Tình Hình Dân Số Và Lao Động Huyện Văn Chấn 2006 - 2008


+ Ngòi Tú: Dài 20 km, diện tích lưu vực 63 km2

+ Ngòi Mỵ: Dài 10 km, diện tích lưu vực 27 km2

- Hệ thống suối Ngòi Hút: có diện tích lưu vực thuộc Văn Chấn 397 km2, gồm nhiều suối nhỏ.

Các hệ thống ngòi, suối Văn Chấn đều bắt nguồn từ núi cao, độ dài ngắn nên độ dốc lớn, ngoài tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp, sinh hoạt đời sống còn có tiềm năng về phát triển thuỷ điện.

b. Nguồn nước ngầm: đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu, đánh giá tiềm năng, trữ lượng nguồn nước ngầm của huyện Văn Chấn. Tuy nhiên theo cấu trúc địa chất của toàn vùng cho thấy mức độ chứa nước ngầm không nhiều, lưu lượng 0,1 - 0,5 lít/giây.

2.1.1.7. Tiềm năng du lịch

Là một huyện miền núi, Văn Chấn có phong cảnh thiên nhiên đa dạng và phong phú, có nhiều hang động đẹp như: Thẩm Lé, Thẩm Han, Hang Bi... Khu suối nước nóng Bản Bon, Bản Hốc. Khu chè cổ thụ Tuyết Shan…..và các địa danh gắn liền với truyền thuyết Lò Tạo Trượng vùng Mường Lò cùng các nét văn hóa bản sắc riêng biệt và ẩm thực dân tộc độc đáo... Đó là nguồn tiềm năng du lịch của Văn Chấn. Tuy nhiên, do kinh tế chưa phát triển, cơ sở hạ tầng còn yếu kém, nên chưa có điều kiện khai thác những tiềm năng này để phát triển ngành du lịch.

Trong những năm tới, với chính sách "mở cửa" thu hút đầu tư nhiều thành phần kinh tế. Ngành du lịch Văn Chấn sẽ phát triển nối liền với các tuyến du lịch của các tỉnh bạn Phú Thọ, Lào Cai và Hà Nội...

2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội


2.1.2.1. Dân số, lao động


Dân số huyện Văn Chấn năm 2008 là 146.378 người, mật độ dân số 121 người/km2. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2008 là 1,20%. Dân cư nông thôn chiếm 88,64% (129.478 người); dân cư thành thị chiếm 13,36% (16.630 người) [10]. Mật độ dân số phân bố không đều các xã gần trung tâm huyện, thị trấn mật độ lớn hơn, các xã ở xa mật độ dân số thấp do đó đã ảnh hưởng đến việc giải quyết lao động,


việc làm bảo đảm khai thác tiềm năng của huyện trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội gặp nhiều khó khăn, việc phân bố dân cư hợp lý để khai thác các tiềm năng thế mạnh của huyện cũng là vấn đề cần được quan tâm.

Bảng 2.2. Tình hình dân số và lao động huyện Văn Chấn 2006 - 2008



Đơn vị

tính

Năm

2006

Năm

2007

Năm

2008

Tốc độ

PTBQ

1. Tổng số nhân khẩu

Khẩu

143.838

145.580

146.378

100,90

2. Tổng số hộ

Hộ

32.480

32.920

33.042

100,85

3. Nguồn lao động

Người

102.827

103.855

103.949

100,55

+ Số người trong độ tuổi LĐ

Người

99.982

98.970

99.060

99,50

- Có khả năng lao động

Người

96.016

96.985

97.073

100,55

- Mất khả năng lao động

Người

1.966

1.985

1.987

100,55

+ Số người ngoài độ tuổi có

tham gia thực tế lao động

Người

4.845

4.885

4.889

100,45

- Trên độ tuổi lao động

Người

2.940

2.965

2.967

100,45

- Dưới độ tuổi lao động

Người

1.905

1.920

1.922

100,45

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 133 trang tài liệu này.

Chế độ hôn sản trong Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 - 6

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Văn Chấn năm 2008

Văn Chấn có 13 dân tộc anh em chung sống, dân tộc Kinh chiếm 37,6%; dân tộc Thái chiếm 21,18%; dân tộc Tày chiếm 17,10%; dân tộc Dao chiếm 8,24%; dân tộc Mường chiếm 7,64%; dân tộc Mông chiếm 5,15% và các dân tộc khác 3,09%. Trình độ dân trí ở các dân tộc, các vùng khác nhau, vùng sâu, vùng xa trình độ dân trí thấp, cơ sở hạ tầng được đầu tư ít, kém phát triển, đời sống vẫn còn nghèo.

Dân số trong độ tuổi lao động năm 2008 là 99.060 người chiếm 67,67% dân số, trong đó có khả năng lao động 97.073 người (chiếm 97,99% người trong độ tuổi lao động), mất khả năng lao động 1.987 người (chiếm 2,01% người trong độ tuổi lao động). Lao động đang làm việc trong ngành Nông lâm nghiệp và Thủy sản chiếm 79,89% còn lại là các ngành kinh tế khác. Trình độ lao động còn thấp, lao động qua đào tạo chiếm khoảng 30%, chưa qua đào tạo chiếm khoảng 70%, hầu hết là lao động phổ thông. Là một huyện miền núi có nhiều dân tộc với phong tục tập quán canh tác khác nhau. Mặc dù trong thời gian qua Đảng và Nhà nước đã có


những chính sách đầu tư đối với các xã vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn. Cơ sở hạ tầng đời sống dân cư được nâng lên rò rệt. Song việc sử dụng thời gian lao động trong năm ở khu vực nông thôn còn thấp, chỉ đạt 75%, số người chưa có việc làm hoặc thiếu việc làm còn lớn. Vì vậy, cần có giải pháp nâng cao trình độ và tạo việc làm cho người lao động. Đây cũng chính là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

2.1.2.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật

Cơ sở vật chất kỹ thuật đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của mỗi địa phương là chỉ tiêu đánh giá về điều kiện sản xuất, ứng dụng khoa học công nghệ, đời sống văn hóa tinh thần của dân cư, thể hiện lợi thế trong cạnh tranh và thu hút đầu tư. Đối với huyện Văn Chấn do có vị trí địa kinh tế tương đối thuận lợi nên có lợi thế hưởng lợi và đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật so với các huyện thị khác trong tỉnh.

* Giao thông: Huyện Văn Chấn có trục đường quốc lộ 37 và quốc lộ 32 trải theo chiều dài của huyện, là cửa ngò đi vào các huyện miền Tây của tỉnh Yên Bái như Thị xã Nghĩa Lộ, huyện Trạm Tấu, huyện Mù Cang Chải, có trục đường quốc lộ nối với huyện Phù Yên, Bắc Yên (tỉnh Sơn La) và chỉ cách trung tâm tỉnh lỵ Yên Bái 70 km và cách thủ đô Hà Nội 190 km. Đối với hệ thống đườ ng giao thông từ huyện đến các xã trong huyện cũng được đầu tư phát triển. Năm 2005, đã có 31/31 (100%) xã, thị trấn có đường ôtô đến trung tâm xã. Trong đó có 18/31 xã có đường đến trung tâm xã là đường nhựa; 2/31 xã đường rải đá; 7/31 xã đường rải cấp phối và 4/31 xã đường đến trung tâm là đường đất. Đến 2008 đã có 22/31 đến trung tâm xã là đường nhựa; 2/31 xã đường đá; 6/31 xã đường cấp phối và chỉ còn 1 xã đường ôtô đến trung tâm xã là đường đất. Như vậy, với hệ thống giao thông của huyện như trên đã đáp ứng được nhu cầu cơ bản về đi lại, vận chuyển hàng hóa, vật tư các sản phẩm sản xuất ra trong địa bàn huyện đi trao đổi tiêu thụ. Tuy nhiên, đây mới là hệ thống giao thông đến trung tâm các xã còn hệ thống giao thông nông thôn như đường liên xã liên thôn còn có nhiều khó khăn, đặc biệt các xã vùng cao, vùng sâu, vùng xa giao thông đi lại


chỉ thuận lợi được trong mùa khô, mùa mưa việc đi lại rất khó khăn do đó đã ảnh hưởng đến việc phát triển kinh tế và đi lại của người dân.

* Thuỷ lợi: Trong những năm qua bằng nguồn vốn của các chương trình mục tiêu quốc gia, nguồn vốn của tỉnh hỗ trợ và ngân sách địa phương, huyện Văn Chấn đã nâng cấp, sửa chữa, xây dựng mới được nhiều công trìmh thủy lợi vừa và nhỏ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Đến nay, toàn huyện có 700 km kênh mương nội đồng (đã kiên cố hóa được 142 km); 180 công trình thuỷ lợi trong đó có: 5 công trình có năng lực tưới 150 ha trở lên; 3 công trình có năng lực tưới từ 100 - 150 ha; 2 công trình có năng lực tưới từ 50 - 100 ha; 17 công trình có năng lực tưới từ 20 - 50 ha; 43 công trình có năng lực tưới từ 10 - 20 ha và 110 công trình có năng lực tưới dưới 10 ha. Hiệu ích tưới thực tế của toàn bộ các công trình đạt khoảng 3.100 ha so với thiết kế 3.438 ha đạt 90%.

Đối với nước sinh hoạt nông thôn và vùng cao: tiếp tục thực hiện các chương trình, dự án nước sạch nông thôn như chương trình 134, dự án WB, dự án chia sẻ, các chương trình mục tiêu Quốc gia nông lâm nghiệp… Đối với vùng thấp chủ yếu xây dựng nhiều giếng lọc, giếng khoan bơm tay; Với vùng cao, vùng xa xây dựng các công trình tự chảy và giếng lọc; Với các thôn bản vùng xa, ở phân tán không có nguồn nước có thể xây hệ thống bể chứa nước mưa phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của người dân. Đến nay, tỷ lệ hộ dân được dùng nước hợp vệ sinh ước đạt 78%, phấn đấu đến năm 2010 tỷ lệ hộ dân được dùng nước hợp vệ sinh là 85% và năm 2015 toàn bộ 100% số hộ dân được dùng nước hợp vệ sinh [13].

* Điện: Đến nay đã có 31/31 đơn vị xã, thị trấn đã có điện. Trong đó: 29/31 đơn vị có hệ thống điện Quốc gia, 2/31 đơn vị sử dụng nguồn điện khác. Tuy nhiên, hệ thống điện quốc gia mới đến được trung tâm xã và 1 số khu vực dân cư tập trung. Do tập quán sinh sống của các đồng bào dân tộc thường ở rải rác hoặc thành cụm dân cư nhỏ nên việc đầu tư đưa điện lưới Quốc gia đến những nơi này gặp rất nhiều khó khăn do vốn đầu tư lớn hiệu quả thấp. Tuy nhiên với mạng lưới điện như hiện nay đã góp phần không nhỏ vào việc thay đổi bộ mặt nông thôn miền núi và góp phần phục vụ phát triển khinh tế - xã hội địa phương.


* Hệ thống văn hoá thông tin và phát thanh - truyền hình: Toàn bộ 31/31 xã, thị trấn của huyện đều có điện thoại, 26/31 đơn vị có điểm văn hoá xã, 100% số xã, thị trấn có công văn, báo chí chuyển đến trong ngày. Như vậy, hệ thống thông tin liên lạc đã đảm bảo kịp thời những thông tin về kinh tế, văn hoá cũng như việc tuyên truyền các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước.

Đời sống văn hoá ở cơ sở được quan tâm, phong trào văn hoá văn nghệ được phát triển rộng khắp, đặc biệt là phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng nếp sống văn hoá trong các khu dân cư. Đến nay, toàn huyện có 75% số hộ đạt tiêu chuẩn gia đình văn hoá và xây dựng được 180 làng bản văn hoá trong đó đã có 53 làng bản được công nhận (6 làng cấp tỉnh và 47 làng cấp huyện).

Hệ thống phát thanh truyền hình được củng cố và phát triển; năm 2008 đã có 13 điểm TVRO thu phát lại truyền hình nâng tỷ lệ phủ sóng truyền hình đạt 100%; 12 trạm truyền thanh và phát sóng FM tại các xã nâng tỷ lệ phủ sóng phát thanh đạt 100% [13].

Hệ thống cơ sở vật chất tuy được đầu tư nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu của phát triển, vẫn ở tình trạng nhỏ bé, lạc hậu, chưa đồng bộ. Đây là khó khăn lớn trong việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa.

2.1.2.3. Hệ thống giáo dục, đào tạo

Công tác giáo dục, đào tạo của huyện được coi là nhiệm vụ trọng tâm nhằm nâng cao trình độ dân trí, cung cấp nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội, do đó đã được mở rộng quy mô phát triển các ngành học, bậc học cả vùng thấp và vùng cao. Trong những năm qua được sự đầu tư từ các chương trình cũng như nội lực của huyện, cơ sở vật chất ngành giáo dục từng bước được kiên cố hóa dần đáp ứng được yêu cầu dậy và học của giáo viên và học sinh. Tính đến năm học 2007 - 2008 Văn Chấn có 95 trường mầm non và phổ thông, 100% số xã, thị trấn có trường Tiểu học và không còn trường tạm (với tỷ lệ lớp học được xây dựng kiên cố đạt trên 70%): Trong đó trường Mầm non 31 trường, Tiểu học 31 trường, Trung học cơ sở 30 trường, Trung học phổ thông 3 trường. Toàn huyện có 1.749 cán bộ giáo viên các cấp: Trong đó giáo viên Mầm non 354 người, tiểu học 648 người, trung học 581 người và trung học phổ thông 166 người.


Bảng 2.3. Số trường, lớp học, giáo viên và học sinh huyện Văn Chấn

qua các niên khoá học



Chỉ tiêu

2005 - 2006

2006 - 2007

2007 - 2008

Nhà nước

Bán công

Dân lập

Nhà nước

Bán công

Dân lập

Nhà nước

Bán công

Dân lập

1- Giáo dục mẫu giáo










- Số trường

-

-

-

-

-

-

-

-

-

- Số lớp

178

-

-

180

-

-

177

-

-

- Số giáo viên trực

tiếp giảng dạy(người)

258

-

-

283

-

-

354

-

-

- Số học sinh (cháu)

5.145

-

-

5.165

-

-

5.342

-

-

2- Giáo dục phổ

thông





-

-


-

-

- Số trường

64

-

-

64

-

-

64

-

-

- Số phòng học

813

-

-

820

-

-

694

-

-

- Số lớp học

1.017

-

-

963

-

-

969

-

-

- Số giáo viên trực

tiếp giảng dạy(người)

1.460

-

-

1.380

-

-

1.395

-

-

- Số học sinh (H.sinh)

30.015

-

-

29.896

-

-

28.062

-

-

Nguồn: Niên giám Thống kê huyện Văn Chấn 2008


+ Giáo dục mẫu giáo: có 177 lớp với 5.342 cháu đi mẫu giáo; trong đó tỷ lệ huy động trẻ em 5 tuổi đi học mẫu giáo đạt 95% so với tổng số trẻ em 5 tuổi.

+ Giáo dục Tiểu học: có 577 lớp với 13.199 học sinh.

+ Giáo dục Trung học cơ sở: có 311 lớp với 11.699 học sinh.

+ Giáo dục Trung học phổ thông: có 81 lớp với với số học sinh là 3.164 em.

+ Công tác phổ cập giáo dục - chống mù chữ: Đến nay có 31/31 đơn vị xã thị trấn đạt phổ cập Tiểu học; có 28/31 đơn vị xã thị trấn đạt phổ cập Trung học cơ sở; 3 trường đạt chuẩn Quốc gia.


2.1.2.4. Hệ thống Y tế

Cùng với việc đầu tư phát triển hệ thống giáo dục, công tác chăm lo sức khỏe nhân dân cũng được chú trọng. Tính đến nay, huyện Văn Chấn đã xóa xã trắng về Y tế, 100% xã, thị trấn đều có trạm Y tế để phục vụ khám chữa bệnh cho nhân dân. Năm 2008, trên địa bàn huyện có 46 cơ sở Y tế. Trong đó 2 bệnh viện (Bệnh viện đa khoa huyện và Bệnh viện kinh tế mới); 12 phòng khám đa khoa khu vực; 31 trạm Y tế xã, với tổng số giường bệnh 366 giường đạt 25 giường bệnh/1 vạn dân và 355 cán bộ y tế (ngành Y là 317 người, ngành dược 38 người) với 54 bác sỹ, trên bác sỹ, đạt 3,7 bác sỹ trên 1 vạn dân.


Bảng 2.4. Cơ sở Y tế, giường bệnh và cán bộ Y tế trên địa bàn huyện Văn Chấn


2006

2007

2008

Tốc độ

PTBQ

1 -Số cơ sở Y tế

41

46

46

105,90

- Bệnh viện

2

2

2

100,00

- Phòng Khám đa khoa khu vực

8

12

12

122,45

- Trạm điều dưỡng

-

-

-

-

- Trạm Y tế xã, phường

31

31

31

100,00

2- Số giường bệnh (giường)

374

366

366

98,9

- Bệnh viện

115

115

115

100,00

- Phòng Khám đa khoa khu vực

94

80

80

92,25

- Trạm điều dưỡng

-

-

-

-

- Trạm Y tế xã, phường

165

165

165

100,00

3- Số cán bộ Y tế(người)

347

367

355

101,15

- Ngành Y

316

333

317

100,15

- Ngành dược

31

34

38

110,70

Nguồn: Niên giám Thống kê huyện Văn Chấn năm 2008


Mặc dù được đầu tư cả về cơ sở vật chất, trang thiết bị, đội ngũ cán bộ ngành Y, nhưng việc đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh đối với nhân dân còn gặp rất nhiều khó khăn. Với những nỗ lực của ngành các chương trình Y tế đã được triển khai tích cực tại 31 xã nhất là các xã vùng cao, vùng sâu, vùng xa góp phần giảm tỷ lệ sốt rét xuống còn 0,25%, bướu cổ dưới 12% so với dân số, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng 29,2%, có 3 xã đạt chuẩn Quốc gia về Y tế.

Nhìn chung, hiện trạng đô thị của huyện Văn Chấn là loại nhỏ (loại 5) tốc độ đô thị hoá diễn ra chậm, kinh tế phát triển chậm, chưa khai thác được những tiềm năng thế mạnh của địa phương vào phát triển kinh tế - xã hội. Nền kinh tế chủ yếu vẫn là phát triển nông lâm nghiệp bước đầu đã hình thành các vùng sản xuất tập trung như vùng lúa cao sản, cây ăn quả, vùng chè, sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và các hoạt động dịch vụ thương mại đã được hình thành và phát triển nhưng qui mô còn nhỏ lẻ. Kết cấu hạ tầng được đầu tư, nâng cấp, xây dựng mới nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu của phát triển và xu thế hội nhập hiện nay. Đời sống dân cư tuy được cải thiện nhưng các chỉ số bình quân về mức hưởng lợi của người dân về cơ sở vật chất kỹ thuật, chăm sóc sức khỏe, văn hóa tinh thần còn thấp. Để Văn Chấn phát huy tốt các thế mạnh của mình trong phát triển kinh tế - xã hội trở thành một trung tâm đô thị miền Tây của Yên Bái. Ngoài phát huy tối đa nội lực cần có sự quan tâm đầu tư của Nhà nước nhằm phát triển ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế địa phương theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa.

2.1.2.5. Tình hình phát triển kinh tế

Văn chấn là một huyện có nhiều tiềm năng và lợi thế trong phát triển kinh tế, trên 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới cùng với các thành tựu đạt được của tỉnh Yên Bái, huyện Văn Chấn cũng đã đạt được những kết quả khả quan trong phát triển kinh tế.

Qua số liệu bảng 2.5 cho thấy năm 2008 tổng giá trị sản xuất theo giá hiện hành đạt 1.432.278 triệu đồng là năm đạt tổng giá trị sản xuất cao nhất từ trước đến nay, tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2006 - 2008 đạt 21%. Trong đó: giá trị sản

Xem tất cả 133 trang.

Ngày đăng: 16/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí