Chế Độ Truy Tặng Phẩm Hàm Cho Võ Quan Bị Cách Chức Trận Vong Ban Hành Năm Tự Đức Thứ 27 (1874)


dậy của người Mán và người Thổ dựa trên tinh thần dũng cảm và tài trí cũng như tinh thần quyết tâm đánh giặc. Việc đặt định này áp dụng cả đối với những người theo thuyền đánh giặc.

Riêng đối với những võ quan mạo hiểm xông pha, khinh suất nhưng thủ thắng rồi chết trận mà chưa có phẩm hàm nhà nước quy định:“là Quản đoàn thì tặng Tòng bát phẩm Bá hộ, là Suất đoàn thì tặng Chánh cửu phẩm Bá hộ” [79; 75]. Năm Tự Đức thứ 27 (1874), nhà nước đặt định lệ phẩm hàm cho quan viên (bao gồm cả võ quan) bị cách chức nhưng vẫn tham gia chiến trận bị trận vong. Trong đó quy định:

Bảng 3.5. Chế độ truy tặng phẩm hàm cho võ quan bị cách chức trận vong ban hành năm Tự Đức thứ 27 (1874)


STT


Phẩm trật trước khi chết

Phẩm trật được truy tặng

Mạnh mẽ xông pha trận mạc đánh thắng giặc

Mạo hiểm xông pha

mà khinh suất gây bất lợi

1

Chánh, Tòng tam phẩm

Chánh ngũ phẩm

Tòng lục phẩm

2

Chánh, Tòng tứ phẩm

Tòng ngũ phẩm

Chánh thất phẩm

3

Chánh, Tòng ngũ phẩm

Chánh lục phẩm

Chánh bát phẩm

4

Chánh, Tòng lục phẩm

Chánh thất phẩm

Tòng bát phẩm

5

Chánh, Tòng thất phẩm

Chánh bát phẩm

Chánh cửu phẩm

6

Chánh, Tòng bát phẩm

Tòng cửu phẩm

Chánh cửu phẩm

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 212 trang tài liệu này.

Chế độ đãi ngộ đối với quân đội dưới triều Nguyễn giai đoạn 1802-1884 - 11

[Nguồn: 79; 76] Sau khi truy cấp phẩm hàm, từ Chánh tòng Tam phẩm đến Chánh tòng bát phẩm theo hàm truy tặng mà cấp tiền tuất gấp đôi, đối với những viên mạnh mẽ xông pha đánh giặc thì Chánh, Tòng cửu phẩm dựa theo nguyên hàm cấp tuất, quan thuộc tất cả các phẩm hàm trên đều được hưởng lệ ấm nhiêu. Đối với những quan viên mạo hiểm xông pha, khinh suất mà chết thì Chánh, Tòng thất phẩm được truy tặng Chánh cửu phẩm chiếu theo hàm được tặng mà cấp tuất gấp đôi, Chánh, Tòng bát phẩm được truy tặng Chánh cửu phẩm, theo hàm được tặng mà cấp tuất; Chánh, Tòng cửu phẩm

cho truy theo nguyên hàm mà cấp tuất, nhưng dừng chế độ ấm nhiêu.

Ngoài thăng thưởng thêm tiền và tăng phẩm hàm, triều Nguyễn còn ban tặng tặng gấm và vải lụa cho võ quan chết trận đặc biệt dưới triều vua Tự Đức. Võ quan khi tử trận được cấp tiền vải, áo triều bào để thờ. Năm Tự Đức năm thứ 18 (1865), nhà đổi định lệ thay cấp áo triều bào cho võ quan trận vong bằng tiền.

Những võ quan có công được nhà nước cấp ruộng lập bia võ công và lập đền thờ. Chế độ này được thực thi đầu tiên vào năm 1837 dưới triều vua Minh


Mệnh. Những võ quan được ghi công vào bia như Trương Minh Giảng, Nguyễn Xuân, Phạm Văn Điểm. Một số võ quan được lập đền thờ được Thực lục ghi lại như: Minh Mệnh năm thứ 11 (1830), triều Nguyễn truy phong Cai đội Nguyễn Ngọc Huyên làm An Ninh bá, lập đền thờ; Tự Đức năm thứ 34 (1881) triều đình sai địa phương làm đền thờ Lãnh binh An Giang là Trương Định ở xã Tư Cung, tỉnh Quảng Ngãi.

Ngoài chế độ đối với võ quan, triều Nguyễn còn có chế độ trợ cấp cho thân nhân của võ quan trận vong

Đối với cha mẹ võ quan, năm Tự Đức thứ 4 (1851), triều đình thực hiện cấp tiền gạo cho cha mẹ võ quan từ Suất đội trở lên chết khi đánh dẹp và đi đường biển. Không phụ thuộc vào tuổi của cha mẹ và phẩm cấp của võ quan, triều Nguyễn thống nhất cấp cho cha mẹ quan viên 3 quan tiền, 3 phương gạo, vải, lụa mỗi thứ 1 tấm. Tự Đức năm thứ 13 (1860), triều đình cấp tiền gạo cho thân nhân các tướng sĩ chết trận ở quân thứ Quảng Nam- Gia Định. Trong đó quy định:“Nhị phẩm cấp cho 20 quan tiền, 8 phương gạo; tam phẩm cấp 15 quan tiền, 5 phương gạo; tứ phẩm cấp 10 quan tiền, 4 phương gạo; ngũ phẩm cấp 8 quan tiền, 3 phương gạo; lục phẩm trở xuống theo thứ tự mà giảm dần đi” [95; 686]. Tự Đức năm thứ 18 (1865), triều đình ban hành định lệ, những cha mẹ của người chết trận nếu còn cha mẹ thì cấp cho mỗi người quan tiền và 1 phương gạo [75; 196].

Đối với con của võ quan trận vong, triều Nguyễn cho được hưởng lệ ấm nhiêu. Chế độ này bắt đầu ban hành từ năm Gia Long thứ 2 (1803) cùng với chế độ chung cho con quan viên. Theo đó, phẩm hàm, quyền lợi của những người con được hưởng tùy thuộc vào chức vụ của người cha. Đến thời vua Tự Đức, năm Tự Đức thứ 11 (1858), triều Nguyễn ban hành quy định tặng ấm nhiêu cho quan viên trong đó có võ quan trận vong khi đi kháng chiến chống Pháp. Trong đó quy định:“Chánh tứ phẩm được ấm thụ cho 1 người con hoặc em hoặc cháu là Tòng thất phẩm Thiên hộ; Tòng tứ phẩm, Chánh ngũ phẩm một người con hoặc em hoặc cháu là Bát phẩm Bá hộ; Chánh, Tòng thất ấm thụ cho 1 người con hoặc em hoặc cháu là Tòng cửu phẩm Bá hộ; Đội trưởng cấp bằng được miễn cho 1 người con hoặc em hoặc cháu binh diêu suốt đời” [79; 67]. Ngoài ra, con võ quan chết trận được nhà nước cấp tiền gạo hàng tháng. Chế độ này được ban hành năm Tự Đức thứ 18 (1865) trong


chế độ chung của quan viên. Triều đình quy định, nếu con của quan văn – võ dưới 15 tuổi không có người nuôi dạy, hàng tháng cấp 5 tiền và nửa phương gạo, trên 16 tuổi đã đủ trưởng thành nên không cấp dưỡng [75; 196].

Đối với vợ của võ quan trận vong, triều Nguyễn ban cấp cho một số trường hợp như: Tự Đức năm thứ 4 (1851), triều đình cấp tiền gạo cho vợ võ từ Suất đội trở lên chết khi đánh dẹp và đi đường biển với mức: Tam phẩm trở lên cấp cho 3 quan tiền, 2 phương gạo; từ Tứ phẩm đến Thất phẩm, cấp cho 2 quan tiền, 1 phương gạo (không áp dụng với vợ con người nào hiện còn không đến nỗi cô đơn khổ sở, đã có lương bổng, người can án bị tội) [95; 209].

Tự Đức năm thứ 13 (1860), triều đình thực hiện cấp tiền gạo cho thân nhân các tướng sĩ chết trận ở quân thứ Quảng Nam và Gia Định. Định mức cụ thể như sau: võ quan chết trận còn cha mẹ vợ con: Nhị phẩm cấp cho 20 quan tiền, 8 phương gạo; Tam phẩm cấp 15 quan tiền, 5 phương gạo; Tứ phẩm cấp 10 quan tiền, 4 phương gạo; Ngũ phẩm cấp 8 quan tiền, 3 phương gạo; Lục phẩm trở xuống theo thứ tự mà giảm dần đi [95; 686]. Với võ quan có công lao đặc biệt nhà nước có chế độ đãi ngộ riêng đối với vợ của họ. Trường hợp điển hình là Tự Đức năm thứ 27 (1874), vua ân thưởng cấp tiền, gạo cho vợ nguyên An Giang Lãnh binh Trương Định. Khi Pháp đánh chiếm các tỉnh ở Nam Kỳ, Trương Định mộ quân chống đánh, sau thua ông cùng con trai bị giặc giết chết, vợ Định là Lê Thị Thưởng không chỗ nương nhờ, “vợ của viên đã chết ấy (Thị Thưởng) tuổi đã già không nương tựa vào đâu được, chuẩn cho quan tỉnh cấp dưỡng cho đủ (mỗi tháng cấp tiền 20 quan, gạo 2 phương), đến nay lại chuẩn cho sau khi chết cấp cho 100 quan tiền” [96; 283].

Chế độ trợ cấp cho võ quan bị nạn gió

Dưới triều Nguyễn, đường biển là một trong những con đường vận tải chính. Không chỉ có binh dân mà quân đội triều Nguyễn là một lực lượng không nhỏ tham gia vào việc vận tải bằng đường biển. Việc đi trên biển những thời điểm mưa bão, nhất là trên vùng biển miền Trung dẫn đến những tai nạn chìm tàu và binh lính bị chết đuối.Việc trợ cấp cho binh sĩ trong đó có võ quan bị nạn bão là một trong những chính sách quan trọng. Ngay từ năm Gia Long thứ 2, triều đình đã ban cấp tiền tuất cho 500 quân Thần Sách đi vận tải chết ở biển Thanh Hóa. Vệ úy được cấp 100 quan, Phó vệ úy được cấp 50 quan, Cai đội được cấp 30 quan [69; 583-484].


Năm Minh Mệnh thứ 1(1820) nhà vua ban hành chế độ trợ cấp cho võ quan từ chánh đội trưởng trở lên khi đi công sai và ki đi làm việc tư. Trong định lệ này, có sự phân biệt định mức giữa võ quan đi việc công và việc riêng, giữa chết và còn sống. Võ quan khi đi làm việc công cao hơn việc tư, võ quan bị chết cao hơn còn sống [67; 581].

Năm Tự Đức thứ 26 (1873), triều Nguyễn ban hành định lệ trợ cấp đối đối với võ quan bị nạn bão trong khi đi làm việc. Mức ban cấp dựa trên một số tiêu chí như: phẩm trật, đi làm việc công hay việc riêng, võ quan sống hay chết (từ Lục phẩm trở xuống đi việc công và riêng có mức ban cấp như nhau) cụ thể như sau:

Bảng 3.6. Định mức ban cấp cho quan văn võ bị nạn bão được ban hành năm Tự Đức thứ 26 (1873)


STT


Phẩm hàm

Nội dung ban cấp

Đi việc công

Đi việc riêng

Đã chết

Còn sống

Đã chết

Còn sống

Tiền

Tiền

Gạo

Tiền

Tiền

Gạo

1

Nhất phẩm, nhị phẩm

30

20

2

20

15

1

2

Tam phẩm

20

15

2

15

10

1

3

Tứ phẩm, Ngũ phẩm

8

5

1

8

5

1

4

Lục phẩm, Thất phẩm

6

4

1

6

4

1

5

Bát phẩm, Cửu phẩm

5

3

1

5

3

1

[Nguồn: 75; 194-195]

Ngoài bên cấp tiền theo lệ định, các vua triều Nguyễn còn ban cấp thêm tiền tuất hoặc truy tặng phẩm hàm hoặc ban cấp thêm vải lụa cho võ quan bị nạn gió.

Quan binh chết vì bão còn được triều đình tổ chức tế lễ. Năm Tự Đức thứ 8 (1855), vua cấp tuất và tế lễ ở bờ biển cho Suất đội đội Tuần hải ở Quảng Yên và 13 viên danh biền binh đều chết đuối do bão đánh chìm, Tự Đức năm thứ 10 (1857) cấp tuất gấp đôi sai tế một tuần cho 41 biền binh tỉnh Biên Hoà chết do gặp bão trên đường chở hàng hóa về Kinh.

3.2.3. Chế độ khen thưởng

-Chế độ ưu cấp đối với các công thần

Dưới thời Nguyễn có 3 loại công thần quan trọng: Khai quốc công thần, Trung hưng công thần và Vọng Các công thần. Vọng các công thần là những người phò tá vua Gia Long lúc nguy khốn và phải sang lánh nạn ở Vọng Các (Công thần Vọng các là những người hết lòng phò tá vua Gia Long lúc nguy khốn nhất, phải đi


lánh nạn ở Vọng Các ( Băng Cốc). Ví dụ như Châu Văn Tiếp, Tôn Thất Hội, Võ Di Ngy, Tống Viết Phúc, Mai Đức Nghị) . Khi dựng cơ nghiệp vua ban thưởng ưu hậu cho những công thần này.

Dưới triều vua Gia Long, triều Nguyễn chia Công thần Vọng các thành thành 3 hạng đồng thời thực hiện ban cấp lương tháng cho họ.

14

12

12

10

10

8

8

6

6

5

5

5

4

4.5

4

3

2.5

2.8

3

2

2

2

1.15

1

0.5

0

Chánh vệ, chánh Phó vệ phó chi Trưởng hiệu

chi

Hạng nhất Hạng nhì

Phó đội

Hạng ba

Đội trưởng

Binh đinh

cai cơ, cai đội

Định mức tiền

Theo chức quan, công thần được nhận trợ cấp hàng tháng bao gồm tiền và gạo. Định lượng gạo tiền cơ bản bằng nhau. Cụ thể như sau:


Biểu đồ 3.5. Thưởng cho các công thần Vọng các năm Gia Long thứ nhất (1802)

[Nguồn: 89; 533-534]

Đồng thời công thần bao gồm cả võ quan được lập thuộc binh theo 3 hạng đã quy định nhiều nhất là Chánh vệ (hạng nhất 8 thuộc binh, hạng nhì 6 thuộc binh, hạng ba năm thuộc binh) thấp nhất là Phó đội (hạng nhất 2 thuộc binh, hạnh nhì và ba đều 1 thuộc binh (xem thêm phụ lục 1.b). Những người là thuộc binh đều được miễn dao dịch.

Ngoài ra, dưới thời vua Gia Long thứ 7 (1808) ban hành chế độ viên tử đối với con cháu công thần. Nội dung của định lệ này nêu rõ: quan viên dự công Vọng Các từ Cửu phẩm trở lên, thì các con đều được ghi làm quan viên tử, đều được miễn binh dao và thuế thân; [89; 734]. Đến năm Minh Mệnh thứ hai (1821), triều Nguyễn thực hiện chế độ tập ấm (như ấm tử và ấm sinh).

-Khen thưởng đối với võ quan có công trong các hoạt động quân sự

Đầu thời Nguyễn, vua Gia Long theo lệ của chúa Nguyễn trọng thưởng cho tướng sĩ có công bắt giặc (chỉ phong trào nông dân Tây Sơn). Tướng sĩ ai bắt


sống được một người lính được thưởng 5 quan tiền; bắt được Hộ quân, Quản quân, Đô ty, Đô úy được thưởng 20 quan tiền; bắt giết được Đô đốc thưởng 1000 quan tiền. Các võ tướng có công đánh thắng Tây Sơn, hình thức chủ yếu là thưởng bằng tiền [89; 509].

Từ khi nắm quyền cai trị đất nước, các vua Nguyễn từ Gia Long đến Tự Đức luôn phải đương đầu với những cuộc nổi dậy chống đối của rất nhiều bộ phận trong xã hội (đã trình bày ở Chương 1 phần bối cảnh trong nước). Dưới triều Gia Long, để dẹp yên các cuộc nổi triều đình đã cử các tướng như Lê Chất và Lê Văn Duyệt, Tôn Thất Bính, Hoàng Viết Toản đi đánh dẹp. Giai đoạn trị vì của vua Minh Mệnh nổ ra nhiều cuộc khởi nghĩa nhất, trong đó có nhiều cuộc khởi nghĩa lớn, triều đình phải nhiều lần phái quân đi đánh dẹp mới có thể dập tắt. Những võ quan có công lớn đối với việc trấn áp các cuộc khởi nghĩa thời kỳ này như Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Đức Nhuận, Nguyễn Hữu Thận, Tạ Quang Cự, Nguyễn Văn Trọng, Tống Phúc Lương, Phan Văn Thúy, Trương Minh Giảng và Trần Văn Năng. Sang triều Tự Đức, sau vài ba năm đầu còn yên trị, từ năm 1851 trở đi, các cuộc khởi nghĩa tiếp tục nổ ra. Một số võ quan có công lớn thời kỳ này như Ông Ích Khiêm, Nguyễn Viết Thành, Nguyễn Lệ, Vũ Trọng Bình. Sau những thắng lợi này, võ quan thường được triều đình ban thưởng.

Ngoài ban thưởng cho võ quan đi dẹp các cuộc nổi dậy trong nước, triều đình còn ban thưởng cho quan binh có công trong chiến đấu chống các thế lực ngoại bang (quân Xiêm, Cao Miên và Pháp) như Trương Minh Giảng, Nguyễn Tri Phương .

Việc ban thưởng của triều đình cho công trạng các võ quan cụ thể đã được thống kê trong phần phụ lục 2a,2b,2c,2d,2e. Ở đây, tác giả trình bày khái quát một số đặc điểm của chế độ khen thưởng của triều Nguyễn đối với võ quan có công lao trong việc đánh dẹp các cuộc nổi dậy trong nước.

So với các triều vua khác, thời vua Minh Mệnh nhà nước ban thưởng cho võ quan nhiều lần đồng thời mức ban thưởng cũng lớn hơn các triều vua còn lại. Nguyên nhân đây là thời kỳ có nhiều cuộc nổi dậy với thời gian và quy mô lớn. Thời vua Tự Đức mặc dù ở ngôi lâu, có những hoạt động quân sự quan trọng nhưng việc khen thưởng cho võ quan không thường xuyên và mức khen thưởng thấp.

Việc khen thưởng cho võ quan của các vua triều Nguyễn thường được thực hiện sau thắng lợi của mỗi trận đánh do đó một võ quan có thể được khen thưởng


nhiều lần khi thực hiện dẹp yên một cuộc nổi dậy. Tùy theo công trạng và quy mô của cuộc khởi nghĩa võ quan tham gia và thắng trận sẽ được thưởng như: thăng cấp bậc phẩm hàm (thường là 1 bậc), thưởng tiền, bạc với định mức không cố định.

Theo đó, những võ quan có phẩm hàm cao, lãnh đạo những cuộc khởi nghĩa lớn thì có mức khen thưởng cao như Tạ Quang Cự đánh dẹp các cuộc nổi dậy (Nông Văn Vân ở Bắc Kỳ và Lê Văn Khôi ở Nam Kỳ như khởi nghĩa dưới triều vua Minh Mệnh và Nguyễn Tri Phương có công trong đánh Pháp dưới triều Tự Đức. Trong các võ quan được nhà vua khen thưởng có những trường hợp tiêu biểu như Nguyễn Tri Phương, Ðây là những võ quan lập được nhiều chiến công (cầm quân đi đánh quân Xiêm, bình định Cao Miên). Sách Thực lục có ghi lại, năm 1845, Nguyễn Tri Phương được vua Thiệu Trị ban thưởng “gia hàm Hiệp biện Ðại học sĩ, quân công một cấp, kỷ lục ba thứ, thẻ bài đeo bằng ngọc đẹp có chữ “Cát tường phước thọ”, dây rủ xuống có xâu san hô, nhẫn trân châu, cẩn vàng mặt kim cương, kim tiền hạng to có chữ "Vạn tuế vĩnh lại" có dây rủ xuống, khánh vàng ghi công, mỗi thứ một chiếc” [94; 760]. Ðến năm 1847, ông lại được triều đình ban thưởng “1 chiếc nhẫn ngọc kim cương hạng lớn, chung quanh khảm ngọc trân châu bịt vàng của nhà vua thường dùng, 1 cái bài đeo có dây tua xâu ngọc san hô tốt, có chữ “Cát tường Phước trạch”, 1 đồng kim tiền hạng lớn có dây tua có chữ “Vạn thế vĩnh lại”, 1 đồng kim tiền hạng vừa, có dây tua có chữ “Long vân khế hội” [94; 974].

Thông thường triều Nguyễn ban thưởng định mức bằng nhau cho võ quan cùng 1 công trạng. Tuy nhiên, cũng có trường hợp việc khen thưởng được ban cấp theo phẩm hàm, ví dụ võ quan thu phục thành Trà Vinh năm Thiệu Trị thứ nhất (1841), vua ban thưởng quân đánh dẹp ở Cao Bằng năm Tự Đức thứ 21 (1868). Ngoài ra, một số võ quan còn được thưởng tước hiệu, vải, lụa, súng, sâm nhung như trường hợp năm Thiệu Trị thứ 7 (1854) triều đình “Thưởng cho Phủ biên tướng quân Tiết chế Trấn Tây tổng hạt Vũ Văn Giải 1 thẻ ngọc đề: An Tây Trung Vũ Tướng”.. Thưởng cho Viên Thự đô đốc trú phòng Trấn Tây bang biện sự vụ Nguyễn Văn Hoàng 1 thẻ bài vàng đề: "An tây trấn kiện tướng" [38; tờ 64 quyển 40 ngày 8 tháng 2 năm Thiệu Trị 7 (1847)].

Ngoài thưởng cho từng cá nhân thì triều Nguyễn còn khen chung cho võ quan tham gia và thắng lợi trong 1 hoạt động quân sự, ví dụ Thiệu Trị năm thứ 7 (1854) thưởng chung tướng sĩ binh lính tòng chinh tại Trấn Tây thắng lợi trở về, các khoản thưởng yến và xét thưởng phân theo hạng [39; tờ 34 quyển 48 ngày 17 tháng


6 năm Thiệu Trị 7 (1847)]. Dưới triều vua Tự Ðức, võ quan lập được công lao lớn, thắng trận trở về còn được nhà nước tổ chức lễ mừng công và ưu thưởng. Năm Tự Ðức thứ 33 (1880), các quân thứ ở biên giới phía Bắc từ Thống đốc đến Lãnh binh đều thưởng áo quần, bạc lạng theo thứ bậc; Đốc binh đến Hiệp quản được thưởng bạc lạng; Cai suất đội đến binh đinh thưởng chung 20.000 quan tiền [96; 445].

Mặc dù vậy, khi không hoàn thành nhiệm vụ cũng bị xử phạt xứng đáng thua trận cũng bị xử phạt nghiêm khắc kể cả những võ quan có chức hàm cao, lập nhiều công trạng đối với triều Nguyễn như Dương Văn Phong, Trương Minh Giảng, Nguyễn Công Trứ. Theo Bản phụng thượng dụ của Nội các ngày 26 tháng 10 năm Thiệu Trị thứ nhất (năm 1841): “Trong đó trừ Trương Minh Giảng hiện đã chết và đã đoạt lại chức hàm tướng quân. Nay lại truyền ngừng cấp và đòi lại bổng Chánh thất phẩm mà cho con trai viên đó là Trương Minh Thi đã được cấp. Dương Văn Phong trước đã cách chức, nay đã chết, không cần bàn xét...Lại các chức lưu nhiệm và chuẩn quyền lãnh Án sát sứ tỉnh An Giang là Phạm Văn Điển, Nguyễn Công Trứ truyền chiếu theo chức hàm hiện tại giáng 3 cấp lưu nhiệm.” [60; tờ 68, quyển 10 năm Thiệu Trị thứ 1(1841)].

-Khen thưởng đối với võ quan trong các hoạt động xây dựng và kiến thiết đất nước

Như đã trình bày, tổ chức quân đội của triều Nguyễn không chỉ có lực lượng quân chiến đấu mà còn bao gồm một lực lượng thuộc Cấm binh và Tinh binh là những đơn vị làm nhiệm vụ xây dựng và sản xuất như khảo sát tình hình núi sông, tham gia xây dựng các công thủy lợi và khai hoang. Cũng như các đội quân khác, việc ban thưởng cho những võ quan đôn đốc những đội quân làm nhiệm vụ này là cần thiết.

Thưởng cho võ quan hộ giá đi tuần du, kiểm tra và xem xét tình hình đất nước. Tuần du là hoạt động thường xuyên của các vua triều Nguyễn đặc biệt dưới thời vua Minh Mệnh. Mỗi dịp như vậy, võ quan cùng binh lính hộ giá là lực lượng quan trọng đi theo hầu và bảo vệ vua. Trong thời gian trị vì của vua Minh Mệnh nhà vua ban thưởng 7 lần cho các võ quan cùng các quan viên đi hộ giá vào các năm 1821, 1825, 1826, 1838. Trong đó năm Minh Mệnh thứ 6 (1827), nhà vua ban thưởng 2 lần cho võ quan đi hộ giá tuần du ở Quảng Nam và Quảng Bình. Số lượng võ quan được ban thưởng sau mối lần như vậy không được ghi lại cụ thể nhưng theo thống kê một số lần số võ quan được thưởng tới hàng trăm người. Đặc biệt

Xem tất cả 212 trang.

Ngày đăng: 06/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí