Quyền Và Nghĩa Vụ Của Thành Viên Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Một Thành Viên


quyền yêu cầu triệu tập họp Hội đồng thành viên để giải quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền.

+ Quyền được thông tin


Các thành viên công ty có quyền được thông tin về tất cả tình hình tổ chức, hoạt động và tài chính của công ty. Thành viên công ty có quyền xem sổ đăng ký thành viên, sổ kế toán, báo cáo tài chính hàng năm, các tài liệu khác của công ty và nhận bản trích lục hoặc bản sao các tài liệu này.

Để bảo vệ lợi ích của công ty và của thành viên công ty, các thành viên công ty còn có quyền được thông báo về tất cả các hợp đồng kinh tế, lao động, dân sự của công ty với thành viên, Giám đốc (Tổng giám đốc) công ty, với người liên quan của những đối tượng trên, và nếu phát hiện hợp đồng có tính chất tư lợi thì có quyền yêu cầu Hội đồng thành viên xem xét và quyết định.

+ Quyền khởi kiện Giám đốc (Tổng giám đốc)


Với tư cách là những người chủ của công ty, các thành viên công ty có quyền giám sát mọi hoạt động của công ty. Trong quá trình giám sát đó, nếu thành viên phát hiện Giám đốc (Tổng giám đốc) không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình, gây thiệt hại đến lợi ích của thành viên đó thì thành viên có quyền khởi kiện Giám đốc (Tổng giám đốc) tại Toà án để yêu cầu toà án bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình. Với quyền này, thành viên công ty được trực tiếp và chủ động thực hiện việc kiểm tra, giám sát đối với người quản lý, điều hành trong công ty chứ không cần phải thông qua Đại hội đồng, Hội đồng quản trị như trong Luật công ty (1990) nữa.

Ngoài những quyền nêu trên, thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên trở lên còn phải thực hiện các nghĩa vụ nhất định, thể hiện trách nhiệm của mình đối với công ty. Đó là:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 145 trang tài liệu này.

+ Nghĩa vụ góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết góp vào công ty


Chế độ pháp lý về quản lý nội bộ của công ty trách nhiệm hữu hạn theo Luật doanh nghiệp - 6

Công ty trách nhiệm hữu hạn là loại hình doanh nghiệp được thành lập trên cơ sở sự góp vốn của các thành viên. Vì vậy, nghĩa vụ góp vốn được coi là nghĩa vụ quan trọng hàng đầu của các thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn. Thành viên công ty có nghĩa vụ phải góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết góp vào công ty, nếu không thì thành viên phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh do sự chậm trễ của mình.

+ Chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào công ty

Trong quá trình kinh doanh, công ty có thể gặp rủi ro và có thể phát sinh những khoản nợ và những nghĩa vụ tài sản khác. Khi đó, thành viên công ty có nghĩa vụ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản của công ty. Tuy nhiên, nghĩa vụ của mỗi thành viên chỉ được xác định giới hạn trong phạm vi số vốn cam kết góp vào công ty, không phân biệt số vốn đó đã được góp trên thực tế hay chưa. Thành viên công ty không phải bỏ thêm tài sản riêng để thanh toán các khoản nợ của công ty. Nói cách khác, khi tham gia công ty, rủi ro lớn nhất có thể xảy ra cho các thành viên công ty là mất toàn bộ số tiền đã góp hoặc cam kết góp vào công ty mà thôi.

+ Nghĩa vụ tuân thủ Điều lệ công ty và chấp hành quyết định của Hội đồng thành viên

Điều lệ công ty cũng như các quyết định của Hội đồng thành viên như đã trình bày trong chương I là những cơ sở pháp lý rất quan trọng cho việc quản lý nội bộ công ty. Điều lệ công ty là bản cam kết của các thành viên về việc thành lập, tổ chức quản lý, hoạt động của công ty đã được thành viên sáng lập thông qua, trong đó có quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ của các thành viên. Khi quyết định tham gia công ty, các thành viên đã chấp nhận các quy định trong Điều lệ, nên đương nhiên họ phải tuân thủ những quy định đó.


Ngoài ra, trong quá trình hoạt động, Hội đồng thành viên với tư cách là cơ quan có quyền quyết định cao nhất của công ty công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên trở lên có quyền ra các quyết định về các vấn đề quan trọng nhất của công ty. Khi quyết định của Hội đồng thành viên được thông qua tại cuộc họp Hội đồng thành viên theo quy định của pháp luật thì các thành viên của công ty có nghĩa vụ nghiêm chỉnh chấp hành.

Trên đây là những quyền và nghĩa vụ tối thiểu mà các thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên trở lên có theo quy định của Luật doanh nghiệp. Ngoài ra, khi xây dựng Điều lệ hoạt động của công ty, các thành viên công ty có thể thoả thuận đưa thêm các quyền và nghĩa vụ khác, song về nguyên tắc thì sự thoả thuận này không được trái với quy định của pháp luật.

2.1.1.2. Quyền và nghĩa vụ của thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

Một trong những điểm mới nổi bật của Luật doanh nghiệp so với Luật công ty (1990) là ghi nhận thêm một loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn, đó là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là một dạng đặc biệt của công ty trách nhiệm hữu hạn đã tồn tại ở rất nhiều nước trên thế giới. Nhưng ở Việt Nam, nó chỉ mới bắt đầu được thừa nhận trong Luật doanh nghiệp.

Thực ra, mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn truyền thống với tư cách là sản phẩm của các nhà làm luật chính là mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn có từ hai thành viên trở lên (công ty trách nhiệm hữu hạn nhiều chủ). Còn công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (công ty trách nhiệm hữu hạn một chủ) không phải là sản phẩm trực tiếp của các nhà làm luật, mà nó xuất hiện trong đời sống thực tiễn từ những hệ quả pháp lý đặc biệt trong quá trình phát triển của các công ty trách nhiệm hữu hạn truyền thống. Đó là khi trên thực tế xuất


hiện những trường hợp như có thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn chết hoặc ra khỏi công ty, khiến cho toàn bộ tài sản của công ty chuyển vào tay một thành viên duy nhất, nhưng công ty vẫn hoạt động tốt thì không có lý do gì để chấm dứt hoạt động của nó bằng cách giải thể hay chuyển đổi hình thức hoạt động [19, tr.184]. Như vậy, công ty đó từ chỗ là công ty trách nhiệm hữu hạn có nhiều chủ sở hữu đã trở thành công ty trách nhiệm hữu hạn chỉ có một chủ sở hữu - một thành viên. Pháp luật nhiều nước vẫn thừa nhận sự tồn tại của loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên này, dù cho thành viên đó là một tổ chức hay là một cá nhân, ví dụ như Đức, Anh, Hoa Kỳ... Song bên cạnh đó, pháp luật của nhiều nước khác như Italia, Tây Ban Nha và nhiều nước Nam Mỹ thì lại không cho phép thành lập loại hình doanh nghiệp này, vì họ cho rằng bản chất của nó là doanh nghiệp tư nhân chứ không phải là công ty [6, tr.19].

Ở Việt Nam, từ trước khi Luật doanh nghiệp ra đời, trên thị trường đã tồn tại một loại hình doanh nghiệp đặc thù, đó là những doanh nghiệp của các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội như doanh nghiệp của cơ quan Đảng, Hội Cựu chiến binh, Liên đoàn lao động, Mặt trận tổ quốc các cấp..., gọi chung là các doanh nghiệp đoàn thể. Đây là những doanh nghiệp do các tổ chức đoàn thể nói trên nắm giữ 100% vốn điều lệ. Trong quá trình hoạt động, các doanh nghiệp này dần dần được đối xử như các doanh nghiệp nhà nước, nhưng lại không thuộc sự điều chỉnh của Luật doanh nghiệp nhà nước và cũng không có một văn bản pháp luật nào điều chỉnh. Xét về bản chất, những doanh nghiệp đoàn thể này và những doanh nghiệp nhà nước mà nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ chính là những công ty trách nhiệm hữu hạn một chủ. Xuất phát từ ý tưởng tạo lập một hành lang pháp lý cho các doanh nghiệp đoàn thể hoạt động đúng với bản chất của nó, chuyển đổi các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp đoàn thể thành công ty trách nhiệm hữu hạn để trở thành đối tượng áp dụng của Luật doanh nghiệp, Luật doanh nghiệp (1999) ra đời đã quy định về


loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Tuy nhiên, Luật doanh nghiệp của Việt Nam chỉ thừa nhận mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên mà thành viên là một tổ chức có tư cách pháp nhân chứ không thừa nhận mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên mà thành viên là cá nhân. Điều này được khẳng định lại tại Điều 110.2 Luật doanh nghiệp như sau: “Trường hợp chủ sở hữu công ty chuyển toàn bộ vốn điều lệ cho một cá nhân thì trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày hoàn thành thủ tục chuyển nhượng, chủ sở hữu công ty phải yêu cầu cơ quan đăng ký kinh doanh xoá tên công ty trong sổ đăng ký kinh doanh và người nhận chuyển nhượng phải đăng ký kinh doanh theo hình thức doanh nghiệp tư nhân theo quy định của Luật này”.

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên về cơ bản cũng có những đặc trưng pháp lý của loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn, đó là chủ sở hữu chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn góp vào công ty, chủ sở hữu công ty có quyền chuyển nhượng vốn cho cá nhân, tổ chức khác, công ty có tư cách pháp nhân và không được quyền phát hành cổ phiếu. Nhưng tính đặc biệt của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là ở chỗ loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn này chỉ có một thành viên duy nhất, và thành viên duy nhất này theo pháp luật Việt Nam phải là tổ chức có tư cách pháp nhân. Do đó, Luật doanh nghiệp đã quy định một quy chế pháp lý chặt chẽ cho thành viên - chủ sở hữu duy nhất này.

Với tư cách là thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn, chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên về cơ bản cũng có các quyền và nghĩa vụ như các thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên trở lên. Ngoài ra, với tư cách là chủ sở hữu duy nhất của công ty thì chủ sở hữu của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên cũng có những quyền và nghĩa vụ đặc thù, riêng biệt mà không có một thành viên nào ở loại hình công ty trách


nhiệm hữu hạn có hai thành viên trở lên có được. Luật doanh nghiệp quy định chủ sở hữu duy nhất của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có các quyền và nghĩa vụ như sau [1, Đ.47]:

- Quyết định nội dung, sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty;


- Quyết định cơ cấu tổ chức quản lý công ty, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý công ty;

- Quyết định điều chỉnh vốn điều lệ của công ty;


- Quyết định các dự án đầu tư có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng số giá trị tài sản được ghi trong sổ kế toán của công ty;

- Quyết định bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong sổ kế toán của công ty;

- Quyết định việc sử dụng lợi nhuận;


- Giám sát hoạt động của công ty;


- Quyết định tổ chức lại công ty.


Như vậy, Luật doanh nghiệp đã ghi nhận cho thành viên - chủ sở hữu duy nhất của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên một phạm vi quyền hạn rất lớn: quyền quyết định các vấn đề quan trọng nhất của công ty, hay có thể coi là quyền định đoạt số phận của công ty.

Tuy nhiên, vì tính đặc thù của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là chỉ có một chủ sở hữu và chủ sở hữu duy nhất này có quyền tự mình định đoạt tất cả những vấn đề quan trọng nhất của công ty, nên để bảo vệ lợi ích của công ty và của chủ nợ, bạn hàng khi chủ sở hữu công ty hoạt động không trung thực, Luật doanh nghiệp có những quy định hạn chế đối với quyền của chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên như: không được trực tiếp rút toàn bộ hoặc một phần số vốn đã góp vào công ty mà chỉ được


quyền rút vốn bằng cách chuyển nhượng vốn cho tổ chức, cá nhân khác; chỉ được rút lợi nhuận khi công ty thanh toán đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác đến hạn phải thanh toán của công ty [1; Đ.48].

2.1.2. Tổ chức bộ máy quản lý nội bộ và sự phân chia quyền lực giữa các cơ quan quản lý, điều hành trong công ty trách nhiệm hữu hạn

Như chúng ta đã thấy, với tư cách là chủ sở hữu hoặc đồng chủ sở hữu của công ty, đương nhiên các thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn được thực thi những quyền năng của chủ sở hữu đối với tài sản thuộc sở hữu của mình, đó là quyền quản lý, định đoạt số phận của công ty, quyền được biết đồng vốn mình bỏ ra sẽ được khai thác, sử dụng như thế nào cho có hiệu quả. Tuy nhiên, các thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn không trực tiếp điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty, mà việc điều hành hoạt động của công ty được thực hiện thông qua một bộ máy quản lý tập trung.

Có rất nhiều lý do để các thành viên công ty không trực tiếp điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty. Thứ nhất, thành viên công ty là chủ sở hữu công ty chứ không còn là chủ sở hữu đối với những tài sản mà mình đã góp vào công ty, tài sản đó thuộc quyền sở hữu của công ty. Vì vậy, mặc dù mục đích đầu tiên của các thành viên khi đưa tài sản vào công ty là làm thế nào để nó sinh lời nhưng mỗi thành viên công ty chỉ có thể quản lý, sử dụng, định đoạt tài sản mà mình đã góp vào công ty một cách gián tiếp thông qua công ty thông qua cơ chế do họ thoả thuận lập ra. Thứ hai, đối với công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên trở lên thì quyền sở hữu công ty không chỉ thuộc về một thành viên mà thuộc về tất cả những người góp vốn vào công ty. Do đó, quyền quyết định các quyết sách, chiến lược quan trọng nhất của công ty không thể chỉ thuộc về một thành viên nhất định mà phải thuộc về tất cả thành viên công ty theo tỷ lệ vốn góp thông qua cơ chế hội đồng. Thứ ba, trong những công ty có nhiều thành viên, mỗi thành viên một ý chí. Nếu trao cho mỗi thành


viên quyền điều hành công ty trực tiếp bằng hành vi của mình, theo ý chí của mình thì rất khó đạt được một mục tiêu chung và có thể dẫn đến những xung đột về quyền lợi rất khó giải quyết. Một lý do thứ tư nữa là, thực tế cho thấy không phải người nào góp vốn thành lập công ty đều có trình độ, khả năng, kinh nghiệm quản lý, điều hành công ty. Bởi vì quản lý ngày nay đã trở thành một nghề. Một nhà quản lý tốt có thể “chèo lái” được công ty trong một môi trường đầy cạnh tranh như hiện nay phải là người được đào tạo về nghề nghiệp, phải có kiến thức, năng lực và kinh nghiệm quản lý. Vì vậy, người chủ sở hữu công ty không nhất thiết phải trực tiếp điều hành hoạt động kinh doanh của công ty mà có thể trao quyền này cho một bộ máy điều hành trung gian. Còn người chủ sở hữu sẽ nắm quyền định hướng phát triển cho công ty, quyết định các vấn đề lớn của công ty và giám sát người điều hành. Về nguyên tắc, người chủ sở hữu công ty sẽ quyết định cơ cấu tổ chức và hoạt động của bộ máy quản lý nội bộ của công ty, các cơ quan trong bộ máy đó sẽ thực hiện việc quản lý, điều hành các hoạt động nội bộ của công ty. Song, chính hoạt động của chủ sở hữu công ty và người quản lý, điều hành trong công ty lại bị tiết chế bởi chính những quy tắc quản lý và bộ máy quản lý nội bộ đó. Điều này đã hạn chế những tiêu cực xảy ra trong hoạt động của công ty như hành vi lừa đảo, lạm quyền, trục lợi của chủ sở hữu công ty, người quản lý, điều hành, bảo vệ lợi ích cho chính công ty, cho các thành viên khác và những người tham gia giao dịch với công ty.

Trong Luật công ty, bộ máy quản lý nội bộ công ty trách nhiệm hữu hạn được quy định rất sơ sài. Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn dưới 12 thành viên thì bộ máy quản lý được tổ chức theo nguyên tắc tự nguyện, theo đó các thành viên công ty “phân công nhau đảm nhận các chức trách quản lý và kiểm soát công ty; cử một người trong số họ hoặc thuê người khác làm Giám đốc công ty” [2, Đ.27]. Quy định này đã quá sơ sài dẫn đến nhiều tranh chấp trong

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/10/2023