Số Lượng Thuộc Binh Được Cấp Cho Công Thần Về Hưu Ban Hành Năm Gia Long Thứ Nhất (1802)


năm Minh Mệnh thứ 2 (1821), không chỉ số lượng người được ban cấp lớn mà nhà vua cũng cấp ra một số lượng tiền gạo đáng kể thưởng cấp cho võ quan hộ giá. Sách Thực lục ghi lại, vua ban thưởng cho “Võ từ Chánh nhất phẩm đến Cửu phẩm 927 người, 1.084 lạng bạc, 3.986 quan tiền, 1.446 phương gạo” [90; 175]. Mức khen thưởng của mỗi võ quan đi hộ giá bằng tiền thông thường là 1 tháng tiền lương. Ví dụ: võ quan đi tuần du Quảng Bình và Quảng Nam năm Minh Mệnh thứ 6 (1825). Ngoài ra, một số năm võ quan được thưởng chung như năm Minh Mệnh thứ 6 (1826) vua ban thưởng cho võ quan từ Suất đội trở lên 2000 quan tiền.

Khen thưởng đối với võ quan tham gia các hoạt động xây dựng cung điện đền đài, khảo sát địa hình và sản xuất nông nghiệp.

Triều Nguyễn được lập ra sau gần hai thế kỷ chiến tranh liên miên. Khi cầm quyền, vua Gia Long chọn Thừa Thiên là vùng đất định đô của triều đại mới. Sau một thời gian khôi phục đất nước, dưới triều vua Minh Mệnh, triều Nguyễn đã tiến hành cuộc cải cách nhằm hoàn thiện và thống nhất các đơn vị hành chính như hoạch định, đo đạc lại địa giới hành chính cũng như xây dựng cung điện thành quách. Trong thời gian các vua đầu triều Nguyễn, quân đội là lực lượng không nhỏ tích cực tham gia vào những nhiệm vụ nói trên. Mỗi khi hoàn công, võ quan và binh lính được triều đình ban thưởng.

Qua các tài liệu chính sử dưới triều Nguyễn, việc ban thưởng cho các võ quan trong các hoạt động này được thực hiện chủ yếu dưới thời vua Minh Mệnh. Ví dụ, Minh Mệnh năm thứ 1 (1821) để hoạch định địa giới các tỉnh, triều đình đã sai phái quan quân đi khảo sát và vẽ bản đồ đất nước và địa giới hành chính các địa phương. Để khuyến khích võ quan và binh lính, ngay từ năm Minh Mệnh thứ 3 (1823) triều Nguyễn đã đặt định lệ thưởng cho binh của vệ Giám thành (đội quân có nhiệm vụ khảo sát, đo đạc địa hình những nơi nhà nước muốn xây dựng những công trình như kinh thành, pháo đài...) hoặc nơi vua cần biết địa hình núi sông. Dựa trên việc phải đi sai phái xa - gần, vùng đồng bằng hay miền núi mà chia thành 2 hạng nhất và nhì để ban thưởng.

Cụ thể mức thưởng như sau: Đi nơi xa hoặc miền rừng núi, công việc hơi khó khăn là hạng nhất, đi địa phương cận tiện, vùng đồng ruộng bằng phẳng, công việc hơi dễ là hạng nhì. Giám thành phó sứ được phái vào công việc hạng nhất thì mỗi tháng được cấp 10 quan tiền 10 phương gạo, vào hạng nhì thì cấp 8 quan tiền 8 phương gạo. Nhân viên am hiểu việc đo đạc, hoạ đồ và chỉ vạch quy thức thì hạng


nhất được cấp 7 quan tiền 7 phương gạo, hạng nhì được cấp 6 quan tiền 6 phương gạo. Người theo đi giúp việc đo đạc thì hạng nhất 5 quan tiền 5 phương gạo, hạng nhì 4 quan tiền 4 phương gạo. Đều chiếu bổng hằng tháng mà cấp thêm [90; 199].

Ngoài định lệ ban thưởng thường xuyên, vua còn ban thưởng thêm gạo tiền và quần áo cho những võ quan có công lao đặc biệt trong việc khảo sát địa hình xây dựng.

Năm Minh Mệnh thứ 15 (1834), Thự Phó vệ úy vệ Giám thành Nguyễn Văn Xướng, mang biền binh thuộc hạ đi đo vẽ hình thế núi sông các hạt từ Phú Yên đến phía Nam và thành Nam Vang, vẽ đường bộ từ Hà Tiên sang Xiêm, bản đồ dâng lên được vua thưởng 10 lạng bạc và biền binh đi theo được thưởng 1 tháng tiền lương [92; 108]. Tuy nhiên, võ quan Vệ giám thành đi làm nhiệm vụ vẽ địa hình không hoàn thành tốt nhiệm vụ bị triều đình xử phạt. Châu bản triều Nguyễn tờ 92, tập 54 ngày 13 tháng 7 năm Minh Mạng 16 (1835), Nội các Phụng thượng dụ về việc:“Viên được phái ra Hoàng Sa là Cai đội Phạm Văn Nguyên trở về chậm trễ, vừa qua đã có chỉ giao cho Bộ trị tội. Nhưng đã tra chưa thấy rõ có tình tội riêng. Vả lại lần đó phái đi ra biển, đã hoàn thành công việc lẽ ra được dự thưởng chỉ có quản viên Phạm Văn Nguyên lúc về lại dám tự ý giữ chức thật là không hợp, trước đây đã có chỉ cách chức giam cùm, nay truyền đánh ngay 80 gậy và gia ân khai phục nguyên chức. Vẽ bản đồ chưa được rõ ràng là các Giám thành Trần Văn Vân, Nguyễn Văn Tiện và Nguyễn Văn Hoằng đều đánh 80 gậy chuẩn cho thả bớt cả” [31; tờ 92, tập 54 ngày 13 tháng 7 năm Minh Mệnh 16 (1835)].

Bên cạnh đó, võ quan tham gia vào hoạt động sản xuất như sản xuất nông nghiệp (phụ trách việc đắp đê, khai hoang) và các hoạt động sản xuất khác như đúc thành tốt nhiệm vụ cũng được nhà vua ban thưởng. Trong số lần võ quan được vua khen thưởng cho hoạt động này, có 2 lần võ quan được thưởng nhiều nhất là cho võ quan phụ trách đắp đê.

Ngoài ra, triều Nguyễn còn ban thưởng cho võ quan trong các hoạt động đi sứ. Một số trường hợp võ quan được ban thưởng cho hoạt động này như: Thiệu Trị năm thứ 6 (1846) đi sứ sang Giang Lưu Ba (tức Indonesia) được triều đình khen thưởng: “Thuỷ Sư quản toạ là Phó vệ uý vệ 3 doanh Trung Vũ Phẩm nay gia ân lại thưởng 1 mai tiền vàng Tam thọ, 15 lạng bạc, áo dài áo ngắn 2 chiếc quần mầu hồng, mầu trắng mỗi loại 1 chiếc. Đội trưởng Cấm binh Vũ Dũng làm công vụ trên thuyền lại gia thưởng 1 mai tiền vàng Nhị Nghi 10 lạng bạc. Trừ tiền vàng và bạc


sẽ tuân lệnh thi hành ra, còn áo quần nên dùng lụa màu. Kính vâng kê khai phúc trình, chờ chỉ tuân lệnh thi hành.” [40; tờ 380 quyển 37, ngày 28 tháng 5 năm Thiệu Trị thứ 6 (1846)].

Võ quan còn được ban thưởng trong các nhiệm vụ tuyển mộ binh lính và các hoạt động luyện tập binh khí như thi bắn súng, thao diễn, sản xuất vũ khí. Tài liệu châu bản còn ghi lại: Tự Đức năm thứ 2 (1849) binh lính và quan chức tỉnh Bình Định thao diễn trong đó “Phó quản cơ Lê Sự truyền cho thưởng 1 lần kỷ lục, lại thưởng thêm cho 1 áo lụa trục sa, 1 áo vải tây, 1 quần vải lụa su màu lam. Các quan chức địa phương cũng tham dự việc huấn luyện hàng ngày, cũng đáng khen thưởng, vì vậy Hộ đốc Lê Nguyên Trung, Bố chính Trần Văn Thông cùng Lãnh binh Nguyễn Hóa đều thưởng cho 1 lần kỷ lục” [54; tờ 49, tập 11 ngày 10 tháng 2 năm Tự Đức 2 (1848)]. Không chỉ được thưởng tiền bạc, võ quan còn được thăng thưởng chức tước phẩm hàm như văn bia làng Hiền Lương (Phong Điền- Thừa Thiên Huế) còn ghi lại trường hợp Võ khố đốc công Hoàng Văn Lịch có công, “khua kiếm oai phong, việc binh khí trang bị cho thuộc hạ sắc bén, dạy vẽ nghiêm túc, có tác phong hùng dũng về chiến đấu. Mũ giáp võ phục chỉnh tề theo hầu đã lâu, vất vả có nhiều công la thành tích ta thấu tỏ đáng khen” nên được vua Thiệu Trị “phong Minh nghĩa Đô Úy” [180; 81].

Ban thưởng đối với võ quan nhân dịp lễ -tết

Trong các ngày trọng đại của đất nước như vua lên ngôi, mừng thọ Vua hoặc Hoàng hậu, các ngày Tết trong năm, các vua triều Nguyễn thường thực hiện đại xá và ban ân thưởng cho Hoàng tộc và bá quan văn võ. Việc ban ân bổng này của võ quan được thực hiện với hai hình thức: ban thành định lệ và thưởng theo chỉ dụ ban ấn của nhà vua trong mỗi dịp cụ thể. Trong đó, việc ban ân thưởng theo từng dịp cụ thể là chủ yếu.

Về định mức khen thưởng cho võ quan, dưới thời vua Minh Mệnh thực hiện mức khen thưởng vào này 2 ngày: tết Nguyên Đán và tết Lập hạ.

Định lệ thưởng tết Nguyên đán cho võ quan cùng với quan viên văn võ được triều Nguyễn ban hành vào năm Minh Mệnh thứ 3 (1821). Định mức cụ thể như sau “Chánh Nhất phẩm đều thưởng 12 lạng bạc, tòng Nhất phẩm 10 lạng, chánh Nhị phẩm 8 lạng, tòng Nhị phẩm 6 lạng, chánh Tam phẩm 5 lạng, tòng Tam phẩm 4 lạng, chánh Tứ phẩm 3 lạng, tòng Tứ phẩm 2 lạng rưỡi, chánh Ngũ phẩm 2 lạng. Còn quan ở Kinh nào không dự hàng ban, chiếu ai có dấu khuyên sau vua phê, theo phẩm bậc cũ mà thương cấp; viên nào được chấm son, đều giảm 1 lạng. Quan ở ngoài đến chầu, Tứ


phẩm trở lên chuẩn cho theo phẩm bậc cũ mà thưởng cấp; Ngũ phẩm trở xuống, đều thưởng 1 lạng….Chánh đội trưởng xuất đội, vệ Thị nội hiện tại, đều 1 lạng” [67; 463].

Từ năm Minh Mệnh thứ 4 (1823) triều Nguyễn đặt định lệ ban thưởng bạc cho quan văn – võ nhân dịp lễ Khánh Hạ. Định mức ban cấp dựa trên phẩm hàm, quan ở trong và ngoài kinh. Trong đó, chánh nhất phẩm được nhận 12 lạng, thấp nhất là chánh đội trưởng, đội trưởng, suất đội được thưởng 1 lạng [90; 254].

Đặc biệt năm Tự Đức thứ 10 (1857), vua đặt định lệ thưởng cho quan văn võ nhân tết Đoan Dương từ tứ phẩm trở lên. Ngoài ra, vào những dịp trọng đại như vua lên ngôi, các ngày lễ như: mừng thọ Vua, mừng thọ Hoàng hậu hay các ngày tết khác như tết Nguyên Đán, tết Đoan Dương võ quan cũng được ban thưởng (xem thêm phụ lục 2f). Một số dịp không phải ngày lễ tết vua triều Nguyễn cũng ban ân thưởng cho võ quan như: Thiệu Trị năm thứ 2 (1842), thưởng do yên bình được mùa; Thiệu Trị năm thứ 2 (1842), thưởng nhân Bắc tuần hồi loan (vua đi tuần du phía Bắc trở về).

Ngoài ban thưởng ưu hậu cho võ quan lập công trạng, dưới triều Nguyễn những võ quan không hoàn thành nhiệm vụ cũng bị phạt nghiêm khắc như phạt giảm phẩm hàm bổng lộc, cắt giảm lương: Ngày 26 tháng 10 năm Thiệu Trị 1 (1841), triều đình phạt quan trong việc coi giữ thành Trấn Tây, nội dung như sau: Nay căn cứ vào tập tâu của bộ Hình về việc lần lượt đưa ra xét xử các võ quan trấn giữ thành Trấn. Trong đó trừ Trương Minh Giảng hiện đã chết và đã đoạt lại chức hàm tướng quân. Nay lại [dụ] truyền ngừng cấp và đòi lại bổng Chánh thất phẩm mà cho con trai viên đó là Trương Minh Thi đã được cấp. Dương Văn Phong trước đã cách chức, nay đã chết, không cần bàn xét [30; tờ 68 tập 10, ngày 26 tháng 10 năm Thiệu Trị thứ 1 (1841)]. Ngày 8 tháng 4 năm Tự Đức thứ 4 (1852), triều đình ban dụ phạt đánh 90 gậy gồm 3 Đội trưởng, đánh 50 roi chiếu theo tội công phạt bổng 9 tháng gồm 1 Suất đội, xin đánh ngay vì quản binh để binh lính thuộc phủ bỏ trốn [58; tờ 56 tập 25 ngày 8 tháng 4 năm Tự Đức thứ 4 (1852)]. Ngày 5 tháng 6 năm Tự đức 16 (1864), vua phạt Lãnh binh Nguyễn Tăng Tín phạt 1 năm lương do không có đối sách đối phó với thổ phỉ người Thanh cướp thuyển buôn ở Quảng Ngãi [59; tờ 96, tập 152 ngày 5 tháng 6 năm Tự Đức thứ 16 (1864)].

- Ban thưởng đối với võ quan về hưu

Đồng thời với việc ban cấp lương tiền, năm Gia Long thứ nhất (1802) các công thần (trừ binh đinh) còn được cấp thuộc binh theo quy định.




7


6


6



5

5







4

4






3 3







2 2 2









1 1









Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 212 trang tài liệu này.

Chế độ đãi ngộ đối với quân đội dưới triều Nguyễn giai đoạn 1802-1884 - 12


9

8

8


7


6


5


4


3


2


1


0

Chánh vệ

Phó vệ, Chánh chi

Phó chi

Trưởng hiệu, Cai cơ, Cai đội

Phó đội

Hạng nhất Hạng nhì Hạng 3

Biểu đồ 3.6. Số lượng thuộc binh được cấp cho công thần về hưu ban hành năm Gia Long thứ nhất (1802)

[Nguồn: 89; 534]

Tự Đức năm thứ 5 [1852], triều Nguyễn ban hành định lệ ban ân thưởng các thọ quan trong đó có võ quan. Tùy theo độ tuổi và phẩm trật võ quan được ban vải lụa với định mức khác nhau.

Ngoài ra, võ quan về hưu còn được triều đình ban thưởng tiền bạc. Tiêu biểu như năm Tự Đức thứ 2 (1848), triều đình ban tiền cho một số võ quan hưu trí: Chưởng vệ Phùng Hữu Hoà 75 tuổi, Chưởng vệ Nguyễn Văn Lưu 73 tuổi, cho mỗi người 100 quan tiền; 8 viên Chánh tam phẩm [95; 142].

Đối với võ quan về hưu, khi chết cũng được triều đình cấp tuất. Chế độ ban cấp này của võ quan cũng nằm trong chế độ chung của quan viên được ban hành đầu tiên vào tháng 12, năm Minh Mệnh thứ 13 (1833) gồm 2 mức ban cấp. Đối với quan từ Tòng tam phẩm trở lên, được nguyên hàm về hưu (không áp dụng đối với võ quan bị giáng hay bắt về hưu) khi chết, bộ Lễ tâu lên đợi chỉ của nhà vua để cấp cho tiền tuất. Đối với quan từ Chánh Tứ phẩm trở xuống người nào đi trận bị thương cho về quê được cấp nửa lương nếu chết thì chiếu theo phẩm hàm cấp cho một nửa tiền tuất so với quan Tòng tam phẩm trở lên. Năm Tự Đức thứ 6 (1853), triều đình ban hành chế độ cấp tuất đối với võ quan bị giáng chức hoặc buộc về hưu, mỗi người được 20 quan tiền. (tham khảo thêm phụ lục 3c).


Năm Tự Đức thứ 7 (1853), triều Nguyễn ban hành định lệ về cho quan viên văn võ mang theo triều phục khi về hưu. Với võ quan, đối tượng tượng thứ nhất là quan đến 70 tuổi, Tòng nhị phẩm không dự vào hàng đình thần, giữ các chức như Đề đốc, Chánh phó lãnh binh không bắt về hưu, hay giáng 5 cấp, hoặc cách chức lưu nhiệm, thì cho phép các viên ấy khi về hưu được mang theo triều phục, khi chết được khâm liệm bằng triều phục ấy. Đối tượng thứ 2 là võ quan ngoài 60 tuổi, ốm yếu được giữ nguyên hàm về hưu, làm việc quan được 30 năm trở lên, có công lao lớn, khi về hưu có tâu xin sẽ cho mang triều phục [95; 321]. Đến năm Tự Đức thứ 10 (1857), triều đình quy định cụ thể hơn đối với trường hợp thứ 2, võ quan được mang triều phục về hưu phải là võ quan cao cấp từ Nhị phẩm trở lên, làm việc trên 30 năm, không phạm tội, tuổi 60 trở lên được cho về hưu trước niên lệ [95; 321].

Ngoài những ân thưởng trên võ quan cũng như các quan viên còn được hưởng một số ưu đãi như giảm nhẹ hình phạt đối với quan phạm tội, chế độ nộp tiền để tặng phẩm hàm cho cha đã chết. Khi cha mẹ quan văn- võ chết, trước năm 1878, võ quan được triều đình cho về quê để tang cha mẹ.

Ngoài ra, đối với võ quan đã chết nhưng nghèo khó triều Nguyễn cũng chế độ đặc biệt. Theo tác giả Nguyễn Minh Đức và Vũ Phạm Quang viết trong cuốn Tướng Doãn Nỗ và họ Doãn trong lịch sửcó chép lại gia phả dòng họ Doãn ở Song Lãng – Vũ Thư Thái Bình như sau: sau khi ông mất, theo gia pải họ Doãn ở Song Lãng, Vũ Thư thì: “Khi mở tráp của vị danh thần lừng lẫu tiếng tăm thấy một cuốn sổ “nhật ký” có nghi còn nợ của người 1000 quan tiền. Các vị quan tỉnh thấy cụ làm quan thanh liêm nghèo khó mới tâu xin triều đình ban ơn ngoại lệ. Sau, Tự Đức đã đặc cấp cho gia đình cụ 4 mẫu ruộng hạng nhất trích từ công điền xã quê cụ”[104; 114-115].


Tiểu kết chương 3


Dưới triều Nguyễn, chế độ đãi ngộ cho võ quan được các triều vua đặc biệt quan tâm. Về chế độ đãi ngộ bằng lương, võ quan không chỉ được ban cấp lương bằng tiền gạo mà còn được ban cấp ruộng đất và tiền xuân phục hàng năm. Định mức lương của võ quan căn cứ trên phẩm trật và được ban cấp theo định lệ lương chung của quan viên văn võ.

Định mức lương của võ quan thường xuyên điều chỉnh cho phù hợp với hoàn cảnh đất nước. Trong đó phụ cấp bằng lương của võ quan cao cấp từ tứ phẩm trở lên giảm dần từ triều vua Minh Mệnh đặc biệt là dưới thời vua Tự Đức do tình trạng khó khăn nhiều mặt, tình hình tài chính bị thu hẹp.

Đặc điểm nổi bật của chế độ đãi ngộ ngoài lương của triều Nguyễn cho võ quan là chính sách ban thưởng cho võ quan lập được nhiều công trạng trong các hoạt động quân sự. Những võ quan này không chỉ được thưởng bằng vật phẩm như tiền, bạc, mà còn được thăng thụ phẩm hàm. Việc ưu cấp này triều Nguyễn áp đụng chủ yếu đối với võ quan trận thương trận vong khi tham gia chiến trận.

Chính sách đãi ngộ đối với thân nhân võ quan như cha mẹ, vợ và con cái võ quan (bao gồm cả võ quan đương nhiệm và võ quan trận thương trận vong) cũng là một nội dung quan trọng thể hiện sự quan tâm của triều Nguyễn đối với quân đội.

Không chỉ quan tâm tới lực lượng quân đội còn đương nhiệm, vương triều Nguyễn cũng ban hành những chính sách thể hiện sự quan tâm đối với các võ quan về hưu. Chính sách này nhằm đảm bảo đời sống vật chất và tinh thần cho võ quan khi không còn trong quân ngũ, góp phần xây dựng một xã hội ổn định và công bằng hơn.


Chương 4.

CHẾ ĐỘ ĐÃI NGỘ ĐỐI VỚI BINH LÍNH CỦA TRIỀU NGUYỄN GIAI ĐOẠN 1802-1884

4.1. Chế độ đãi ngộ bằng lương cho binh lính

Quân đội triều Nguyễn là đội quân chính quy đông đảo, trong đó binh lính làm nhiệm vụ chiến đấu chiếm đa số. Nhận thấy vai trò quan trọng của binh lính trong quân đội và mong muốn xây dựng một lực lượng quân đội chính quy vững mạnh, các vua từ Gia Long đến Tự Đức đã ban hành nhiều chính sách quan trọng nhằm đảm bảo đời sống cho binh lính. Cũng như võ quan, lương của binh lính được nhà nước ban cấp bằng tiền gạo và ruộng đất.

4.1.1.Chế độ lương cho binh lính tại ngũ

- Chế độ lương bằng tiền, gạo

Chế độ ban cấp lương cho binh lính bằng tiền gạo là chế độ quan trọng nhất nhằm đảm bảo nguồn lương thực hàng ngày cho binh lính. Dưới triều vua Gia Long, lương của binh lính trên toàn quốc vẫn giữ nguyên định mức ban hành từ trước năm 1802, mỗi tháng được cấp 1 quan tiền, 1 phương gạo. Mức lương này về sau vẫn là mức lương cơ bản của binh lính triều Nguyễn. Tuy nhiên, tùy theo tính chất công việc và vai trò của mỗi đơn vị quân mà nhà nước có sự điều chỉnh định mức lương tăng lên hoặc giảm đi.

Nhằm ổn định tình hình chính trị và kiểm soát vùng đất mới dưới sự quản lý của vua Lê - chúa Trịnh và vương triều Tây Sơn trước kia, ngay từ năm 1803, triều Nguyễn đã đặt định lệ lương bổng cho quân lính ở Bắc Thành dựa trên thời điểm tham gia quân ngũ. Theo đó, mức lương cho binh lính ở Bắc thành được chia ra làm 3 hạng: hạng nhất là những người làm việc từ năm Mậu Thân đến năm Giáp Dần; hạng nhì từ năm Ất Mão đến Canh Thân; hạng ba từ năm Tân Dậu đến Quý Hợi.

Dựa trên 3 thứ hạng này, triều Nguyễn định mức tiền gạo ban cấp theo tháng cho binh lính trong đó có sự khác nhau giữa quân chính quy (các quân ở kinh thành phục vụ cho vua, triều đình trung ương) và thuộc binh (phục vụ ở phủ đệ của quan lại và ông hoàng bà chúa). Theo đó, trong cùng một hạng thì ruộng của Thuộc binh thấp hơn ruộng của binh lính chính quy. Cụ thể như sau: Đội trưởng, biện lại các quân và binh lính: hạng nhất 2 quan tiền, 2 phương gạo, hạng nhì 1 quan 5 tiền, 1 phương 15 bát gạo, hạng ba tiền 1 quan, gạo 1 phương; Đội trưởng thuộc binh lạc tòng và binh lính: hạng nhất 2 quan tiền 1 phương 15 bát gạo. hạng nhỉ 1 quan 15 tiền; 1 phương 7 bát gạo; hạng ba 1 quan tiền, 1 phương gạo [89; 576- 579].

Xem tất cả 212 trang.

Ngày đăng: 06/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí