Một Số Vấn Đề Tồn Tại Cần Giải Quyết Trong Việc Công Chứng Văn Bản Thỏa Thuận Chia Tài Sản Chung Trong Thời Kỳ Hôn Nhân

nhận yêu cầu khởi kiện của bà Song. Vì vậy, chúng tôi nhận thấy TAND thị xã TV đã không khách quan, chưa xem xét hợp lý yêu cầu của các đương sự nên không đảm bảo được quyền định đoạt của vợ chồng đối với tài sản chung.

Từ ba bản án trên cho thấy việc giải quyết yêu cầu chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân gặp nhiều khó khăn, dẫn đến việc kháng cáo, giải quyết nhiều lần. Một số điểm vướng mắc từ thực tiễn chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân cần pháp luật điều chỉnh là:

Thứ nhất, Tòa án các cấp chưa xác định đúng căn cứ xác lập tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân. Tòa án các cấp chỉ mới căn cứ vào lời khai và thỏa thuận của vợ chồng để ra quyết định công nhận sự thỏa thuận chia tài sản chung. Tòa án chưa hợp lý khi chưa xem xét kỹ nguồn gốc tài sản của vợ chồng được hình thành trong thời kỳ hôn nhân là tài sản chung của vợ chồng hay tài sản riêng để ra quyết định phù hợp. Vì vậy, trong một số trường hợp đã tạo cơ hội cho vợ chồng có thể trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ như trường hợp của ông Đặng Thành Phát và bà Huỳnh Thị Nga.

Thứ hai, do việc xác định căn cứ nguồn gốc tài sản không chính xác nên dẫn đến Tòa án đã bỏ qua việc tìm hiểu nguyên nhân của yêu cầu chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân. Trong ba vụ án thì có hai vụ có kháng cáo và bị tòa phúc thẩm xử không công nhận thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng vì việc chia tài sản chung đều nhằm trốn tránh thực hiện nghĩa vụ dân sự với người thứ ba có quyền lợi liên quan. Điều này cho thấy việc giải quyết của tòa án chưa thực sự khách quan, và công tâm.

Thứ ba, cả ba vụ án trên được giải quyết theo trình tự sơ thẩm cũng như phúc thẩm đều chưa quan tâm đến quyền lợi của các thành viên trong gia đình sau khi chia tài sản chung. Trong các bản án chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân không thấy có điểm nào đề cập đến quyền lợi của các con, cũng như đời sống chung của vợ chồng sau khi chia. Quyền và nghĩa vụ

của vợ chồng sau khi chia tài sản chung đối với nhau và đối với đời sống chung của gia đình không được đề cập. Do vậy, việc thực hiện các nghĩa vụ đối với vợ chồng, con cái và các thành viên trong gia đình hoàn phụ thuộc vào thỏa thuận của vợ chồng, vào lương tâm, trách nhiệm của cha mẹ với con cái. Vì vậy, pháp luật cần thiết phải dự liệu quy định về nội dung này để đảm bảo lợi ích chính đáng của vợ chồng và các thành viên còn lại trong gia đình.

Thứ tư, cùng một lý do là vợ chồng có mâu thuẫn nhưng có tòa án xét cho chia, nhưng có tòa án không xem đây là lý do chính đáng để quyết định chia tài sản chung, dẫn đến việc áp dụng không thống nhất của cơ quan tòa án như trường hợp của ông Bảy và bà Song. Vì vậy, luật cần hướng dẫn chi tiết về “lý do chính đáng khác” là lý do nào để tạo sự thống nhất trong áp dụng pháp luật. Việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân trong thực tiễn phải giải quyết nhiều lần qua nhiều cấp khác nhau. Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, một phần do các quy định của pháp luật chưa phù hợp, một phần do việc áp dụng pháp luật chưa chính xác. Vì vậy bên cạnh việc ban hành các quy định nhằm hoàn thiện luật HN&GĐ, phải không ngừng nâng cao chất lượng của thẩm phán và đội ngũ ngành Tòa án để những phán quyết của tòa án thực sự khách quan và đúng pháp luật.

3.1.3 Một số vấn đề tồn tại cần giải quyết trong việc công chứng văn bản thỏa thuận chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân

Với mục đích xã hội hóa hoạt động công chứng nên số lượng cơ quan có thẩm quyền công chứng ngày càng tăng nhanh và quy mô khác nhau nên số lượng các văn bản thỏa thuận chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân được công chứng cũng khác nhau ở từng cơ quan, văn phòng, đặc biệt là các văn phòng công chứng hoạt động theo hình thức doanh nghiệp tư nhân. Riêng tại Hà Nội, theo thống kê của Sở Tư pháp đến tháng 5 năm 2012, toàn thành phố có 68 tổ chức hành nghề công chứng, gồm mười phòng công chứng trực

thuộc Sở Tư pháp (được gọi là phòng công chứng công) và 58 văn phòng công chứng (công chứng tư) với 183 công chứng viên. Mạng lưới các phòng công chứng, văn phòng công chứng phủ hầu khắp các quận, huyện, thị xã của thành phố [20]. Theo quy định của pháp luật HN&GĐ hiện hành, văn bản thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân có thể công chứng hoặc không cần thủ tục này, ngoại trừ một số văn bản thỏa thuận yêu cầu phải có công chứng theo quy định của pháp luật liên quan đến việc chia tài sản là nhà ở, quyền sử dụng đất,... Thực tế cho thấy có rất nhiều trường hợp chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân được vợ chồng thỏa thuận bằng văn bản và công chứng tại các cơ quan công chứng có thẩm quyền. Số lượng văn bản này tại các văn phòng công chứng ngày càng tăng, chủ yếu diễn ra tại các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh. Điều này xuất phát từ việc những ưu điểm mà nó đem lại, chủ yếu do chi phí công chứng thấp, được giải quyết nhanh chóng chỉ với thủ tục đơn giản, đặc biệt số lượng văn phòng công chứng được cấp phép hoạt động ngày càng tăng nên tạo điều kiện thuận lợi cho người dân đi lại. Hầu hết vợ chồng yêu cầu công chứng thỏa thuận chia tài sản chung thực hiện tại các văn phòng Công chứng chủ yếu để phân chia tài sản là bất động sản và tài sản gắn liền với đất. Chẳng hạn trường hợp của ông Vũ Hồng Linh và bà Bùi Thúy Hạnh tại Hà Nội. Ông Linh và bà Hạnh tạo lập được hai khối bất động sản tại số 13, và số 61 Yên Phụ, Tây Hồ, Hà Nội. Tháng 9 năm 2008 ông Linh và bà Hạnh đã yêu cầu Văn phòng Công chứng Hà Nội chứng nhận thỏa thuận phân chia tài sản là một khối bất động sản và tài sản gắn liền với đất tại số 61, phố Yên Phụ, tây Hồ, Hà Nội. Tại văn bản thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng, quyển số 01/TP/CC/VBTT của Văn phòng Công chứng Hà Nội đã chứng nhận thỏa thuận giữa hai người, bà Hạnh được toàn quyền quản lý, sử dụng, cho thuê, chuyển nhượng, thế chấp toàn bộ quyền sử dụng đất và quyền sở

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

hữu đối với tài sản gắn liền với đất theo thỏa thuận của ông bà.

Thực tế cũng có trường hợp vợ chồng thực hiện thỏa thuận chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân không phải là bất động sản mà là một số tiền nhất định. Ví dụ trường hợp bà Đoàn Thị Hoa và ông Nguyễn Ngọc Văn tại Hà Nội. Tháng 4 năm 2010 ông bà có thế chấp tài sản là quyền sử dụng đất của hai vợ chồng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam để có một số tiền nhất định và thỏa thuận giao cho bà Hoa số tiền này, nhưng đến tháng 9 năm 2011 ông bà vẫn chưa thanh toán được. Ngày 26 tháng 9 năm 2011, tại văn bản thỏa thuận số 09112181/VBTT, quyển số 3 của Văn phòng Công chứng Mỹ Đình đã chứng nhận thỏa thuận của hai người trong đó xác nhận bà Hoa có nghĩa vụ giao cho ông Văn số tiền một trăm triệu đồng, đồng thời bà Hoa có nghĩa vụ thanh toán mọi khoản nợ gốc, nợ lãi và các nghĩa vụ khác theo Hợp đồng thế chấp với Ngân hàng Kỹ thương Việt Nam.

Chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân theo pháp luật Việt Nam - 13

Tại tỉnh Thừa Thiên - Huế, thông qua số liệu thống kê tại Văn phòng công chứng số 1 của tỉnh cho thấy, từ năm 2005 đến tháng 6 năm 2012 chưa có bất kỳ trường hợp nào yêu cầu công chứng thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, còn bản cam kết thỏa thuận tài sản riêng đã có đến 27 trường hợp chỉ trong 6 tháng đầu năm 2012 [49], cam kết tài sản chung của vợ chồng không có trường hợp nào. Tuy nhiên, trên thực tế cho thấy vợ chồng thỏa thuận chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện dưới những hình thức khác nhau, như văn bản cam kết tài sản riêng. Điển hình như trường hợp của ông Đỗ Dương T và bà Lê Thị Ánh N. Tháng 5 năm 2012, hai vợ chồng ông bà đã có đơn yêu cầu chứng nhận số tiền được nhận từ thỏa thuận chuyển nhượng quyền sử dụng đất với ông Đỗ Như B và bà Lê Thị H. Tại văn bản cam kết tài sản riêng, quyển số 02TP/CC-SCC-/HĐGD của Văn phòng công chứng số 1 tỉnh Thừa Thiên - Huế đã chứng nhận với nội dung số tiền nhận chuyển nhượng là tài sản riêng của bà N. Tuy nhiên, trên thực tế số

tiền này có nguồn gốc từ tài sản chung của vợ chồng ông bà, về bản chất đây là trường hợp chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân nhưng được lập dưới hình thức văn bản cam kết tài sản riêng.

Qua số liệu thống kế trên, chúng tôi nhận thấy hai vấn đề: Thứ nhất, số lượng các vụ việc về thỏa thuận chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân có chiều hướng tăng nhanh. Điều này cho thấy nhu cầu của vợ chồng muốn có tài sản riêng nhằm phục vụ cho hoạt động kinh doanh và nghề nghiệp của bản thân. Thứ hai, vợ chồng thực hiện thỏa thuận chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân được công chứng không chỉ được thực hiện dưới văn bản này mà còn dưới dạng nhiều văn bản khác như cam kết tài sản riêng của vợ hoặc chồng, hợp đồng tặng cho, ủy quyền. Bởi lẽ, hiện nay Luật thuế thu nhập cá nhân và quy định về Lệ phí trước bạ không quy định cụ thể về thủ tục cũng như những điều kiện ưu tiên, miễn giảm đối với trường hợp vợ chồng đăng ký lại tài sản sau khi chia tài sản chung đã vô tình khiến cho tình trạng vợ chồng "né tránh" làm văn bản thỏa thuận chia tài sản chung và thực hiện các giao dịch giả dưới các hình thức khác diễn ra ngày một nhiều. Bên cạnh đó, trong quá trình tìm hiểu tại các văn phòng công chứng chúng tôi nhận thấy có sự đa dạng về văn bản thỏa thuận phân chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân. Mỗi một văn phòng công chứng đều đưa ra một mẫu riêng theo ý kiến chủ quan của đơn vị mình. Trong đó có rất nhiều nội dung quan trọng không được ghi nhận trong văn bản, chẳng hạn như lý do chia tài sản chung, quyền và nghĩa vụ của vợ chồng sau khi chia tài sản chung đối với đời sống chung của gia đình mà chỉ cam kết một cách chung chung là việc chia đó không nhằm trốn tránh nghĩa vụ về tài sản đối với người thứ ba,… Chẳng hạn như văn bản thỏa thuận về việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân giữa vợ chồng ông Khang và bà Yến được công chứng tại văn phòng công chứng Miền Bắc ngày 05/03/2011 theo số công chứng 05/2011/CCMB/VBTT, quyển số

01TP/CC-SCC/TSVC. Trong văn bản chỉ nêu tài sản chung được chia bao gồm quyền sử dụng đất của ba thửa đất, trong đó có một nhà ba tầng đang được thế chấp tại Ngân hàng. Tài sản này đều được chia cho bà Yến. Bà Yến được toàn quyền sở hữu đối với ba tài sản này; có trách nhiệm trả toàn bộ nợ gốc, lãi, phí cho Ngân hàng và thực hiện thủ tục xóa đăng ký giao dịch bảo đảm và có quyền và nghĩa vụ thực hiện thủ tục đăng ký quyền tài sản, thực hiện các nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật để trở thành chủ sở hữu duy nhất đối với khối tài sản mà bà được hưởng. Vậy nếu trong trường hợp ông Khang có nghĩa vụ dân sự riêng với người khác thì thực hiện như thế nào? Điều này có thể ảnh hưởng đến quyền lợi của người thứ ba có liên quan đến nghĩa vụ dân sự riêng của ông Khang nhưng sau khi ông Khang không còn tài sản để đảm bảo khả năng thanh toán. Ngoài ra, chúng tôi nhận thấy khi văn bản thỏa thuận chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân được công chứng thì xem như việc chia tài sản đã hoàn thành, mà không cần phải tiến hành các thủ tục niêm yết công khai. Sau khi chia xong, vợ chồng đã tiến hành các giao dịch dân sự với người thứ ba có liên quan bằng tài sản riêng của mình, trong khi đó người thứ ba không hề biết việc vợ chồng đã thỏa thuận phân chia tài sản chung. Nếu trong trường hợp phát sinh các nghĩa vụ thanh toán mà tài sản riêng của vợ chồng đó không thanh toán đầy đủ thì sẽ rất bất lợi cho họ. Vì vậy, thiết nghĩ Luật HN&GĐ cần bổ sung theo hướng sau khi văn bản thỏa thuận chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân được công chứng và chứng thực thì phải tiến hành niêm yết công khai, đồng thời nên xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về các văn bản thỏa thuận chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân đã được công chứng và công khai trên trang thông tin điện tử ở các văn phòng công chứng. Có như vậy mới đảm bảo được quyền lợi của người thứ ba trong các giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của vợ chồng, đồng thời tránh các hành vi vi phạm pháp luật có thể xảy ra. Với

những hạn chế tồn tại nêu trên liên quan đến hoạt động công chứng văn bản thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân đã làm cho hiệu quả của văn bản thỏa thuận này đem lại trên thực tế không cao. Vì vậy, cần thiết phải bổ sung các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động công chứng văn bản thỏa thuận chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân.

3.2 Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật và đảm bảo hiệu quả của việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân

3.2.1 Hoàn thiện pháp luật về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân

3.2.1.1 Về căn cứ xác định tài sản chung của vợ chồng

Để giải quyết các tranh chấp về tài sản một cách có hiệu quả, trước tiên phải xác định tài sản chung của vợ chồng một cách chính xác. Vì vậy, hoàn thiện các quy định của pháp luật về căn cứ xác định tài sản chung của vợ chồng là vấn đề rất cần thiết.

Thứ nhất, cần quy định thống nhất căn cứ xác định tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng sau khi chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân.

Luật HN&GĐ năm 2000 đã quy định căn cứ xác lập tài sản chung của vợ chồng dựa vào thời kỳ hôn nhân và nguồn gốc của tài sản. Tuy nhiên, luật lại chưa quy định cụ thể hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân là tài sản riêng hay tài sản chung? Sự thiếu sót này nên đã có nhiều quan điểm trái ngược nhau. Có quan điểm cho rằng hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của bên nào vẫn thuộc quyền sở hữu của bên đó mà không phải là tài sản chung của vợ chồng [9, tr.248]. Ngược lại có quan điểm cho rằng không nên xem tất cả hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của vợ chồng là tài sản chung mà chỉ những hoa lợi, lợi tức phát sinh trên tài sản riêng mà hoa lợi, lợi tức đó có được do sự đóng góp công sức của vợ chồng mới được coi mà tài sản chung, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa

thuận khác [46, tr.90]. Chúng tôi đồng ý với quan điểm thứ hai, việc xem xét không phải tất cả hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân đều là tài sản chung là hoàn toàn hợp lý. Ngoài ra, để phù hợp với quy định của Luật HN&GĐ năm 2000, cần sửa đổi khoản 2 Điều 8 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP theo hướng thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân sau khi chia tài sản chung là tài sản riêng của mỗi bên vợ chồng nếu thu nhập đó có nguồn gốc hoặc liên quan đến phần tài sản được chia, ngược lại thì được xem là tài sản chung của vợ chồng. Phần tài sản chung và các hoa lợi, lợi tức thu được từ tài sản chung chưa chia, những tài sản mà vợ chồng được tặng cho chung, được thừa kế chung hoặc những tài sản mà vợ chồng thỏa thuận sẽ là tài sản chung của vợ chồng.

Thứ hai, đối với việc xác định tài sản chung của vợ chồng trong trường hợp vợ chồng đã chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân sau đó khôi phục chế độ tài sản chung. Hiện nay, Luật HN&GĐ năm 2000 không quy định, tuy nhiên Điều 9 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP có hướng dẫn về việc khôi phục chế độ tài sản chung của vợ chồng sau khi đã chia. Quy định như vậy có tạo sự chồng chéo giữa các văn luật quy phạm pháp luật hay không? Có quan điểm cho rằng cần xóa bỏ quy định này vì không cần thiết [46, tr.96]. Theo quan điểm của chúng tôi, việc khôi phục chế độ tài sản chung là cần thiết vì việc định đoạt tài sản riêng, tài sản chung là quyền của mỗi người, pháp luật đã cho phép vợ chồng có quyền chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân thì cần thiết quy định cho phép họ được khôi phục phần tài sản đã được chia. Tuy nhiên quy định tại Điều 9 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP chỉ mới dừng lại ở việc cho phép vợ chồng có quyền thỏa thuận khôi phục chế độ tài sản chung của vợ chồng mà chưa dự liệu được hậu quả pháp lý sau khi vợ chồng thỏa thuận khôi phục chế độ tài sản chung. Do vậy, pháp luật HN&GĐ cần bổ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/12/2022