Thực Trạng Pháp Luật Bảo Hiểm Xã Hội Hưu Trí Bắt Buộc

nền kinh tế thị trường xã hội, nên hệ thống phúc lợi, ASXH của quốc gia này rất tốt là cơ hội để Việt Nam tham chiếu học tập. Nước ta nên triển khai thực hiện các chính sách hội nhập quốc tế hướng tới bao phủ BHXHHT bắt buộc toàn dân theo lộ trình phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, kết hợp hài hòa các nguyên tắc đóng - hưởng, công bằng, bình đẳng, chia sẻ và bền vững.

Hiện nay, Luật BHXH đã có quy định từ năm 2022 sẽ đóng các chế độ BHXH dài hạn gồm: hưu trí và tử tuất cho NLĐ nước ngoài. Bên cạnh quy định này cần triển khai các phúc lợi hưu trí khác cho NLĐ cụ thể và rõ ràng hơn tạo sự công bằng giữa lao động trong nước và lao động là người nước ngoài.

Thứ tư, thực hiện tăng tuổi nghỉ hưu theo lộ trình

Đức là một trong các nước có tỷ lệ sinh thấp nhất châu Âu, và với khuynh hướng này, dân số Đức trên 65 tuổi sẽ tăng gần gấp đôi vào năm 2035 [27]. Với tình trạng dân số đang già hóa nhanh chóng, tuổi thọ của người Đức hiện là 78 với nam và 83 với nữ và còn tiếp tục tăng.

Thực tế tại nước ta hiện nay, vấn đề già hóa dân số cũng đang là một vấn đề cấp bách. So sánh với các quốc gia có cùng mức tuổi thọ trung bình của dân số, tuổi nghỉ hưu ở Việt Nam rõ ràng thấp hơn nhiều quốc gia vì vậy việc xem xét nâng tuổi nghỉ hưu như tại Đức là một kinh nghiệm thực tế chúng ta cần xem xét để áp dụng hợp lí vào giai đoạn hiện nay theo xu hướng chung ở nhiều nước trong khu vực.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1


Tổ chức lao động quốc tế (ILO) đã thông qua Công ước số 102 năm 1952 quy định những quy phạm tối thiểu về ASXH trong đó khuyến nghị các quốc gia thành viên phải thực hiện ít nhất 3 chế độ được quy định trong công ước, trong đó có chế độ BHXHHT bắt buộc.

Nhận thức được sự cấp thiết của vấn đề, chương 1 đã làm sáng tỏ khái niệm về pháp luật BHXHHT bắt buộc, đặc điểm riêng có của BHXHHT bắt buộc là một chế độ dài hạn nằm ngoài quá trình lao động gắn liền với NLĐ kể từ lúc tham gia BHXH đến lúc họ về hưu và qua đời và nội dung cơ bản của pháp luật về BHXHHT bắt buộc như đối tượng tham gia, điều kiện hưởng, thời gian hưởng, sự đóng góp hình thành lên quỹ BHXHHT bắt buộc. Đồng thời trên cơ sở lý luận đã làm rõ hơn vai trò to lớn của BHXHHT bắt buộc trong đời sống kinh tế - xã hội, đối với NLĐ giúp họ an tâm khi làm việc, NSDLĐ hạn chế, chia sẻ gánh nặng kinh tế để ổn định sản xuất.

Trong quá trình xây dựng và sửa đổi chính sách BHXHHT bắt buộc, việc tham khảo, trao đổi ý kiến xây dựng hệ thống BHXHHT bắt buộc của các quốc gia có lịch sử phát triển lâu đời về chính sách ASXH trong việc tổ chức thực hiện chính sách BHXHHT bắt buộc cho NLĐ có vai trò quan trọng. Nhận thức được tầm quan trọng này, chương 1 luận văn đã đưa ra một số mô hình BHXHHT bắt buộc điển hình tại một số nước như Trung Quốc, Nhật Bản, Đức từ đó rút ra bài học đối với Việt Nam như thực hiện nâng tuổi nghỉ hưu, thực hiện đa dạng về nguồn lực tham gia như Nhật Bản, phát triển hệ thống chính sách BHXH hiện đại tạo sự công bằng giữa NLĐ trong nước và nước ngoài …tất cả góp phần quan trọng vào nhiệm vụ bảo đảm ASXH, thúc đẩy tiến bộ và công bằng xã hội để phát triển bền vững đất nước trong quá trình đổi mới, phát triển và hội nhập quốc tế. Những nghiên cứu tại chương 1 là cơ sở quan trọng để nghiên cứu thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật BHXHHT bắt buộc trong chương 2 của luận văn.

Chương 2

THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI HƯU TRÍ BẮT BUỘC Ở VIỆT NAM

2.1. Thực trạng pháp luật bảo hiểm xã hội hưu trí bắt buộc

2.1.1. Quy định về tổ chức hình thành quỹ bảo hiểm xã hội hưu trí bắt buộc

2.1.1.1. Đối tượng tham gia hình thành quỹ bảo hiểm xã hội hưu trí bắt

buộc

BHXHHT bắt buộc là một trong 9 chế độ mà hầu hết các quốc gia trên

thế giới đều thực hiện đối với NLĐ. Pháp luật BHXH của Việt Nam cũng như của các nước khác cũng đã ghi nhận BHXHHT là chế độ bảo hiểm bắt buộc trong hệ thống BHXH. Đây cũng là một trong những chế độ bảo hiểm có thời gian thực hiện dài với đối tượng tham gia rộng rãi. Tùy từng giai đoạn và điều kiện kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia mà BHXHHT bắt buộc được xây dựng khác nhau. Tại Việt Nam BHXHHT bắt buộc được quy định tại luật BHXH 2014 theo đó:

Đối tượng tham gia BHXHHT bắt buộc bao gồm người làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn, HĐLĐ xác định thời hạn, HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả HĐLĐ được ký kết giữa NSDLĐ với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động.

Từ 01/01/2018 người làm việc theo HĐLĐ có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng cũng sẽ là đối tượng tham gia BHXHHT bắt buộc.

Đối với cán bộ, công chức, viên chức; công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác

cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân; hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí; người đi làm việc ở nước ngoài theo HĐLĐ quy định tại Luật NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương; người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn; NLĐ là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp được tham gia BHXH bắt buộc theo quy định của Chính phủ [17, Điều 2, Khoản 1].

Người SDLĐ tham gia BHXH bắt buộc bao gồm: Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo HĐLĐ [17, Điều 2, Khoản 3].

So với Luật BHXH 2006, Luật BHXH 2014 đã bổ sung thêm 3 nhóm đối tượng tham gia BHXH bắt buộc gồm: Người làm việc theo HĐLĐ có thời hạn đủ từ 01 đến dưới 03 tháng. Với nhóm đối tượng này, bắt đầu từ ngày 01/01/2018 sẽ được chính thức tham gia đóng BHXH. Nhóm đối tượng thứ hai là người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn bắt đầu tham gia từ ngày 01/01/2016. Đối tượng thứ ba là NLĐ nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép hoạt động hoặc chứng chỉ hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp cũng sẽ tham gia đóng BHXH bắt đầu từ ngày 01/01/2018.

Đối với chế độ BHXH bắt buộc cho NLĐ nước ngoài từ năm 2018 sẽ

có nhiều điểm mới quy định chi tiết tại Nghị định 143 hướng dẫn thi hành Luật BHXH đối với người nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Theo Nghị định, trước mắt, nhóm đối tượng này sẽ tham gia ba chế độ BHXH là ốm đau, thai sản, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ ngày 01/01/2018. Riêng quy định về BHXHHT bắt buộc và chế độ tử tuất có hiệu lực thi hành bắt đầu từ ngày 01/01/2022. Mục đích của việc lùi thời gian thực hiện đóng chế độ BHXH bắt buộc dài hạn với hai chế độ hưu trí và tử tuất đến năm 2022 là để đến thời điểm đó Việt Nam sớm hoàn tất hiệp định song phương về BHXH với các nước, tránh đóng BHXH hai lần với các nước.

Cụ thể hơn, Nghị định hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHXH về chế độ BHXH bắt buộc đối với lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam có một số quy định đáng chú ý như sau:

Theo đó, NLĐ là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc khi có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp và có HĐLĐ không xác định thời hạn, HĐLĐ xác định thời hạn từ đủ 01 năm trở lên với NSDLĐ tại Việt Nam.

NLĐ theo quy định trên không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc theo quy định tại Nghị định này khi thuộc một trong các trường hợp sau: “Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp” theo quy định tại khoản 1 Điều 3 của Nghị định số 11/2016/NĐ - CP ngày 03/02/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ Luật lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam, “Người lao động đã đủ tuổi nghỉ hưu” theo quy định tại khoản 1 Điều 187 của Bộ Luật lao động.

So với Luật BHXH 2006 đây được coi là một điểm mới tại Luật BHXH 2014, quy định mới này sẽ tạo ra sự bình đẳng giữa lao động trong nước và nước ngoài, bởi về cơ bản các chế độ và quyền hạn được quy định tương tự như NLĐ Việt Nam đang làm việc trên lãnh thổ Việt Nam. Thay vì trả hết

lương cho lao động nước ngoài, NSDLĐ sẽ trích một phần trong đó để đóng BHXH bắt buộc và không làm thay đổi tổng quỹ lương của doanh nghiệp.

Như vậy, qua phân tích trên có thể thấy đối tượng tham gia BHXHHT bắt buộc theo Luật BHXH 2014 vừa có sự kế thừa, vừa mở rộng và cụ thể hơn cho các đối tượng tham gia vào quỹ BHXHHT bắt buộc, đảm bảo ASXH bền vững nhất là an sinh tuổi già, phấn đấu đạt mục tiêu mà Đảng và Nhà nước đã đặt ra đối với BHXH tại Nghị quyết số 15-NQ/TW “đến năm 2020 có khoảng 50% lực lượng lao động tham gia BHXH” và hướng tới bao phủ BHXH toàn dân theo tinh thần Nghị quyết số 28-NQ/TW.

2.1.1.2. Mức đóng góp vào quỹ BHXHHT bắt buộc

Quỹ hưu trí và tử tuất bao gồm khoản đóng góp của người tham gia BHHT bắt buộc gồm NSDLĐ, NLĐ, tiền sinh lời từ hoạt động đầu tư quỹ, hỗ trợ của Nhà nước và các nguồn thu hợp pháp khác hình thành nên nguồn quỹ BHXHHT bắt buộc.

Hiện nay, NSDLĐ và NLĐ căn cứ mức tiền lương, tiền công hàng tháng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất để thực hiện hai chế độ dài hạn là hưu trí và tử tuất. Mức đóng của NLĐ và NSDLĐ vào quỹ hưu trí và tử tuất được thể hiện theo bảng sau:

Bảng 2.1. Mức đóng vào Quỹ hưu trí và tử tuất

Đơn vị tính: %


Năm

2007 - 2009

2010 - 2011

2012 -2013

2014 trở đi

NLĐ

5

6

7

8

NSDLĐ

11

12

13

14

Tổng cộng

16

18

20

22

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Pháp luật về bảo hiểm xã hội hưu trí bắt buộc ở Việt Nam - 6

(Nguồn: Điều 85, 86, 87 Luật BHXH 2014)

Theo bảng trên NLĐ sẽ đóng 8%, NSDLĐ đóng 14% vào quỹ hưu trí

và tử tuất. Trong đó tiền lương tháng làm căn cứ đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất đối với khối hành chính sự nghiệp là khoản tiền lương do Nhà nước quy định theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có). Tiền lương này tính trên mức lương cơ sở. Bao gồm cả hệ số chênh lệch bảo lưu theo quy định của pháp luật về tiền lương.

Đối với khối doanh nghiệp: Tiền lương do đơn vị quyết định làm căn cứ đóng quỹ hưu trí và tử tuất theo quy định từ ngày 01/01/2018 bao gồm mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác là các khoản tiền ngoài mức lương, phụ cấp lương có liên quan đến thực hiện công việc hoặc chức danh trong HĐLĐ được ghi nhận tại Điều 3 của Thông tư 23/2015/TT-BLĐTBXH.

Trong đó, khoản bổ sung phải xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong HĐLĐ và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương theo khoản 2 Điều 30 T hông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH.

Các khoản bổ sung khác theo quy định không bao gồm tiền thưởng theo quy định tại Điều 103 của Bộ Luật lao động, tiền ăn giữa ca, các khoản hỗ trợ khi NLĐ có thân nhân bị chết, NLĐ có người thân kết hôn, sinh nhật của NLĐ, trợ cấp cho NLĐ gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác không liên quan đến thực hiện công việc hoặc chức danh trong HĐLĐ.

Pháp luật quy định tiền lương với hai khối như trên tạo ra sự chênh lệch mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH để làm cơ sở tính lương hưu, trợ cấp BHXH một lần dẫn tới có sự phân biệt giữa NLĐ hưởng tiền lương và đóng BHXH theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định và người đóng BHXH theo chế độ tiền lương do NSDLĐ quyết định.

Bên cạnh đó, từ ngày 01/01/2018, người làm việc theo HĐLĐ có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng tham gia đóng BHXH bắt buộc trong đó

có BHXHHT bắt buộc.

Cũng từ thời điểm trên, lao động là người nước ngoài theo khoản 2 - Điều 2 Luật BHXH 2014 từ ngày 01/12/2018 đến ngày 31/12/2021, NLĐ không phải đóng BHXHHT bắt buộc. Từ ngày 01/01/2022, NLĐ thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc này có trách nhiệm đóng 8% mức tiền lương tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất.

Đối với NSDLĐ từ ngày 01/01/2022, hàng tháng NSDLĐ đóng trên quỹ tiền lương tháng đóng BHXH của NLĐ: 3% vào quỹ ốm đau, thai sản, 0,5% vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất [12, Điều 13].

Như vậy, để đảm bảo đúng lộ trình kí kết hiệp định song phương về BHXH với các nước, luật BHXH 2014 đã quy định cụ thể hơn về mức đóng đối với lao động nước ngoài phù hợp với mức lương tối thiểu trong giai đoạn hiện nay.

2.1.2. Quy định về chi trả bảo hiểm xã hội hưu trí bắt buộc

2.1.2.1. Điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội hưu trí bắt buộc

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, tuỳ thuộc vào tuổi đời, thời gian đóng BHXH mà NLĐ được hưởng hưu trí hàng tháng hay hưu trí một lần. Ngoài ra họ còn được hưởng các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật. Do đó, để được hưởng mỗi chế độ NLĐ cần đáp ứng các điều kiện sau đây

Thứ nhất, điều kiện hưởng lương hưu hàng tháng

Điều kiện được hưởng là tập hợp các quy định của pháp luật làm cơ sở pháp lý để NLĐ được hưởng BHXHHT bắt buộc. Theo đó, đối với BHXHHT bắt buộc, các điều kiện quan trọng để NLĐ được hưởng bảo hiểm là tuổi đời và thời gian đóng bảo hiểm.

Về nguyên tắc, BHXHHT bắt buộc bảo hiểm dành cho những người già, không còn tham gia QHLĐ nữa, vì vậy mà chỉ đến khi hết tuổi lao động

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/03/2024