Định Mức Lương Đối Với Quan Văn –Võ Về Hưu Ban Hành Năm Tự Đức Thứ 32 (1879)


Ngoài ban thưởng theo định lệ, đối với công thần có công đặc biệt đối với dựng nghiệp đế vương cho vương triều Nguyễn được vua Gia Long ban thưởng ưu hậu. Tài liệu gia phả về dòng họ Đặng ở Lương Xá- Hà Tây ghi lại nội dung bài ký về Thượng thư bộ binh Đặng Trần Thường “phò tá nhà vua” nên đã được tấn phong lên chức Thượng thư bộ Binh “đứng đầu các quan, được dự bàn công việc binh dân ở 11 trấn thuộc Bắc Thành, phàm các công việc quân sự quan trọng ông đều được cùng hiệp thương (bàn bạc ) với quân Tổng trấn để xử lý” [151; 457].

Từ năm Minh Mệnh thứ 4 (1823), triều Nguyễn đã tiến hành ban cấp lương cho võ quan về hưu do già yếu, bệnh tật, bị thương khi đi đánh trận. Những võ quan này được cấp nửa lương khi về hưu.

Đối với võ quan cố trốn tránh trách nhiệm, ngại gian khổ nhà nước bắt về hưu thì không được cấp lương. Chỉ dụ số 64 của sách Minh Mệnh ngự chế văn nêu rõ: “từ nay về sau những người không gánh vác nổi công việc và những người có ý trốn tránh việc khó khăn, nơi xa xôi chướng khí và thác bệnh xin nghỉ thì buộc về hưu ngay việc không được theo lệ cấp nửa lương. Còn những người không thể chờ để bổ thụ theo chức cũ mà tuổi cao, ốm yếu xin về quê hưu trí, thì nếu ai trước đây đã từng bị thương tích nơi trận mạc, sẽ gia ân cấp cho nửa lương để sống những năm còn lại và để tỏ rõ trẫm luôn khuyến khích người có công và trừng phạt kẻ lười biếng” [99; dụ số 64, ngày 13 tháng giêng năm Minh Mệnh thứ 4 (1823)]

Tháng 12 năm Tự Đức thứ 7 (1854), triều Nguyễn có một số điều chỉnh đối với quan viên trong đó có võ quan bị bệnh về hưu. Đối tượng áp dụng là từ Chánh, Tòng tam phẩm trở xuống. Khi quan bị bệnh, tùy mức độ nặng nhẹ và năng lực mà quyết định việc ở lại quân ngũ hay cho về hưu. Nếu bệnh chưa trầm trọng thì cho nghỉ để chữa bệnh, nếu bệnh nặng cho nghỉ 4 tháng. Sau 4 tháng, những quan thực sự có năng lực, có công lao sẽ được về quê chữa bệnh khi nào khỏi sẽ được ra làm việc, người nào “tài hạn bình thường” thì khi bị bệnh sẽ cho nguyên hàm về hưu không cần đợi đến tuổi [95; 349]. Ưu điểm của chế độ này so với chế độ được ban hành năm Minh Mệnh thứ 4 (1823) là nhằm giữ lại những võ quan (văn- võ) có năng tiếp tục làm việc cho quân đội, đảm bảo chế độ hưu công bằng đối với cống hiến của võ quan cho quân đội.

Ngoài ra, đến năm Tự Đức thứ 9 (1856), triều Nguyễn cũng ban hành quy định về việc miễn giáng cấp và giữ nguyên hàm đối với quan lại trong đó có võ


quân ốm trầm trọng phải về hưu [95; 476].

Đến năm Tự Đức thứ 32 (1879), triều Nguyễn thống nhất ban hành về chế độ hưu trí đối với quan viên trong đó có võ quan 60 tuổi, từ Thất phẩm trở lên. Theo đó võ quan dựa theo phẩm trật khi làm việc, mỗi tháng võ quan được nhận tiền, gạo theo định mức:

Bảng 3.3. Định mức lương đối với quan văn –võ về hưu ban hành năm Tự Đức thứ 32 (1879)


STT

Võ quan

Định mức

Tiền (quan:tiền )

Gạo (phương)

1

Chánh, Tòng tam phẩm trở xuống

3

1

2

Chánh, Tòng tứ phẩm

2

1

3

Chánh, Tòng ngũ phẩm

1:5

1

4

Chánh, Tòng lục, thất phẩm

1

1

5

Chánh, Tòng bát cửu phẩm

0,5

0,5

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 212 trang tài liệu này.

Chế độ đãi ngộ đối với quân đội dưới triều Nguyễn giai đoạn 1802-1884 - 10

[Nguồn: 96; 367]

3.2. Chế độ đãi ngộ ngoài lương

3.2.1. Chế độ phụ cấp

Bên cạnh nhận lương theo định lệ, đối với võ quan khi đi làm nhiệm vụ như đi sai phái, đóng giữ ở những vùng biên giới, tiền đồn hoặc tham gia chiến trận được triều Nguyễn ban cấp thêm.

-Trợ cấp thêm tiền bạc: đối với việc trợ cấp cho võ quan khi đi làm nhiệm vụ, triều Nguyễn không đặt định lệ cụ thể mà tùy theo nơi đóng quân, tùy theo nhiệm vụ và vai trò mà võ quan được ban cấp thêm tiền bạc. Sách Thực lục còn ghi lại, Tự Đức năm thứ 12 (1859), vua ban bạc lạng cho quan viên trú phòng cửa biển Thuận An, Tư Hiền:“Trần Tiến Thành, Nguyễn Như Thăng mỗi người 10 lạng bạc. Chưởng vệ Nguyễn Đức Hựu, Mai Viết, Hồ Trị, mỗi người 7 lạng bạc; Vệ úy Lê Quang 4 lạng bạc” [95; 634].

Định mức ban cấp dựa theo định mức lương bổng, như trường hợp của võ quan chở hàng bằng đường biển từ Gia Định đến Kinh đô năm Minh Mệnh thứ 7 (1826) được Châu bản ghi rõ: “Ngoài việc cấp bổng ra, truyền gia ơn cấp cho các viên quan 1 tháng tiền bổng” [17; tờ 24 Tập 19 ngày 07 tháng 8 năm Minh Mệnh

thứ 7 (1826)].

- Trợ cấp quân trang, ngoài tiền bạc, võ quan còn được ban cấp thêm quân trang khi đi làm nhiệm vụ. Chế độ này được vua Minh Mệnh ban hành đầu tiên năm


1827 cho các quản quân đi thú ở Thanh Nghệ và Bắc Thành. Trong đó võ quan được cấp đồ nhung phục 5 năm thay một lần như lệ ở Kinh. Một số trường hợp võ quan cầm quân đi đánh dẹp cũng được cấp phát thêm quần áo như “năm viên Quản vệ trừ người đã được cấp áo rét ngoài ra cấp thêm cho mỗi viên khố lụa nam hoa hồng, hoa sen mỗi loại một cái” [18, tờ 48 tập 79 ngày15 tháng 10 năm Minh Mệnh 21 (1840)].

Dưới thời vua Tự Đức, việc ban cấp thêm quần áo cho võ quan đi làm nhiệm vụ được thực hiện thường xuyên hơn các triều vua trước. Tùy từng vùng và thời tiết nhất là về mùa đông võ quan được cấp thêm quần áo (áo rét). Vua Tự Đức nhiều lần ban cấp thêm quần áo với số lượng lớn cho quan quân làm nhiệm vụ ở Bắc kỳ, Trung kỳ (trong đó có các võ quan).

Việc ban cấp thêm quần áo cho cho quan viên trong đó có võ quan có thể quy ra thành tiền như năm Minh Mệnh thứ 2 (1821), vua cấp cho“quan viên hầu Ngự giá Bắc tuần từ chánh ngũ phẩm đến tòng cửu phẩm, cộng 110 người, xin cấp cho tiền may áo lạnh là 405 quan 5 tiền” [5; tờ 167 tập 3 ngày 30 tháng 8 năm

Minh Mệnh thứ 2 (1821)].

Bên cạnh đó, võ quan đi làm nhiệm vụ còn được phụ cấp thêm thuốc men đặc biệt là những vùng thời tiết khắc nghiệt. Cùng với đó, võ quan còn được trợ cấp khi đi thao diễn đường xa.

Như vậy, dưới triều Nguyễn, ngoài lương, võ quan khi đi làm nhiệm vụ đặc biệt là ở những nơi xa xôi, những vùng xung yếu hoặc những nơi thời tiết khắc nghiệt thường được nhận thêm một số khoản phụ cấp của nhà nước. Chế độ phụ cấp này không có quy định mà dựa trên công việc và thời điểm mà võ quan được ban cấp tiền, gạo, trang phục hoặc thuốc men nhằm đảm bảo cho họ hoàn thành nhiệm vụ một cách tốt nhất.

3.2.2. Chế độ trợ cấp

- Chế độ trợ cấp đối với võ quan khi ốm

Việc trợ cấp cho võ quan bị bệnh trong thời gian đương chức dưới triều Nguyễn bao gồm cả võ quan bị ốm và ốm chết. Chế độ này của võ quan được quy định trong chế độ chung của quan viên. Đối với quan bị ốm, triều Nguyễn cho nghỉ hưu hoặc cấp cho thuốc hoặc cho Thái y đến chữa bệnh. Nếu quan ốm tuổi đã cao, triều Nguyễn giải quyết cho giảm tuổi rồi cho về hưu.


Võ quan ốm rồi chết được triều Nguyễn trợ cấp tiền, vải (các trường hợp ban cấp cụ thể xem phụ lục 3b). Định mức ban cấp có sự khác nhau giữa quan tham gia chiến trận ốm rồi chết với quan đương nhiệm bị ốm chết nhưng không đi chiến trường. Trong đó, võ quan ra chiến trận rồi ốm chết mức trợ cấp được ưu ái hơn. Chẳng hạn, cùng chức Vệ úy, năm Minh Mệnh thứ 9 (1828) Vệ uý Lê Hậu được ban thưởng 1 cây gấm Tống và 100 quan tiền, Vệ úy Nguyễn Văn Hòa ở nơi đóng thú bị ốm chết 1 cây gấm tàu, 100 quan tiền, truy tặng là Vệ úy quân Thần sách.

Tự Đức năm thứ 24 (1871), triều Nguyễn ban hành định lệ cấp nuôi cho các quan văn võ đang trong quân thứ bị ốm và võ quan bị bệnh về hưu. Đối với võ quan bị bệnh ở trong các quân thứ thì từ Nhị phẩm, ấn quan được cấp thuốc điều trị. Ngoài ra, người nào bị ốm về quê hưu dưỡng thì: Chánh Tòng Tam phẩm cấp tiền 30 quan; Chánh Tòng Tứ phẩm cấp tiền 25 quan; Chánh Tòng Ngũ phẩm 20 quan; Chánh Tòng Lục phẩm 15 quan; Chánh Tòng Thất phẩm 10 quan. Việc ban cấp này, ở quân thứ thì do quan ở quân thứ, về quê thì do quan địa phương xét rồi chiểu lệ được cấp tiền [95; 1290].

Năm Tự Đức thứ 27 (1874) triều Nguyễn ban hành định lệ tặng phẩm hàm cho võ quan bị cách chức nhưng vẫn tham gia chiến trận bị bệnh chết: có thành tích bắt, chém, đâm, bắn được giặc và chế độ cấp tuất cho binh lính.

Về chế độ tặng phẩm hàm, triều đình thực hiện tăng thêm phẩm hàm cho võ quan so với lúc chết 2 hoặc 2 bậc. Nội dung của chế độ này được quy định cụ thể như sau: Chánh, Tòng tam phẩm thì được truy tặng cho 4 trật (tức Bát phẩm); Tứ, Ngũ phẩm được truy tặng cho 3 trật (tức Tòng bát phẩm); Lục, Thất phẩm được truy tặng cho 2 trật (tức Chánh cửu phẩm); Bát, Cửu phẩm được truy tặng cho 1 trật (tức Tòng cửu phẩm); tất cả đều được chiếu hàm được tặng mà cấp tuất. Nếu không có công thì cấp tuất bằng với mức của binh lính: tiền 8 quan, vải nửa tấm [79; 71].

Những võ quan có công trạng ốm chết khi đang tham gia chiến trận triều Nguyễn có chế độ ban thưởng đặc biệt như trường hợp võ quan Đỗ Thúc Thịnh. Sách gia phả của dòng họ Đỗ Việt Nam còn ghi: Đỗ Thúc Thịnh đã phát động phong trào kháng Pháp khá sôi nổi trong nhân dân Lục tỉnh Nam kỳ. Ông đã phối hợp với Trương Công Định, Võ Duy Dương và Nguyễn Trung Trực đánh thắng nhiều trận, nổi tiếng nhất là Nhật Tảo do Nguyễn Trung Trực chỉ huy (1861). Ông lâm bệnh và mất tại quân thứ Vĩnh Long năm 1862. Sau khi ông mất vua Tự Đức đã truy phong


ông là “Văn võ toàn tài đại tướng công (184; 341) “Mặc dù không đồng chính kiến với ông, vua Tự Đức cũng phải ca ngợi: ..và truy tặng ông chức Tuần vũ Định Tường, cấp cho gia đình ông 1 vóc gấm, 5 tấm lụa, 10 cây vải, 80 lạng bạc, cử quan Khâm sai mang đến tận nhà, tổ chức lễ phúng điếu trọng thể” [184; 399 -344].

- Trợ cấp đối với võ quan đương nhiệm bị chết

Triều Nguyễn từ Gia Long đến Minh Mệnh đã ban hành và điều chỉnh về định mức trợ cấp tuất cho quan viên trong đó có võ quan (áp dụng đối với cả võ quan ốm chết). Dưới triều Gia Long, chế độ cấp tuất được ban hành từ triều vua Gia Long năm thứ 5 (1806) và được điều chỉnh năm Gia Long thứ 9 (1810). Trong đó, võ quan cùng với quan viên trong triều được cấp tuất dựa theo phẩm trật gồm 9 phẩm cả Chánh và Tòng tức là 18 mức khác nhau từ cao xuống thấp, thấp nhất là Tòng cửu phẩm được hưởng 4 quan tiền.

Sang triều Tự Đức, năm Tự Đức thứ 18 (1865), triều Nguyễn gộp chung chế độ cấp tuất và cấp áo bào khi quan (văn- võ) chết làm một. Trong đó mức ban cấp được phân biệt giữa người được và không được cấp áo triều bào. Chế độ cấp tuất được điều chỉnh trong đó định mức tiền cấp tuất cho quan được tăng lên vào năm Tự Đức thứ 19 (1866). Cụ thể đinh mức như sau:

Tòng tứ phẩm

Chánh tứ phẩm Tòng tam phẩm Chánh tam phẩm Tòng nhị phẩm Chánh nhị phẩm Tòng nhất phẩm Chánh nhất phẩm

0

100 200 300 400 500 600 700 800 900 1000

Năm 1866 Năm 1865 Năm 1810 Năm 1806


Biểu đồ 3.4. Định mức tiền tuất cho quan viên dưới triều Gia Long và Tự Đức

[Nguồn 89;676-77, 67; 586, 75;199-201 ]

Dưới triều Nguyễn, ngoài cấp tuất theo định lệ chung cho cả văn quan và võ quan một số võ quan có nhiều công trạng đối với vương triều khi chết còn được thưởng thêm bạc tiền bạc vải lụa, gấm tống, sáp ong. (tham khảo thêm phụ lục 3.d).


Đặc biệt, võ quan chết còn được triều Nguyễn cho các địa phương tế lễ và xây miếu thờ. Bắt đầu từ năm Minh Mệnh thứ 1 (1820), việc tế lễ cho võ quan được đặt thành quy định, hằng năm lấy hai kỳ xuân thu lập đàn Ân tự để tế lễ cho những người chết vì việc nước sau khi tế miếu công thần. Các võ quan có công còn được triều Nguyễn cho thờ ở miếu Trung Thần. Một số võ quan chết còn được cấp mộ phu.

Đối với võ quan đã có chỉ thăng thụ, thực thụ, khai phục nhưng chưa lĩnh bằng sắc mà đã chết thì bằng sắc được cấp cho người thân, quy định này được ban hành năm Minh Mệnh năm thứ 9 (1828).

- Trợ cấp đối với võ quan trận thương

Ngoài việc được chăm sóc bởi các sinh y trong các sở Dưỡng tế được đặt ở trong Kinh thành và các địa phương, võ quan còn được hưởng những quyền lợi khác như khen thưởng và trợ cấp tiền bạc. Ngay từ năm Gia Long thứ 2 (1802), triều Nguyễn cho các viên Cai đội bị trận thương được về quê an dưỡng và cấp cho 4 thuộc binh để phục vụ. Dưới thời Tự Ðức, khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp nổ ra, triều đình đã ban hành chế độ đối với võ quan và binh lính bị thương.

Chế độ này gồm ban cấp cho những người bị thương và chế độ đối với người dưỡng thương. Việc trợ cấp đối với võ quan bị trận thương được triều Nguyễn ban hành đầu tiên vào năm Tự Ðức thứ 12 (1859), trong đó triều đình quy định, quan viên bị trọng thương được cấp 10 quan tiền, quan viên bị thương nhẹ cấp 6 quan [79; 82]. Đến năm Tự Ðức thứ 19 (1866), triều Nguyễn có quy định chế độ trợ cấp đối với võ quan đánh giặc Tây dương bị thương. Cụ thể như sau:“Nếu võ quan bị trọng thương là Chánh, Phó đề đốc thì được cấp 20 quan tiền; Chánh, Phó lãnh binh thì được 18 quan; Ðốc binh được 16 quan; suất đội được 12 quan; Ðội trưởng được 10 quan. Trong trường hợp chỉ bị thương nhẹ thì Chánh, Phó đề đốc được cấp 18 quan; Chánh, Phó lãnh binh được cấp 16 quan; Ðốc binh được 14 quan; quan viên được 12 quan; suất đội được 10 quan và Ðội trưởng được 8 quan” [79; 82].

Tự Đức năm thứ 24 (1871), triều Nguyễn thực hiện trợ cấp tiền cho võ quan phải dưỡng thương với trường hợp ở lại quân thứ để điều dưỡng: người bị thương nặng: chánh, phó lãnh binh được cấp tiền 20 quan, đốc binh được cấp 15 quan; quản cơ 10 quan; suất đội 8 quan; người bị thương nhẹ: chánh, phó lãnh binh được cấp tiền 15 quan; đốc binh, cấp 10 quan; quản cơ 6 quan; suất đội 5 quan [95; 1290]. Trường hợp về quê điều dưỡng chia ra 3 mức độ ban cấp:“Người nào bị thương


thành đốc tật trở về: chánh tòng tam phẩm, cấp 50 quan; chánh tòng tứ phẩm cấp 40 quan; Người nào bị thương nặng trở về: chánh tòng tam phẩm 40 quan; chánh tòng tứ phẩm 35 quan; chánh tòng ngũ phẩm 25 quan; chánh tòng lục phẩm 20 quan; chánh tòng thất phẩm 15 quan” [95; 1290].

- Trợ cấp đối với võ quan trận vong

Với võ quan trận vong, ngoài chế độ đối với võ quan và binh lính bị chết trong quân ngũ, triều Nguyễn còn ban cấp thêm tiền, vải lụa, tặng phẩm hàm, lo ma chay, tế lễ, thờ phụng và chế độ đối với thân nhân của họ. Chế độ này được thực thi từ thời vua Gia Long và nhiều nhất là dưới thời vua Tự Đức bởi đây là thời kỳ khi cuộc kháng chiến chống Pháp nổ ra và võ quan là lực lượng quan trọng đứng đầu các trận chiến.

Dưới thời vua Gia Long, ngay năm Gia Long thứ nhất (1802), triều Nguyễn đã ban hành định lệ ban cấp ruộng cho võ quan tử trận. Vua Gia Long quy định, ngoài ruộng khẩu phần, mỗi người sẽ được cấp thêm một mẫu lương điền (ruộng lương) để vợ con cày cấy thu hoa lợi trong 1 năm [69; 573]. Năm Minh Mệnh thứ 8 (1827 ), triều đình đặt định lệ ban cấp tiền tuất cho võ quan. Trong đó quy định: Vệ uý cấp 150 quan tiền; Phó vệ uý, Quản cơ 100 quan; Phó quản cơ, Cai cơ 70 quan; Suất đội 40 quan; Suất thập 20 quan; lính 10 quan. Dân phu thủ hạ thì người chết cấp 5 quan [69; 573-574]. Năm Minh Mệnh thứ 15 (1834), triều đình ban hành chế độ thưởng cho võ quan ở các cơ hương dũng đi đánh dẹp các cuộc khởi nghĩa bị chết: Ngoại ủy Chánh phó suất cơ được thưởng 10 lạng bạc; Ngoại ủy chánh phó suất đội được thưởng 3 lạng bạc, thổ dũng chết trận được thưởng 1 lạng bạc [69; 576].

Dưới thời Tự Đức, một năm sau khi cuộc kháng chiến chống Pháp nổ ra (1859), triều đình đã ban hành chế độ cấp tuất bằng bạc thay vì cấp bằng tiền như các triều vua trước đặc biệt là đối với quân thứ ở Quảng Nam, Gia Định và những binh lính có công lao chống Pháp trên mặt trận Đà Nẵng và Gia Định lúc bấy giờ. Định mức ban cấp dựa theo ngạch binh được áp dụng đối với cả những võ quan chết tại trận và những quan binh bị thương rồi chết (không bao gồm Chưởng vệ trở lên do đã được hưởng đặc ân của triều đình). Các võ quan trận vong khác tùy theo cấp bậc được ban tặng khi chết được ban tặng thêm tiền bạc cụ thể như sau:


Bảng 3.4. Định mức cấp tuất cho võ quan năm Tự Đức thứ 12 (1859)


Cấp bậc được ban tặng sau khi tử trận

Bạc được cấp (lạng)

Cấm binh vệ úy, lãnh binh các tỉnh

20

Phó vệ úy, vệ úy các quân, phó lãnh binh

18

Phó vệ úy các quân, quản cơ

15

Phó quản cơ, phòng thủ úy

12

Cẩm y cai đội, Cẩm y hiệu úy

10

Tinh binh cai đội, Cấm binh suất đội

8

Tinh binh suất đội

6

[Nguồn: 95; 607]

Năm Tự Đức thứ 13 (1860), triều Nguyễn tăng định mức cấp tuất cho võ quan trận vong. Trong đó quy định, những người thực hàm thì chiếu theo hàm được tặng mà cấp tiền tuất gấp đôi: nếu võ quan trận vong chỉ là hàm thí, thự, sung, lãnh được tặng thêm 2 trật thì cấp tuất theo hàm được tặng [79; 68-69]. Riêng với võ quan đi đánh giặc Thanh và đàn áp quân Man thì“quan binh đánh trận hy sinh được tặng 1 trật, chuẩn cho chiếu theo lệ mới cấp tiền tuất gấp đôi; hạng được gia tặng 2, 3 trật, chiếu theo hàm được tặng cấp tiền tuất” [79; 69]. Tự Đức năm thứ 18 (1865), triều đình quy định võ quan trận vong cũng được cấp thêm tiền tuất nhưng bỏ định lệ cấp triều bào như các võ quan khác.

Võ quan trận vong được triều đình truy tặng phẩm hàm. Chế độ này được thi hành từ năm Gia Long thứ 2 (1802). Đây chính là cơ sở cho việc cấp tuất và ban thưởng. Phẩm hàm của võ quan trận vong được truy tặng như sau: Quản cơ trở lên ban thưởng riêng theo chỉ của vua, quyền Quản cơ truy tặng Cấm binh chánh đội, quyền Phó quản cơ truy tặng Tinh binh Chánh đội, quyền Suất đội truy tặng Cấm binh Đội trưởng.

Đến năm Tự Đức thứ 11 (1858), triều Nguyễn ban hành định lệ về chế độ tặng phẩm hàm cho võ quan trận vong khi đánh Pháp (Tây dương). Phẩm hàm được truy thụ cụ thể như sau: Chánh tứ phẩm được tặng Tòng tam phẩm; Tòng tứ phẩm, Chánh ngũ phẩm được tặng 1 trật, Tòng ngũ phẩm được tặng 1 trật, Chánh, Tòng lục phẩm được tặng 2 trật, Chánh, Tòng Thất phẩm được tặng 3 trật, Đội trưởng cấp bằng được tặng Tòng lục phẩm và Chánh thất phẩm [79; 67]. Năm 1864, vua Tự Đức quy định lại chế độ phẩm hàm cho quan binh trận vong. Trong đó quy định võ quan trận vong có thực hàm và chưa có thực hàm đều được tăng thêm một trật và được cấp tuất theo phẩm hàm mới. Chính sách này tạo ra sự đồng đều và công bằng trong trong cấp tuất đối với võ quan. Năm Tự Đức thứ 27 (1874), triều Nguyễn đặt định lệ truy tặng phẩm hàm và cấp tiền tuất cho những người đi đánh giặc Thanh, các cuộc nổi

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/06/2023