Các Nguồn Pháp Luật Điều Chỉnh Hoạt Động Quản Lý Nội Bộ Của Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn


pháp phải xác định giới hạn hợp lý của sự tự do thoả thuận, lựa chọn đó. Bởi vì, nếu tạo ra sự tự do quá lớn cho doanh nghiệp trong việc quản lý nội bộ thì rất dễ dẫn đến tình trạng tranh chấp trong nội bộ doanh nghiệp, những nhà đầu tư lớn trong doanh nghiệp có thể lợi dụng tiềm lực kinh tế của mình để xâm hại đến lợi ích hợp pháp của các nhà đầu tư nhỏ cũng như bạn hàng, làm bất ổn môi trường kinh doanh... Nhưng nếu Nhà nước tạo ra sự giám sát quá chặt đối với hoạt động quản lý nội bộ của doanh nghiệp thì lại sẽ ảnh hưởng đến quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp, hạn chế sự tự chủ, năng động, sáng tạo của người quản lý, điều hành doanh nghiệp, ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

1.2.2. Các nguồn pháp luật điều chỉnh hoạt động quản lý nội bộ của công ty trách nhiệm hữu hạn

Việc xác định nguồn pháp luật điều chỉnh hoạt động quản lý nội bộ doanh nghiệp có ý nghĩa quan trọng, vì nó là cơ sở pháp lý cho hoạt động quản lý nội bộ doanh nghiệp trong suốt quá trình tồn tại của mỗi doanh nghiệp. Nhìn chung, hoạt động quản lý nội bộ của công ty trách nhiệm hữu hạn trong suốt quá trình tồn tại của công ty chịu sự điều chỉnh của hai nguồn pháp luật chủ yếu: thứ nhất là các văn bản pháp luật của Nhà nước; thứ hai là các văn bản nội bộ của công ty. Những quy định trong các văn bản pháp luật của Nhà nước chính là khung pháp lý “tối cần thiết” cho hoạt động quản lý nội bộ của các công ty, bảo đảm được những lợi ích tối thiểu cho các thành viên công ty và công ty. Trên cơ sở khung pháp lý đó, công ty xây dựng các văn bản nội bộ riêng của mình. Tuy nhiên, những văn bản nội bộ của công ty không được mâu thuẫn với pháp luật của Nhà nước.

1.2.2.1. Các văn bản pháp luật của Nhà nước


Loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn (hoặc loại hình công ty tương tự công ty trách nhiệm hữu hạn) ở mỗi quốc gia khác nhau được điều chỉnh bằng những đạo luật với những tên gọi khác nhau. Chẳng hạn, ở Đức là Luật công ty trách nhiệm hữu hạn (1892), ở Philippine là Bộ luật công ty, ở Thái Lan là Bộ luật dân sự và thương mại, ở Singapore và Malaysia là Luật công ty, ở Việt Nam là Luật doanh nghiệp. Thế nhưng, xuất phát từ những đặc trưng của loại hình công ty này, pháp luật của các quốc gia đều có chung một đặc điểm là để công ty trách nhiệm hữu hạn được hưởng một quy chế pháp lý “mềm dẻo” hơn, chịu sự điều chỉnh bắt buộc của pháp luật ít hơn so với công ty cổ phần. Tuy vậy, vì tầm quan trọng của vấn đề quản lý nội bộ doanh nghiêp đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, các đạo luật về doanh nghiệp của bất kỳ quốc gia nào dù nhiều hay ít cũng đều có những quy định nhất định về quản lý nội bộ các loại hình doanh nghiệp nói chung và công ty trách nhiệm hữu hạn nói riêng. Việc quy định về quản lý nội bộ của công ty trách nhiệm hữu hạn trong văn bản pháp luật của nhà nước nhằm tạo ra một khuôn khổ pháp lý cho các công ty, hướng dẫn các công ty xây dựng được quy chế pháp lý về quản lý nội bộ của riêng công ty mình theo định hướng của nhà nước. Các quy định của nhà nước về quản lý nội bộ công ty trách nhiệm hữu hạn cũng có ý nghĩa bảo về quyền lợi hợp pháp (dù chỉ ở mức độ nhất định) của thành viên và các bộ phận khác trong công ty.

Ở Việt Nam, những văn bản quy phạm pháp luật hiện hành quan trọng nhất điều chỉnh hoạt động quản lý nội bộ công ty trách nhiệm hữu hạn là Luật doanh nghiệp (12/06/1999) và những văn bản có liên quan, cụ thể là Nghị định số 03/2000/NĐ-CP ngày 03/02/2000 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật doanh nghiệp, Nghị định số 125/2004/NĐ-CP ngày 19/05/2004 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 03/2000/NĐ-CP. Những văn bản này được coi là những cơ sở pháp lý quan trọng nhất cho việc


thành lập và hoạt động của nhiều loại hình doanh nghiệp nói chung và công ty trách nhiệm hữu hạn nói riêng. Các doanh nghiệp dựa vào các quy định cơ bản trong các văn bản đó để xây dựng quy chế pháp lý nội bộ riêng cho mình. Luật doanh nghiệp dành Chương III để quy định về công ty trách nhiệm hữu hạn. Những quy định về công ty trách nhiệm hữu hạn trong Luật doanh nghiệp và các văn bản liên quan tương đối linh hoạt, được xây dựng theo mục tiêu là thiết kế một khung pháp lý cơ bản để các doanh nghiệp trên cơ sở đó xây dựng quy chế quản lý nội bộ cho mình, chủ yếu là trao quyền tự định đoạt trong khuôn khổ pháp luật cho các thành viên công ty. Luật doanh nghiệp quy định những quyền và nghĩa vụ cơ bản của các thành viên công ty (đối với công ty trách nhiệm hữu hạn có từ hai thành viên trở lên) và chủ sở hữu công ty (đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên), quy định về cơ cấu tổ chức quản lý của công ty, quyền và nhiệm vụ cơ bản của các cơ quan quản lý, điều hành trong công ty cũng như mối quan hệ giữa các cơ quan đó. Các quy định này chỉ dừng ở mức là “khung pháp lý cơ sở” cho công ty trong việc xây dựng và thực hiện quy chế quản lý nội bộ. Còn việc quản lý nội bộ cụ thể của từng công ty như thế nào thì các thành viên hoặc chủ sở hữu công ty có quyền thoả thuận, quyết định nhưng không được trái với quy định của pháp luật.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 145 trang tài liệu này.

1.2.2.2. Các văn bản nội bộ công ty

Bên cạnh các văn bản pháp luật của Nhà nước, hoạt động của công ty trách nhiệm hữu hạn còn được điều chỉnh bởi các văn bản nội bộ công ty. Đây là những văn bản của riêng mỗi công ty, hình thành trong quá trình hoạt động của công ty, do các thành viên công ty thoả thuận thông qua hoặc do cơ quan quản lý, điều hành công ty ban hành. Những văn bản này nếu được ban hành theo đúng những thủ tục luật định, nội dung không trái với quy định của pháp luật thì cũng là cơ sở pháp lý quan trọng để điều chỉnh các mối quan hệ trong

Chế độ pháp lý về quản lý nội bộ của công ty trách nhiệm hữu hạn theo Luật doanh nghiệp - 4


nội bộ công ty. Những văn bản nội bộ chủ yếu để điều chỉnh hoạt động quản lý nội bộ công ty trách nhiệm hữu hạn bao gồm:

a. Hợp đồng thành lập công ty


Hợp đồng thành lập công ty được hiểu là thoả thuận giữa các thành viên sáng lập về việc thành lập công ty, có giá trị pháp lý ràng buộc các thành viên sáng lập với nhau để thành lập một công ty. Hợp đồng thành lập công ty có thể được xem là luật của nhà đầu tư trong một công ty cụ thể. Trong một chừng mực các quy định trong hợp đồng này không vi phạm các điều cấm của pháp luật, nó sẽ được sử dụng để giải quyết những tranh chấp trong nội bộ công ty [8]. Ở đâu đó, chúng ta có thể gặp những thuật ngữ khác nhau để gọi hợp đồng thành lập công ty như “thoả thuận thành lập”, hay “khế ước lập hội” [23].

Trong hệ thống pháp luật hiện hành của Việt Nam, hợp đồng thành lập công ty chỉ xuất hiện trong Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam với tên gọi là hợp đồng liên doanh được ký kết giữa các bên liên doanh để thành lập doanh nghiệp liên doanh. Còn Luật doanh nghiệp không nhắc tới hợp đồng thành lập công ty mà chỉ quy định về Điều lệ công ty. Điều này cũng tương tự ở nhiều nước khác, ví dụ như Philipine. Tuy nhiên, pháp luật của nhiều nước trên thế giới, ví dụ như Thái Lan, Malaysia, Singapore... lại quy định trong quá trình thành lập một công ty, hợp đồng thành lập công ty được hình thành trước Điều lệ công ty, Điều lệ công ty được xây dựng trên cơ sở hợp đồng thành lập công ty, và cả hai văn bản này đều là cơ sở pháp lý quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề nội bộ của công ty [30]. Pháp luật của nhiều nước khác thì lại không có quy định về Điều lệ công ty mà chỉ quy định về hợp đồng thành lập công ty, ví dụ ở Đức.

Đối với những nước mà pháp luật công ty có quy định cả về hợp đồng thành lập công ty và Điều lệ công ty, thì hợp đồng thành lập công ty được coi là


thoả thuận ban đầu giữa các thành viên sáng lập để thành lập công ty. Do đó hợp đồng thành lập công ty chỉ chứa những điều khoản thoả thuận về những vấn đề cơ bản nhất của công ty như tên công ty, trụ sở công ty, mục đích của công ty, tên, địa chỉ, nghề nghiệp của các thành viên sáng lập, việc góp vốn của các thành viên, trách nhiệm của các thành viên... Còn Điều lệ công ty là các quy tắc nội bộ của công ty được xây dựng chi tiết hơn trên cơ sở hợp đồng thành lập công ty. Cả hợp đồng thành lập công ty và Điều lệ công ty đều xác lập mối quan hệ giữa công ty với thành viên, giữa thành viên trong công ty với nhau, nhưng nội dung của Điều lệ chi tiết hơn và phải phù hợp với hợp đồng thành lập công ty. Dù chỉ là những thoả thuận bước đầu giữa các thành viên sáng lập về việc thành lập công ty, song hợp đồng thành lập công ty cũng là một cơ sở pháp lý để ràng buộc trách nhiệm giữa các thành viên công ty với nhau, với công ty và với bên thứ ba tham gia giao dịch với công ty. Pháp luật Việt nam tuy không có quy định riêng về hợp đồng thành lập công ty nhưng không ngăn cấm việc các thành viên sáng lập ký kết hợp đồng thành lập công ty. Vì vậy, nếu thấy cần thiết thì trong quá trình thành lập công ty, các thành viên sáng lập vẫn có thể thoả thuận để ký kết với nhau một hợp đồng thành lập công ty, miễn là những thoả thuận này không trái với quy định của pháp luật. Khi đó, hợp đồng này chính là một cơ sở pháp lý quan trọng điều chỉnh các quan hệ trong nội bộ công ty.

b. Điều lệ công ty


Điều lệ công ty là bản cam kết của tất cả các thành viên về việc thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động của công ty. Việc xây dựng Điều lệ đầu tiên của công ty là trách nhiệm của thành viên sáng lập và phải được tất cả thành viên sáng lập chấp thuận. Pháp luật Việt Nam và pháp luật nhiều nước quy định Điều lệ công ty là một trong những điều kiện tối cần thiết để nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh. Cơ quan đăng ký kinh doanh cũng chỉ cấp giấy chứng nhận đăng


ký kinh doanh để khai sinh cho công ty khi công ty có bản Điều lệ hợp pháp cùng với những điều kiện khác.

Theo pháp luật hiện hành của Việt Nam, đối với tất cả các loại hình công ty nói chung và đối với công ty trách nhiệm hữu hạn nói riêng, bên cạnh Luật doanh nghiệp thì Điều lệ công ty được coi là văn bản pháp lý quan trọng thứ hai trong suốt quá trình công ty tồn tại và hoạt động. Người ta ví Điều lệ công ty là “luật lệ riêng” [30,tr.7], hay thậm chí là bản “Hiến pháp” của công ty [22], điều chỉnh các quan hệ diễn ra trong nội bộ công ty. Tuy nhiên, nội dung “luật lệ riêng” này không được trái với Luật doanh nghiệp và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan. Về bản chất, Điều lệ công ty cũng là một hợp đồng được ký kết giữa các thành viên công ty. Ngay từ buổi đầu thành lập công ty, các sáng lập viên đã phải họp và thoả thuận về các vấn đề cơ bản và quan trọng nhất của công ty như loại hình công ty, tên gọi, địa điểm kinh doanh của công ty, ngành nghề kinh doanh, vốn điều lệ, phần vốn góp của mỗi thành viên, quyền và nghĩa vụ của thành viên, cơ cấu tổ chức quản lý, việc giải quyết tranh chấp nội bộ, phân chia lợi nhuận và rủi ro… Đây là những vấn đề liên quan trực tiếp đến quyền lợi và trách nhiệm của công ty và thành viên công ty trong suốt quá trình tồn tại của công ty [22]. Thoả thuận về những vấn đề này được thể hiện trong Điều lệ công ty. Sau này, nếu có thay đổi cơ bản nào xảy ra trong quá trình hoạt động của công ty thì Điều lệ công ty sẽ được sửa đổi. Tuy nhiên, việc sửa đổi Điều lệ công ty phải tuân thủ theo các thủ tục luật định và phải được khai báo với cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền.

Mỗi loại hình công ty có một loại Điều lệ công ty riêng, với những quy định khác nhau về nội dung. Khi thành lập công ty, các thành viên sáng lập dựa trên cơ sở những quy định chung của pháp luật để xây dựng bản Điều lệ riêng cho công ty mình. Theo quy định của Luật doanh nghiệp Việt Nam, Điều lệ công ty trách nhiệm hữu hạn phải có các nội dung cơ bản như: tên, địa chỉ trụ


sở chính của công ty; địa chỉ chi nhánh, văn phòng đại diện (nếu có); mục tiêu và ngành, nghề kinh doanh; vốn điều lệ; thông tin cơ bản về người góp vốn (thành viên công ty); quyền và nghĩa vụ của thành viên hoặc chủ sở hữu công ty; cơ cấu tổ chức quản lý và kiểm soát và thể thức hoạt động của các cơ quan; người đại diện theo pháp luật của công ty; nguyên tắc giải quyết tranh chấp giữa các thành viên; nguyên tắc phân chia và sử dụng lợi nhuận của công ty; các trường hợp giải thể và thủ tục thanh lý tài sản của công ty... [3,4]. Ngoài những nội dung chủ yếu nêu trên mà pháp luật bắt buộc phải có trong Điều lệ công ty, các thành viên công ty có thể thỏa thuận hoặc chủ sở hữu công ty có thể quyết định ghi vào Điều lệ công ty các nội dung khác, nhưng không được trái với quy định của pháp luật.

Giữa Điều lệ công ty với văn bản pháp luật của nhà nước có mối quan hệ rất chặt chẽ. Các văn bản pháp luật của nhà nước chính là cơ sở pháp lý quan trọng để các công ty xây dựng bản Điều lệ làm quy tắc hoạt động cho riêng mình. Luật doanh nghiệp và các văn bản pháp luật có liên quan cũng quy định về tất cả các vấn đề của công ty, từ nội dung cơ bản của Điều lệ, quyền và nghĩa vụ của các thành viên cũng như chủ sở hữu công ty, cơ cấu tổ chức quản lý công ty, quyền và nhiệm vụ của các cơ quan điều hành trong công ty... Song, những quy định đó chỉ mang tính chất “định khung” làm cơ sở pháp lý cho các doanh nghiệp. Còn mỗi công ty có thể dựa vào quy định của luật để lựa chọn cho mình một phương án riêng phù hợp. Công ty có quyền xây dựng cho mình một bản Điều lệ riêng, trong đó quy định cụ thể hơn về quyền và nghĩa vụ của các thành viên hay chủ sở hữu công ty, nhiệm vụ, quyền, chế độ làm việc của các cơ quan điều hành trong công ty. Về nguyên tắc, nếu Điều lệ công ty quy định không trái với các quy định của pháp luật, thì áp dụng Điều lệ công ty. Nếu Điều lệ công ty không quy định thì sẽ áp dụng các quy định tương ứng trong Luật và các văn bản pháp luật khác.


Như vậy, với tư cách là bản cam kết của thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn về thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động của công ty, Điều lệ công ty trách nhiệm hữu hạn là căn cứ pháp lý hữu hiệu để quản lý nội bộ công ty như xác định quyền và nghĩa vụ của thành viên, chủ sở hữu công ty, của các cơ quan quản lý, điều hành trong công ty, giải quyết các mối quan hệ trong nội bộ công ty. Đồng thời, khi xảy ra những tranh chấp trong nội bộ công ty, Điều lệ công ty cũng là một căn cứ pháp lý quan trọng để các cơ quan tài phán thực hiện chức năng giải quyết tranh chấp.

c. Văn bản của các cơ quan quản lý, điều hành trong công ty


Trong hoạt động quản lý nội bộ của công ty trách nhiệm hữu hạn, các văn bản do các cơ quan quản lý, điều hành của công ty ban hành trong quá trình quản lý, điều hành công ty cũng là những cơ sở pháp lý rất quan trọng. Với tư cách là một pháp nhân độc lập, công ty trách nhiệm hữu hạn có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, thống nhất. Mọi hoạt động của công ty được quản lý, điều hành bởi những cơ quan quản lý trung gian nhằm tách bạch vấn đề sở hữu với điều hành trong công ty. Các thành viên góp vốn vào công ty và trở thành chủ sở hữu hoặc đồng chủ sở hữu công ty nhưng không trực tiếp điều hành hoạt động của công ty mà chỉ có thể tác động tới hoạt động của công ty thông qua những cơ quan quản lý trung gian đó. Ở Việt Nam, theo quy định của Luật doanh nghiệp (1999), các cơ quan trung gian giữ chức năng quản lý, điều hành trong công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên trở lên là Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc (Tổng giám đốc), Ban kiểm soát (đối với công ty trách nhiệm hữu hạn có trên mười một thành viên); các cơ quan quản lý, điều hành trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên bao gồm Hội đồng quản trị và Giám đốc (Tổng giám đốc) hoặc Chủ tịch công ty và Giám đốc (Tổng giám đốc). Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên còn phải kể đến vai trò rất quan trọng của Chủ sở hữu công ty trong việc quyết định các

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/10/2023