

1

0

0

3

TAND thị xã Hương Thủy

0

0

0

0

0

4

TAND thị xã Hương Trà

0

0

0

0

0

5

TAND huyện Phong Điền

0

0

0

0

0

6

TAND huyện Quảng Điền

0

0

0

0

0

7

TAND huyện Phú Vang

0

0

0

0

0

8

TAND huyện Phú Lộc

0

0

0

0

0

9

TAND huyện Nam Đông

0

0

1

0

0

10

TAND huyện A Lưới

0

0

0

0

0


Tổng cộng

2

1

2

0

0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân theo pháp luật Việt Nam - 12


Qua bảng thống kê số liệu trên cho thấy, yêu cầu chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân diễn ra trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế là rất ít. Trong số những vụ việc trên, có một số vụ đã bị TAND các cấp đình chỉ giải quyết do nhiều nguyên nhân khác nhau nên việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân cũng không thể thực hiện được. Điều này xuất phát từ đặc điểm của tỉnh Thừa Thiên - Huế. Đây là nơi tồn tại triều đại phong kiến cuối cùng của nước ta nên những ảnh hưởng mang nặng tư tưởng của một thời vẫn còn tồn tại trong một số bộ phận gia đình, tính gia trưởng vẫn còn in sâu trong tư tưởng của nam giới - phần lớn được xem người làm chủ trong gia đình. Vì vậy, rất ít cặp vợ chồng muốn yêu cầu chia tài sản khi hôn nhân đang tồn tại, họ rất sợ dư luận “dèm pha, chê cười”, sợ ảnh hưởng đến cuộc sống chung

của gia đình, đặc biệt ảnh hưởng tâm lý con cái của họ. Thêm vào đó, điều kiện kinh tế ở đây chưa phát triển nhiều như một số tỉnh thành khác, hoạt động đầu tư kinh doanh hoạt động chưa mạnh mẽ nên chưa tạo ra nhiều cơ hội để vợ chồng mở rộng đầu tư kinh doanh.

Một số tòa án khác khi giải quyết việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân vẫn gặp một số vướng mắc từ thực tiễn cần được pháp luật điều chỉnh. Chẳng hạn, tòa án chưa thống nhất trong việc xác định nguồn gốc tài sản chung của vợ chồng để giải quyết việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân hoặc giải quyết chia tài sản trong thời kỳ hôn nhân khi vợ chồng yêu cầu chia vì mục đích trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ với người khác, quyền yêu cầu của người thứ ba có liên quan chưa được quan tâm,…

Ví dụ: Vụ việc của Ông Đặng Thành Phát và bà Huỳnh Thị Nga. Hai ông bà kết hôn vào năm 1974 và có 4 người con chung. Tài sản chung của ông bà gồm 01 lò bánh mì, 01 giường ngủ, 01 bàn dài, 01 quạt điện, 01 máy kole 7 và một số dụng cụ làm bánh mì. Năm 1998 ông Phát bị khởi tố hình sự và phải đi tù giam, bà và các con ở nhà xây dựng 01 nhà tường lầu trên diện tích 108,4m2 đất của mẹ ông Phát ủy quyền cho bà sử dụng, tọa lạc tại thị trấn Càng Long. Bà Nga cho rằng sau khi ra tù, ông Phát có vợ lẽ thường bỏ nhà đi

nên bà yêu cầu trọn quyền hưởng nhà đất và lò bánh mì nói trên là tài sản của bà và các con bà. Ông Phát cũng đồng ý với lời khai của bà và đồng ý giao hết tài sản bà Nga khai trên cho bà Nga và các con ông trọn quyền sở hữu.

Tại bản án số 62/2005/DSST ngày 04/05/2005 của TAND huyện C.L đã chấp nhận yêu cầu của bà Nga. Tuy nhiên ngày 27/6/2005 VKSND tỉnh TV đã kháng nghị bản án nói trên. Vì cho rằng vào năm 1991 ông Phát bị khởi tố về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa, tại bản án hình sự phúc thẩm số 1110/HSPT ngày 27/10/1992 của Tòa phúc thẩm TAND tối cao tại Thành phố Hồ Chí Minh đã xử buộc ông Phát bồi thường

cho Phòng Công an huyện C.L 56.391 kg gạo tương đương với 113.157.000 đồng. Năm 1998 ông Phát ra tù trước thời hạn, cơ quan thi hành án tiến hành cưỡng chế kê biên nhà đất nói trên để đảm bảo thi hành án, ông Phát nói nhà đất đó là tài sản thuộc sở hữu riêng của bà Nga và bà Nga khởi kiện tranh chấp tài sản trong thời kỳ hôn nhân với ông Phát. Vì vậy, bản án số 20/2005/DSPT ngày 19/9/2005 của TAND tỉnh TV đã bác đơn yêu cầu của bà Nga, không công nhận thỏa thuận chia tài sản chung của bà Nga và ông Phát.

Việc tòa án cấp sơ thẩm giải quyết tại bản án số 62/2005/DSST nêu trên là chưa thực sự khách quan. Bởi thẩm phán chỉ mới căn cứ vào lời khai của hai vợ chồng để giải quyết yêu cầu của bà Nga, mà chưa tìm hiểu chính xác nguồn gốc tài sản đang có tranh chấp là tài sản chung hay tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân. Do đó, tòa án cấp phúc thẩm đã chính xác trong việc xác định nguồn gốc tài sản của vợ chồng nên đã chấp nhận kháng nghị số 04/KN-VKS.P5 ngày 27/6/2005 của VKSND tỉnh TV và bác yêu cầu của bà Nga, không công nhận

thỏa thuận của bà Nga và ông Phát về việc giao cho bà Nga trọn quyền sử dụng diện tích 108,4m2 đất thửa số 58 và quyền sở hữu nhà một trệt, một lầu trên đất nói trên và một lò bánh mì tọa lạc tại thị trấn C.L, huyện C.L, tỉnh TV. Với nội dụng tại bản án phúc thẩm số 20/2005/DSPT nêu trên đã giúp ngăn chặn việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân nhằm trốn tránh nghĩa vụ thi hành án của ông Phát.

Một trường hợp khác là vụ việc của ông Bùi Văn Vân và Nguyễn Thị Minh Trang. Ông bà kết hôn và chung sống từ năm 1985, ông bà có hai người con chung và có tài sản chung là căn nhà số 542 đường số 25 (Ngô Tất Tố), khu phố Cư Xá Mới, thị trấn Kiên Lương, huyện KL, tỉnh KG. Đây là tài sản chung của hai người nhưng công sức đóng góp tạo dựng phần của ông là chính, vì ông làm trong công ty xi măng Hà Tiên II đã hơn 25 năm, được công ty hóa giá và tiền bạc ông đóng góp vào nhiều hơn vợ để mua căn nhà.

Ông bà thỏa thuận chia căn nhà thành ba phần, ông hưởng hai phần và bà Trang một phần. Trị giá căn nhà thỏa thuận là 233.910.245 đồng. Ngoài ra bà Trang có nợ bà Châu Ngọc Điệp số tiền là 168.672.500 đồng và 1.950 USD. Ông Điệp xác nhận vợ ông có nợ bà Điệp và ông dự định hỗ trợ với vợ ông trả nợ cho bà Điệp nhưng bà Điệp lại yêu cầu vợ chồng ông trả nợ quá khắt khe (không thương lượng thỏa thuận được) nên ông yêu cầu chia tài sản chung để vợ ông có phần tiền riêng trả nợ cho bà Điệp. Bà Điệp không đồng ý vì cho rằng việc bà Trang vay tiền ông Vân cũng biết, nhưng nay ông yêu cầu chia tài sản chung là trốn tránh nghĩa vụ trả nợ nên bà yêu cầu ông Vân bà Trang phải cùng thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho bà, sau đó số dư còn lại ông Vân bà Trang có yêu cầu chia thì chia.

Ngoài ra ông Vân bà Trang còn nợ Ngân hàng Sài Gòn Thương tín số tiền 27.500.000 đồng cộng lãi phát sinh; nợ Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn KL số tiền 21.000.000 đồng cộng lãi phát sinh; nợ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện KL số tiền 4.500.000 cộng lãi phát sinh.

Tại bản án số 20/2008/HNGĐ-ST ngày 9/4/2008 của TAND huyện KL đã tuyên công nhận yêu cầu chia tài sản chung của ông Vân, bà Trang và chia số tiền 233.910.245 đồng (giá trị căn nhà) theo thỏa thuận cho ông bà; ông Vân được chia số tiền là 155.940.169 đồng và bà Trang được chia số tiền

77.970.081 đồng. Đồng thời trong bản án này bác yêu cầu của Ngân hàng Sài Gòn Thương tín, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn KL, Ngân hàng Chính sách xã hội huyện KL về việc yêu cầu ông Vân bà Trang phải thanh toán xong nghĩa vụ trả nợ mới chia tài sản chung; bác yêu cầu của bà Điệp về việc không đồng ý chia tài sản chung của ông Vân bà Trang.

Ngày 17/4/2008 bà Điệp làm đơn kháng cáo với nội dung yêu cầu cấp phúc thẩm xem xét buộc cả hai vợ chồng bà Trang, ông Vân có nghĩa vụ liên đới trả nợ cho bà, vì nợ bà Trang vay dùng vào việc chi dùng chung

của vợ chồng; nay vợ chồng yêu cầu chia tài sản chung và cho rằng nợ này là nợ riêng của bà Trang là do hai vợ chồng muốn tẩu tán tài sản không muốn trả nợ cho bà.

Ngày 23/6/2008 TAND tỉnh KG đã đưa vụ án ra xét xử. Tại phiên tòa phúc thẩm, Tòa án nhận thấy trước thời điểm vợ chồng ông Vân xin chia tài sản chung, bà Điệp đã khởi kiện bà Trang đòi số tiền bà Trang còn thiếu trong hợp đồng vay tài sản. Tại bản án số 143/2007/DSPT ngày 22/5/2007 của TAND tỉnh KG đã tuyên buộc bà Trang có nghĩa vụ trả nợ cho bà Điệp tiền vốn và lãi là 168.672.500 đồng và 1.950 USD. Trong tờ cam kết trả nợ vào ngày 22/1/2006 và ngày 4/6/2006 ông Vân cùng ký tên vào hai tờ cam kết trả nợ. Nhận thấy yêu cầu của bà Điệp buộc ông Vân phải có nghĩa vụ cùng bà Trang thực hiện nghĩa vụ trả nợ là không đúng với trình tự xét xử và không đúng với quy định của pháp luật. Tuy nhiên tại phiên tòa phúc thẩm bà Điệp đã xuất trình biên bản xác minh tài sản để kê biên thi hành bản án số 143/2007/DSPT ngày 22/5/2007 của thi hành án huyện KL xác lập, có vợ chồng ông Vân ký tên xác định căn nhà là tài sản chung của vợ chồng và khi hòa giải thi hành án vợ chồng ông Vân yêu cầu trả nợ lần đầu cho bà Điệp là

80.000.000 đồng, số tiền còn lại trả mỗi tháng 1.000.000 đồng cho đến khi dứt nợ nhưng bà Điệp không đồng ý. Tại phiên tòa phúc thẩm ông bà trình bày thêm nếu và Điệp đồng ý thỏa thuận này thì ông bà cùng nhau trả nợ cho bà Điệp và không yêu cầu chia tài sản nữa nhưng bà Điệp không đồng ý. Do đó bản án số 21/2008/HNGĐ-PT đã chấp nhận đơn kháng cáo của bà Điệp, sửa bản án số 20/2008/HNST ngày 9/4/2008 của TAND huyện KL, bác yêu cầu khởi kiện chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân.

Trong vụ việc này có thể thấy việc giải quyết của TAND tỉnh KG là đúng đắn, phù hợp với quy định của pháp luật bởi căn nhà là tài sản chung của ông Vân bà Trang tạo lập trong thời kỳ hôn nhân. Việc bà Trang vay tiền

của bà Điệp, ông Vân cũng biết và cũng đã thừa nhận. Vì vậy, việc ông Vân và bà Trang yêu cầu xin chia tài sản chung trong thời kỳ hôn là do không thỏa thuận được việc trả nợ cho bà Điệp nên yêu cầu chia này không được chấp nhận là hoàn toàn có căn cứ pháp luật.

Trong thực tiễn xét xử, có một số trường hợp do không xác định được “lý do chính đáng khác” là lý do như thế nào nên các tòa án giải quyết không thống nhất. Cùng một lý do yêu cầu chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân yêu cầu tòa giải quyết, có tòa án đồng ý cho chia tài sản chung, có tòa án lại không đồng ý. Điều này, xuất phát từ tâm lý chủ quan của người thẩm phán khi giải quyết vụ việc cũng như quy định của pháp luật chưa đề cập nên tạo ra tình trạng áp dụng pháp luật không thống nhất.

Ví dụ vụ việc của ông Lâm Văn Bảy và bà Mai Thị Song ở thị xã TV. Hai ông bà cưới nhau năm 1956 có chung 10 người con (5 trai, 5 gái), tất cả đều trưởng thành. Trong quá trình chung sống ông bà tạo lập một số tài sản chung. Hiện nay đã bán một số đất, còn lại một căn nhà tường và 1.320m2 đất thửa 528, tờ bản đồ số 7 do ông Bảy và thửa 545 diện tích 2.488m2 do Lâm Quang Tùng (con trai ông Bảy) đứng tên sử dụng. Bà Song cho rằng ông Bảy đã tự ý lấy đất chung của vợ chồng chia cho các con trai nên bà yêu cầu chia đôi tài sản trên để ra sống riêng.

Tại bản án số 95/2005/DSST ngày 20/10/2005 của TAND thị xã TV đã cho rằng yêu cầu của bà Song là chưa có cơ sở để chấp nhận toàn bộ. TAND thị xã TV đã cho rằng ông bà sống chung trên 50 năm và đã có con chung, tài sản chung. Trong việc phân chia của ông, bà không đồng đều giữa con trai và con gái, từ đó ông bà mâu thuẫn và bà Song ra cất nhà ở riêng. Mục đích của bà Song xin chia không vì đầu tư kinh doanh hoặc thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng theo quy định của Điều 29 Luật HN&GĐ năm 2000 nên không thể phân chia theo yêu cầu của bà. Do đó bản án của TAND thị xã TV đã không chấp

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/12/2022