Chế độ bảo hiểm hưu trí - 1



LUẬN VĂN

CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM HƯU TRÍ



PHẦN I LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM HƯU TRÍ I KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUÁ 1


PHẦN I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM HƯU TRÍ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 88 trang tài liệu này.

I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH CỦA CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM HƯU TRÍ

1. Quá trình hình thành và phát triển của bảo hiểm xã hội trên thế giới

Bảo hiểm xã hội đã hình thành một cách khách quan, do nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của người lao động và người chủ sử dụng lao động. Từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVII, một số nghiệp đoàn thợ thủ công ra đời để bảo vệ nhau trong hoạt động nghề nghiệp và họ đã thành lập nên các quỹ tương trợ ( như ở Anh năm 1473 đã thành lập hội “ Bằng hữu” ) nhằm giúp đỡ các hội viên khi bị ốm đau, tai nạn…Đến năm 1883, Đức cũng đã ban hành luật bảo hiểm ốm đau đầu tiên trên thế giới, sau đó tiếp tục ban hành luật bảo hiểm tai nạn lao động và luật bảo hiểm người già- người tàn tật do lao động vào năm 1884 và 1889. Sau đó một số nước ở Châu Âu, Bắc Mỹ tiếp tục đưa ra luật bảo hiểm xã hội vào cuối năm 1920. Sự ra đời các bộ luật chính thức đầu tiên đó phản ánh một yêu cầu tất yếu khách quan của BHXH.

Qua thời gian thực hiện và tiếp tục hoàn thiện các chế độ bảo hiểm chúng ta

có thể hiểu được bản chất BHXH:

BHXH là sự đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập đối với người lao động khi họ gặp phải những biến cố làm giảm hoặc mất khả năng lao động, mất việc làm trên cơ sở hình thành và sử dụng một quỹ tiền tệ tập trung nhằm đảm bảo đời sống cho người lao động và gia đình họ, góp phần đảm bảo an toàn xã hội”.

Nguyên tắc chung trong hoạt động bảo hiểm này là gắn liền quyền lợi được hưởng với nghĩa vụ đóng góp. Tuy vậy BHXH chỉ thực sự trở thành một lĩnh vực hoạt động mang tính chất và ý nghĩa xã hội sâu sắc từ đầu thế kỷ XIX. Quá trình đó gắn liền với sự phát triển sản xuất công nghiệp, của nền kinh tế thị trường và thị trường sức lao động mà trong đó có quan hệ chủ thợ trong lao động được trở nên phổ biến.

Sang thế kỷ XX, hầu hết các nước trên thế giới mà trước hết là các nước công nghiệp phát triển đều ban hành và thực hiện điều luật về BHXH đối với người lao động. Đặc biệt vào tháng 6 năm 1952 tại Giơnevơ, Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) thông qua công ước số 102 với những quy phạm tối thiểu về BHXH, trong đó có quy định hệ thống gồm 9 chế độ đó là: chăm sóc y tế, trợ cấp ốm đau, trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp tuổi già, trợ cấp tai nạn lao động- bệnh nghề nghiệp, trợ cấp gia đình, trợ cấp sinh đẻ, trợ cấp khi tàn phế, trợ cấp cho người còn sống. Chín chế độ trên hình thành một hệ thống các chế độ BHXH. Với sự phát triển như vậy, BHXH đã trở thành một lĩnh vực mang tính quốc tế rộng lớn. Hiện nay có hơn 160 quốc gia trên thế giới thực hiện BHXH.


2. Cơ sở hình thành chế độ bảo hiểm hưu trí trong hệ thống các chế độ

BHXH

Trong qúa trình lao động tạo ra của cải vật chất để đáp ứng nhu cầu của bản thân. Nhưng cùng với thời gian tuổi tác và sức khỏe của họ bị giảm sút và đến một lúc nào đó họ sẽ không còn khả năng lao động. Lúc đó khoản thu nhập mà họ có thể sinh sống hoặc là do tích góp trong quá trình lao động hoặc do con cháu nuôi dưỡng... Những nguồn thu nhập này không thường xuyên và phụ thuộc vào điều kiện của từng người. Để đảm bảo lợi ích cho người lao động khi họ hết tuổi lao động và giúp họ có nguồn thu nhập thường xuyên, ổn định, nhà nước đã thực hiện chế độ BHXH hưu trí.

Vậy Bảo hiểm hưu trí là hình thức bảo đảm thu nhập cho người lao động khi hết tuổi lao động. Người lao động tạo ra thu nhập để nuôi sống chính họ trong quá trình lao động. Quá trình này diễn ra ngay trong các nhà máy, xí nghiệp, đơn vị kinh tế, hành chính sư nghiệp trong lĩnh vực quốc doanh và ngoài quốc doanh. Trong quá trình đó, họ cống hiến sức lao động để xây dựng đất nước bằng cách tạo ra thu nhập cho xã hội và cho cả chính họ nữa. Do đó đến khi họ không còn khả năng lao động nữa thì họ phải được sự quan tâm ngược lại từ phía xã hội. Đó chính là khoản tiền trợ cấp hưu trí hàng tháng phù hợp với số phí BHXH mà họ đã đóng góp trong suốt quá trình lao động. Nguồn trợ cấp này tuy ít hơn so với lúc đang làm việc nhưng nó rất quan trọng và cần thiết giúp cho người về hưu ổn định về mặt vật chất cũng như tinh thần trong cuộc sống, tạo cho họ có thêm điều kiện để cống hiến cho xã hội những kinh nghiệm quý báu trong quá trình lao động sản xuất mà họ đã tích luỹ được nhằm xây dựng đất nước ngày càng phồn vinh hơn.

Bảo hiểm hưu trí bảo đảm quyền lợi cho người lao động giúp họ tự bảo vệ mình khi hết tuổi lao động, tự lo cho chính mình một cách hợp lý nhất nhờ vào việc họ đã cống hiến sức lao động của mình để tạo ra của cải vật chất cho xã hội trước đó. Người lao động chỉ cần trích ra một tỷ lệ % tiền lương tương đối nhỏ khi còn đang làm việc trong một thời gian nhất định. Đến khi hết tuổi lao động phải nghỉ việc họ sẽ có được sự bảo đảm của xã hội làm giảm bớt phần nào khó khăn về mặt tài chính do không còn lao động được nữa.

Như vậy bảo hiểm hưu trí là một chế độ mang tính xã hội hóa cao được thực hiện một cách thường xuyên và đều đặn, kế tiếp từ thế hệ này sang thế hệ khác. Nói cách khác, chế độ bảo hiểm hưu trí lấy đóng góp của thế hệ sau chi trả cho


các thế hệ trước. Vì vậy, nó tạo ra sự ràng buộc và đoàn kết giữa các thế hệ, làm cho mọi người trong xã hội quan tâm và gắn bó với nhau hơn thể hiện mối quan tâm sâu sắc giữa người với người trong xã hội .


3. Vai trò của chế độ Bảo hiểm hưu trí trong hệ thống các chế độ BHXH

Trong hệ thống các chế độ BHXH thường bao gồm nhiều chế độ khác nhau ( chế độ ốm đau, chế độ thai sản, chế độ tai nạn lao động-bệnh nghề nghiệp, chế độ hưu trí …). Tuy nhiên các chế độ BHXH được xây dựng và thực hiện phụ thuộc vào trình độ phát triển và mục tiêu cụ thể của hệ thống BHXH trong từng thời kỳ của mỗi nước. Và đặc biệt trong bất cứ hệ thống BHXH nào cũng có những chế độ chính thể hiện đặc trưng những mục tiêu chủ yếu của hệ thống bảo hiểm xã hội. Một trong những chế độ đó là chế độ hưu trí hay chế độ bảo hiểm tuổi già cho người lao động.

Theo quy định của ILO thì chế độ này là một trong những chế độ bắt buộc, là chế độ chính sách khi mỗi quốc gia muốn xây dựng cho mình một hệ thống bảo hiểm xã hội. Theo thống kê của ILO, trong tổng số 163 nước trên thế giới có hệ thống BHXH (1993) thì có tới 155 nước có thực hiện chế độ hưu trí chiếm tỷ lệ 95,1%. Điều đó chứng tỏ chế độ hưu trí rất được các nước cũng như người lao động quan tâm.

Trên thực tế, tất cả những người tham gia vào BHXH đều có mong muốn tham gia vào chế độ hưu trí. Trong phần đóng góp phí BHXH nói chung thì phần chủ yếu là đóng cho chế độ này. Đối với hệ thống BHXH thì hoạt động của ngành này tập trung chủ yếu vào chế độ hưu trí cho người lao động. Điều này được thể hiện cụ thể trong các hoạt động nghiệp vụ của bảo hiểm xã hội. Chẳng hạn ở Việt Nam, chế độ hưu trí có vị trí đặc biệt quan trọng với người tham gia bảo hiểm xã hội. Chế độ này được quy định và đưa vào thực hiện ngay từ khi hệ thống BHXH mới được thành lập ( 1947). Theo các quy định hiện hành thì tỷ lệ giành cho bảo hiểm hưu trí và các chế độ khác có liên quan tới người về hưu là 75% ( phí bảo hiểm là 20% tổng quỹ tiền lương thì giành tới 15% đóng cho hưu trí ). Do đó thu cho chế độ hưu trí cũng chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng thu của bảo hiểm xã hội, khoảng từ 60-80%. Tương tự như vậy trong tổng chi của BHXH thì việc chi cho chế độ này cũng rất lớn. Trong những năm gần đây tiền chi cho chế độ hưu trí chiếm khoảng trên 70% tổng chi cho BHXH . Như vậy, hoạt động thu chi của chế độ hưu trí có ảnh hưởng sống còn tới toàn bộ hoạt


động của hệ thống bảo hiểm xã hội, ảnh hưởng đến sự ổn định của BHXH nói

riêng cũng như cả xã hội nói chung.

Một vấn đề nữa đặt ra là xu hướng già hoá của dân số thế giới dẫn đến số lượng người nghỉ hưu ngày càng tăng. Điều đó cho thấy rõ vai trò ngày càng quan trọng của chế độ hưu trí trong đời sống kinh tế xã hội của mỗi quốc gia.

Hơn nữa, chế độ bảo hiểm hưu trí còn thể hiện được sự quan tâm chăm sóc của Nhà nước, người sử dụng lao động đối với người lao động, và nó còn thể hiện đạo lý của dân tộc đồng thời còn phản ánh trình độ văn minh của một chế độ xã hội .


4. Tác dụng và đặc trưng của Bảo hiểm hưu trí

4.1 Tác dụng của Bảo hiểm hưu trí

Bảo hiểm hưu trí giúp đảm bảo đời sống cho người lao động khi họ về hưu do đó giúp cho xã hội ổn định và gắn bó. Ngày nay, tỷ lệ người già trong dân số càng tăng do đó ổn định đời sống cho bộ phận này là rất quan trọng. Mặt khác, khi nghỉ hưu người lao động được sống thoải mái hơn và an nhàn hơn. Đối với người có trình độ có khả năng họ lại tiếp tục cống hiến, truyền đạt kinh nghiệm cho thế hệ sau.

Người lao động trong quá trình lao động họ có được sự bảo đảm chắc chắn về phần thu nhập khi họ nghỉ hưu, làm cho họ yên tâm chú ý, không lo nghĩ về điều kiện sống khi nghỉ hưu do đó có thể làm việc với năng suất và chất lượng cao hơn.

Giúp người lao động tiết kiệm cho bản thân mình ngay trong quá trình lao động để bảo đảm đời sống khi nghỉ hưu, giảm bớt phần nào gánh nặng cho người thân, gia đình và xã hội .


4.2 Đặc trưng của chế độ Bảo hiểm hưu trí

Bảo hiểm hưu trí là một chế độ BHXH dài hạn nằm ngoài qúa trình lao động. Đặc trưng này thể hiện cả trong quá trình đóng và hưởng bảo hiểm hưu trí. Người lao động tham gia đóng phí BHXH trong một thời gian khá dài. Thời gian đó liên tục đủ lớn theo quy định thì sẽ đủ một trong những điều kiện để được hưởng bảo hiểm hưu trí. Khi đã đủ các điều kiện thì người lao động sẽ được hưởng trợ cấp hưu trí trong khoảng thời gian tính từ lúc về hưu cho đến khi người lao động chết. Quá trình hưởng này dài, ngắn bao nhiêu tuỳ thuộc vào tuổi


thọ của từng người và những người hưởng bảo hiểm hưu trí là những người đã kết thúc quá trình làm việc của mình mà theo quy định được nghỉ ở nhà và hưởng lương hưu.

Trong chế độ hưu trí có sự tách biệt giữa đóng và hưởng. Vì đây là một chế độ nằm ngoài quá trình lao động, cho nên để được hưởng chế độ hưu trí khi về hưu thì người lao động phải tham gia đóng phí trong quá trình lao động. Trong suốt quá trình lao động, số tiền người lao động đóng góp vào quỹ bảo hiểm hưu trí dùng để chi trả lương hưu ( trợ cấp tuổi già ) cho thế hệ trước. Như vậy có sự kế thừa giữa các thế hệ lao động trong việc hình thành quỹ bảo hiểm hưu trí, qua đó thể hiện nguyên tắc lấy số đông bù số ít của bảo hiểm.

Ngoài ra còn có sự phụ thuộc chặt chẽ giữa người lao động và người sử dụng lao động. Người sử dụng lao động muốn ổn định và phát triển sản xuất kinh doanh thì ngoài việc đầu tư cho thiết bị máy móc hiện đại, còn phải chăm lo tới đời sống người lao động mà mình đang sử dụng, tạo cho họ việc làm, đảm bảo cuộc sống cho họ khi hết tuổi lao động bằng việc đóng BHXH cho người lao động. Từ những tác dụng và đặc trưng trên, quỹ bảo hiểm hưu trí chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong quỹ bảo hiểm xã hội. Do đó bộ phận quản lý quỹ có thể sử dụng phần quỹ bảo hiểm hưu trí nhàn rỗi để đầu tư sinh lời nhằm ổn định, bảo đảm cân bằng và tăng trưởng quỹ. Từ đó góp phần thúc đẩy đầu tư tăng trưởng vào nền kinh tế quốc dân, tạo ra nhiều việc làm cho người lao động, góp phần hạn chế nạn thất nghiệp hiện nay.


II. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM HƯU TRÍ

Đối với mỗi người lao động niềm mong mỏi lớn nhất của họ sau khi kết thúc quá trình làm việc là có một cuộc sống ổn định, vui vẻ. Với mong muốn đó chế độ bảo hiểm hưu trí có ý nghĩa lớn lao là đã mang lại cho người lao động một niềm tin trong lao động và trong cuộc sống.

Như vậy, chế độ hưu trí là một chế độ có liên quan đến rất nhiều mặt trong quá trình tổ chức thực hiện. Do vậy, có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quá trình nghiên cứu để đi đến xác lập một chế độ bảo hiểm hưu trí. Sau đây là một số nội dung cơ bản:


1. Điều kiện để hưởng bảo hiểm hưu trí


Độ tuổi hưởng chế độ BHXH dài hạn nói chung và chế độ hưu trí nói riêng đóng một vai trò quan trọng trong việc xác định chi phí của hệ thống chế độ. Tuổi hưởng chế độ hưu trí có thể được ấn định theo một loạt các cân nhắc như :

- Khả năng làm việc tổng thể của người cao tuổi

- Vị thế của người cao tuổi trong thị trường lao động

- Khả năng kinh tế của chế độ hưu trí

Điều quan trọng là phải cân đối từ giác độ mức hưởng thoả mãn đóng và chi phí liên quan đến tuổi thọ bình quân của người cao tuổi. Mặc khác, khi quy định tuổi về hưu còn phải dựa vào quy luật sinh - lão- bệnh - tử và điều kiện kinh tế xã hội của mỗi nước.

Ngoài ra, tuổi nghỉ hưu còn được quy định hạ thấp so với độ tuổi bình quân đối với những người làm những công việc trong điều kiện lao động và môi trường nặng nhọc, nguy hiểm đã có ảnh hưởng nhất định làm suy giảm một phần khả năng lao động so với bình thường hay những người có thể chất yếu không đủ sức đảm đương công việc.


2. Thời gian đóng bảo hiểm

Thời gian đóng bảo hiểm hưu trí là tổng số đơn vị thời gian có đóng phí bảo hiểm để được hưởng chế độ này. Việc quy định thời gian đóng phí BHXH nhằm xác định sự cống hiến về mặt lao động của mỗi người với xã hội nói chung và phần đóng góp vào BHXH nói riêng. Thời gian đóng BHXH là một trong những căn cứ để đãi ngộ ( chi trả ) đối với người lao động như theo luật định nhằm bảo đảm sự công bằng, bình đẳng giữa những người tham gia bảo hiểm xã hội, thực hiện một trong những nguyên tắc cơ bản của BHXH .

Việc xác định thời gian đóng phí BHXH được dựa trên căn cứ: độ tuổi về hưu, tỷ lệ đóng góp , tuổi thọ của những người về hưu, mức được hưởng... tóm lại tuỳ thuộc vào khả năng tài chính về chế độ hưu trí nói riêng và BHXH nói chung... Về nguyên tắc nếu xuất phát từ việc đóng BHXH để hình thành quỹ sử dụng cho chế độ hưu trí thì phải tính đến tổng số thời gian đóng phí BHXH thực tế. Còn trong trường hợp người lao động làm việc trong những trường hợp đặc biệt như người lao động làm việc ở nơi độc hại, vùng sâu, vùng xa... được điều lệ BHXH quy định số thời gian này được làm căn cứ để giảm tuổi đời khi nghỉ hưu.


Trong các chế độ BHXH bắt buộc, đối với chế độ hưu trí hầu hết các nước đều quy định điều kiện để được hưởng chế độ phụ thuộc hai yếu tố đó là độ tuổi xác định và số năm đóng BHXH .


3. Mức phí

Cũng như tất cả các chế độ bảo hiểm khác, chế độ hưu trí liên quan đến mức phí thu cho chế độ này. Trong thực tế mức thu cho chế độ này được xác định riêng theo một tỷ lệ nào đó so với thu nhập hay tiền lương dùng để tính BHXH và bảo hiểm hưu trí. Đối với người lao động làm công ăn lương thì thu nhập này thường là tiền lương. Trong một số trường hợp mức thu cho chế độ hưu trí không xác định riêng mà được gộp chung vào một mức thu gọi là thu BHXH nói chung. Ở Việt Nam hiện nay thực hiện thu chung một mức phí BHXH cho tất cả các chế độ BHXH đang được thực hiện mặc dù trong đó có định lượng phần giành cho các chế độ bảo hiểm dài hạn như bảo hiểm hưu trí.

Trong trường hợp như vậy phí hưu trí được xác lập riêng và được xác định

theo công thức sau đây:

P = T * TBH * L

Trong đó : P : Mức phí đóng cho chế độ hưu trí

TBH : Tỷ lệ thu BHXH tính theo thu nhập hay tiền lương

L : Tiền lương hay thu nhập dùng để tính phí BHXH và chế độ hưu trí

T : Tỷ lệ % đóng BHXH hưu trí nói chung

Việc xác định phí nộp cho chế độ hưu trí riêng ra hay gộp chung như nói ở trên tuỳ thuộc điều kiện và mô hình hay phương thức tổ chức hoạt động ở từng nước. Nếu phí cho chế độ hưu trí được xác định riêng thì sẽ tạo thuận lợi cho việc tính toán và quản lý cho chế độ này, nhất là khi nó được mở rộng ra những khu vực khác nhau mà người lao động ở đó có hình thức thu nhập không đồng nhất như thu nhập bằng tiền. Tách riêng như vậy cũng tạo ra sự linh hoạt hơn cho người tham gia chế độ này.

Tuy nhiên, nếu tách riêng như vậy cũng có nghĩa là các chế độ khác cũng được tách riêng ra điều này làm cho hoạt động quản lý BHXH nói chung phải phức tạp hơn. Còn trong trường hợp không xác định riêng mức thu phí cho từng chế độ thì có thể công việc quản lý ít phức tạp hơn nhưng lại phức tạp khi phải

Xem tất cả 88 trang.

Ngày đăng: 29/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí