Nội Dung Cơ Bản Của Pháp Luật Bảo Hiểm Xã Hội Hưu Trí Bắt

bắt buộc, sự giảm độ tuổi này thể hiện ở việc luật pháp cho phép họ được nghỉ hưu ở tuổi sớm hơn so với quy định chung nhưng không phải trừ đi tỷ lệ lương hưu do thời gian nghỉ sớm đó

1.2.2. Nội dung cơ bản của pháp luật bảo hiểm xã hội hưu trí bắt

buộc

BHXHHT bắt buộc giữ vai trò quan trọng trong toàn hệ thống ASXH

của mỗi quốc gia, nó là chế độ dài hạn nhằm đảm bảo thu nhập cho NLĐ khi không còn tham gia vào QHLĐ nữa. BHXHHT bắt buộc cũng như các chế độ BHXH khác được pháp luật điều chỉnh với các nội dung cơ bản về đối tượng tham gia, mức đóng góp, điều kiện hưởng, chế độ hưởng và thời gian hưởng. Cụ thể như sau:

Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội hưu trí bắt buộc

BHXHHT bắt buộc là một trong 9 chế độ mà hầu hết các quốc gia trên thế giới đều thực hiện đối với NLĐ. Pháp luật BHXH của Việt Nam cũng như của các nước khác cũng đã ghi nhận BHXHHT bắt buộc là chế độ bảo hiểm bắt buộc trong hệ thống chính sách BHXH. Đây cũng là một trong những chế độ bảo hiểm có thời gian thực hiện dài, với đối tượng tham gia rộng rãi.

Tùy vào điều kiện cụ thể của từng quốc gia trong từng giai đoạn cụ thể mà các quốc gia quy định với phạm vi áp dụng cụ thể. Thông thường pháp luật các quốc gia quy định hệ thống BHXHHT bắt buộc và tự nguyện nhằm bao quát toàn bộ NLĐ. Tuy nhiên, ở các quốc gia phát triển, một số nước có thể quy định hình thức tham gia duy nhất là bắt buộc đối với mọi NLĐ.

Theo tiểu chuẩn về đối tượng tham gia vào hệ thống hưu trí trong một quốc gia Công ước 102 của ILO quy định “đối tượng tham gia chế độ hưu trí trong một quốc gia tối thiểu phải bằng 50% tổng số người làm công ăn lương hoặc 20% dân số hoạt động kinh tế” [31, Điều 27].

Thông thường, đối tượng tham gia BHXHHT bắt buộc bao gồm cả NLĐ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

và NSDLĐ. Ở hầu hết các quốc gia, phần đóng góp vào quỹ hưu trí của NSDLĐ cao hơn NLĐ.

Ở một số quốc gia khác, có sự tham gia của Nhà nước vào BHXHHT bắt buộc. Nhà nước có thể tham gia với tư cách là NSDLĐ hoặc với tư cách là hỗ trợ một phần trong mức đóng góp hoặc hỗ trợ một phần trong các chính sách về quản lý bộ máy, chính sách ưu đãi về thuế.

Pháp luật về bảo hiểm xã hội hưu trí bắt buộc ở Việt Nam - 4

Tại Việt Nam, đối tượng tham gia BHXHHT bắt buộc được quy định căn cứ theo Luật BHXH 2014. Bên cạnh những đối tượng là công dân Việt Nam thì từ 01/01/2018 bổ sung thêm những quy định mới nhằm mở rộng đối tượng tham gia. Đặc biệt, NLĐ là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam cũng sẽ được quyền tham gia các chế độ BHXH bắt buộc áp dụng đối với NLĐ có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp.

Mức đóng góp vào bảo hiểm xã hội hưu trí bắt buộc

Cũng như tất cả các chế độ bảo hiểm khác, để hình thành phải có sự đóng góp của các bên tham gia. Trong thực tế mức thu cho chế độ này được xác định riêng theo một tỷ lệ nào đó so với thu nhập hay tiền lương dùng để tính BHXH. Đối với BHXHHT bắt buộc cho NLĐ làm công ăn lương thì thu nhập này thường là tiền lương. Trong một số trường hợp mức thu cho BHXHHT bắt buộc không xác định riêng mà được gộp chung vào một mức thu gọi là thu BHXH nói chung.

Ở Việt Nam hiện nay trong phí BHXH có quy định tỷ lệ phần trăm tham gia đóng góp BHXHHT bắt buộc cho NLĐ và NSDLĐ và được quy định trong Luật BHXH 2014.

Điều kiện hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hưu trí bắt buộc

Để được hưởng một chế độ BHXH người hưởng bảo hiểm phải đảm bảo một số điều kiện nhất định và tùy từng chế độ bảo hiểm cụ thể mà điều

kiện hưởng là khác nhau nhưng nhìn chung các quốc gia đều căn cứ vào mức độ đóng góp của người tham gia bảo hiểm. Đối với BHXHHT bắt buộc, điều kiện quan trọng để NLĐ được hưởng trợ cấp chính là tuổi đời và thời gian đóng bảo hiểm. Do vậy, phải đến một độ tuổi và có một khoảng thời gian đóng bảo hiểm nhất định NLĐ mới được nghỉ hưu và hưởng lương. Hiện nay pháp luật ở các quốc gia hầu như không đưa ra quy định để được nhận trợ cấp tuổi già thì phải ngừng QHLĐ bởi vì nhận trợ cấp tuổi già là quyền của NLĐ khi đã nộp các khoản đóng góp trong một khoảng thời gian nhất định.

Về độ tuổi, BHXHHT bắt buộc là chế độ bảo hiểm dành cho những người đã già không còn tham gia QHLĐ nữa, vì vậy, chỉ đến khi hết tuổi lao động NLĐ mới được hưởng chế độ này. Trên thế giới, tùy theo điều kiện kinh tế

- xã hội cũng như tập quán của từng nước mà quy định tuổi nghỉ hưu của NLĐ là khác nhau.

Ngoài ra, tùy thuộc vào cơ sở sinh học như tuổi thọ, thể lực, giới tính của NLĐ. Ở mỗi quốc gia, tùy vào điều kiện riêng của mình mà quy định những điều kiện hưởng là khác nhau. Có những nước quy định tuổi nghỉ hưu của cả nam và nữ như nhau, có những nước lại khác nhau, thường là nữ có tuổi nghỉ hưu sớm hơn, có một số nước quy định tuổi nghỉ hưu sớm, có nước quy định tuổi nghỉ hưu muộn.

Theo Công ước số 128 của ILO thì tuổi được nghỉ hưu là không quá 65 tuổi, nhưng tuỳ theo điều kiện kinh tế chính trị xã hội của các quốc gia có thể quy định độ tuổi cao hơn [32, Điều 15]. Đây được coi là mức trần cho tuổi được nghỉ hưu trên thế giới, có rất ít các quốc gia quy định tuổi dưỡng cấp cao hơn 65. Tuy vậy, về phương diện xã hội, ILO cũng đưa ra một số tiêu trí cụ thể để giảm độ tuổi được nghỉ hưu như là: sự phân biệt giới tính, phân biệt theo loại hình công việc, giảm tuổi trong trường hợp thất nghiệp, giảm tuổi trong trường hợp làm việc lâu năm.

Hiện nay, nhìn chung trên thế giới tuổi thọ trung bình của người dân tăng lên do hiện tượng dân số già đi nên một số nước đang có xu hướng tăng tuổi nghỉ hưu của NLĐ hoặc thực hiện các chính sách nhằm khuyến khích NLĐ tiếp tục làm việc. Tại Nhật Bản, tuổi thọ trung bình vốn đã khá cao so với các quốc gia khác, nhưng gần đây tỷ lệ sinh đẻ ngày càng thấp đồng thời tình trạng lão hóa dân số diễn biến nhanh, Nhật Bản đang phải đối phó với vấn đề thiếu hụt nhân lực trầm trọng. Chính phủ nước này ước tính, đến năm 2065, số lượng công dân trên 65 tuổi sẽ tăng từ 27% lên 38% tổng dân số.

Với tình trạng thiếu hụt lao động đang trở thành vấn đề nan giải thì việc nâng tuổi nghỉ hưu đang là giải pháp được nhiều người đưa ra với hy vọng có thể tháo gỡ vấn đề này. Theo đề xuất mới của nước này, từ 65 đến 74 tuổi sẽ được coi là "tiền cao tuổi", trên 75 tuổi là cao tuổi và những người trên 90 tuổi là "thượng thọ", các bác sĩ Nhật Bản cũng đề xuất Chính phủ thay đổi quy định tuổi nghỉ hưu, theo đó, công dân trên 75 tuổi mới được coi là người cao tuổi nhằm khuyến khích những người từ 65 tới 74 tuổi tiếp tục làm việc và cống hiến [25].

Trong khi đó, một số nước khác thì áp dụng quy định hưu trí mềm dẻo với các biện pháp ưu đãi khuyến khích NLĐ tiếp tục làm việc và nghỉ hưu muộn hơn ví dụ tăng lương cho những người nghỉ hưu muộn hơn như ở Anh, Mỹ, Canada [13, tr.118].

Cùng với độ tuổi, thời gian đóng BHXH là điều kiện quan trọng để hưởng BHXHHT bắt buộc. Thời gian đóng BHHT là tổng số đơn vị thời gian có đóng phí bảo hiểm để được hưởng chế độ này. Việc quy định thời gian đóng phí BHXH nhằm xác định sự cống hiến về mặt lao động của mỗi người với xã hội nói chung và phần đóng góp vào BHXH nói riêng. Thời gian đóng BHXH là một trong những căn cứ để chi trả trợ cấp đối với NLĐ nhằm bảo đảm sự công bằng, bình đẳng giữa những người tham gia BHXH, thực hiện

một trong những nguyên tắc cơ bản của BHXH.

Theo ILO, mức khuyến cáo cho các quốc gia là 15 năm trở lên cho chế độ hưởng BHXHHT bắt buộc hàng tháng, đối với những trường hợp có mức đóng thấp hơn có thể cho hưởng một lần [32, Điều 18]. Thực tế hầu hết các quốc gia lựa chọn mức thời gian đóng góp cao hơn mức này.

Như vậy, trong các chế độ BHXH bắt buộc, đối với BHXHHT bắt buộc hầu hết các nước đều quy định điều kiện để được hưởng chế độ phụ thuộc hai yếu tố đó là độ tuổi xác định và số năm đóng BHXH.

Mức hưởng và thời gian hưởng bảo hiểm xã hội hưu trí bắt buộc

Mức hưởng BHXHHT bắt buộc là số tiền mà NLĐ tham gia BHXH được nhận sau khi nghỉ hưu và phụ thuộc vào thời gian họ tham gia BHXH. Thông thường, BHXHHT bắt buộc được chi trả định kỳ hàng tháng, nhưng trong một số trường hợp cụ thể ví dụ chưa đủ khoảng thời gian tham gia BHXH hoặc thời gian lao động tối thiểu quy định cũng có thể chi trả trợ cấp một hoặc một số lần nhất định.

BHXHHT bắt buộc định kỳ được áp dụng đối với NLĐ đã có thời gian tham gia BHXH theo quy định. Mức hưởng BHXHHT bắt buộc được quy định theo một tỷ lệ nhất định so với thu nhập trước đó của NLĐ. Các trường hợp có thời gian tham gia BHXH hoặc thời gian lao động thực tế ngắn sẽ bị giảm mức trợ cấp. Mức giảm cũng phụ thuộc vào thâm niên đó.

Thời gian hưởng BHXHHT bắt buộc được hiểu là thời gian kể từ khi nghỉ hưu cho đến khi qua đời. Thời gian hưởng trợ cấp không được xác định trong các văn bản của ILO. Với mỗi người thời gian hưởng lương hưu thông thường là khác nhau vì tuổi nghỉ hưu và tuổi thọ không giống nhau.

Theo nguyên tắc mức hưởng không được cao hơn mức lương mà NLĐ nhận được trong quá trình lao động. Vì nếu mức hưởng này cao hơn hay bằng số tiền lương thì mọi người đều có xu hướng nghỉ hưu để được hưởng trợ cấp

BHXH. Nhưng để đảm bảo nguyên tắc đóng hưởng và mục đích của BHXHHT bắt buộc là nhằm ổn định đời sống của người về hưu nên mức hưởng cũng phải đảm bảo được nhu cầu tối thiểu trong cuộc sống của họ.

NLĐ khi đáp ứng được các yêu cầu, điều kiện hưởng BHXHHT bắt buộc thì được hưởng lương hưu. Về cơ bản, BHXHHT bắt buộc bao gồm lương hưu hàng tháng và lương hưu một lần. Công ước 128 cũng xác định rõ: “Trợ cấp tuổi già phải là chế độ chi trả định kỳ, trừ một số trường hợp hy hữu thì các quỹ phòng xa quốc gia thực hiện việc chi trả một lần nhưng hầu hết đều không đặt được mục tiêu đảm bảo nhu cầu của người lao động khi không còn làm việc nữa” [32, Điều 17].

Theo đó, có thể hiểu BHXHHT hàng tháng là chế độ được trả theo định kỳ (tháng, quý). Mức hưởng của BHXHHT bắt buộc được xác định dựa trên mức đóng, thời gian đóng, mức tiền lương khi còn đang làm việc. Về mặt nguyên tắc, mức hưởng không bao giờ cao hơn mức lương trung bình lấy làm căn cứ tính mức hưởng. Quy định của các nước đều không đặt ra giới hạn đối với thời gian hưởng trợ cấp hưu trí, nghĩa là NLĐ sẽ được hưởng trợ cấp hưu trí khi đến chết. Còn BHXHHT một lần là chế độ chi trả một lần cho NLĐ khi họ về hưu thường trong trường hợp họ không đủ điều kiện hưởng trợ cấp BHXHHT bắt buộc hàng tháng.

Nguồn hình thành và quản lý quỹ bảo hiểm xã hội hưu trí

Quỹ BHXH là một quỹ tài chính độc lập, tập trung, được hình thành từ sự đóng góp của các bên tham gia BHXH và các nguồn thu hợp pháp khác. Quỹ BHXH được Nhà nước bảo hộ và là một công cụ để thực hiện chức năng tài chính BHXH và chính sách BHXH của Nhà nước.

Là một bộ phận cấu thành nằm trong quỹ BHXH, do đó quỹ BHXHHT bắt buộc mang đầy đủ đặc điểm của một quỹ tài chính độc lập, được hình thành từ sự đóng góp của các bên, quỹ được sử dụng để thực hiện chi trả

BHXHHT bắt buộc.

Nguồn hình thành quỹ là từ sự đóng góp của NSDLĐ, NLĐ, tiền sinh lời từ hoạt động đầu tư quỹ, hỗ trợ của Nhà nước và các nguồn thu hợp pháp khác theo các tỷ lệ quy định của pháp luật.

Thứ nhất, quỹ hình thành trên phần đóng góp của NSDLĐ, NLĐ và sự đóng góp hoặc hỗ trợ của nhà nước trong một số trường hợp. Phần đóng góp này gọi chung là phí BHXH và là nguồn chiếm tỷ trọng lớn nhất của quỹ. Sự đóng góp của các bên phụ thuộc vào chính sách BHXH, vào điều kiện kinh tế - xã hội của mỗi nước và phụ thuộc vào việc các nước quy định các chế độ BHXH.

NLĐ đóng BHXH để bảo hiểm cho chính mình khi không còn khả năng lao động trên cơ sở trích một phần từ tiền lương, mặt khác nó có ý nghĩa ràng buộc nghĩa vụ và quyền lợi của họ một cách chặt chẽ.

NSDLĐ hàng tháng trích từ quỹ lương của cơ quan, doanh nghiệp để đóng góp BHXH cho tổng số lao động mà họ thuê mướn. Sự đóng góp của NSDLĐ do luật định, thể hiện trách nhiệm của họ đối với NLĐ.

Đối với Nhà nước, trong một số hệ thống BHXH Nhà nước có thể đóng góp BHXH trực tiếp hoặc gián tiếp. Trường hợp Nhà nước tham gia trực tiếp vì Nhà nước cũng là NSDLĐ là công chức, viên chức làm việc ở khu vực quản lý nhà nước, khu vực sự nghiệp và được nhận lương từ ngân sách. Ngoài ra, với tư cách quản lý nền kinh tế, quản lý xã hội, Nhà nước có trách nhiệm đảm bảo giá trị của quỹ BHXH và hỗ trợ cho quỹ trong những trường hợp cần thiết như điều hoà mâu thuẫn của hai bên thông qua hệ thống các chính sách pháp luật. Không chỉ có như vậy Nhà nước còn hỗ trợ thêm vào quỹ BHXH giúp cho hoạt động BHXH được ổn định.

Thứ hai, quỹ được hình thành dựa trên phần tăng thêm do nguồn nhàn rỗi của quỹ được tổ chức BHXH chuyên trách đưa vào hoạt động đầu tư để sinh lợi. Do tính chất của các rủi ro xã hội và các sự kiện xã hội phát

sinh không đồng đều theo thời gian và không gian, nên trong quá trình hoạt động, có một bộ phận của quỹ chưa sử dụng đến. Phần nhàn rỗi được đầu tư vào thị trường tài chính hoặc thị trường bất động sản hoặc các hoạt động đầu tư khác để sinh lợi.

Thứ ba, phần thu từ tiền nộp phạt của những cá nhân và tổ chức kinh tế, do vi phạm pháp luật về BHXH là nguồn thu cho quỹ. Theo quy định của pháp luật về BHXH ở nhiều nước, đến một thời hạn quy định nếu NSDLĐ không nộp phí BHXH sẽ phải chịu một khoản tiền phạt bằng một tỷ lệ nào đó trên tổng số tiền phải nộp, đồng thời vẫn phải nộp phần phí BHXH theo quy định. Như vậy, tiền nộp phạt cũng là bộ phận tạo ra nguồn thu cho quỹ.

Thứ tư, là các khoản thu khác như từ các cá nhân và các tổ chức từ thiện ủng hộ.

Các khoản thu hợp pháp khác như ủng hộ, đóng góp của cá nhân và tổ chức trong và ngoài nước v.v. nhưng quan trọng nhất là thu từ hoạt động đầu tư tăng trưởng quỹ trong khuôn khổ luật pháp cho phép.

Nhìn chung, hầu hết các nước đều theo cơ chế trên để hình thành quỹ tài chính BHXH. Tuy nhiên, mỗi nước quy định tỷ lệ mức đóng góp vào hưu trí khác nhau.

Hiện nay, sau nhiều năm sửa đổi theo quy định của Luật BHXH 2014 quỹ BHXH được phân chia thành các quỹ thành phần sau: quỹ ốm đau và thai sản, quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, quỹ hưu trí và tử tuất [17, Điều 83]. Trong đó quỹ hưu trí và tử tuất được sử dụng để chi trả chế độ cho cả đối tượng tham gia bắt buộc và tham gia tự nguyện. Trước đây, hai quỹ này tách biệt.

Theo Điều 5 của Luật BHXH 2014, mức đóng BHXH bắt buộc được tính trên cơ sở tiền lương tháng của NLĐ. Từ ngày 01/01/2018 trở đi, tiền lương tháng tính đóng BHXH bắt buộc của người lao động là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về

Xem tất cả 112 trang.

Ngày đăng: 29/03/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí