Chế tài bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng kinh doanh, thương mại - 8


quốc tế về hợp đồng. Do đó vì lý do thống nhất thuật ngữ, nên có sự thay đổi thuật ngữ vi phạm “cơ bản” bằng vi phạm “nghiêm trọng”44.

Luật Thương mại 2005 còn khá nhiều quy định chưa thể hiện rõ thậm chí không có sự phân biệt hệ quả pháp lý của hai hình thức lỗi là lỗi vô ý và lỗi cố ý khi xem xét để bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng kinh doanh, thương mại. Theo đó, vi phạm hợp đồng do lỗi cố ý hay vô ý cũng đều dẫn đến những hệ quả pháp lý như nhau45. Chính việc không phân biệt hệ quả pháp lý của hai hình thức lỗi nêu trên có thể dẫn đến việc một bên trong quan hệ hợp đồng vì quyền lợi của mình đã cố ý vi phạm hợp đồng bởi họ thấy rằng việc vi phạm hợp đồng của họ là có lợi hơn là phải thực hiện nghĩa vụ hợp đồng, rồi lại dùng quy định của pháp luật để buộc bên bị vi phạm phải tự hạn chế tổn thất với mục đích làm giảm các khoản bồi thường thiệt hại mà bên vi phạm phải trả. Do đó, nhằm bảo vệ tốt quyền, lợi ích chính đáng của bên bị vi phạm, pháp luật nên quy định trong trường hợp trên, bên vi phạm hoàn toàn không có quyền viện dẫn đến việc bên bị vi phạm đã không áp dụng các biện pháp hạn chế tổn thất để yêu cầu giảm giá trị bồi thường theo quy định của Điều 305 Luật Thương mại 2005 và vì vậy cần bổ sung Điều 305 Luật Thương mại 2005 theo nội dung như sau: “Bên yêu cầu bồi thường thiệt hại phải áp dụng các biện pháp hợp lý để hạn chế tổn thất, kể cả tổn thất đối với khoản lợi trực tiếp đáng lẽ được hưởng do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra. Nếu bên yêu cầu bồi thường thiệt hại không áp dụng các biện pháp đó, bên vi phạm hợp đồng có quyền yêu cầu giảm bớt giá trị bồi thường thiệt




44 Ý kiến trao đổi của Ông Đỗ Văn Đại, Tiến sỹ khoa học pháp lý, Giảng viên Khoa luật Trường Đại học Aix-Marseille III (Paul Cézanne) - Cộng Hoà Pháp “Vi phạm cơ bản hợp đồng”.

45 TS. Dương Anh Sơn, ThS. Nguyễn Ngọc Sơn “Hệ quả pháp lý của hai hình thức lỗi cố ý và lỗi vô ý trong pháp luật hợp đồng” Hiến kế Lập pháp số 7 tháng 11/2006, tr. 51.


hại bằng mức tổn thất đáng lẽ có thể hạn chế được, trừ trường hợp vi phạm hợp đồng do cố ý”46.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 77 trang tài liệu này.

Về vấn đề sự tác động của hình thức lỗi đến giá trị pháp lý của các thoả thuận miễn trừ trách nhiệm, quy định tại điểm a khoản 1 Điều 294 Luật Thương mại 2005 cần có sự sửa đổi bổ sung theo nội dung sau: “Thoả thuận miễn trừ không có giá trị pháp lý nếu vi phạm cố ý”47. Sự sửa đổi này có mục đích chính là nhằm ngăn chặn trường hợp bên vi phạm hợp đồng lợi dụng sự thoả thuận miễn trừ để không thực hiện nghĩa vụ hợp đồng của mình. Đây chính là hành vi cố ý vi phạm hợp đồng.

Điều 318 Luật Thương mại 2005 quy định về thời hạn khiếu nại như sau: “.....1. Ba tháng, kể từ ngày giao hàng đối với khiếu nại về số lượng; 2. Sáu tháng, kể từ ngày giao hàng đối với khiếu nại về chất lượng hàng hóa; trong trường hợp hàng hóa có bảo hành thì thời hạn khiếu nại là ba tháng kể từ ngày hết thời hạn bảo hành; 3. Chín tháng, kể từ ngày bên vi phạm phải hoàn thành nghĩa vụ theo hợp đồng hoặc trong trường hợp có bảo hành thì kể từ ngày hết thời hạn bảo hành đối với khiếu nại về các vi phạm khác”. Tinh thần điều luật đã dẫn cho thấy thời hạn khiếu nại được áp dụng như nhau cho cả hành vi vi phạm hợp đồng do lỗi cố ý và lỗi vô ý. Việc quy định như trên có thể dẫn đến hệ quả là dung túng cho hành vi không trung thực của người bán nếu người bán cố tình giao hàng kém chất lượng cho người mua, khi họ biết chắc chắn rằng, trong thời hạn sáu tháng kể từ ngày giao hàng hoặc trong thời hạn ba tháng kể từ ngày hết thời hạn bảo hành, người mua không thể phát hiện được các khuyết tật của hàng hóa.

Chế tài bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng kinh doanh, thương mại - 8

Về vấn đề này, pháp luật của nhiều nước và Công ước Viên 1980 có một số điểm khác biệt so với Luật Thương mại 2005 thể hiện ở việc Điều 40



46 Bài đã dẫn, tr. 62.


của Công ước Viên 1980 quy định rằng, nếu sự không phù hợp của hàng hóa liên quan đến những sự kiện mà người bán biết hay không thể không biết, nhưng không thông báo về điều đó cho người mua, thì người mua không mất quyền khiếu nại và khiếu kiện ngay cả khi hết thời hạn quy định. Có thể nói rằng việc biết hay buộc phải biết các sự kiện liên quan đến sự không phù hợp của hàng hóa mà không thông báo cho người mua biết là một hành vi cố ý và được đánh giá như là hành vi cố tình giao hàng không phù hợp với các điều kiện của hợp đồng. Như vậy, điều này cho thấy rằng, mặc dù Công ước Viên 1980 không coi lỗi là một căn cứ để xác định trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, thế nhưng lại có sự phân biệt hệ quả pháp lý của hành vi vi phạm hợp đồng do lỗi cố ý và lỗi vô ý.

Chính vì vậy, nhằm tương thích với luật pháp quốc tế cũng như để hạn chế sự không trung thực, thiện chí của người bán hàng, cần bổ sung khoản 4 vào Điều 318 Luật Thương mại 2005 với nội dung như sau: “4. Các thời hạn khiếu nại nói trên không được áp dụng nếu vi phạm hợp đồng do lỗi cố ý”.

2.2. Thiệt hại và cách tính thiệt hại

Thiệt hại và cách tính thiệt hại do vi phạm hợp đồng kinh doanh, thương mại là một vấn đề phức tạp không chỉ ở góc độ lý luận mà thực tiễn việc áp dụng các quy phạm pháp luật để giải quyết vấn đề này cũng hết sức khó khăn bởi các quy định pháp luật hiện hành chưa hoàn thiện nhất là cách xác định và ấn định mức bồi thường thiệt hại.

Khi xác định thiệt hại cần phải chú ý đến thời điểm xác định thiệt hại, bởi lẽ tuy là cùng một thiệt hại nhưng xảy ra ở những thời điểm khác nhau thì nội dung tổn thất có thể được xác định khác nhau. Xác định thiệt hại vào thời điểm xét xử sơ thẩm hay vào thời điểm gây ra thiệt hại, hiện nay chưa được



47 Bài đã dẫn, tr. 62.


pháp luật quy định cụ thể48. Do vào hai thời điểm kể trên, mức thiệt hại bị thay đổi bởi sự biến động của giá cả thị trường. Vì vậy, để hợp lý thì pháp luật cần quy định là: “Thời điểm xác định thiệt hại là thời điểm xảy ra thiệt hại” bởi đó là lúc quyền và lợi ích hợp pháp của bên yêu cầu bồi thường thiệt hại bị xâm phạm.

Việc ấn định khoản tiền để bên bị vi phạm được bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm hợp đồng kinh doanh, thương mại gây ra cũng là điều đáng bàn bởi thực tiễn xét xử cho thấy việc áp dụng khoản tiền bồi thường thiệt hại đối với bên bị thiệt hại cũng chưa thỏa đáng. Do vậy, về vấn đề này, pháp luật cần quy định cụ thể theo hướng khoản tiền nào là khoản tiền mà toà án bắt buộc phải xem xét để áp dụng cho dù bên bị thiệt hại có yêu cầu hay không và khoản tiền nào là khoản tiền toà án chỉ áp dụng khi có yêu cầu của bên bị thiệt hại. Có như vậy, mới đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của bên bị thiệt hại cũng như phát huy được nguyên tắc trung thực, thiện chí và hợp tác của các bên trong việc ký kết và thực hiện hợp đồng.

2.3. Hội nhập pháp luật quốc tế

Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, pháp luật cần phải mở rộng phạm vi xem xét giải quyết các vụ việc tranh chấp hợp đồng kinh doanh, thương mại, không chỉ căn cứ vào hình thức hay chủ thể tham gia quan hệ kinh doanh, thương mại mà loại trừ các vụ việc mà bản chất là tranh chấp kinh doanh, thương mại nhưng lại thuộc thẩm quyền xét xử của toà dân sự Toà án nhân dân các cấp.

Pháp luật của các nước thuộc hệ thống pháp luật Anh - Mỹ, các văn bản pháp lý quốc tế về hợp đồng mà cụ thể là Công ước Viên 1980 khi xác định trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, thì lỗi không được coi là căn cứ, hay nói



48ThS. Trần Thị Huệ ”Trách nhiệm dân sự và một số vấn đề về xác định thiệt hại”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật số 1/2005, tr. 3.


cách khác là luật pháp không chú ý đến lỗi của người vi phạm và khi sửa bổi bổ sung Luật Thương mại 1997, các nhà làm luật Việt Nam đã tiếp cận theo hướng này. Tuy nhiên, nhằm thống nhất khái niệm hợp đồng thay cho việc phân định hợp đồng dân sự và hợp đồng kinh doanh, thương mại như hiện nay, trong tương lai cần sửa đổi, bổ sung Bộ luật Dân sự 2005 theo hướng loại bỏ yếu tố lỗi như một căn cứ để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng.

Công ước Viên 1980 ra đời đã gần 30 năm và được nhiều quốc gia phê chuẩn. Bên cạnh đó, các quy định pháp luật của Việt Nam về kinh doanh, thương mại nói chung và bồi thường hiệt hại do vi phạm hợp đồng kinh doanh, thương mại nói riêng đã có khá nhiều quy phạm thể hiện sự tương thích với các quy định tương ứng của Công ước Viên 1980 do đó Việt Nam cần xem xét để tiến tới phê chuẩn, tham gia Công ước Viên 1980 trong thời gian tới nhằm tạo điều kiện thuận lợi để giải quyết các tranh chấp về kinh doanh, thương mại đã và đang ngày một gia tăng nhất là kể từ sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).

Việt Nam đã tham gia Công ước New York 1958 nhưng hiện vẫn đang bảo lưu khái niệm thương mại. Luật Thương mại 2005 quy định các nguyên tắc cơ bản trong hoạt động thương mại, phù hợp với nguyên tắc của Bộ luật Dân sự 2005 cũng như thực tiễn hoạt động thương mại tại Việt Nam trong thời gian gần đây. Việc mở rộng khái niệm thương mại đã giúp hài hòa nguyên tắc điều chỉnh hoạt động thương mại của Việt Nam với chuẩn mực quốc tế. Theo đó, khái niệm hoạt động thương mại của Việt Nam đã bao trùm các lĩnh vực thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ và các khía cạnh thương mại của đầu tư và sở hữu trí tuệ. Việc mở rộng như vậy còn giúp cho việc giải quyết các tranh chấp thương mại quốc tế được dễ dàng, tạo điều kiện để Việt Nam thực thi được cam kết cho thi hành phán quyết của Trọng tài


nước ngoài liên quan đến thương mại tại Việt Nam. Chính vì vậy, Việt Nam cần phải xem xét để có những điều chỉnh phù hợp nhằm tham gia đầy đủ Công ước New York 1958 trong thời gian tới.

Trong tương lai, cần xóa bỏ sự phân biệt giữa hợp đồng kinh tế và hợp đồng dân sự như những khái niệm khoa học49 từ đó hoàn thiện các quy định về hợp đồng trong Bộ luật Dân sự để làm sao các quy định này trở thành nguồn gốc pháp luật có tính chất nền tảng, gốc rễ của pháp luật về hợp đồng ở Việt Nam.

Vấn đề xây dựng một chương riêng về hợp đồng trong Luật Thương mại như một số học giả đưa ra là không cần thiết bởi Điều 4 của Luật Thương mại 2005 về cơ bản đã giải quyết mối quan hệ giữa luật chung và luật riêng như đã nêu ở trên do đó các vấn đề liên quan đến hợp đồng không có trong Luật Thương mại sẽ do Luật Dân sự điều chỉnh.

Cần quan niệm tranh chấp kinh doanh, thương mại là một dạng đặc biệt của tranh chấp dân sự, do đó cần sử dụng phương pháp loại trừ để phân định tranh chấp kinh doanh, thương mại với tranh chấp dân sự bởi, ở đa số các quốc gia trên thế giới không có sự phân biệt rạch ròi giữa tranh chấp thương mại và tranh chấp dân sự, vì theo họ, tranh chấp trong kinh doanh về bản chất là một dạng của tranh chấp dân sự50.

Tiến hành rà soát toàn bộ các quy định về bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng kinh doanh, thương mại cũng như các quy định về bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng dân sự, bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nhằm đảm bảo thống nhất các quy định về bồi thường thiệt hại do vi phạm



49 TS. Dương Đăng Huệ “Hoàn thiện pháp luật về hợp đồng ở Việt Nam” Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 6/2002, tr. 13.

50 Mô hình này thường gặp ở các quốc gia theo truyền thống pháp luật Common Law như Vương quốc Anh, Hợp chủng quốc Hoa Kỳ….và một số nước như Trung Quốc, Cộng hoà Séc…


hợp đồng kinh doanh, thương mại với các quy định tương ứng trong Luật Dân sự mà vẫn thể hiện được tính đặc thù của bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng trong lĩnh vực kinh doanh, thương mại.

Từng bước nâng cao hiểu biết, kiến thức pháp luật của doanh nghiệp nói chung và người có thẩm quyền trong các cơ quan tố tụng nói riêng về lĩnh vực bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng kinh doanh, thương mại thông qua việc đa dạng hoá các hình thức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật. Qua đó giúp mỗi người ý thức hơn trách nhiệm của mình đối với các quyền, nghĩa vụ dân sự nói chung và trong lĩnh vực thương mại nói riêng.

Bộ luật Dân sự 2005 và Luật Thương mại 2005 đã có hiệu lực và đi vào cuộc sống, đây là những cơ sở pháp lý quan trọng để giải quyết các tranh chấp về hợp đồng nói chung và bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng kinh doanh, thương mại nói riêng. Tuy nhiên, chính trong quá trình thực thi, thực tiễn cuộc sống cho thấy đã nảy sinh nhiều vấn đề bất cập đòi hỏi phải có sự nghiên cứu, kiến giải các vấn đề về bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng kinh doanh, thương mại, từ đó tạo tiền đề cho việc sửa đổi, bổ sung Luật Thương mại 2005 trong thời gian tới để đáp ứng các yêu cầu phát triển nền kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế.


KẾT LUẬN


Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng kinh doanh, thương mại với bản chất là một chế tài dân sự, ngày càng có vai trò quan trọng trong nền kinh tế thị trường góp phần đảm bảo để cam kết của các bên trong hợp đồng kinh doanh, thương mại được thực thi một cách đầy đủ và có hiệu quả mà mục đích chính là thúc đẩy quá trình phát triển nền kinh tế. Chính trong sự phát triển của nền kinh tế đó luôn có sự đòi hỏi của thực tiễn là các quy phạm pháp luật điều chỉnh cả ở góc độ hình thức cũng như nội dung các quan hệ kinh doanh, thương mại cần phải được sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện cho phù hợp với các quan hệ mới phát sinh nhằm xây dựng một hành lang pháp lý ổn định, thông thoáng, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp và cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh.


Trong nền kinh tế thị trường, nhu cầu hoàn thiện pháp luật kinh doanh nói chung và pháp luật về bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng kinh doanh, thương mại nói riêng luôn là một yêu cầu cấp thiết nhằm huy động các nguồn lực trong nước để phát triển kinh tế. Hiện nay, Việt Nam đã gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), chính trong bối cảnh đó, việc hoàn thiện pháp luật về hợp đồng kinh doanh, thương mại nói chung và pháp luật về bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng kinh doanh, thương mại nói riêng trở nên cần thiết hơn bao giờ hết và đó cũng là cam kết để Việt Nam thực hiện đúng và đầy đủ các nghĩa vụ của mình, góp phần đẩy nhanh tiến trình giao thương với các nước trên thế giới, thu hút nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài, đây chính là yếu tố quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Xem tất cả 77 trang.

Ngày đăng: 22/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí