Một Số Kinh Nghiệm Rút Ra Từ Việc Thực Hiện Chế Độ Hưu Trí Ở Một Số Nước


1.1. Về điều kiện tuổi đời

Ở các nước khác nhau, tuỳ theo các nhân tố dân số và kinh tế xã hội mà có sự quy định tuổi đời khác nhau giữa các nhóm nước và khác nhau giữa nam và nữ trong cùng một nước. Có thể có một số nước quy định độ tuổi nam và nữ như nhau nhưng có một số nước khác lại quy định tuổi nghỉ hưu của nữ thấp hơn nam. Xác định tuổi nghỉ hưu phụ thuộc rất nhiều yếu tố kể cả phụ thuộc vào nước có dân số già hay trẻ. Đối với nước có dân số già, số người nghỉ hưu lớn, vì vậy họ phải nâng tuổi nghỉ hưu thường cao hơn so với các nước đang phát triển. Theo số liệu của văn phòng lao động quốc tế trong 24 nước thuộc tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế ( OCDE ) và trong 40 nước đang phát triển thì tuổi nghỉ hưu cao nhất chung đối với nam và nữ như sau :


Bảng 1: Cơ cấu tuổi nghỉ hưu ở một số nước


Độ tuổi

nghỉ hưu chung cho cả nam- nữ

OCDE

Nước đang phát triển

Số nước

%

Số nước

%

50

0

-

1

2,5

55

1

4,2

13

32,5

57

0

-

1

2,5

60

3

12,5

18

45

65

16

66,7

7

17,5

67

4

16,6

0

-

Tổng

24

100

40

100

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 88 trang tài liệu này.

Chế độ bảo hiểm hưu trí - 3

( Nguồn: BHXH Việt Nam )

Ngoài ra, các nước còn quy định hạ tuổi nghỉ hưu so với tuổi nghỉ hưu bình thường đối với những người làm những ngành nghề công việc trong điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm...

Điều kiện về tuổi đời nghỉ hưu ở một số nước được thể hiện :

- Nhóm Bắc Mỹ.

+ Mỹ, Canada : 65 tuổi ( chung cho cả hai giới ).

- Nhóm Châu Âu.

+ Anh : 65 tuổi (nam) và 60 tuổi (nữ).

+ Pháp : 60 tuổi ( tối đa là 65 tuổi).

+ Đức : 65 tuổi (nam) và 63 tuổi (nữ).

- Nhóm các nước Châu Á ( Ngoài ASEAN ).

+ Trung Quốc : 60 tuổi (nam) và 55 tuổi (nữ).


+ Nhật Bản : 60 tuổi(nam) và 55 tuổi (nữ)

+ Ấn độ : 55 tuổi(chung cho cả hai giới).

- Nhóm các nước ASEAN.

+ Indonesia: 55 tuổi (cho cả hai giới).

+ Malaysia : 55 tuổi(cho cả hai giới).

+ Xingapo : 55 tuổi (cho cả hai giới).

+ Philipin : 60 tuổi (cho cả hai giới).

Như vậy có thể thấy tuổi nghỉ hưu của các nước giao động trong khoảng từ 55 đến 65 tuổi và có phân biệt giới tính. Qua thống kê cho thấy chỉ có 34.62% số nước có quy định tuổi nghỉ hưu ở cả nam và nữ là như nhau. Đa số các nước ASEAN quy định tuổi nghỉ hưu chung cả nam và nữ là 55 tuổi.


1.2. Về việc xác định số năm đóng BHXH

Số năm đóng góp BHXH có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong công việc xác lập chế độ hưu trí. Vì vậy, số thời gian đóng BHXH là một trong các điều kiện để được hưởng trợ cấp hưu. Ở nhiều nước có quy định phải có một số năm đóng tối thiểu. Qua thống kê cho thấy số năm đóng BHXH dao động từ 15 đến 45 năm. Một nguyên tắc đặt ra trong chế độ hưu là độ tuổi được hưởng chế độ hưu xác định cao thì đòi hỏi số năm bắt buộc phải đóng BHXH phải cao. Số năm đóng BHXH thấp (nhưng không được thấp hơn số năm tối thiểu) thì mức trợ cấp thấp hơn.

Quy định thời gian đóng BHXH (tối thiểu) của một số nước như sau :

- Mỹ, Anh : Đóng góp 52 tuần liên tục cộng với 9/10 tổng số năm làm việc.

- Pháp : Người tham gia BHXH phải đóng góp 150 tháng liên tục .

- Đức : 15 năm đến 35 năm.

- Nga : Nam(20 năm), Nữ(20 năm).

- Ba Lan : Nam(20 năm), Nữ(15 năm).

- Hungari : 20 năm(cho cả hai giới)

- Ấn độ : 15 năm.

- Trung quốc : 10 năm liên tục.

- Nhật : 20 năm.

- Philipin : 120 tháng liên tục.

Ở một số nước ở Đông Nam Á không quy định cụ thể thời gian đóng phí

BHXH.


1.3. Về mức trợ cấp hưu trí

Có rất nhiều cách xác định mức trợ cấp hưu trí. Một số nước xác định mức đồng đều, coi là mức tối thiểu thích hợp với mặt bằng chung của quốc gia. Nhiều


nước xác định mức trợ cấp theo thu nhập đã từng có của người lao động khi nghỉ hưu. Một số nhóm nước khác kết hợp cả hai cách.

Trong phần trợ cấp có phần nền(cơ bản) là một mức đồng nhất cộng thêm phần tỷ lệ thu nhập. Tuy nhiên xu hướng chung là trợ cấp theo mức thu nhập đã từng có của người lao động trước khi nghỉ hưu, phù hợp với đa số trường hợp là đóng góp BHXH theo thu nhập.

Mức trợ cấp hưu của một số nước:

- Mỹ : Mức trợ cấp hưu đồng nhất, tối đa là 11280USD/tháng, tính trên thu nhập được bảo hiểm cho tới khi nghỉ hưu.

- Anh : 32,85 Bảng/tuần cộng 12% thu nhập được bảo hiểm trong nước.

- Pháp : 50% thu nhập bình quân trong vòng 10 năm cao nhất. Lương được

tính theo các lần thay đổi lương.

- Đức : 1,5% “lương ước tính” là tỷ lệ giữa thu nhập của người lao động so với múc lương trung bình của cả nước nhân với “cơ sở tính toán chung” hiện thời.

- Ba lan : 100% thu nhập bình quân của mức dưới 3000 ZLOTY một tháng của 12 tháng gần nhất cộng với 55% của phần còn lại và tăng 4% trợ cấp tính theo trợ cấp cơ bản cho mỗi năm công tác trên 20 năm.

- Trung quốc : 60 đến 90% thu nhập trong tháng cuối, phụ thuộc vào thời gian công tác.

- Ấn độ: Trả một lần tương ứng với số đóng góp của chủ và thợ đã trả cộng

với 7,58 % lãi.

- Indonexia : Người nghỉ hưu được nhận một khoản trợ cấp một lần tương đương với mức mà người sử dụng lao động và người lao động đã đóng góp trong suốt quá trình tham gia BHXH, cộng với khoản tiền lãi tăng thêm.

- Malaysia : Tương tự như Indonexia

- Philipines : 1,5% lương bình quân của 120 tháng cuối cộng với từ 42 đến

102% của tiền lương bình quân của 10 tháng lương.


1.4. Về mức đóng góp

Mức đóng góp cho chế độ hưu cũng có sự khác nhau giữa các nhóm nước. Tuy nhiên ở hầu hết các nước đều có sự phân chia đóng góp giữa giới chủ và giới thợ và đóng riêng cho chế độ hưu chứ không gộp vào các chế độ khác chẳng hạn:

- Mỹ: Người lao động đóng 6,2% tiền lương ( nếu là lao động độc lập phải đóng 12,4% ), người sử dụng lao động đóng 6.2 % tổng quỹ lương.


Tiền lương cao nhất được dùng làm căn cứ để đóng BHXH là 57000

USD/ năm .

- Anh : Người lao động đóng 2 % của 54 Bảng/ tuần đầu tiên cộng thêm 9% lương tuần của tiền lương từ 54 đến 405 Bảng. Người sử dụng lao động đóng từ 4,6 % đến 10,4 % .

- Pháp : Người lao động đóng 6,54 % trong thu nhập được tính BHXH của mình, người sử dụng lao động đóng 8,2 % tiền lương tối đa để đóng BHXH là 12360 FRANCS một tháng .

- Đức : Người lao động đóng 8,75 % tiền lương, nếu người lao động có thu nhập dưới 610 DM / tháng thì không phải đóng BHXH. Người lao động độc lập phải đóng 15,7%. Người sử dụng lao động đóng 8,75

% quỹ lương và đóng 7,5% nếu trong doanh nghiệp có người lao động có thu nhập thấp hơn 610 DM / tháng .


2. Một số kinh nghiệm rút ra từ việc thực hiện chế độ hưu trí ở một số nước

trên thế giới

Qua nghiên cứu về quá trình tổ chức và thực hiện hệ thống hưu trí của một số nước trên thế giới có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm sau:

- Ở hầu hết các nước vai trò của Nhà nước, Chính phủ trong hệ thống hưu trí là rất quan trọng. Nhà nước với tư cách là người đề ra định hướng cho sự hoạt động hưu trí và là một sự bảo trợ rất quan trọng cho sự tồn tại và phát triển của hệ thống này. Đặc biệt là bảo trợ về tài chính ở các mức độ và hình thức khác nhau.

- Xu hướng đa dạng hoá về tổ chức thực hiện, về nội dung và phương thức tiến hành trong chế độ hưu trí là phổ biến. Mặc dù vai trò của nhà nước là rất quan trọng như đã nêu ở trên nhưng tham gia hoạt động trong hệ thống hưu trí không chỉ có các tổ chức của nhà nước, các tổ chức khác ngoài khu vực nhà nước cũng có thể tham gia với điều kiện tuân thủ đúng những quy định trong luật BHXH và hưu trí. Đây là một trong những điều kiện quan trọng nhất để mọi thành viên trong xã hội có nhu cầu đều có thể tham gia vào chế độ hưu trí .

- BHXH nói chung cũng như bảo hiểm hưu trí nói riêng đối với mỗi nước có những đặc trưng riêng về tình hình phát triển kinh tế xã hội, tình hình dân số và lao động mà có những vận dụng cụ thể vào xây dựng cho mình một hệ thống hưu trí phù hợp về nội dung và hình thức thực hiện. Các yếu tố quan trọng để xác lập chế độ hưu trí ở các nước khác nhau cũng khác nhau chẳng hạn tuổi đời, mức sống, mức đóng góp... Trong đó phải đảm bảo được lợi ích chính đáng của người tham gia chế độ hưu trí và duy trì sự ổn định, đảm bảo cho hệ thống hưu trí phát triển.

- Trong tất cả các nước, hệ thống chế độ hưu trí là cốt lõi của hệ thống các chế độ BHXH nói chung. Trong khi các hệ thống BHXH khác có thể thực hiện bởi


các tổ chức bảo hiểm khác nhau, (như bảo hiểm thương mại về con người ) thì bảo hiểm hưu trí chỉ có thể được thực hiện trong hệ thống BHXH. Cải cách hệ thống BHXH chủ yếu và thực chất là cải cách chế độ hưu trí.

- Hệ thống chế độ hưu trí theo phương pháp PAYGO (thu phí của người tham gia hiện tại chi trả cho người đang hưởng chế độ) đã từng được thực hiện trên hầu hết các nước có hệ thống BHXH nhưng đến nay hệ thống này bộc lộ nhiều nhược điểm và cần phải được thay thế bằng hệ thống khác. Hệ thống mới là các nước thực hiện theo phương pháp đầu tư ứng trước. Nhưng đó là quá trình chuyển đổi trong một thời gian dài.

Như vậy có thể nói BHXH và chế độ hưu trí đang là một trong những vấn đề xã hội quan tâm rất lớn, có ý nghĩa kinh tế và chính trị rất quan trọng. Nhận thức đúng về bản chất chức năng của BHXH và chế độ hưu trí đang còn là cả một quá trình. Chế độ hưu trí đã được thực hiện từ rất lâu và có vai trò ngày càng quan trọng trong xã hội nhưng quá trình phát triển cũng là quá trình tiếp tục nghiên cứu và đổi mới, hoàn thiện không ngừng.


PHẦN II : THỰC TRẠNG CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM HƯU TRÍ

TẠI BHXH Ở VIỆT NAM


I. CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM HƯU TRÍ Ở VIỆT NAM

Trong hệ thống BHXH ở mỗi quốc gia trên thế giới, vai trò và ảnh hưởng của chế độ bảo hiểm hưu trí là rất lớn, bởi lẽ chế độ hưu trí có ảnh hưởng lớn nhất đến cuộc đời những người tham gia BHXH. Chế độ hưu trí cũng là một phương tiện có thể ổn định được phần nào đời sống người về hưu, đặc biệt là với những người cô đơn không nơi nương tựa hoặc những người đã có những đóng góp đặc biệt cho xã hội. Thực hiện tốt chế độ hưu trí trong hệ thống chế độ BHXH sẽ góp phần nâng cao đời sống xã hội giảm bớt khó khăn cho người về hưu cũng như khó khăn chung cho bộ phận dân cư khác, nâng cao uy tín của BHXH và các chế độ khác. Có thể nói trong hệ thống các chế độ BHXH, chế độ hưu trí là chế độ quan trọng hàng đầu. Nó đã, đang và sẽ là một chế độ BHXH có quy mô hoạt động to lớn về cả số lượng và chất lượng.

Chính sách BHXH nói chung và chế độ hưu trí nói riêng khi áp dụng ở nước ta đã có vai trò rất to lớn tuy nhiên cũng còn bộc lộ một số nhược điểm mà ta có thể thấy qua các thời kỳ thực hiện sau :


1. Giai đoạn trước năm 1995

Điều lệ tạm thời về BHXH năm 1961

Ngay sau cách mạng tháng tám năm 1945, Nhà nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, lúc đó là Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà đã thực hiện các chế độ BHXH cho công nhân viên chức. Điều đó được thể hiện qua việc ban hành sắc lệnh số 29/SL ngày 12/3/1947 thực hiện bảo hiểm ốm đau, bảo hiểm tai nạn lao động và bảo hiểm hưu trí .Cùng với sắc lệnh 29/SL, một số sắc lệnh khác như sắc lệnh 76/SL ngày 20/5/1950 và sắc lệnh 77/SL ngày 22/5/1950 cũng được ban hành sau đó, nhằm thực hiện tốt hơn các chế độ cho người tham gia bảo hiểm xã hội.

Các chế độ này được thực hiện đối với những người làm việc trong các cơ quan của chính phủ và chính quyền các cấp trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954). Song các chế độ này vẫn còn nhiều hạn chế, một phần do thực hiện trong thời kỳ kháng chiến, điều kiện kinh tế còn khó khăn


thiếu thốn, tất cả mọi người chưa quan tâm đến việc hưởng chế độ, tất cả phải lo

cho tình hình kháng chiến.

Sau khi hoà bình lập lại trên miền Bắc, các chế độ đó mới chỉ đáp ứng cục bộ những đòi hỏi trong từng giai đoạn và từng ngành hoạt động, chỉ nhằm giải quyết các nhu cầu trước mắt nên chưa đồng bộ, toàn diện và lâu dài .

Trước tình hình kinh tế, chính trị có những bước phát triển nhất định cùng với việc thay đổi lại chế độ tiền lương. Quán triệt dần nguyên tắc “phân phối theo lao động” Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 218/CP ngày 27/12/1961 về “ Điều lệ tạm thời thực hiện các chế độ BHXH thống nhất trong cả nước. Các chế độ này được chính thức thi hành từ ngày 1/1/1962 trên cơ sở hình thành và sử dụng quỹ BHXH tập trung, do sự đóng góp của các nhà máy, xí nghiệp và các cơ quan Nhà nước. Quỹ BHXH được quản lý và sử dụng vì lợi ích của công nhân viên chức làm việc trong khu vực Nhà nước. Việc quản lý BHXH do hai cơ quan quản lý đó là: Tổng liên đoàn lao động Việt Nam quản lý 3 chế độ ngắn hạn là: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, còn Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội quản lý 3 chế độ dài hạn là hưu trí, tử tuất, mất sức lao động. Điều lệ này thực hiện 6 chế độ BHXH cho người lao động trong đó có quy định cụ thể về chế độ hưu trí.

Trong điều lệ, từ điều 42 đến điều 53 có quy định cụ thể về chế độ hưu trí như quy định về thời gian công tác, tuổi đời và điều kiện lao động của công nhân viên chức Nhà nước. Cụ thể :

- Quy định tuổi nghỉ hưu đối với nam là 60 tuổi và nữ là 55 tuổi. Số năm công tác quy định chung là 25 năm, đối với những người lao động làm việc ở những ngành nghề độc hại nguy hiểm thì giảm 5 năm so với quy định .

- Những người làm việc trong điều kiện làm việc đặc biệt, hoặc ở trong

quân ngũ thì thời gian công tác của họ được quy đổi theo hệ số.

Chế độ hưu trí trong giai đoạn này chỉ được thực hiện cho cán bộ công nhân viên chức làm việc trong các doanh nghiệp Nhà nước và quân nhân trong lực lượng vũ trang.

Qua đó ta có thể thấy : việc ban hành Nghị định 218/CP kèm theo điều lệ tạm thời về BHXH là một bước ngoặc lớn trong sự nghiệp BHXH ở nước ta. Lần đầu tiên quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động được quy định cụ thể trong chế độ hưu trí. Từ đây, bảo hiểm hưu trí được thống nhất và có đầy đủ tính pháp lý. Điều lệ đã giải quyết được vấn đề tính toán thời gian của người lao động cho phù


hợp với tình hình thực tế. Từ đó đánh giá đúng mức đóng góp của người lao động cho xã hội và đưa ra các mức lương tương ứng.

Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn một số điểm tồn tại:

- Thời gian công tác nói chung là tất cả thời gian mà người công nhân viên chức làm việc lấy lương hay sinh hoạt phí. Nếu thời gian công tác nói chung đối với nam là 25 năm và với nữ là 20 năm mà không có thời gian công tác liên tục trong 5 năm thì họ không được trợ cấp hưu trí. Như vậy thì rất thiệt thòi cho người lao động. Đối với lao động nữ khi đủ 5 năm công tác liên tục và có thời gian công tác nói chung nhiều hơn 25 năm nhưng họ cũng chỉ được hưởng 45% lương chính. Ngoài ra, do việc quy đổi hệ số thời gian công tác nên đã dẫn đến tình trạng số người về hưu có độ tuổi về hưu thực tế thấp hơn nhiều so với quy định. Thậm chí có người số năm công tác quy đổi gần bằng tuổi đời.

- Điều lệ này vẫn còn nhiều hạn chế trong chính sách BHXH nói chung và chế độ hưu trí nói riêng. Như trong quy định về thu chi thì điều lệ không gắn thu với chi. Thu chi đều do quy ước không có quỹ BHXH riêng mà chỉ có quỹ BHXH “ độc lập ” trong ngân sách. Trên thực tế khi bắt đầu thực hiện điều lệ này, cơ quan chủ quản về BHXH đã phải tiến hành chi ngay cho chế độ hưu trí đối với nhiều người từ trước năm 1962. Do đó ngân sách dành cho chi lại càng cao. Chính vì vậy, điều lệ năm 1961 cần được sửa đổi, bổ sung tiếp.


Nghị định 236/HĐBT và chế độ hưu trí đối với người lao động

Trải qua thời gian thực hiện các chế độ, chính sách BHXH trên cơ sở điều lệ tạm thời về BHXH lại ở thời kỳ đất nước đang trong giai đoạn chuyển đổi kinh tế gặp rất nhiều khó khăn nên việc thực hiện còn nhiều hạn chế.

Trước tình hình thực tế đó, trên cơ sở kế thừa các ưu việt trong điều lệ tạm thời về BHXH ban hành kèm theo NĐ 218/CP, Nhà nước đã ban hành NĐ 236/HĐBT ngày 18/9/1985 với nội dung như sau :

- Về tuổi đời: Nghị định quy định nam công nhân viên chức đủ 60 tuổi( nếu là quân nhân thì đủ 55 tuổi ) và có đủ 30 năm quy đổi, nữ công nhân viên chức có đủ 55 tuổi ( nếu là quân nhân thì đủ 50 tuổi ) và có đủ 25 năm công tác quy đổi thì được hưởng chế độ hưu trí. Tuỳ theo điều kiện lao động, chiến đấu, thời gian công tác mà có hệ số quy đổi khác nhau, người về hưu được hưởng hai khoản là: trợ cấp một lần và tiền hưu hàng tháng.

Xem tất cả 88 trang.

Ngày đăng: 29/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí