Trách Nhiệm Liên Đới Giữa Vợ Và Chồng Khi Một Bên Vợ Hoặc Chồng Tham Gia Giao Dịch Dân Sự

đề nghị Tòa án bác yêu cầu khởi kiện của bà Tình (bản tự khai); Tại buổi hòa giải đề nghị Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật và Phòng công chứng không phải là bị đơn, mà họ chỉ là người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan, vì theo quy định tại Điều 45 Luật công chứng và Điều 4 Nghị quyết 03/2012 của HĐTP TANDTC thì họ không thuộc trường hợp có tranh chấp với ai.

Nhận xét về vụ án:

- Bà Tình và ông Tời đều cho rằng Phòng công chứng đã không công chứng đúng nội dung thoả thuận. Bà Tình khởi kiện yêu cầu tuyên bố Văn bản công chứng vô hiệu theo quy định tại khoản 9 Điều 25 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự và khoản 1 Điều 4 Nghị quyết số 03/2012/NQ-HĐTP ngày 03/12/2012 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao. Ông Tời tuy biết văn bản công chứng không có nội dung như gia đình ông đã thoả thuận nhưng có ý định giữ nguyên văn bản công chứng.

- Phòng công chứng đã căn cứ vào Điều 45 Luật công chứng năm 2006 và khoản 2 Điều 4 Nghị quyết số 03/2012/NQ-HĐTP ngày 03/12/2012 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao để cho rằng việc công chứng là đúng pháp luật.

Như vậy, giữa bà Tình, ông Tời và Phòng công chứng không cùng đồng ý yêu cầu Toà án tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu nên không thuộc trường hợp sẽ giải quyết theo quy định tại khoản 6 Điều 26 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự: “Yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu” [59]. Ở đây, rõ ràng quyền và lợi ích của bà Tình đã bị xâm phạm và điều này ông Tời cũng đã biết, trong khi Phòng công chứng là cơ quan có thẩm quyền công chứng các giao dịch phải có trách nhiệm đảm bảo tính minh bạch, tạo sự tin cậy và tâm lý an toàn cho người dân nhưng lại thể hiện sự thiếu trách nhiệm làm ảnh hưởng tới quyền lợi của họ. Vì vậy, với

tình huống này, việc bà Tình khởi kiện Phòng công chứng đã ghi nội dung văn bản công chứng không đầy đủ dẫn đến quyền lợi của bà bị xâm phạm, Toà án cần giải quyết theo quy định tại khoản 9 Điều 25 và điểm b khoản 3 Điều 159 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự: “Tranh chấp liên quan đến yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu” [59], với thời hiệu khởi kiện là 02 năm.

Xét nguyên nhân sâu sắc hơn, khi tổ chức họp gia đình, ông Tời đã đồng ý để bà Tình được hưởng 40% nếu tài sản đem bán. Nhưng sau khi công chứng ông lại bàn với bà Tình giữ nguyên văn bản công chứng (bà Tình không được hưởng 40% theo nội dung công chứng). Phải chăng đây là một hành vi lừa dối trong việc chia tài sản chung của vợ chồng. Vì thực tế, có rất nhiều trường hợp các bên yêu cầu công chứng văn bản thoả thuận để nhằm che giấu các mục đích khác nhau mà không loại trừ khả năng vợ, chồng trốn tránh nghĩa vụ tài sản của mình.

3.1.2.2. Trách nhiệm liên đới giữa vợ và chồng khi một bên vợ hoặc chồng tham gia giao dịch dân sự

Theo quy định của pháp luật, khi tham gia vào giao dịch dân sự đối với tài sản chung của vợ và chồng đều phải có sự thoả thuận và đồng ý của cả vợ và chồng. Nếu một bên vợ hoặc chồng không thể hiện sự đồng ý thì giao dịch dân sự đó là bất hợp pháp, bị coi là vô hiệu. Đối với các giao dịch dân sự do một bên vợ hoặc chồng thực hiện, thì vợ hoặc chồng chỉ phải chịu trách nhiệm liên đới khi giao dịch đó là hợp pháp và nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của gia đình. Trên thực tế, có không ít trường hợp một bên vợ hoặc chồng tham gia giao dịch dân sự bằng tài sản chung đã không đáp ứng các điều kiện trên và lạm dụng quy định này gây ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác. Sau đây là một ví dụ cụ thể:

Chị Vũ Thị Thu Hương sinh năm 1995 (là con của chị Trần Thị Dung

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 130 trang tài liệu này.

và anh Vũ Quang Hưng), năm 2010 chị Dung chết.

Năm 2011 anh Hưng (bố chị Hương) đến Văn phòng công chứng yêu cầu công chứng về việc chia di sản thừa kế của chị Dung để lại trong khối tài sản chung với anh Hưng. Tại buổi công chứng có mặt anh Hưng, bố mẹ chị Dung và hai con của anh Hưng và chị Dung là chị Hương và cháu Huy cùng ký vào văn bản phân chia di sản thừa kế với nội dung “nhường toàn bộ quyền hưởng di sản thừa kế của mình cho anh Vũ Quang Hưng”. Sau khi có văn bản công chứng anh Hưng làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và đem thế chấp bảo đảm nghĩa vụ trả nợ cho người khác.

Chế độ tài sản của vợ chồng theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam - 13

Tháng 3/2014 chị Hương mới biết quyền và lợi ích của mình bị xâm phạm. Ngày 04/4/2014 chị Hương khởi kiện Văn phòng công chứng về việc yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu và yêu cầu huỷ Quyết định cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho anh Hưng vì chị cho rằng:

Tại thời điểm ký văn bản phân chia di sản thừa kế bản thân chị mới 16 tuổi và em trai chị mới 08 tuổi (chưa đủ năng lực hành vi dân sự để tự định đoạt, quyết định liên quan đến bất động sản). Trong thủ tục công chứng không có bất kỳ văn bản nào thể hiện chị và em trai chị có người đại diện. Mặt khác, nếu ông Hưng là đại diện cũng không được định đoạt tài sản của người được đại diện cho chính mình, do đó văn bản công chứng vi phạm điều cấm và còn thời hiệu khởi kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 20, khoản 5 Điều 144, Điều 128 của BLDS.

Ý kiến của Phòng công chứng:

- Việc công chứng không trái quy định của pháp luật vì theo quy định của Luật HN&GĐ thì cha, mẹ có quyền quản lý, định đoạt tài sản của con chưa thành niên, nên không đồng ý hủy văn bản công chứng.

- Thời hiệu khởi kiện không còn vì đã quá 02 năm kể từ ngày ký văn bản công chứng và các cháu ở với bố nên luôn có người đại diện.

- Theo Điều 4 Nghị quyết số 03/2012/NQ-HĐTP ngày 03/12/2012 của

Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao thì Phòng công chứng không phải là đối tượng bị kiện, vì không phải là đối tượng tranh chấp với nhau theo quy định, nên không phải là bị đơn.

Qua nội dung trên xét thấy:

- Chị Hương khởi kiện yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu là có căn cứ, bởi lẽ theo quy định tại khoản 5 Điều 144 BLDS năm 2005 thì: “Người đại diện không được xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự với chính mình”, do đó vi phạm Điều 128 BLDS (vi phạm điều cấm của pháp luật).

- Về định đoạt tài sản riêng của con chưa thành niên, theo Điều 46 Luật HN&GĐ năm 2000:

1. Trong trường hợp cha mẹ quản lý tài sản riêng của con dưới mười lăm tuổi thì có quyền định đoạt tài sản đó vì lợi ích của con, có tính đến nguyện vọng của con, nếu con từ đủ chín tuổi trở lên.

2. Con từ đủ mười lăm tuổi đến dưới mười tám tuổi có quyền định đoạt tài sản riêng; nếu định đoạt tài sản có giá trị lớn hoặc dùng tài sản để kinh doanh thì phải có sự đồng ý của cha mẹ [54].

Như vậy, Phòng công chứng đưa ra lý do để bác bỏ nội dung khởi kiện của chị Hương là hoàn toàn không đúng với quy định của BLDS, Luật HN&GĐ và Nghị quyết số 03/2012/NQ-HĐTP. Quyền và lợi ích hợp pháp của chị Hương đã bị xâm phạm, các bên lại không cùng có yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu. Việc xác định đây là vụ án để giải quyết là hoàn toàn phù hợp quy định của pháp luật đồng thời là cách tốt nhất để bảo vệ quyền lợi của chị Hương.

- Theo quy định của pháp luật thời hiệu khởi kiện là 02 năm. Tuy nhiên, quy định 02 năm phải được hiểu là kể từ khi một người biết quyền và

lợi ích hợp pháp của họ bị xâm phạm. Do vậy, kể từ tháng 3/2014 đến ngày 04/4/2014 chị Hương mới khởi kiện Phòng công chứng là không vi phạm về thời hiệu.

Theo cách nhìn nhận khác, việc anh Hưng làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và đem thế chấp bảo đảm nghĩa vụ trả nợ cho người khác ngay sau khi có văn bản công chứng “nhường toàn bộ quyền hưởng di sản thừa kế của chị Hương và cháu Huy cho anh Hưng”, đây là tài sản nằm trong khối tài sản chung của anh Hưng và chị Dung. Hành vi này của anh Hưng xét dưới góc độ nào đó đã kéo theo cả trách nhiệm của chị Dung vào việc thực hiện nghĩa vụ của chồng trong khi chỉ có một bên tham gia giao dịch dân sự và giao dịch đó lại không hợp pháp.

3.2. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CHẾ ĐỘ TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG TRONG LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM

Nghiên cứu các vấn đề về chế độ tài sản của vợ chồng, việc áp dụng chế độ này trong thực tiễn xét xử và hoạt động công chứng, có thể thấy rằng hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật về chế độ tài sản của vợ chồng nói riêng vẫn còn nhiều hạn chế, khi vận dụng vào thực tế đã có nhiều cách hiểu không thống nhất làm cho việc thực thi pháp luật đạt hiệu quả không cao. Vì vậy, qua nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng, tôi xin kiến nghị một số giải pháp chủ yếu như sau:

3.2.1. Những kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về chế độ tài sản của vợ chồng

3.2.1.1. Quy định về căn cứ xác định tài sản chung và việc chia tài sản chung của vợ chồng

* Về căn cứ xác định tài sản chung của vợ chồng:

- Tài sản chung của vợ chồng nhưng do một bên đứng tên trong giấy tờ về quyền sở hữu:

Tại khoản 1 Điều 27 Luật HN&GĐ năm 2000 và khoản 1 Điều 33 Luật

HN&GĐ năm 2014 quy định: “Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra..... trong thời kỳ hôn nhân; tài sản mà vợ, chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và những tài sản khác mà vợ chồng có thoả thuận là tài sản chung” [54]; [60]. Tiếp đó, tại khoản 2 Điều 27 Luật HN&GĐ năm 2000 và khoản 1 Điều 34 Luật HN&GĐ năm 2014 quy định: “Trong trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng mà pháp luật có quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng thì giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng phải ghi tên cả hai vợ chồng” [54]; [60].

Như đã phân tích, việc áp dụng quy định trên đã dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau, ảnh hưởng tới quyền lợi của người phụ nữ, trong gia đình khó có thể đảm bảo được nguyên tắc bình đẳng. Nếu cho rằng: tài sản riêng có trước khi kết hôn hoặc tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng do một người đứng tên mặc dù được đưa vào khai thác, sử dụng chung nhưng không có văn bản thoả thuận đưa vào tài sản chung thì vẫn là tài sản riêng. Theo quan điểm này, người phụ nữ trong gia đình sẽ chịu nhiều thiệt thòi đặc biệt là nó không phản ánh đúng thực trạng xã hội ở khu vực nông thôn, miền núi. Có quan điểm cho rằng: Tài sản mà vợ chồng đang quản lý, sử dụng chung (có trước hoặc sau thời kỳ hôn nhân) mặc dù do một người đứng tên nhưng không có văn bản thoả thuận là tài sản riêng thì đó vẫn là tài sản chung; tài sản riêng của vợ hoặc chồng nhưng đã đưa vào khai thác, sử dụng chung là tài sản chung. Ở nhiều địa phương, đặc biệt là khu vực nông thôn, miền núi việc cha mẹ tặng cho con đất để cất nhà ở khi người con lập gia đình thường chỉ thực hiện bằng lời nói hoặc hành vi. Khi xảy ra tranh chấp thì việc xác định tài sản chung, tài sản riêng là rất khó khăn. Hoặc nếu có thể hiện bằng văn bản, thì thông thường cha mẹ sẽ tặng cho con trai và vì vậy người phụ nữ cho dù qua bao nhiêu năm chung sống cũng chỉ được xem xét đến công sức đóng góp trong việc tôn tạo, tu sửa. Theo tinh thần của pháp luật là phải ưu tiên bảo vệ

quyền lợi của phụ nữ và trẻ em, song việc áp dụng trên thực tế đang trở thành ngược lại. Vì vậy, việc áp dụng quy định trên cần có hướng dẫn cụ thể, chi tiết, mặc dù hiện nay Luật HN&GĐ năm 2014 được ban hành nhưng với những quy định mang tính khái quát sẽ dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau, quan điểm cá nhân tôi cho rằng nên có hướng dẫn theo tinh thần sau:

Trường hợp vợ, chồng sau khi kết hôn cất nhà ở trên đất của cha mẹ bên vợ (hoặc chồng) nhưng không có giấy tờ gì thể hiện là được cho tặng quyền sử dụng đất đó; khi ly hôn, cha mẹ bên vợ (hoặc chồng) nói là chỉ cho mượn đất nhưng nếu phần đất cất nhà ở riêng biệt với đất cha mẹ đang sinh sống hoặc trên cùng thửa đất nhưng đã có ranh giới, khuôn viên rõ ràng. Vợ chồng cất nhà sinh sống, ổn định, lâu dài, xây dựng các công trình trên đất cha mẹ biết nhưng không phản đối…. thì Toà án xác định quyền sử dụng đất gắn liền nhà hoặc quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng và chia theo quy định nhưng có xét đến công sức đóng góp của mỗi bên.

Ngoài tài sản là quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, trên thực tế những loại tài sản đặc biệt như giấy tờ có giá, sổ tiết kiệm chỉ ghi tên một người, nhưng tài sản đó có thể là tài sản chung của vợ chồng được tạo lập trong thời kỳ hôn nhân. Hơn nữa, theo quy định tại khoản 1 Điều 32 Luật HN&GĐ năm 2014: “Trong giao dịch với người thứ ba ngay tình thì vợ, chồng là người đứng tên tài khoản ngân hàng, tài khoản chứng khoán được coi là người có quyền xác lập, thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản đó” [60]. Quy định này nhằm bảo vệ quyền lợi của người thứ ba, nhưng trên thực tế giao dịch được xác lập giữa người đứng tên trong các giấy tờ này với người thứ ba có thể bị tuyên bố vô hiệu nếu không chứng minh được giao dịch đó đã có ý kiến đồng ý của đồng sở hữu. Do vậy, cần có hướng dẫn cụ thể quy định đối với tài sản chung theo Luật HN&GĐ năm 2014, đặc biệt là những tài sản mà trên giấy tờ do một người đứng tên cho phù hợp, ngoài đảm bảo quyền lợi của

vợ chồng còn phải đảm bảo quyền lợi của người thứ ba khi xác lập giao dịch liên quan đến tài sản chung của vợ chồng theo hướng: Nên có quy định nếu tài sản chung của vợ chồng là các loại giấy tờ có giá, tài sản chung mà giấy tờ sở hữu chỉ đứng tên một bên vợ hoặc chồng thì coi người đứng tên là người đại diện để tham gia giao dịch với người khác. Nếu bên vợ hoặc chồng có yêu cầu huỷ giao dịch này với lý do không có ý kiến đồng ý của người kia thì không coi đó là vi phạm quyền định đoạt của chủ sở hữu chung.

- Nguyên tắc suy đoán tài sản chung:

Khoản 3 Điều 27 Luật HN&GĐ năm 2000 và khoản 3 Điều 33 Luật HN&GĐ năm 2014 quy định: “Trong trường hợp không có chứng cứ chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó là tài sản chung” [54]; [60]. Đây là quy định mang tính chất như một nguyên tắc suy đoán, đến nay Luật HN&GĐ không quy định gì về các loại bằng chứng được sử dụng để chứng minh trong tranh chấp tài sản giữa vợ và chồng, quy định này còn rất đơn giản về tài sản chung nên trong thực tiễn tất cả các loại bằng chứng đều có thể được chấp nhận. Để bảo vệ tốt hơn quyền của chủ sở hữu tài sản riêng đồng thời làm đơn giản hoá việc tìm các chứng cứ chứng minh trong tranh chấp, pháp luật HN&GĐ Việt Nam có thể tham khảo thêm trong Luật dân sự Pháp khi đưa ra hướng dẫn Luật HN&GĐ năm 2014 như sau:

Nếu không có chứng cứ hoặc dấu vết về nguồn gốc của tài sản thì khi có tranh chấp, quyền sở hữu riêng của vợ, chồng phải được chứng minh bằng văn bản. Trong trường hợp không có bản kiểm kê tài sản thì khi có tranh chấp, quyền sở hữu riêng của vợ, chồng phải được chứng minh bằng văn bản. Trường hợp không có kiểm kê tài sản hoặc không có chứng cứ nào được xác lập từ trước, thẩm phán có thể xem xét mọi loại giấy tờ, đặc biệt là các loại giấy tờ, sổ sách của gia đình cũng như các loại tài liệu của ngân hàng và các

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/11/2023