Việc nhập tài sản riêng của một bên vào khối tài sản chung của vợ chồng nhằm trốn tránh thực hiện các nghĩa vụ riêng của bên đó về tài sản thì vô hiệu.
Tuy nhiên, trong thực tiễn không phải lúc nào việc nhập tài sản riêng vào tài sản chung cũng đều lập thành văn bản, có chữ ký của cả hai bên, do đó, nếu sau khi kết hôn, bên có tài sản riêng đã làm thủ tục chuyển thành sở hữu chung (như có văn bản thoả thuận nhập tài sản riêng vào tài sản chung, bên có tài sản riêng khi kê khai cấp giấy chứng nhận đã ghi tên cả hai vợ chồng; một bên hay cả hai bên bán tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân và mua tài sản mới đứng tên vợ chồng thì cũng coi tài sản mới mua là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp hai bên có thoả thuận khác.
Đối với trường hợp khi bán tài sản riêng, bên kia cũng góp tài sản riêng của mình để cùng mua một tài sản mới, hoặc đưa một phần tài sản chung vào để mua tài sản mới (phải có chứng cứ thể hiện rõ trong hồ sơ), dù chỉ một bên đứng tên, nếu không có thoả thuận nào khác và không có chứng cứ gì để khẳng định là mỗi bên vẫn giữ theo tỷ lệ riêng khi góp vào mua tài sản mới) và vợ chồng cùng sử dụng, dù khi ly hôn một bên khai là tài sản chung, một bên khai là tài sản riêng, thì Toà án vẫn công nhận là tài sản chung với ý nghĩa là họ đã nhập vào khối tài sản chung (trừ trường hợp hai bên có thoả thuận khác, có chứng cứ khác). Khi giải quyết, nếu các bên xuất trình được tài liệu, chứng cứ để chứng minh và có thể xác định được một cách tương đối về tỷ lệ mỗi bên đóng góp để mua tài sản mới và có cơ sở để xác định tài sản mới là tài sản chung, thì căn cứ vào tỷ lệ đó để xác định công sức đóng góp của mỗi bên cho phù hợp.
Trên thực tế khi giải quyết tranh chấp, có trường hợp Toà án cũng khó xác định được việc nhập hay chưa tài sản riêng của một bên vào tài sản chung của vợ chồng. Sau đây là một ví dụ cụ thể:
Vụ án xin ly hôn giữa nguyên đơn ông Trần Kim Chung và bị đơn bà Tôn Nữ Thị Trinh.
Ông Trần Kim Chung và bà Tôn Nữ Thị Trinh kết hôn năm 1982, có 2 con chung và đã ly hôn năm 2004, chưa giải quyết về tài sản. Năm 2006 ông Trần Kim Chung đề nghị giải quyết về tài sản, trong đó có: Căn nhà 2 gian trên 345,5m2 đất tại Quốc Lộ 22, số 61/1D, ấp Đông Lân, xã Bà Điểm, huyện Hóc Môn; nhà đất là của mẹ ông cho ông trước khi lấy bà Trinh.
Trước khi ly hôn, ông cùng bà Trinh ký tờ thoả thuận cho con là chị Thuỷ các tài sản trong đó có nhà số 61/1D ấp Đông Lân. Sau khi ly hôn, ông và bà Trinh tiếp tục ký đơn để lại các tài sản trong đó có nhà số 61/1D ấp Đông Lân cho chị Thuỷ. Sau đó chị Thuỷ đã ký tờ thoả thuận cho bà Trinh tài sản trong đó có nhà số 61/1D. Nay ông Chung xác định các giấy tờ cho tài sản trên đều là giấy viết tay, không có xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nên chưa có hiệu lực pháp luật. Tại đơn khởi kiện, ông cho rằng nhà số 61/1D ấp Đông Lân là tài sản riêng của ông, không yêu cầu chia.
Bà Trinh không đồng ý, tại đơn phản tố ngày 14/7/2008, bà Trinh yêu cầu công nhận nhà 61/1D ấp Đông Lân là của chị Thuỷ. Tại đơn phản tố ngày 16/6/2009, bà Trinh yêu cầu công nhận nhà số 61/1D ấp Đông Lân là tài sản chung của bà và ông Chung.
Tại Bản án dân sự sơ thẩm số 2079/2009/DS-ST ngày 14/8/2009, Toà án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh quyết định: Đình chỉ yêu cầu của bà Tôn Nữ Thị Trinh đòi công nhận căn nhà số 61/1D, ấp Đông Lân, xã Bà Điểm, huyện Hóc Môn vì không thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.
Tại Bản án phúc thẩm dân sự số 135/2010/DS-PT ngày 06/7/2010, Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại Thành phố Hồ Chí Minh quyết định: Giữ nguyên bản án sơ thẩm.
Có thể bạn quan tâm!
- Chia Tài Sản Chung Của Vợ Chồng Theo Luật Hn&gđ
- Tài Sản Riêng Của Vợ, Chồng Bao Gồm Tài Sản Mà Mỗi Bên Vợ, Chồng Có Từ Trước Khi Kết Hôn
- Thực Tiễn Áp Dụng Chế Độ Tài Sản Của Vợ Chồng
- Áp Dụng Chế Độ Tài Sản Của Vợ Chồng Thông Qua Hoạt Động Công Chứng Tại Các Văn Phòng Công Chứng
- Trách Nhiệm Liên Đới Giữa Vợ Và Chồng Khi Một Bên Vợ Hoặc Chồng Tham Gia Giao Dịch Dân Sự
- Quy Định Về Nhập Tài Sản Riêng Của Vợ Hoặc Chồng Vào Tài Sản Chung
Xem toàn bộ 130 trang tài liệu này.
Nhận xét về vụ án:
Đối với nhà đất tại số 61/1D ấp Đông Lân, xã Bà Điểm, huyện Hóc Môn. Ông Chung xuất trình “Tờ khai nguồn gốc căn nhà” ngày 19/9/1992 (do ông Chung đứng tên khai) và “Tờ tự khai nguồn gốc khu đất xin sử dụng” ngày 20/9/1992 (do mẹ ông Chung là cụ Trần Thị Bông khai), có nội dung căn nhà số 61/1D ấp Đông Lân do cụ Bông xây dựng năm 1982, đất do cụ Bông sử dụng từ năm 1975. Hai tài liệu này đều có xác nhận của UBND xã Bà Điểm. Ông Chung cho rằng nhà đất này ông được cha mẹ cho riêng ông trước khi kết hôn với bà Trinh; năm 2004 ông và bà Trinh có ký giấy cho con là chị Thuỷ tài sản này, nhưng giấy đó chưa có chính quyền xác nhận, ông không đồng ý cho nữa, đề nghị là tài sản riêng của ông. Bà Trinh có đơn phản tố đề nghị nhà đất này trước đây là tài sản chung vợ chồng, nhưng vợ chồng đã ký giấy cho con là chị Thuỷ, nêu yêu cầu công nhận quyền sở hữu cho chị Thuỷ nhà đất này.
Tại phiên tòa sơ thẩm, ông Chung vẫn giữ nguyên yêu cầu trên, còn bà Trinh xác định là tài sản chung, đề nghị chia cho ông Chung hưởng 3 phần, bà hưởng 7 phần; không có nội dung nào bà Trinh rút yêu cầu này. Như vậy, tài sản này các đương sự có tranh chấp về quyền sở hữu. Nhà đất chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, nhưng đã có các giấy tờ kê khai nguồn gốc và được chính quyền xác nhận nên nội dung tranh chấp tài sản này thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.
Năm 2009, bà Trinh xây dựng cơi nới nhà 61/1D ấp Đông Lân không có giấy phép, nên tại Quyết định số 12/QĐ-UBND ngày 24/3/2009 và Quyết định số 14/QĐ-UBND ngày 27/3/2009, Chủ tịch UBND xã Bà Điểm quyết định đình chỉ thi công và cưỡng chế phá dỡ công trình xây dựng vi phạm 344m2 trên diện tích đất 380,9m2. Nhưng sau đó, tại Biên bản xác minh ngày 06/7/2009, đại diện UBND xã Bà Điểm xác định nhà đất trên dù nằm trong
quy hoạch công viên cây xanh, sau này giải tỏa sẽ được đền bù, nếu không có tranh chấp sẽ được làm thủ tục để được cấp “chủ quyền” theo quy định. Như vậy, căn nhà cũ trên đất vẫn được tồn tại, không bị cưỡng chế, đất được tiếp tục sử dụng hợp pháp. Lẽ ra, Tòa án cấp sơ thẩm và cấp phúc thẩm phải thu thập chứng cứ làm rõ chính quyền địa phương đã thi hành dứt điểm các quyết định hành chính nêu trên chưa? Nếu chưa bị cưỡng chế và chính quyền địa phương vẫn tiếp tục thi hành quyết định cưỡng chế thì phải tách phần giải quyết về tài sản này để giải quyết thành vụ án khác khi có đương sự yêu cầu. Nếu chính quyền địa phương không tiếp tục thi hành quyết định cưỡng chế thì phải giải quyết tài sản tranh chấp theo quy định.
Tòa án cấp sơ thẩm cho rằng các đương sự không có tranh chấp về tài sản này và không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án, để đình chỉ giải quyết yêu cầu của đương sự đối với nhà đất số 61/1D ấp Đông Lân là không đúng. Ông Chung đã kháng cáo về phần quyết định này, nhưng Tòa án cấp phúc thẩm vẫn nhận định như Tòa án cấp sơ thẩm và giữ nguyên nội dung quyết định này cũng không đúng [34].
Trong thực tế những vụ án có tranh chấp về tài sản khi ly hôn tại Toà án tương đối nhiều và phức tạp. Quá trình giải quyết vụ án vẫn còn để xảy ra sai sót ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của đương sự. Vì vậy, các Thẩm phán khi giải quyết vụ án cần phải nghiên cứu kỹ các quy định của pháp luật cũng như thu thập chứng cứ đầy đủ để giải quyết cho phù hợp với thực tế, đảm bảo được quyền lợi hợp pháp của những người tham gia tố tụng trong vụ án. Luật HN&GĐ năm 2014 đã bổ sung điều luật mới (Điều 46) quy định việc nhập tài sản riêng của vợ, chồng vào tài sản chung, tuy nhiên hiện nay chưa có văn bản hướng dẫn nên các cơ quan có thẩm quyền khó áp dụng vấn đề này để giải quyết trong thực tiễn.
3.1.1.3. Trách nhiệm liên đới giữa vợ và chồng đối với tài sản chung
Luật HN&GĐ năm 2000 quy định: “Vợ hoặc chồng phải chịu trách nhiệm liên đới đối với giao dịch dân sự hợp pháp do một trong hai người thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của gia đình” [54, Điều 25].
Quy định này đã được sửa đổi, bổ sung tại Luật HN&GĐ năm 2014. Theo đó, phạm vi chịu trách nhiệm liên đới mở rộng hơn Luật HN&GĐ năm 2000:
1. Vợ, chồng chịu trách nhiệm liên đới đối với giao dịch do một bên thực hiện quy định tại khoản 1 Điều 30 (giao dịch nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình) hoặc giao dịch khác phù hợp với quy định về đại diện tại các Điều 24, 25 và 26 của Luật này.
2. Vợ, chồng chịu trách nhiệm liên đới về các nghĩa vụ quy định tại Điều 37 của Luật này [60, Điều 27].
Theo các quy định trên, khi vợ chồng thực hiện các giao dịch liên quan đến tài sản chung hay thực hiện các nghĩa vụ liên quan đến tài sản chung thì phải đặt phần tài sản đó ngay trong khối tài sản của vợ chồng để xem xét. Tuy nhiên, trên thực tế việc xác định tài sản chung của vợ chồng khi xét xử tại Toà án còn có trường hợp không đúng, gây thiệt hại quyền lợi của vợ, chồng.
Chúng tôi xin nêu ví dụ như sau: Nguyên đơn: Ông Nguyễn Đức Anh, sinh năm 1950; Địa chỉ: số 1390 Queen Street West, Toronto, Ontario, Canada. Bị đơn: Bà Lã Thị Bích Liên, sinh năm 1957; địa chỉ: số 9065-161 St.Surrey, BC Canada. Cả hai đều có văn bản uỷ quyền. Theo đơn khởi kiện ngày 20/8/2004 và trong quá trình giải quyết vụ án, ông Nguyễn Đức Anh (do ông Võ Thanh Tùng đại diện) trình bày:
Năm 1975, ông chung sống với bà Lã Thị Bích Liên, ngày 5/12/1976 ông và bà Liên đăng ký kết hôn. Năm 1979, vợ chồng ông mua căn nhà số
526 An Dương Vương, phường 9, quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh của cụ Tiêu Mộc. Do không có hộ khẩu tại Thành phố Hồ Chí Minh nên ông để bà Liên đứng tên và để giảm thuế hai bên không lập hợp đồng mua bán mà ngày 7/6/1979 cụ Tiêu Mộc lập “Giấy uỷ quyền” cho bà Liên căn nhà trên. Ngày 29/8/1979, Sở Quản lý nhà đất Thành phố Hồ Chí Minh cấp Giấy phép cho nhà số 926/GP-SNĐ, sau khi nhận chuyển nhượng thì gia đình ông quản lý, sử dụng. Năm 1984, ông cùng hai người con của ông, bà vượt biên cư trú ở Canada, mẹ con bà Liên tiếp tục quản lý sử dụng căn nhà trên. Tháng 2/1992, ông bảo lãnh cho bà Liên cùng các con của ông, bà (còn ở Việt Nam) sang Canada. Do căn nhà cũ bị hư hỏng nên năm 1994 ông có hợp đồng với Công ty NOVINA để xây dựng lại căn nhà, đồng thời vay của ông Trần Ngọc Trường 250.000.000 đồng để trả tiền xây dựng và nhờ ông Trường giám sát thi công. Năm 2003, ông và bà Liên ly hôn tại Canada nhưng chưa đề cập đến căn nhà số 526 An Dương Vương. Vì vậy, đề nghị xác định căn nhà trên là tài sản chung của ông và bà Liên để chia (sau khi trừ chi phí xây dựng).
Bà Lã Thị Bích Liên trình bày: Do có quan hệ gia đình nên năm 1979 cụ Tiêu Mộc cho riêng bà căn nhà trên, việc cho đã hoàn thiện nên Sở Quản lý nhà đất Thành phố Hồ Chí Minh cấp Giấy phép cho nhà số 926/GP-SNĐ ngày 29/8/1979 trong đó xác định bà là người được cho. Do căn nhà cũ bị hư hỏng nên bà giao cho ông Lê Bích 2.000 USD để ông Bích sửa lại nhà. Vì vậy, bà xác định căn nhà trên là tài sản riêng của bà nên không đồng ý với yêu cầu của ông Đức Anh.
Tại Bản án dân sự sơ thẩm số 3282/2009/DS-ST ngày 03/11/2009, Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh quyết định, trong đó có nội dung:
- Chấp nhận yêu cầu của ông Nguyễn Đức Anh. Buộc bà Lã Thị Bích Liên có trách nhiệm hoàn lại cho ông Nguyễn Đức Anh số tiền 2.411.860.725 đồng.
- Sau khi trả số tiền này bà Liên được toàn quyền sở hữu căn nhà 526 An Dương Vương, phường 9, quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh.
Tại Bản án dân sự phúc thẩm số 197/2010/DS-PT ngày 11/9/2010, Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Thành phố Hồ Chí Minh quyết định sửa án sơ thẩm như sau:
- Bác yêu cầu của ông Nguyễn Đức Anh kiện đòi chia giá trị căn nhà 526 An Dương Vương, phường 9, quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh đối với bà Lã Thị Bích Liên.
- Công nhận căn nhà số 526 An Dương Vương, phường 9, quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh là tài sản riêng của bà Lã Thị Bích Liên.
Nhận xét về vụ án:
Bà Lã Thị Bích Liên cho rằng tại “Tờ ủy quyền căn nhà cho cháu” lập năm 1979 thì cụ Tiêu Mộc “bằng lòng cho đứt căn nhà nói trên cho cháu ruột tôi tên Lã Thị Bích Liên, là chủ căn nhà nói trên” và tại “Giấy phép cho nhà” số 926/GP-SNĐ nói ngày 29/8/1979 Sở Quản lý nhà đất Thành phố Hồ Chí Minh cho phép cụ Mộc cho bà Liên căn nhà trên, nên bà là chủ sở hữu căn nhà và không chấp nhận yêu cầu của ông Đức Anh.
Như vậy, tuy bà Liên đứng tên riêng trong các giấy tờ nhà nhưng trong thực tế năm 1979 thì giữa ông Anh với bà Liên vẫn tồn tại hôn nhân hợp pháp. Nên theo qui định tại Luật HN&GĐ năm 1959 thì tài sản trên là tài sản chung vợ chồng.
Mặt khác, tại “Văn tự nhượng và thụ nhượng nhà (ủy quyền quản lý nhà)” do bà Liên lập ngày 14/02/1992 (Văn bản này bà Liên ủy quyền cho bà Cao Thị Thanh Hồng quản lý sử dụng để mẹ con bà Liên xuất cảnh sang Canada do ông Anh bảo lãnh) thì bà Liên thừa nhận căn nhà trên là tài sản của bà và chồng của bà là ông Nguyễn Đức Anh. Văn bản trên có chữ ký của bà Liên, bà Hồng và có xác nhận của chính quyền địa phương nơi bà Hồng, bà Liên cư trú.
Theo xác nhận ngày 24/8/2004 thì ông Mai Văn Dung (là Phó Trưởng
Công an phường 15, quận 5 vào năm 1979) thì căn nhà trên do ông Anh, bà Liên mua để bà Liên đứng tên vì ông Anh không có hộ khẩu ở Thành phố Hồ Chí Minh. Còn ông Nguyễn Ngọc Anh, ông Trần Ngọc Trường xác nhận năm 1979 ông Anh là người mua căn nhà trên của cụ Tiêu Mộc.
Ngoài ra, bà Lã Thị Bích Thơm (em của bà Liên) khẳng định ông Đức Anh là người mua nhà để bà Liên đứng tên. Còn bà Hồng yêu cầu ông Anh, bà Liên trả tiền công trông giữ nhà vì cho rằng ông Anh, bà Liên nhờ bà trông nhà hộ và hứa trả công cho bà mỗi tháng 100 USD.
Mặt khác, sau khi mua nhà thì ông Anh còn mượn tiền, nhờ ông Trần Ngọc Trường ký hợp đồng với Công ty NOVINA đồng thời giám sát việc sửa nhà nên có căn nhà như hiện nay.
Với các chứng cứ nêu trên lẽ ra phải xác định căn nhà có tranh chấp là tài sản chung của ông Anh, bà Liên như Tòa án cấp sơ thẩm xác định để chia theo yêu cầu của ông Anh mới đúng. Tòa án cấp phúc thẩm chỉ căn cứ vào “Tờ ủy quyền căn nhà cho cháu” do cụ Tiêu Mộc lập năm 1979; “Giấy phép cho nhà” số 926/GP-SNĐ ngày 29/8/1979 của Sở Quản lý nhà đất Thành phố Hồ Chí Minh và lời khai của bà Liên để cho rằng căn nhà có tranh chấp là tài sản riêng của bà Liên từ đó bác yêu cầu của ông Nguyễn Đức Anh là không đúng, gây thiệt hại quyền lợi của ông [35].
3.1.1.4. Áp dụng tập quán để phân chia tài sản chung vợ, chồng
Tại khoản 1 Điều 3 Luật HN&GĐ năm 2000 quy định trách nhiệm của Nhà nước và xã hội:
Vận động nhân dân xoá bỏ phong tục, tập quán lạc hậu về hôn nhân và gia đình, phát huy truyền thống, phong tục tập quán tốt đẹp thể hiện bản sắc của mỗi dân tộc; xây dựng quan hệ hôn nhân và gia đình tiến bộ, và Điều 6 Luật đã khẳng định: Trong quan hệ hôn nhân và gia đình, những phong tục, tập quán thể hiện bản sắc của mỗi dân