Trường Hợp Miễn Trách Đối Với Hành Vi Vi Phạm Và Nghĩa Vụ Thông Báo Của Bên Vi Phạm


Khi xem xét các quy định của Bộ luật Dân sự 2005 và Luật Thương mại 2005, chúng ta có thể nhận thấy rằng, có khá nhiều quy định trong đó thể hiện mục đích của việc phân biệt hai hình thức lỗi cố ý và lỗi vô ý, tức là hệ quả pháp lý của vi phạm hợp đồng do lỗi cố ý và lỗi vô ý là không giống nhau, cụ thể khoản 2 Điều 411 Bộ luật Dân sự 2005 quy định: “Trong trường hợp khi giao kết hợp đồng mà một bên biết hoặc phải biết về việc hợp đồng có đối tượng không thể thực hiện được, nhưng không thông báo cho bên kia biết nên bên kia đã giao kết hợp đồng thì phải bồi thường thiệt hại cho bên kia, trừ trường hợp bên kia biết hoặc phải biết về việc hợp đồng có đối tượng không thể thực hiện được”. Như vậy, trong trường hợp này lỗi cố ý và lỗi vô ý dẫn đến các hệ quả pháp lý khác nhau. Nếu một bên hoàn toàn không thể biết được, tức là lỗi vô ý và đối tượng của hợp đồng không thể thực hiện được, thì vấn đề bồi thường thiệt hại không được đặt ra, điều này có nghĩa là bên kia không có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại, trong khi đó nếu là lỗi cố ý thì ngược lại. Việc một bên biết hay buộc phải biết rằng, đối tượng của hợp đồng không thể thực hiện được mà không thông báo cho bên kia có thể được đánh giá như một hành vi lừa dối trong việc ký kết hợp đồng.

Trong hợp đồng mua bán hàng hóa, khi người bán giao hàng không phù hợp với các điều kiện đã cam kết của hợp đồng, có thể là kém chất lượng so với thỏa thuận hoặc hàng hóa được giao có sự tranh chấp của người thứ ba liên quan đến quyền sở hữu hay quyền sở hữu trí tuệ, thì người mua chỉ được quyền khiếu kiện nếu tuân thủ thời hạn thông báo về tính chất không phù hợp của hàng hóa hay sự tranh chấp của người thứ ba cho người bán trong thời hạn do pháp luật quy định. Nếu người mua không tuân thủ thời hạn thông báo theo luật định thì họ mất quyền khởi kiện. Tuy nhiên, Điều 46, 47 Luật Thương mại 2005 quy định rằng, nếu người bán biết hay không thể không biết về sự không phù hợp của hàng hóa với điều kiện của hợp đồng hay khiếu


nại của người thứ ba thì người mua vẫn không mất quyền khiếu kiện ngay cả khi đã hết thời hạn thông báo theo luật định.

Như vậy, lỗi là điều kiện không thể thiếu được khi xác định trách nhiệm dân sự nói chung và bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng dân sự nói riêng. Cơ sở xác định lỗi, hình thức lỗi là do pháp luật quy định và đây không phải là lỗi do suy đoán mà là lỗi do pháp luật quy định trước do đó khi xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng được quy định trong Bộ luật Dân sự 2005, cần phải xác định yếu tố lỗi để có căn cứ quy trách nhiệm cho bên có hành vi trái pháp luật - bên có lỗi phải bồi thường thiệt hại. Đây chính là sự khác biệt giữa Bộ luật Dân sự 2005 và Luật Thương mại 2005 về các căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng.

4. Trường hợp miễn trách đối với hành vi vi phạm và nghĩa vụ thông báo của bên vi phạm

Trong quá trình thực hiện hợp đồng kinh doanh, thương mại, không phải mọi trường hợp có hành vi vi phạm là bên vi phạm phải bồi thường thiệt hại và vấn đề này được quy định tại Điều 294 Luật Thương mại 2005 với việc liệt kê các trường hợp miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm: “1. Bên vi phạm hợp đồng được miễn trách nhiệm trong các trường hợp sau đây: a) Xảy ra trường hợp miễn trách nhiệm mà các bên đã thoả thuận; b) Xảy ra sự kiện bất khả kháng; c) Hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia;

d) Hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng; 2. Bên vi phạm hợp đồng có nghĩa vụ chứng minh các trường hợp miễn trách nhiệm”.

Về vấn đề miễn trách, pháp luật của Anh quy định thoả thuận miễn trừ trách nhiệm bồi thường thiệt hại gián tiếp sẽ không liên quan đến những thiệt

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 77 trang tài liệu này.


hại là hậu quả đương nhiên của sự vi phạm, mà chỉ liên quan đến những thiệt hại không có mối liên quan mật thiết đến sự vi phạm hợp đồng27. Do đó pháp luật của Anh không công nhận giá trị pháp lý của các thoả thuận miễn trừ trách nhiệm, nếu các thoả thuận đó liên quan đến sự vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ hợp đồng. Năm 1997 Nghị viện Anh thông qua luật về các điều khoản không trung thực trong hợp đồng. Luật này được quy định nhằm mục đích hạn chế, hay trong một số trường hợp, loại bỏ khả năng dẫn đến các thoả thuận miễn trừ trách nhiệm trong hợp đồng28.

Chế tài bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng kinh doanh, thương mại - 5

Pháp luật Pháp trong một thời gian dài không công nhận giá trị pháp lý của các thoả thuận nhằm hạn chế hay miễn trừ trách nhiệm do vi phạm nghĩa vụ hợp đồng, và tất nhiên, không có sự điều chỉnh chúng. Tuy nhiên, năm 1959, Toà thượng thẩm quy định rằng, các thoả thuận về miễn trừ trách nhiệm được coi là có giá trị pháp lý, nếu chúng không miễn trừ trách nhiệm do lỗi cố ý hay vô ý nghiêm trọng29.

Luật Thương mại 2005 giới hạn các trường hợp bên vi phạm phải bồi thường thiệt hại được dựa trên sự đúc kết kinh nghiệm trong quá trình thực hiện hợp đồng kinh doanh, thương mại, đảm bảo để bên vi phạm chỉ phải bồi thường thiệt hại xảy ra ngoài các trường hợp miễn trách, điều này thể hiện sự tương thích với các quy định tương ứng được quy định trong Bộ luật Dân sự 2005.

Điều 295 Luật Thương mại 2005 quy định về việc thông báo và xác nhận trường hợp miễn tránh nhiệm, cụ thể: “1. Bên vi phạm hợp đồng phải thông báo ngay bằng văn bản cho bên kia về trường hợp được miễn trách



27 Xem: Luật bán hàng năm 1979 của Anh.

28 Xem: Jenkin D, The Essence of the Contract, The Cambridge Law Journal, vol 27 (November 1969, p. 262).

29 Xem: Nicholas B French Law of Contract. London. 1982. p. 228.


nhiệm và hậu quả có thể xảy ra; 2. Khi trường hợp miễn trách nhiệm chấm dứt, bên vi phạm hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết; nếu bên vi phạm không thông báo hoặc thông báo không kịp thời cho bên kia thì phải bồi thường thiệt hại; 3. Bên vi phạm có nghĩa vụ chứng minh với bên bị vi phạm về trường hợp miễn trách nhiệm của mình”. Tinh thần điều luật đã dẫn cho thấy, không phải bên vi phạm cứ rơi vào các trường hợp miễn trách là mặc nhiên họ được miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại mà bên vi phạm phải có nghĩa vụ thông báo và chứng minh về trường hợp miễn trách nhiệm của mình đối với bên bị vi phạm.

Luật Thương mại 2005 quy định như vậy là nhằm đảm bảo việc áp dụng các trường hợp miễn trách được khách quan, chính xác và để được miễn trách, bên vi phạm phải có nghĩa vụ xuất trình các chứng cứ cụ thể để chứng minh cho yêu cầu miễn trách nhiệm đó, điều này bảo vệ lợi ích chính đáng của bên bị vi phạm.

Để được miễn trừ trách nhiệm bồi thường thiệt hại thì bên vi phạm phải có trách nhiệm thông báo cho bên bị vi phạm bằng văn bản về những hậu quả có thể xảy ra và việc thông báo này phải kịp thời nếu không nghĩa vụ bồi thường thiệt hại vẫn bị áp dụng đối với bên vi phạm.

5. Nghĩa vụ chứng minh tổn thất và hạn chế tổn thất của bên bị vi phạm

Nghĩa vụ chứng minh tổn thất của bên bị vi phạm được quy định tại Điều 304 Luật Thương mại 2005, cụ thể: “Bên yêu cầu bồi thường thiệt hại phải chứng minh tổn thất, mức độ tổn thất do hành vi vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm”.

Về vấn đề nghĩa vụ chứng minh, Luật Thương mại 2005 đã có sự quy định cụ thể, chi tiết hơn so với quy định tương ứng tại Điều 231 Luật Thương mại 1997 thể hiện ở nội dung bên yêu cầu bồi thường thiệt hại không chỉ có


nghĩa vụ chứng minh tổn thất, mức độ tổn thất do hành vi vi phạm gây ra mà còn phải chứng minh khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm. Tuy nhiên, Luật Thương mại 2005 không quy định việc bên vi phạm hợp đồng bị coi là có lỗi, nếu không chứng minh được là mình không có lỗi như quy định tại đoạn 2 Điều 231 Luật Thương mại 1997, điều này thể hiện sự phù hợp với cách tiếp cận mới về các căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng kinh doanh, thương mại. Do đó, việc quy định như trên thể hiện bước tiến quan trọng trong quá trình pháp điển hoá các quy định pháp luật về nghĩa vụ chứng minh do vi phạm hợp đồng kinh doanh, thương mại.

Để hạn chế thiệt hại tối đa cho bên vi phạm - bên có trách nhiệm bồi thường thiệt hại thì bên bị vi phạm - bên yêu cầu bồi thường phải áp dụng các biện pháp hạn chế tổn thất nhất định. Tinh thần đó được quy định tại Điều 305 Luật Thương mại 2005, cụ thể: “Bên yêu cầu bồi thường thiệt hại phải áp dụng các biện pháp hợp lý để hạn chế tổn thất kể cả tổn thất đối với khoản lợi trực tiếp đáng lẽ được hưởng do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra, nếu bên yêu cầu bồi thường thiệt hại không áp dụng các biện pháp đó, bên vi phạm hợp đồng có quyền yêu cầu giảm bớt giá trị bồi thường thiệt hại bằng mức tổn thất đáng lẽ có thể hạn chế được”. Đây là một quy định tiến bộ mà ý nghĩa của nó là buộc bên bị vi phạm phải có nghĩa vụ hạn chế thiệt hại của chính mình do hành vi vi phạm của bên vi phạm gây ra, tránh trường hợp khi có hành vi vi phạm xảy ra, bên bị thiệt hại không có trách nhiệm, để mặc cho thiệt hại xảy ra đến đâu thì đến cho dù có thể áp dụng các biện pháp ngăn chặn tổn thất ở mức độ này hay mức độ khác, dẫn đến tình trạng bên vi phạm phải bồi thường thiệt hại một cách thái quá. Điều này vô hình chung tạo ra sự mất cân bằng về lợi ích của các bên tham gia quan hệ hợp đồng và là điều khó


có thể chấp nhận trong xu thế thương mại bình đẳng và cùng có lợi giữa các bên.

6. Mối quan hệ giữa chế tài bồi thường thiệt hại và chế tài phạt vi phạm

Quan hệ giữa chế tài bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng kinh doanh, thương mại và chế tài phạt vi phạm là mối quan hệ chặt chẽ cho dù việc áp dụng hai chế tài có ý nghĩa khác nhau. Nếu như chế tài phạt vi phạm với chức năng chủ yếu là trừng phạt, giáo dục và phòng ngừa thì chế tài bồi thường thiệt hại lại có chức năng là bồi hoàn, bù đắp và khôi phục những lợi ích vật chất cho bên bị thiệt hại. Mối quan hệ giữa hai chế tài này thể hiện ở chỗ cả hai chế tài này đều nhằm mục đích thúc đẩy các bên tham gia quan hệ hợp đồng phải có trách nhiệm và thiện chí thực hiện các cam kết đã thỏa thuận.

Các quy định về bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng kinh doanh, thương mại và phạt vi phạm được quy định tại Luật Thương mại 2005 đã có sự cụ thể và chi tiết hơn so với Luật Thương mại 1997 với việc mở rộng quyền lựa chọn hai loại chế tài này của các bên tham gia hợp đồng. Cụ thể, Điều 234 của Luật Thương mại 1997 quy định: “Trong trường hợp các bên không có thoả thuận khác thì bên có quyền lợi bị vi phạm được lựa chọn một trong hai chế tài là phạt vi phạm hoặc bồi thường thiệt hại đối với cùng một vi phạm”. Điều 307 Luật Thương mại 2005 quy định: “1. Trường hợp các bên không có thoả thuận phạt vi phạm thì bên bị vi phạm chỉ có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp Luật này có quy định khác; 2. Trường hợp các bên có thoả thuận phạt vi phạm thì bên bị vi phạm có quyền áp dụng cả chế tài phạt vi phạm và buộc bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp Luật này có quy định khác”.

7. Hậu quả pháp lý của việc tạm ngừng, đình chỉ, huỷ bỏ hợp đồng và quyền yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại


Về hậu quả pháp lý của việc tạm ngừng thực hiện hợp đồng được quy định tại Điều 309 Luật Thương mại 2005, cụ thể: “1. Khi hợp đồng bị tạm ngừng thực hiện thì hợp đồng vẫn còn hiệu lực; 2. Bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định của Luật này”.

Về hậu quả pháp lý của việc đình chỉ hợp đồng được quy định tại khoản 2 Điều 311 Luật Thương mại 2005, cụ thể: “1. Khi hợp đồng bị đình chỉ thực hiện thì hợp đồng chấm dứt từ thời điểm một bên nhận được thông báo đình chỉ. Các bên không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ hợp đồng. Bên đã thực hiện nghĩa vụ có quyền yên cầu bên kia thanh toán hoặc thực hiện nghĩa vụ đối ứng; 2. Bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định của Luật này”.

Về hậu quả pháp lý của việc huỷ bỏ hợp đồng Khoản 3 Điều 314 Luật Thương mại 2005 quy định: “Bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định của Luật này”.

Trong các trường hợp tạm ngừng, đình chỉ, huỷ bỏ hợp đồng bên tạm ngừng, đình chỉ, huỷ bỏ hợp đồng phải có nghĩa vụ thông báo kịp thời cho bên kia, nội dung này được quy định tại Điều 315 Luật Thương mại 2005, cụ thể: “Bên tạm ngừng thực hiện hợp đồng, đình chỉ hoặc huỷ bỏ hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc tạm ngừng, đình chỉ hoặc huỷ hợp đồng. Trong trường hợp không thông báo ngay mà gây thiệt hại cho bên kia thì bên tạm ngừng thực hiện hợp đồng, đình chỉ thực hiện hợp đồng hoặc huỷ bỏ hợp đồng phải bồi thường thiệt hại”.

Điều 316 Luật Thương mại 2005 quy định quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại khi đã áp dụng các chế tài khác, cụ thể: “Một bên không bị mất quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với tổn thất do vi phạm hợp đồng của bên kia khi đã áp dụng các chế tài khác”.


Tóm lại, các vấn đề về bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng kinh doanh, thương mại được quy định tại Luật Thương mại 2005 đã có những bước tiến bộ hơn so với các quy định tương ứng tại Luật Thương mại 1997 thể hiện ở việc mở rộng các trường hợp miễn trừ, nghĩa vụ thông báo, loại bỏ yếu tố lỗi là một căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại, nghĩa vụ chứng minh….đó chính là những cơ sở pháp lý quan trọng, tạo tiền đề để giải quyết các tranh chấp về hợp đồng kinh doanh, thương mại trong thời gian gần đây cũng như từng bước tương thích với pháp luật thương mại quốc tế.‌

8. Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

8.1. Cơ sở pháp lý của bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, các giao dịch thương mại quốc tế và số lượng các hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế ở nước ta ngày càng gia tăng. Trong bối cảnh đó, Luật Thương mại 2005 đã đóng một vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh các quan hệ hợp đồng thương mại nói chung và hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế nói riêng.

Khi đề cập đến các vấn đề về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế thì ở đây, có hai khái niệm cần làm rõ đó là thương mại và quốc tế. Khái niệm hay định nghĩa về thương mại trước hết cần dựa vào các quy định của luật có liên quan, Luật Thương mại30 của Việt Nam quy định tại khoản 1 Điều 3.

Khái niệm quốc tế được thừa nhận rộng rãi theo định nghĩa của Luật mẫu UNCITRAL, 1985, đó là các bên có trụ sở kinh doanh hay trụ sở ở những nước khác nhau31.



30 Luật Thương mại có hiệu lực ngày 01/01/2006.

31 Khi gắn với khái niệm trọng tài quốc tế thì được hiểu là các bên chọn trọng tài nước ngoài.

Xem tất cả 77 trang.

Ngày đăng: 22/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí