Chế độ dạy và học nghề theo pháp luật lao động Việt Nam - 15


có văn bản quy định. Luật về dạy và học nghề sẽ là “sân chơi” cho những ai muốn tham gia vào quá trình này, đảm bảo chặt chẽ quyền và lợi ích của các bên.

3.2.2.2. Về mặt tổ chức thực hiện.

Ngoài việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về dạy nghề, để công tác dạy và học nghề phát triển cần tổ chức thực hiện các giải pháp sau:

Thứ nhất, tổ chức sắp xếp lại mạng lưới cơ sở dạy nghề.

- Quy hoạch mạng lưới cơ sở dạy nghề, sắp xếp lại các loại hình dạy nghề, cơ cấu ngành nghề phù hợp với sự phát triển của đất nước.

+ Xã hội hóa, đa dạng hóa mạng lưới cơ sở dạy nghề gồm cơ sở dạy nghề công lập và ngoài công lập, chính quy và phi chính quy, ngắn hạn và dài hạn.

. Đối với cơ sở dạy nghề chính quy: coi trọng các trường dạy nghề trọng điểm của quốc gia, đào tạo nghề cho các ngành kinh tế mũi nhọn, khu công nghiệp tập trung và cho xuất khẩu lao động và chuyên gia.

. Đối với các trung tâm dạy nghề: mở rộng quy mô đào tạo, thực hiện phổ cập nghề phổ biến mà thị trường đang cần.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

. Đối với cơ sở dạy nghề trong các doanh nghiệp, đặc biệt là trong các doanh nghiệp lớn, tổng công ty trong nước và đầu tư nước ngoài: khuyến khích các doanh nghiệp thành lập cơ sở dạy nghề theo yêu cầu sản xuất.

. Đối với cơ sở kèm cặp, truyền nghề, dạy nghề tư nhân: duy trì và phát triển các hình thức dạy nghề này trong các lĩnh vực nông-lâm-thủ công mỹ nghệ-chế biến nông, lâm, thủy sản.

Chế độ dạy và học nghề theo pháp luật lao động Việt Nam - 15


. Đối với đào tạo nghề thông qua hợp tác quốc tế: mở rộng hợp tác quốc tế trong việc xây dựng các trường trọng điểm chất lượng cao, mở rộng khả năng tự đi du học ở nước ngoài, trao đổi chuyên gia, đào tạo công nhân kỹ thuật cho một số ngành mũi nhọn.

Thứ hai, huy động mọi nguồn lực trong và ngoài nước đầu tư cho dạy nghề. Nâng tỷ trọng ngân sách Nhà nước cho dạy nghề. Ngoài ra, cần huy động nguồn lực từ sự đóng góp của các cơ sở sản xuất, từ các doanh nghiệp, từ trong dân và thông qua mở rộng quan hệ quốc tế để phát triển dạy nghề. Qua việc huy động nguồn lực, Nhà nước cần tập trung kinh phí xây dựng các cơ sở dạy nghề trọng điểm với trang thiết bị hiện đại và đội ngũ giáo viên lành nghề để dạy những nghề phục vụ lợi ích lâu dài của quốc gia và đáp ứng nhu cầu thị trường đang cần.

Thứ ba, nâng cao chất lượng dạy nghề.


+ Đổi mới nội dung chương trình dạy nghề theo hướng phân luồng và liên thông trong hệ thống giáo dục quốc dân, tạo điều kiện cho người học khi chuyển đổi nghề hoặc tiếp tục học lên.

+ Đổi mới phương pháp dạy nghề, nghiên cứu áp dụng công nghệ dạy và học tiên tiến theo hướng tập trung nâng cao kỹ năng thực hành của người học, phát huy khả năng sáng tạo của người học.

+ Ban hành danh mục dạy nghề.


+ Ban hành giáo trình chuẩn cho các nghề đào tạo ngắn hạn.


+ Xây dựng trung tâm nghiên cứu chuẩn kỹ năng và kiểm tra đánh giá chất lượng dạy nghề.

+ Thành lập trung tâm nghiên cứu khoa học về dạy nghề.


+ Thành lập trung tâm sản xuất và cung ứng trang thiết bị.


Thứ tư, đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên theo tiêu chuẩn quy định. Có chính sách khuyến khích, ưu đãi riêng đối với giáo viên, có chế độ hỗ trợ cho giáo viên, đặc biệt là những giáo viên dạy nghề ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, hải đảo. Có kế hoạch đào tạo thích hợp đối với từng đội ngũ giáo viên. Có hình thức tôn vinh danh hiệu “Giáo viên ưu tú”, “Giáo viên nhân dân” mà Nhà nước phong tặng.

Thứ năm, nâng cao nhận thức của xã hội về vai trò, vị trí của dạy nghề đối với sự phát triển kinh tế-xã hội. Phối hợp giữa cơ quan quản lý Nhà nước về dạy nghề với các cơ quan thông tin đại chúng, tổ chức chính trị xã hội và các tổ chức xã hội nghề nghiệp trong việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức về vai trò của dạy nghề. Người lao động phải thấy được dạy nghề là động lực cải thiện cuộc sống của chính họ, giá trị của trình độ nghề nghiệp đối với vấn đề bảo đảm việc làm. Các hình thức tuyên truyền giáo dục có hiệu quả như: tổ chức phong trào thi học sinh giỏi nghề, tổ chức hội thi tay nghề giỏi, tổ chức hội chợ việc làm, các chương trình giải trí cho ngưòi học nghề.

Thứ sáu, tạo lập quỹ để đào tạo nghề dự phòng cho lao động nữ. Quỹ đào tạo nghề dự phòng được thiết lập từ sự đóng góp của lao động nữ, của người lao động và của doanh nghiệp. Phải có một cơ quan quản lý quỹ điều hành hoạt động, thường xuyên tổ chức đào tạo nghề dự phòng cho lao động nữ. Nếu như việc đào tạo nghề dự phòng lấy từ quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm thì Nhà nước nên quy định một tỷ lệ phần trăm nhất định để thành lập quỹ này.

Thứ bảy, tăng cường sự quản lý của Nhà nước đối với quá trình dạy và học nghề.


Nhà nước phải xây dựng xây dựng kế hoạch dạy nghề trong toàn quốc gia, xây dựng các dự án đào tạo nghề dài hạn, ngắn hạn, xây dựng các đề án quy hoạch hệ thống dạy nghề cho các làng nghề truyền thống, cho các vùng nông thôn, cho các ngành nghề trọng điểm. Dự báo những nghề phát triển và có kế hoạch đầu tư cụ thể. Nhà nước phải cung cấp những thông tin về chỉ tiêu tuyển dụng vào học nghề, số lượng các nghề cụ thể, những cơ sở dạy nghề có chất lượng cao, những việc làm dự kiến sẽ cung cấp phù hợp với các nghề đào tạo.

Thứ tám, tăng cường công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra phát hiện và xử lý nhanh chóng, kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực dạy nghề. Thường xuyên tiến hành kiểm tra hoạt động của các cơ sở dạy nghề, đặc biệt là cơ sở dạy nghề có vốn đầu tư nước ngoài. Xử lý nghiêm minh mọi doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân lợi dụng danh nghĩa dạy nghề, truyền nghề để trục lợi bóc lột sức lao động hoặc dụ dỗ, ép buộc người học nghề tập nghề vào những hoạt động trái pháp luật. Ngoài ra, cần có cơ chế giải quyết tốt các tranh chấp phát sinh trong việc dạy và học nghề để đảm bảo quyền lợi của các bên.

Bước vào thế kỷ 21, trên thế giới đang diễn ra cuộc cách mạng như vũ bão của khoa học và công nghệ. Nó đã trở thành động lực tạo ra những biến đổi mang tính đột biến mạnh mẽ chưa từng có trong lịch sử. Việt Nam trước thềm thế kỷ mới với yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa-hiện đại hóa và nền kinh tế tri thức đòi hỏi sự nghiệp dạy và học nghề phải có những thay đổi cơ bản về chất và ngày càng phát triển hoàn thiện. Để đáp ứng được yêu cầu này, cần phải thực hiện một cách nhanh, mạnh, đồng bộ, toàn diện, có hệ thống các giải pháp về chính sách, về pháp luật, về sự quản lý của Nhà nước như đã đề cập ở trên.


KẾT LUẬN

***


1. Dạy và học nghề là một lĩnh vực phong phú, là đối tượng nghiên cứu của nhiều khoa học khác nhau như khoa học kinh tế, xã hội, pháp lý...Dưới góc độ pháp lý, dạy và học nghề được hiểu là tổng hợp những quy định của pháp luật để điều chỉnh các quan hệ về dạy và học nghề trong đó các bên tham gia mang những quyền và nghĩa vụ nhất định.

2. Dạy và học nghề có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo lập nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Hoạt động dạy và học nghề gắn với chiến lược xuất khẩu lao động, góp phần giải quyết việc làm, tạo việc làm cho xã hội. Thông qua kênh pháp luật, quyền dạy và học nghề được pháp luật bảo đảm thực hiện.

3. Dạy và học nghề không những được pháp luật quốc gia mà còn là vấn đề được pháp luật lao động quốc tế và luật pháp nước ngoài điều chỉnh. Thông qua Khuyến nghị số 130 ngày 13/06/1970 về những chương trình đặc biệt về việc làm và đào tạo cho thanh niên nhằm mục đích phát triển; Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa năm 1966; Công ước số 142 về vai trò của hướng nghiệp và đào tạo nghề trong việc khai thác tài nguyên nhân lực năm 1975; hoạt động dạy và học nghề đã được quy định cụ thể và giữ vị trí quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế- xã hội. Đa số pháp luật của các nước đều ghi nhận dạy và học nghề là một đạo luật hoặc là một chế định của luật lao động.

4. Ở Việt Nam, kể từ Sắc lệnh 29/SL ngày 12/3/1947, vấn đề dạy và học nghề đã tồn tại và phát triển. Theo tiến trình lịch sử, chế độ dạy và học nghề đã có những bước thăng trầm nhất định, nhưng có thể khẳng định


pháp luật dạy và học nghề luôn phát triển theo hướng ngày càng hoàn thiện. Bước sang thế kỷ mới, chế độ dạy và học nghề đang đứng trước những cơ hội và thách thức lớn lao, nó đòi hỏi phải có những bước đi mới và có những thay đổi trên mọi phương diện một cách khoa học, hệ thống mới tiến kịp sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ trên thế giới. Để đạt được thành quả trên, cần phải có sự đổi mới về nhận thức đối với việc dạy và học nghề. Phải thực sự coi dạy và học nghề là trọng tâm trong phát triển nguồn nhân lực, là yếu tố góp phần quyết định sự thành công trong việc xây dựng công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước.

5. Trước yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước với hội nhập quốc tế, hệ thống pháp luật về dạy và học nghề cần phải được sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện một cách toàn diện, đồng bộ, khoa học và có tính khả thi cao. Pháp luật về dạy và học nghề phải thực sự là hành lang pháp lý vững chắc khuyến khích cơ sở dạy nghề và người học nghề tham gia. Sự hoàn thiện pháp luật về dạy và học nghề là một quá trình từ những văn bản dưới luật như Nghị định của Chính phủ ban hành tiến tới một chương trong Bộ luật lao động, rồi trở thành một đạo luật về dạy và học nghề. Đó cũng là yêu cầu phát triển của nước ta và cũng là xu thế chung của thế giới.

6. Với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, với Bộ luật lao động sửa đổi và sự ban hành luật về dạy và học nghề trong thời gian tới, tin tưởng rằng chế độ dạy và học nghề ngày càng phát triển đáp ứng được xu thế chung của thời đại và hơn thế nữa nó khẳng định rõ nét hơn vị thế của mình như khuyến cáo của UNESCO đã ghi nhận: “Học suốt đời là cuộc hành trình với nhiều hướng đi nhưng giáo dục kỹ thuật và dạy nghề sẽ là hướng đi chủ yếu trong cuộc hành trình đó”.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

***

1. Đinh Quang Bào, Dạy và học nghề ở Công ty Ladoda, Tạp chí lao động và xã hội, số chuyên đề IV, năm 2000, trang 42.

2. Báo cáo của Bộ giáo dục và đào tạo ngày 2/7/1997 về việc đề nghị thành lập tổng cục dạy nghề.

3. Báo cáo số 661/BC/UBCVĐH 10 của Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội ngày 8/6/2001 về việc thẩm tra sơ bộ dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật lao động.

4. Bộ luật lao động, NXB CTQG, Hà Nội, năm 1994.

5. Đỗ Minh Cương, Đào tạo nghề sau 4 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII) và định hướng phát triển đến năm 2010, Tạp chí lao động-xã hội, số 11 năm 2000, trang 12.

6. Nguyễn Hữu Dũng, Trần Hữu Trung, Về chính sách giải quyết việc làm ở Việt Nam, NXB CTQG, Hà Nội, năm 1997.

7. Giáo trình Luật lao động-Trường ĐH Luật Hà Nội, NXB CAND, Hà Nội, năm 1997.

8. Giáo trình Luật lao động-Khoa Luật ĐHQG Hà Nội, NXB ĐHQG Hà Nội, năm 1999.

9. Nguyễn Thị Hằng, Đào tạo nghề đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội những năm đầu thế kỷ XXI, Tạp chí lao động xã hội, số 3 năm 2001, trang 9.

10. Hiến pháp 1992, NXB CTQG, Hà Nội, năm 1995.

11. Hoàng Thế Liên, Tìm hiểu các quy định của Bộ luật lao động, NXB TP Hồ Chí Minh, năm 1995.

Xem tất cả 129 trang.

Ngày đăng: 26/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí