Những Quy Định Của Luật Doanh Nghiệp Về Quản Lý Nội Bộ Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn


hoạt động của công ty. Trong quá trình quản lý, điều hành công ty, các cơ quan trên có quyền ra các quyết định trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Khi đó, cùng với Điều lệ công ty thì các Nghị quyết của Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị, Quyết định của Chủ sở hữu, của Giám đốc (Tổng giám đốc) công ty… cũng là những căn cứ pháp lý rất quan trọng trong quá trình quản lý nội bộ công ty. Công ty sẽ căn cứ vào Điều lệ công ty và các Nghị quyết, Quyết định đó để thực hiện các hoạt động quản lý nội bộ và giải quyết các tranh chấp nội bộ của mình. Đối với những công ty mà Giám đốc (Tổng giám đốc) là người được thuê để điều hành hoạt động kinh doanh, thì hợp đồng thuê Giám đốc (Tổng giám đốc) cũng được coi là căn cứ pháp lý quan trọng để điều chỉnh các quan hệ trong nội bộ công ty, đặc biệt là quan hệ giữa chủ sở hữu và người điều hành.


Chương 2

NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA LUẬT DOANH NGHIỆP VỀ QUẢN LÝ NỘI BỘ CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN VÀ THỰC TIỄN

THI HÀNH


Như đã phân tích trong Chương 1, vấn đề quản lý nội bộ doanh nghiệp luôn giữ vai trò quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Nhận thức được tầm quan trọng đó, Luật doanh nghiệp đã có những quy định mới, thay đổi về căn bản so với Luật công ty (1990) về quản lý nội bộ doanh nghiệp, nhất là đối với công ty trách nhiệm hữu hạn. Những quy định của Luật doanh nghiệp về quản lý nội bộ công ty trách nhiệm hữu hạn chính là cơ sở pháp lý quan trọng để mỗi công ty trách nhiệm hữu hạn xây dựng quy chế quản lý nội bộ cho riêng mình.

Trước đây, theo Luật công ty, công ty trách nhiệm hữu hạn là loại hình công ty gồm ít nhất hai thành viên góp vốn, có nghĩa là công ty trách nhiệm hữu hạn là loại hình công ty phải có ít nhất là hai thành viên. Song, Luật doanh nghiệp có một điểm rất mới so với Luật công ty là Luật doanh nghiệp đã thừa nhận thêm loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Đối với mỗi loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn này, pháp luật hiện hành có những quy định riêng về quản lý nội bộ công ty phù hợp với những đặc trưng riêng của chúng. Nhìn chung, pháp luật quy định về quản lý nội bộ của công ty trách nhiệm hữu hạn, từ bộ máy tổ chức quản lý, phân chia quyền hạn và nghĩa vụ của thành viên và các cơ quan quản lý như thế nào phụ thuộc vào số lượng thành viên và quy mô hoạt động của công ty. Sau đây, Chương II của luận văn sẽ lần lượt đi vào nghiên cứu, phân tích, đánh giá những quy định của pháp luật hiện hành về quản lý nội bộ công ty trách nhiệm hữu hạn và thực tiễn thi hành Luật doanh nghiệp trong hoạt động quản lý nội bộ của công ty trách nhiệm hữu hạn ở nước ta trong thời gian qua.

2.1. Những quy định của Luật doanh nghiệp về quản lý nội bộ công ty trách nhiệm hữu hạn

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 145 trang tài liệu này.

Xuất phát từ nguyên tắc tự do kinh doanh, tất cả các công việc về quản lý nội bộ các doanh nghiệp nói chung và công ty trách nhiệm hữu hạn nói riêng


Chế độ pháp lý về quản lý nội bộ của công ty trách nhiệm hữu hạn theo Luật doanh nghiệp - 5

trước hết và về cơ bản là thuộc quyền quyết định của chủ sở hữu doanh nghiệp. Với tư cách là người bỏ vốn thành lập doanh nghiệp, chủ sở hữu doanh nghiệp đương nhiên có quyền này. Pháp luật chỉ quy định các vấn đề mang tính nguyên tắc, nhằm tạo lập một “khung pháp lý” cho việc quản lý nội bộ của các doanh nghiệp. Chính từ quan điểm tiếp cận này, các chế định pháp luật về quản lý nội bộ của các loại hình doanh nghiệp thường chứa đựng phần lớn các quy phạm pháp luật mang tính tuỳ nghi, hướng dẫn, doanh nghiệp có thể lựa chọn, áp dụng hoặc dựa vào đó để xây dựng quy chế quản lý nội bộ riêng của mình. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có không ít những quy phạm bắt buộc về một số vấn đề nhất định. Nhà nước đặt ra những quy định bắt buộc này nhằm bảo vệ lợi ích của những nhà đầu tư thiểu số, bảo vệ lợi ích hợp pháp của những người có tham gia giao dịch với doanh nghiệp, giải quyết các xung đột về lợi ích trong doanh nghiệp, ngăn chặn tính tư lợi của nhà đầu tư đa số và người quản lý doanh nghiệp. Về mặt lý luận, mức độ ràng buộc của pháp luật đối với hoạt động quản lý nội bộ của các doanh nghiệp sẽ có sự khác nhau giữa các loại hình doanh nghiệp, tuỳ thuộc vào đặc điểm của mỗi loại hình doanh nghiệp. Với những đặc điểm của mình (như đã phân tích trong Chương 1 của luận văn), sự ràng buộc của pháp luật đối với quản lý nội bộ công ty trách nhiệm hữu hạn mềm dẻo hơn, ít hơn so với công ty cổ phần, nhưng chặt chẽ hơn so với công ty hợp danh.

Pháp luật về quản lý nội bộ công ty trách nhiệm hữu hạn theo Luật doanh nghiệp bao gồm những nội dung pháp lý cơ bản sau đây:

2.1.1. Quyền và nghĩa vụ của thành viên công ty trách nhiệm hữu

hạn

Thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn là những người góp vốn vào

công ty. Theo quy định của Luật doanh nghiệp, thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn có thể là cá nhân hay tổ chức, số lượng thành viên có thể là một và tối


đa là 50 thành viên. Riêng đối với loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, pháp luật Việt Nam bắt buộc thành viên duy nhất này phải là một tổ chức có tư cách pháp nhân [1, Đ.46]. Khi góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn, các cá nhân, tổ chức thành viên trở thành chủ sở hữu (đồng chủ sở hữu) công ty, có quyền sở hữu công ty tương ứng với phần vốn góp. Với tư cách chủ sở hữu (đồng chủ sở hữu) công ty, thành viên công ty là “thành tố” đầu tiên tham gia vào hoạt động quản lý nội bộ của công ty trách nhiệm hữu hạn.

Việc trở thành chủ sở hữu công ty đã làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ của thành viên công ty. Quyền là những việc mà các thành viên công ty được làm, còn nghĩa vụ là những việc mà thành viên công ty phải làm. Việc quy định về quyền và nghĩa vụ của các thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn là một nội dung quan trọng trong quản lý nội bộ của công ty trách nhiệm hữu hạn, bởi vì thông qua quyền và nghĩa vụ của thành viên công ty, mối quan hệ giữa thành viên công ty với nhau và với người quản lý, điều hành được thể hiện rõ. Nếu quyền và nghĩa vụ của thành viên công ty không được quy định chặt chẽ, rõ ràng rất dễ làm phát sinh những tranh chấp trong nội bộ công ty giữa các thành viên công ty với nhau và với công ty, nếu có tranh chấp thì việc giải quyết tranh chấp cũng sẽ gặp rất nhiều khó khăn, hậu quả là không bảo đảm được các quyền và lợi ích chính đáng của các thành viên công ty và bản thân công ty. Vì vậy, Luật doanh nghiệp khi được ban hành thay thế cho Luật công ty đã chú trọng hơn đến những quy định về quyền và nghĩa vụ của các thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn. Luật doanh nghiệp ghi nhận các quyền và nghĩa vụ của thành viên công ty trên tinh thần tạo một khung pháp lý cơ bản để tránh tình trạng thành viên lạm quyền, trốn nghĩa vụ hoặc bị vi phạm quyền, giải quyết các xung đột về quyền lợi và nghĩa vụ giữa các thành viên. Đây là những quyền và nghĩa vụ tối thiểu mà mỗi thành viên công ty phải thực hiện.


Điều lệ công ty có thể quy định thêm những quyền và nghĩa vụ khác cho các thành viên nhưng không được trái với Luật doanh nghiệp.

Như đã nói ở trên, mặc dù còn có những quan điểm khác nhau về tính đối nhân hay tính đối vốn của loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn, song yếu tố vốn vẫn được coi là yếu tố quan trọng nhất khi thành lập công ty. Chính vì vậy, phạm vi quyền hạn và nghĩa vụ của các thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn không phụ thuộc vào việc thành viên đó tham gia công ty với tư cách nào: thành viên sáng lập hay thành viên được kết nạp sau, thành viên là cá nhân hay tổ chức, chức vụ của thành viên nắm giữ trong công ty là gì... mà gắn liền với phần vốn góp mà thành viên sở hữu trong công ty. Có nghĩa là trong công ty trách nhiệm hữu hạn, mức độ quyền và nghĩa vụ của các thành viên có được đối với công ty không giống nhau. Mức độ quyền và nghĩa vụ của mỗi thành viên đối với công ty được xác định trên cơ sở phần vốn mà các thành viên đã góp hoặc cam kết góp vào công ty.

Luật doanh nghiệp có những quy định riêng về quyền và nghĩa vụ cho thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên trở lên và thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên như sau:

2.1.1.1. Quyền và nghĩa vụ của thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên trở lên

Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên trở lên, với tư cách là những đồng chủ sở hữu công ty, các thành viên công ty có những quyền cơ bản như sau

+ Quyền được chia lợi nhuận tương ứng với phần vốn góp vào công ty


Mục đích đầu tiên và chủ yếu của các thành viên khi góp vốn tham gia công ty trách nhiệm hữu hạn chính là lợi nhuận. Bởi vậy, quyền được chia lợi nhuận là quyền đầu tiên và cơ bản của các thành viên công ty, được pháp luật


ghi nhận và bảo vệ. Phương án sử dụng và phân chia lợi nhuận của công ty do Hội đồng thành viên quyết định nhưng phải bảo đảm nguyên tắc lợi nhuận được chia cho thành viên phải tương ứng với phần vốn góp của thành viên vào công ty. Tuy nhiên, lợi nhuận của công ty chỉ được chia cho các thành viên công ty khi công ty kinh doanh có lãi, đã hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế và các nghĩa vụ tài chính khác và phải đảm bảo là ngay sau khi chia lợi nhuận, công ty vẫn thanh toán đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác đã đến hạn trả [1, Đ.44].

+ Quyền được chia giá trị tài sản còn lại của công ty tương ứng với phần vốn góp khi công ty bị giải thể hay phá sản

Khi công ty bị giải thể hoặc bị toà án tuyên bố phá sản sẽ dẫn đến hậu quả pháp lý là thanh lý tài sản của công ty để thực hiện những nghĩa vụ tài sản của công ty phát sinh trong quá trình hoạt động. Giá trị tài sản thanh lý của công ty sau khi đã chi trả các khoản chi phí liên quan đến việc giải thể hoặc phá sản, thanh toán các khoản nợ đối với các chủ nợ và thực hiện các nghĩa vụ tài sản khác theo quy định của pháp luật sẽ được chia cho các thành viên công ty theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của mỗi thành viên trong công ty.

+ Quyền được ưu tiên góp thêm vốn vào công ty khi công ty tăng vốn điều lệ; được quyền chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp

Trong quá trình hoạt động, khi công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên trở lên có nhu cầu tăng thêm vốn điều lệ thì các thành viên công ty có quyền được ưu tiên góp thêm vốn vào vốn điều lệ của công ty. Mặt khác, nhằm tạo sự linh hoạt trong việc sử dụng vốn đầu tư, Luật doanh nghiệp cho phép các thành viên, vì một lý do nào đó không muốn tiếp tục nắm giữ một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp trong công ty thì có chuyển nhượng cho người khác. Việc chuyển nhượng này phải tuân thủ các quy định của pháp luật.


+ Quyền yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp


Một trong những điểm mới và rất tiến bộ của Luật doanh nghiệp so với Luật công ty (1990) là Luật doanh nghiệp đã ghi nhận cho thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên trở lên quyền yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp. Theo Điều 31 Luật doanh nghiệp, thành viên công ty có quyền yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp của mình, nếu thành viên đó không đồng ý với quyết định của Hội đồng thành viên về các vấn đề như: sửa đổi, bổ sung các nội dung trong Điều lệ công ty liên quan đến quyền và nghĩa vụ của thành viên, quyền và nhiệm vụ của Hội đồng thành viên; tổ chức lại công ty và các trường hợp khác quy định tại Điều lệ công ty. Đây là một quy định nhằm hướng tới bảo vệ quyền lợi cho các thành viên thiểu số trong công ty, tạo cho họ cơ hội rút vốn trong trường hợp các thành viên nắm giữ phần vốn góp đa số lạm quyền để chi phối các hoạt động trong công ty, trái với những nguyên tắc đã cam kết ban đầu.

+ Quyền để lại thừa kế phần vốn góp trong công ty cho người khác


Mặc dù trên thực tế, công ty trách nhiệm hữu hạn thường được thành lập trên cơ sở sự liên kết giữa các thành viên có sự quen biết, tin cậy nhau. Nhưng điều này không có nghĩa là khi một thành viên là cá nhân chết thì công ty sẽ không tồn tại. Mặt khác, thành viên công ty sau khi đã góp vốn vào công ty, mặc dù không còn là chủ sở hữu đối với những tài sản đã góp vào công ty nhưng có quyền sở hữu công ty tương ứng với phần vốn góp của mình trong công ty. Vì vậy, Luật doanh nghiệp đã ghi nhận và bảo vệ quyền lợi chính đáng của thành viên là cá nhân là được để lại thừa kế phần vốn góp của mình trong công ty cho người khác. Đây là quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu đối với tài sản của mình.

+ Quyền được tham gia quản lý công ty


Nếu như trong công ty hợp danh và công ty cổ phần, không phải người góp vốn nào cũng đồng thời là người quản lý công ty, thì trong công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên trở lên, ai góp vốn vào công ty sẽ đương nhiên trở thành thành viên của cơ quan có quyền quyết định cao nhất của công ty là Hội đồng thành viên, trở thành người quản lý công ty (trừ trường hợp người góp vốn là cá nhân, tổ chức nước ngoài không thường trú tại Việt Nam).

Quyền quản lý công ty của thành viên công ty bao gồm quyền tham gia Hội đồng thành viên với tư cách là thành viên Hội đồng thành viên, dự họp Hội đồng thành viên, tham gia thảo luận, kiến nghị, biểu quyết các vấn đề thuộc thẩm quyền của Hội đồng thành viên. Riêng đối với thành viên công ty là tổ chức nước ngoài, người nước ngoài không thường trú tại Việt Nam thì có quyền uỷ quyền cho người khác tham gia Hội đồng thành viên để quản lý công ty

+ Quyền biểu quyết tương ứng với phần vốn góp trong công ty


Công ty trách nhiệm hữu hạn mặc dù thường được thành lập trên cơ sở sự liên kết về vốn giữa những thành viên có sự quen biết nhau, nhưng yếu tố vốn vẫn là yếu tố quan trọng hơn cả chi phối hoạt động của công ty. Vì vậy, trong công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên trở lên, thành viên nào góp càng nhiều vốn vào vốn điều lệ của công ty thì thành viên đó càng có khả năng chi phối tới các hoạt động của công ty. Để đảm bảo nguyên tắc này, Luật doanh nghiệp quy định các thành viên công ty có số phiếu biểu quyết tương ứng với phần vốn góp.

+ Quyền yêu cầu triệu tập họp Hội đồng thành viên


Luật doanh nghiệp quy định thành viên hoặc nhóm thành viên sở hữu trên 35% vốn điều lệ hoặc tỷ lệ khác nhỏ hơn do Điều lệ công ty quy định có

Xem tất cả 145 trang.

Ngày đăng: 26/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí