Một Số Bất Cập Của Pháp Luật Về Bồi Thường Thiệt Hại Do Vi Phạm Hợp Đồng Kinh Doanh, Thương Mại


thiệt hại mang tính răn đe không được quy định trong hợp đồng nói chung, hiếm khi được sử dụng và chỉ hạn chế trong lĩnh vực trách nhiệm ngoài hợp đồng.

Vấn đề bồi thường thiệt hại mang tính chất răn đe trong thủ tục trọng tài quốc tế được đặc biệt quan tâm. Trong các thủ tục trọng tài quốc tế mang tính thương mại, bồi thường thiệt hại để răn đe có thể được yêu cầu trong hai tình huống sau:

Thứ nhất, khi thủ tục trọng tài được tiến hành tại một tổ chức trọng tài

Mỹ.

Thứ hai, trong trường hợp thủ tục trọng tài đang tiến hành không được

tôn trọng, khi hợp đồng quy định luật áp dụng là luật của Mỹ, hoặc luật của một nước khác có thừa nhận khái niệm bồi thường thiệt hại có tính chất răn đe.

Về cơ bản, chế tài bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có những điểm tương đồng với chế tài bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng kinh doanh, thương mại. Tuy nhiên, xuất phát từ những điểm khác biệt về trụ sở kinh doanh hay trụ sở ở những nước khác nhau của các bên tham gia quan hệ hợp đồng, hàng hoá chuyển dịch qua biên giới do đó có những điểm khác biệt nhất định thể hiện ở các khía cạnh như trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, các bên thường soạn thảo các điều khoản như phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại, điều khoản về sự kiện bất khả kháng và thông thường mức bồi thường bị giới hạn bởi mức trách nhiệm cụ thể mà theo đó có mức trần (giá trị tuyệt đối %) hoặc mức phần trăm theo giá trị hợp đồng. Mặt khác, trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế thường quy định về chế tài bồi thường thiệt hại răn đe và được áp dụng phổ biến trong hệ thống pháp luật Anh - Mỹ.


Chương 3

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 77 trang tài liệu này.

MỘT SỐ BẤT CẬP VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO VI PHẠM HỢP ĐỒNG


Chế tài bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng kinh doanh, thương mại - 7

1. Một số bất cập của pháp luật về bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng kinh doanh, thương mại

Các quy phạm pháp luật để giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại trong đó có vấn đề bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng kinh doanh, thương mại chủ yếu được quy định trong Bộ luật Dân sự 2005 và Luật Thương mại 2005. Mặc dù là luật mới sửa đổi, bổ sung xong trong quá trình thực hiện Luật Thương mại 2005 cũng đã bộc lộ một số điểm hạn chế nhất định do đó cần phải có sự xem xét, đánh giá một cách toàn diện nhằm sửa đổi, bổ sung trong thời gian tới.

Các vấn đề bất cập của Luật Thương mại 2005 nói chung và bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng kinh doanh, thương mại nói riêng được thể hiện ở các khía cạnh sau:

Luật Thương mại 2005 chỉ mới quy định về chế tài vi phạm hợp đồng mà đây chỉ là một phần trong chế tài thương mại, và chỉ là hành vi đặc trưng trong thương mại, chứ không phải bao gồm tất cả các hành vi thương mại. Bên cạnh đó các chế tài chưa rõ ràng, cụ thể và đặc biệt là phần điều kiện áp dụng bị bỏ qua, do đó gây khó khăn không chỉ cho những người thực thi pháp luật mà còn cho cả các nhà nghiên cứu, trong bối cảnh luật pháp của chúng ta không chấp nhận án lệ38.



38 Ý kiến của Thạc sỹ Luật học Ngô Huy Cương tại cuộc hội thảo quốc tế về dự án Luật Thương mại (sửa đổi) do Bộ Thương mại và Dự án Hỗ trợ thực thi Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ (STAR) thực hiện tại Hà Nội, http://www.cktqp.gov.vn/news.php?id=1814&id_subject=1 - 26k.


Một số luật sư cho rằng xã hội vẫn tồn tại hai quan niệm khác biệt cơ bản là quan hệ dân sự và quan hệ thương mại, hai hoạt động này khác nhau nên phải có những khung pháp lý riêng. Vì thế cần phải có chương riêng về hợp đồng thương mại để các doanh nhân Việt Nam nhìn vào đó biết quyền và nghĩa vụ của mình. Thực tế có thấy, 50% doanh nhân Việt Nam vi phạm hợp đồng thương mại quốc tế thời gian qua một phần do chưa quen sử dụng luật sư trong ký kết, soạn thoả hợp đồng, một phần do trong nước chưa có luật pháp riêng về hợp đồng thương mại. Luật Dân sự chỉ quy định những vấn đề mua bán giữa công dân với công dân, vì thế, cần có điều khoản riêng về hợp đồng thương mại giữa thương nhân với thương nhân trong Luật thương mại sửa đổi, đặc biệt là trong mua bán hàng hoá quốc tế39.

Ông Nguyễn Am Hiểu thuộc Bộ Tư pháp cho rằng, ngay cả các Bộ luật Thương mại của những nước có nền kinh tế tiên tiến như Đức, Pháp, Hoa Kỳ… cũng không bao giờ điều chỉnh được hết các quan hệ về thương mại. Quan hệ xã hội quả là mênh mông, ý tưởng điều chỉnh hết các quan hệ xã hội được coi là cùng loại trong một bộ luật, có thể nói không bao giờ thực hiện được. Tại Hà Nội, với số dân trên 3 triệu người, nhưng mỗi ngày cũng có khoảng 1 triệu hợp đồng, thoả thuận, giao kết, liên quan đến thương mại và phần lớn người thực hiện các hoạt động này không đọc Luật Thương mại hay Luật dân sự. Thử hỏi, như vậy làm sao Luật Thương mại có thể điều chỉnh bao trùm hết các hoạt động thương mại được. Theo Ông Hiểu, hoạt động thương mại không chỉ được điều chỉnh trong luật Thương mại mà còn được điều chỉnh trong nhiều văn bản pháp luật khác, thậm chí cả những cách thức không điều chỉnh bằng pháp luật40.


39 Ngọc Quỳnh - Ngọc Long “Còn nan giải chuyện sửa đổi Luật Thương mại”, tr. 2. http://www1.mot.gov.vn/Ven/VBdetail.asp?id=2306 - 17k.

40 Trang Web đã dẫn, tr 2.


Về vấn đề quy định cách xác định bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng kinh doanh, thương mại cũng cần phải được xem xét bởi trên thực tế, việc đòi bồi thường các chi phí cơ hội (do mất đi thị trường, khách hàng…) rất khó được chấp nhận ở Việt Nam bởi chưa có các quy phạm điều chỉnh cụ thể41.

Sự khác biệt trong việc quy định mối quan hệ giữa phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại trong Bộ Luật Dân sự 2005 và Luật Thương mại 2005 cũng là điều đáng bàn. Cụ thể, điểm 2 khoản 3 Điều 422 Bộ luật Dân sự 2005 quy định: “Trong trường hợp các bên thoả thuận phạt vi phạm mà không thoả thuận về bồi thường thiệt hại thì bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải nộp tiền phạt vi phạm” trong khi đó cũng về vấn đề này khoản 2 Điều 307 Luật Thương mại 2005 lại quy định: “Trong trường hợp các bên có thoả thuận phạt vi phạm mà không thoả thuận bồi thường thiệt hại thì bên bị vi phạm có quyền áp dụng các chế tài phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại”.

Như vậy, sự không thống nhất giữa các quy định về phạt vi phạm trong Bộ Luật Dân sự 2005 và Luật Thương mại 2005 trong tương lai gần chắc chắn sẽ gây ra cuộc tranh luận liên quan đến việc xác định văn bản nào sẽ được áp dụng để giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng cụ thể nào đó42.

Vấn đề nghĩa vụ chứng minh của bên bị vi phạm và thẩm quyền của tòa án khi đánh giá chứng cứ mà bên yêu cầu bồi thường thiệt hại xuất trình cũng nảy sinh nhiều bất cập, phản ánh qua vụ tranh chấp về hợp đồng kinh tế giữa




41 Phạm Chính Tâm - Nguyễn Việt Lan “Từ một vụ đòi bồi thường vi phạm hợp đồng” Hiến kế Lập pháp số 2 (56) tháng 8/2008, tr. 58.

42 TS. Luật học Dương Anh Sơn, Khoa Kinh tế, Đại học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh “Bàn về khoản 3 Điều 1 Luật Thương mại 2005” Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 12/2006, tr. 28.


Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng và Thương mại An Thái (Công ty An Thái) với Công ty TNHH nhựa Quân Sơn (Công ty Quân Sơn)43.

Ngày 11 tháng 5 năm 2004 Công ty An Thái có địa chỉ tại Đường Vũ Trọng Phụng, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội tiến hành khởi kiện Công ty Quân Sơn có địa chỉ tại Quận Đống Đa, thành phố Hà Nội với lý do Công ty Quân Sơn không thực hiện đúng hợp đồng gia công khuôn sản xuất ngói như đã giao kết, gây ra thiệt hại cho Công ty An Thái.

Sau khi Toà án nhân dân Thành phố Hà Nội tiến hành thụ lý và giải quyết vụ án. Nguyên đơn yêu cầu Công ty Quân Sơn bồi thường thiệt hại và phạt vi phạm hợp đồng kinh tế đối với Công ty Quân Sơn với tổng số tiền là 155.697.250 đồng bao gồm các khoản sau:

1. Tiền thuê mặt bằng sản xuất: 25.803.000 đồng.

2. Lương trả cho người lao động: 28.394.250 đồng.

3. Tiền đã đặt cọc cho Công ty Quân Sơn: 10.000.000 đồng.

4. Tiền chênh lệch do phải ký hợp đồng kinh tế mới thay thế cho hợp đồng kinh tế mà Công ty Quân Sơn không thực hiện: 29.000.000 đồng.

5. Lợi nhuận mất đi: 45.000.000 đồng.

6. Phạt vi phạm hợp đồng 10% trên tổng giá trị hợp đồng: 17.500.000 đồng.

Tuy nhiên, Toà án nhân dân Thành phố Hà Nội tuyên chỉ chấp nhận các yêu cầu sau của Công ty An Thái đó là:

1. Tiền đặt cọc là: 10.000.000 đồng.

2. Tiền thuê nhà xưởng nhưng không sử dụng được là: 25.803.000 đồng.



43 Học viên đã tham gia vụ án với tư cách là người bảo vệ cho quyền, lợi ích hợp pháp của Nguyên đơn là Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng và Thương mại An Thái.


3. Tiền chênh lệch do phải ký hợp đồng mới là: 29.000.000 đồng.

Như vậy, tổng số tiền mà Toà án nhân dân Thành phố Hà Nội buộc Công ty Quân Sơn phải bồi thường thiệt hại cho Công ty An Thái là

64.803.000 đồng.

Thực tiễn xét xử cho thấy, để bên yêu cầu bồi thường thiệt hại chứng minh được thiệt hại thực tế xảy ra là rất khó bởi lẽ có những thiệt hại đã xảy ra và thiệt hại sẽ xảy ra khi có hành vi vi phạm hợp đồng, nhưng không dễ thu thập đầy đủ chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu bồi thường thiệt hại. Trong vụ án nêu trên, rất nhiều chứng cứ mà Luật sư cùng đại diện Nguyên đơn đưa ra để chứng minh cho khoản tiền mà Công ty An Thái đã trả lương cho cán bộ và công nhân viên đã không được Toà án chấp nhận mặc dù có bảng lương kèm theo (thực tế để chuẩn bị cho hoạt động sản xuất Công ty An Thái phải thuê nhân công, đào tạo và trả lương). Hơn nữa, khoản tiền lợi nhuận lẽ ra Công ty An Thái có thể thu được nếu như việc sản xuất, kinh doanh được thực hiện đúng thời hạn cũng không được Toà án xem xét, chấp nhận (thực tế để sản xuất, kinh doanh Công ty An Thái phải vay vốn ngân hàng và trả lãi xuất).

Mặc dù Luật Thương mại 2005 đã có những quy định khá chi tiết so với Luật Thương mại 1997 về vấn đề nghĩa vụ chứng minh của bên yêu cầu bồi thường thiệt hại. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu giải quyết chính xác, khách quan đối với vấn đề bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng kinh doanh, thương mại.

Từ những hạn chế xuất phát bởi quy định của luật thực định cũng như thực tiễn thực hiện các quy định pháp luật để giải quyết tranh chấp về bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng kinh doanh, thương mại, nhất thiết trong thời gian tới các nhà làm luật Việt Nam cần phải có sự nghiên cứu, kiến giải để lần sửa đổi bổ sung tiếp theo của Luật Thương mại được hoàn thiện


hơn nhằm tạo tiền đề pháp lý thuận lợi cho việc bồi thường thiệt hại diễn ra khách quan, đảm bảo để bên bị vi phạm có thể nhận được lợi ích kịp thời, đầy đủ từ phía bên vi phạm. Qua đó thúc đẩy việc giải quyết các tranh chấp về hợp đồng kinh doanh, thương mại được nhanh chóng nhất là việc giải quyết các vấn đề liên quan đến bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng kinh doanh, thương mại.


2. Một số kiến nghị sửa đổi pháp luật về bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng kinh doanh, thương mại

Do tính đa dạng của nền kinh tế thị trường dẫn đến các tranh chấp kinh doanh, thương mại ngày càng trở nên phức tạp. Tính chất gay gắt, sòng phẳng của tranh chấp kinh doanh, thương mại đối với các loại hình doanh nghiệp trong và ngoài nước đòi hỏi phải có một cơ chế giải quyết phù hợp với sự phát triển của thị trường nhằm bảo vệ tốt quyền, lợi ích chính đáng của các bên tham gia quan hệ hợp đồng kinh doanh, thương mại.

Thực tiễn cho thấy, có khá nhiều tranh chấp về hợp đồng kinh doanh, thương mại gần đây trong đó có vấn đề về bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng kinh doanh, thương mại đã không được giải quyết một cách thoả đáng bởi nhiều nguyên nhân như pháp luật thực định còn mâu thuẫn, chồng chéo, chưa dự đoán hết các tình huống xảy ra. Mặt khác, khoa học pháp lý về định nghĩa thế nào là tranh chấp kinh doanh, thương mại cũng như gianh giới để phân biệt chúng với các loại hình tranh chấp dân sự trong nhiều trường hợp còn chưa rõ ràng, đã khiến cho cách hiểu nội dung một số điều luật không thống nhất, dẫn đến sự vận dụng khác nhau thậm chí có lúc còn tuỳ tiện ở cấp này, hay cấp khác, ở nơi này hay nơi khác giữa các cơ quan tiến hành tố tụng.

Luật Thương mại 2005, cơ sở pháp lý cơ bản và quan trọng quy định các vấn đề về hợp đồng kinh doanh, thương mại nói chung và bồi thường thiệt


hại do vi phạm hợp đồng kinh doanh, thương mại nói riêng mặc dù mới được ban hành và có hiệu lực nhưng trong thực tiễn áp dụng đã nảy sinh một số bất cập do đó cần phải được xem xét, đánh giá một cách toàn diện để sửa đổi, bổ sung trong thời gian tới cụ thể:

2.1. Hành vi vi phạm và yếu tố lỗi

Luật Thương mại 2005 chỉ mới quy định về chế tài vi phạm hợp đồng mà đây chỉ là một phần trong chế tài thương mại, việc quy định các chế tài này cũng chưa rõ ràng, cụ thể, đặc biệt là phần điều kiện áp dụng bị bỏ qua. Chính vì vậy, lần sửa đổi tiếp theo của Luật Thương mại 2005, pháp luật cần quy định chi tiết, cụ thể hơn về chế tài vi phạm hợp đồng nhất là các điều kiện áp dụng các chế tài này. Có như vậy mới đảm bảo tính khả thi của việc áp dụng các chế tài vi phạm hợp đồng đối với hành vi vi phạm hợp đồng kinh doanh, thương mại nói chung và bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng kinh doanh, thương mại nói riêng.

Về thuật ngữ vi phạm cơ bản hợp đồng được quy định như: “tạm ngừng thực hiện hợp đồng là việc một bên tạm thời không thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng” khi “một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ trong hợp đồng” hay “đình chỉ thực hiện hợp đồng là việc một bên chấm dứt thực hiện nghĩa vụ hợp đồng” khi “một bên vi phạm nghĩa vụ cơ bản trong hợp đồng”, hoặc “huỷ hợp đồng là việc bãi bỏ hoàn toàn việc thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng” khi một bên vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng. Thực tế, việc các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành của nước ta đã sử dụng phổ biến thuật ngữ vi phạm “nghiêm trọng” mà không sử dụng thuật ngữ vi phạm “cơ bản” thuật ngữ này cũng không hề được sử dụng trong các quy phạm pháp luật

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/12/2022