Chế độ pháp lý về quản lý nội bộ của công ty trách nhiệm hữu hạn theo Luật doanh nghiệp - 2


Chương 1‌‌

CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NỘI BỘ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN


1.1. Khái quát chung về công ty trách nhiệm hữu hạn


1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty trách nhiệm hữu hạn

Công ty trách nhiệm hữu hạn là một loại hình công ty rất phổ biến hiện nay trên thế giới. Từ khi xuất hiện lần đầu tiên trên thế giới cho đến nay, công ty trách nhiệm hữu hạn đã, đang và ngày càng khẳng định vị trí của mình trong đời sống kinh tế - xã hội. Với những ưu thế nhất định của mình, công ty trách nhiệm hữu hạn luôn là một trong những loại hình công ty hàng đầu được các nhà đầu tư trên thế giới, đặc biệt là ở những nước có nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam quan tâm lựa chọn khi thành lập công ty.

Cũng như bất kỳ một loại hình công ty nào, sự ra đời của công ty trách nhiệm hữu hạn cũng có những nguyên nhân lịch sử - xã hội nhất định. Trong lịch sử hình thành công ty trên thế giới, công ty trách nhiệm hữu hạn là loại hình công ty xuất hiện sau công ty hợp danh và công ty cổ phần. Nếu công ty hợp danh và công ty cổ phần là những loại hình công ty hình thành từ nhu cầu thực tiễn, được coi là sản phẩm của thực tiễn kinh doanh, thì công ty trách nhiệm hữu hạn lại có con đường hình thành khác hẳn: công ty trách nhiệm hữu hạn là sản phẩm của hoạt động lập pháp. Đầu tiên, hoạt động kinh doanh được các thương gia tiến hành một cách độc lập. Đến khi nền sản xuất hàng hoá phát triển, nhu cầu về vốn tăng lên, các thương gia có nhu cầu liên kết lại với nhau để tăng vốn, mở mang quy mô kinh doanh và chia sẻ rủi ro. Sự liên kết trong


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 145 trang tài liệu này.

giai đoạn đầu diễn ra trong phạm vi hẹp, giữa những người có sự quen biết, tin cậy nhất định với nhau đã hình thành nên loại hình công ty hợp danh. Sau này, sự liên kết không chỉ bó hẹp trong phạm vi những người quen biết mà được mở rộng ra, chỉ cần có vốn, có tài sản là có thể liên kết với nhau để thành lập công ty, và sự liên kết này đã hình thành công ty cổ phần [19, tr.19]. Về sau nhà nước mới ban hành các đạo luật để thừa nhận sự tồn tại của các loại hình công ty này và xây dựng quy chế pháp lý riêng cho chúng. Tuy nhiên, sau một thời gian hoạt động, công ty hợp danh và công ty cổ phần cũng bộc lộ những nhược điểm nhất định, không phải lúc nào cũng đáp ứng được nhu cầu đa dạng của các nhà đầu tư. Để đáp ứng nguyện vọng của các nhà đầu tư là muốn có được một mô hình công ty hoàn toàn mới, vừa kết hợp được những ưu điểm, vừa khắc phục được những hạn chế của công ty hợp danh và công ty cổ phần, các nhà làm luật người Đức đã sáng tạo ra loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn thông qua việc ban hành một đạo luật về công ty trách nhiệm hữu hạn. Sau đó, các nhà đầu tư đã căn cứ vào các quy định của pháp luật để thành lập các công ty trách nhiệm hữu hạn của mình để kinh doanh. Luật Công ty trách nhiệm hữu hạn năm 1892 của Đức đã chính thức đánh dấu sự ra đời của loại hình công ty mới này trên thế giới. Về sau, công ty trách nhiệm hữu hạn dần dần được công nhận và phát triển ở nhiều quốc gia.

Chính vì ra đời dựa trên ý chí của các nhà làm luật, công ty trách nhiệm hữu hạn đã kết hợp được các ưu điểm về chế độ chịu trách nhiệm hữu hạn của công ty cổ phần với ưu điểm về sự quen biết, tin cậy lẫn nhau giữa các thành viên của công ty đối nhân. Đồng thời công ty trách nhiệm hữu hạn cũng khắc phục được nhược điểm về quy chế pháp lý phức tạp của công ty cổ phần và nhược điểm không phân chia được rủi ro của công ty đối nhân. Với tất cả những ưu điểm kể trên, công ty trách nhiệm hữu hạn ra đời đã thực sự đáp ứng được sự mong mỏi của các nhà đầu tư, mau chóng trở thành một mô hình tổ

Chế độ pháp lý về quản lý nội bộ của công ty trách nhiệm hữu hạn theo Luật doanh nghiệp - 2


chức kinh doanh được các nhà đầu tư ưa chuộng đúng như dự đoán của các nhà làm luật. Công ty trách nhiệm hữu hạn hiện đang được đánh giá là một trong những loại hình công ty quan trọng nhất trên thế giới [19, tr.50], chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế của nhiều quốc gia. Người ta cho rằng, cùng với công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn là một trong những yếu tố gây dựng nên chế độ tư bản hiện thời ở các quốc gia Âu, Mỹ [9]. Ngày nay, ở hầu hết các quốc gia trên thế giới đều có luật về công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc áp dụng tương tự mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn. Ví dụ: mô hình Close Corporation ở Hoa Kỳ, Limited Liability Company (Private Limited Company) ở Anh, Societé à Responsabilité Limitée (SARL) ở Pháp, Yugen Kaisha ở Nhật Bản...

1.1.2. Sự hình thành và phát triển của công ty trách nhiệm hữu hạn và pháp luật về công ty trách nhiệm hữu hạn ở Việt Nam

Sự hình thành và phát triển của các loại hình công ty nói chung và công ty trách nhiệm hữu hạn nói riêng ở Việt Nam cũng có những bước thăng trầm theo dòng lịch sử.

Ở Việt Nam, luật về công ty ra đời muộn và chậm phát triển. Mặc dù hoạt động thương mại đã có từ lâu trong lịch sử nhưng được điều chỉnh bởi các thông lệ thương mại [19, tr.22]. Các mô hình công ty chỉ thực sự được du nhập vào Việt Nam theo chân người Pháp bắt đầu từ thời kỳ thực dân Pháp đô hộ [15]. Thời kỳ này, do Việt Nam là thuộc địa của Pháp nên có những giai đoạn các đạo luật của Pháp được áp dụng trên từng vùng lãnh thổ khác nhau của Việt Nam. Bộ luật thương mại (1807), Luật công ty trách nhiệm hữu hạn (1925) của Pháp được các tòa án Nam Kỳ và tòa án Pháp ở các thành phố thuộc địa áp dụng trực tiếp. Dân luật Bắc Kỳ (1931) và Dân luật Trung Kỳ (1936, 1938) mà người Pháp ban hành để áp dụng cho Việt Nam thời kỳ bấy giờ cũng lần lượt dịch các mô hình công ty theo pháp luật của Pháp ra tiếng Việt gọi là các “hội”:


hội người, hội vốn, hội nặc danh... [15]. Các “hội” này là những hình thức công ty đơn giản, nhưng trong đó không có loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn với những đặc điểm như ngày nay [19, tr.23]. Đến năm 1942, Triều đình Huế (chính quyền Bảo Đại) ban hành Bộ luật thương mại. Tuy được coi là Bộ luật thương mại đầu tiên trong lịch sử các nhà nước ở Việt Nam, song Bộ luật thương mại của Triều đình Huế lúc bấy giờ chịu ảnh hưởng lớn của pháp luật thương mại Pháp. Chính vì vậy mà rất nhiều điều khoản trong Bộ luật thương mại 1942 này mang tính sao chép, mô phỏng theo Bộ luật thương mại của Pháp, với các hình thức công ty được gọi là các hội buôn.

Sau năm 1954, tất cả những phương diện chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội của nhà nước ta đã thay đổi căn bản. Đất nước bị chia cắt làm hai miền Nam - Bắc với hai chế độ chính trị - kinh tế khác nhau. Ở miền Nam, đế quốc Mỹ và chính quyền tay sai tiếp tục duy trì Bộ luật thương mại Pháp để điều chỉnh các quan hệ thương mại, trong đó có vấn đề công ty. Đến năm 1972, chính quyền Việt Nam cộng hoà ban hành Bộ luật thương mại 1972 áp dụng ở miền Nam Việt Nam, trong đó có quy định về các loại hình công ty, trong đó có loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn gọi là “hội trách nhiệm hữu hạn” [23]. Ở miền Bắc lúc bấy giờ bắt đầu cải tạo và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Với sự trưởng thành của thành phần kinh tế quốc doanh và thành phần kinh tế tập thể, thành phần kinh tế cá thể đã dần dần bị thu hẹp. Các loại hình công ty với bản chất như ngày nay cũng dần dần “biến mất” trong đời sống kinh tế ở miền Bắc lúc bấy giờ. Các thuật ngữ như nhà máy, xí nghiệp được sử dụng để chỉ các cơ sở sản xuất, còn các đơn vị hoạt động thương nghiệp và dịch vụ được gọi là cửa hàng, công ty [13, tr.40]. Tuy nhiên, trong cơ chế đó, vì nhà nước là người chỉ huy các hoạt động kinh tế, nên các nhà máy, xí nghiệp, công ty này thực chất chỉ là những công cụ để thực hiện kế hoạch, chỉ tiêu pháp lệnh của nhà nước


chứ không phải là những công ty được thành lập để hoạt động kinh doanh như ngày nay.

Từ năm 1986, thực hiện chủ trương đổi mới của Đảng, Nhà nước ta đã ban hành hàng loạt các văn bản pháp luật kinh tế mới. Đặc biệt, năm 1987, Quốc hội nước ta đã thông qua Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đã tạo ra cơ hội cho việc hình thành và phát triển các loại hình doanh nghiệp mới ở Việt Nam. Và đạo luật này đã đánh dấu sự xuất hiện trở lại của thuật ngữ “công ty” và “công ty trách nhiệm hữu hạn” trong các văn bản pháp luật của Việt Nam sau một thời gian dài bị quên lãng. Tuy nhiên, đạo luật này đã không quy định về thủ tục thành lập và hoạt động của công ty trách nhiệm hữu hạn mà chỉ nhắc đến công ty trách nhiệm hữu hạn với tư cách là một hình thức pháp lý của những doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Công ty trách nhiệm hữu hạn ở Việt Nam lần đầu tiên được quy định một cách cụ thể từ thủ tục thành lập, tổ chức quản lý cho đến tổ chức lại, giải thể và phá sản là trong Luật công ty được Quốc hội khoá VIII kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 21/12/1990. Ngay sau khi có hiệu lực, Luật công ty đã nhanh chóng đi vào cuộc sống. Từ đây, người dân Việt Nam không còn xa lạ với khái niệm “công ty trách nhiệm hữu hạn” nữa. Ngày 12/6/1999, Luật doanh nghiệp được ban hành thay thế cho Luật công ty đã hoàn thiện một bước căn bản địa vị pháp lý của loại hình công ty này, đặc biệt là Luật doanh nghiệp đã thừa nhận và quy định về công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Thực tiễn áp dụng Luật công ty và Luật doanh nghiệp đã chứng minh những ưu thế của công ty trách nhiệm hữu hạn so với các loại hình doanh nghiệp khác. Trong số các công ty được thành lập từ khi Luật công ty đang còn có hiệu lực cho tới hiện nay (khi mà Luật doanh nghiệp đang được áp dụng), công ty trách nhiệm hữu hạn vẫn chiếm số lượng lớn hơn cả. Theo số liệu thống kê của Sở kế hoạch - đầu tư Hà Nội, hiện nay Sở đang lưu giữ hồ sơ của 24.292 doanh nghiệp đang hoạt động,


trong đó có 5.115 công ty cổ phần, 17.147 công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên trở lên, 128 công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên [35]. Còn theo con số của Sở kế hoạch - đầu tư thành phố Hồ Chí Minh thì đến năm 2004 này, trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh có 57.196 doanh nghiệp đang hoạt động, trong số đó có 2.484 công ty cổ phần, 27.621 công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên trở lên và 86 công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên [36]. Những con số thống kê trên cho thấy, công ty trách nhiệm hữu hạn thực sự là loại hình công ty được các nhà đầu rất ưa chuộng, đặc biệt là ở đất nước có nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam hiện nay.

1.1.3. Bản chất pháp lý của công ty trách nhiệm hữu hạn

Như đã trình bày ở trên, công ty trách nhiệm hữu hạn là một mô hình pháp lý đầy sáng tạo của các nhà làm luật, dựa trên ý tưởng tận dụng được những ưu thế, đồng thời hạn chế được những nhược điểm của công ty đối nhân và công ty cổ phần. Chính vì thế, xếp công ty trách nhiệm hữu hạn vào nhóm công ty đối nhân hay công ty đối vốn bây giờ vẫn là vấn đề còn nhiều bàn cãi của giới học thuật. Người Đức cho rằng công ty trách nhiệm hữu hạn là công ty đối vốn, nó là một pháp nhân độc lập, các thành viên của công ty không phải liên đới chịu trách nhiệm vô hạn về các khoản nợ của công ty như trong công ty đối nhân. Song, có lẽ vì số thành viên bị khống chế, các thành viên lại thường có sự quen biết tin cậy nhau như trong công ty đối nhân, phần vốn góp lại không thể chuyển đổi một cách tự do được như trong công ty cổ phần, nên người Pháp lại xếp công ty trách nhiệm hữu hạn vào nhóm công ty đối nhân (theo Luật công ty trách nhiệm hữu hạn 1925 của Pháp) [9, tr.38]. Ở Việt Nam, dưới thời Pháp thuộc, công ty trách nhiệm hữu hạn lần đầu tiên được du nhập vào Việt Nam với tư cách là công ty đối nhân. Còn hệ thống pháp luật hiện hành của Việt Nam không đề cập tới vấn đề công ty trách nhiệm hữu hạn là công ty đối nhân hay đối vốn. Tuy vậy, cả hai hệ thống luật của Đức và Pháp


đều có chung một nhận định rằng, công ty trách nhiệm hữu hạn là loại hình công ty mang dáng dấp lưỡng tính. Hay nói cách khác, công ty trách nhiệm hữu hạn là công ty trung gian giữa công ty đối nhân và công ty đối vốn, nó vừa có tính chất của công ty đối nhân là các thành viên ít và thường quen biết nhau, lại vừa có tính chất của công ty đối vốn là tính chịu trách nhiệm hữu hạn của các thành viên công ty trong phạm vi phần vốn góp. Đây cũng chính là “ý đồ” của các nhà làm luật khi xây dựng mô hình công ty này. Tuy nhiên, theo chúng tôi, công ty trách nhiệm hữu hạn mang nhiều đặc trưng của công ty đối vốn hơn. Trên thực tế, khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, vốn và người đều quan trọng như nhau. Song, xét cho cùng, trên phương diện pháp lý, trong quá trình thành lập và hoạt động của công ty trách nhiệm hữu hạn, yếu tố vốn chứ không phải là yếu tố nhân thân của các thành viên lại được đặt lên hàng đầu. Chính điều này quyết định đến cách thức tổ chức quản lý của công ty trách nhiệm hữu hạn.

Mặc dù, pháp luật về công ty trách nhiệm hữu hạn của các nước trên thế giới có những sự khác nhau nhất định. Song, xét về bản chất, loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn của các nước trên thế giới hiện nay đều có những đặc trưng cơ bản sau đây:

Thứ nhất, công ty trách nhiệm hữu hạn là một loại hình doanh nghiệp có tư cách pháp nhân. Pháp luật của các nước trên thế giới đều ghi nhận tư cách chủ thể này của công ty trách nhiệm hữu hạn. Ở Việt Nam, từ Luật công ty 1990 cho đến đạo luật hiện hành là Luật doanh nghiệp đều thừa nhận tư cách pháp nhân của công ty trách nhiệm hữu hạn. Tư cách pháp nhân này khiến cho công ty trách nhiệm hữu hạn trở thành một thực thể pháp lý độc lập trước pháp luật, có đời sống pháp lý riêng, độc lập với các thành viên công ty. Công ty trách nhiệm hữu hạn có tài sản riêng hình thành từ nguồn vốn đóng góp của các thành viên công ty. Sau khi các thành viên đã góp vốn thì khối tài sản do các


thành viên góp lại trở thành tài sản thuộc sở hữu của công ty, hoàn toàn tách ra khỏi khối tài sản riêng còn lại của các thành viên, tồn tại độc lập với tài sản riêng còn lại của các thành viên. Công ty có toàn quyền trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt khối tài sản đó để thực hiện các hoạt động kinh doanh của mình. Các thành viên công ty không còn là chủ sở hữu của những tài sản đã góp vào công ty nữa mà trở thành những đồng chủ sở hữu công ty. Khi tham gia vào các quan hệ pháp luật, công ty trách nhiệm hữu hạn hành động với danh nghĩa của chính mình. Chính công ty là chủ thể kinh doanh chứ không phải là các thành viên công ty. Tư cách chủ thể độc lập của công ty trách nhiệm hữu hạn tồn tại trong suốt quá trình tồn tại của công ty, không phụ thuộc vào sự ra đi hay chết của các thành viên. Chính tư cách pháp lý này quyết định chế độ trách nhiệm của loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn.

Thứ hai là, tính chịu trách nhiệm hữu hạn của công ty trách nhiệm hữu hạn. Đây là đặc trưng quan trọng của công ty đối vốn, mà một công ty đối nhân không có. Trong quá trình công ty trách nhiệm hữu hạn thực hiện hoạt động kinh doanh, có thể phát sinh các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác. Khi đó, công ty trách nhiệm hữu hạn chỉ có trách nhiệm thanh toán các khoản nợ và nghĩa vụ đó trong phạm vi tài sản hiện có của công ty. Các thành viên của công ty cũng chỉ phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào công ty chứ không phải bỏ thêm tài sản riêng của mình để chịu trách nhiệm. Đây chính là một lợi thế lớn của công ty trách nhiệm hữu hạn rất được các nhà đầu tư ưa chuộng, vì nó hạn chế được rủi ro của các nhà đầu tư.

Thứ ba là, phần vốn góp của thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn có thể chuyển nhượng cho người khác nhưng bị hạn chế theo quy định của pháp luật. Nếu như trong công ty cổ phần, vốn điều lệ của công ty được chia thành nhiều phần bằng nhau và cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của

Xem tất cả 145 trang.

Ngày đăng: 26/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí