buộc hàng tháng thì tùy từng trường hợp họ được hưởng BHXH một lần, được bảo lưu thời gian đóng BHXH để chờ cho đến khi đủ tuổi nghỉ hưu để hưởng BHXHHT bắt buộc hàng tháng hoặc khi có điều kiện thì tiếp tục đóng BHXH. Việc này không chỉ phụ thuộc vào tuổi đời, thời gian đóng BHXH của NLĐ mà còn căn cứ vào nguyện vọng của chính bản thân họ.
Theo quy định Điều 60 Luật BHXH 2014, NLĐ mà có yêu cầu thì được hưởng BHXH một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định mà chưa đủ thời gian đóng BHXH để hưởng chế độ hưu trí hàng tháng (chưa đủ 20 năm đóng BHXH hoặc 15 năm đóng BHXH đối với lao động nữ là người hoạt động chuyên trách hoặc không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn) và không tiếp tục tham gia BHXH tự nguyện;
- Ra nước ngoài để định cư;
- NLĐ tham gia BHXH bắt buộc sau một năm nghỉ việc mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH;
- Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế;
- Quân nhân khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc mà không đủ điều kiện để hưởng lương hưu.
Như vậy, so với Luật BHXH năm 2006 thì đây là điểm tiến bộ giải quyết kịp thời cho cả những trường hợp không may bị bệnh tật hiểm nghèo được nhận BHXH một lần để giải quyết những khó khăn trước mắt nếu không có khoản tiền này thì NLĐ và gia đình họ sẽ rất khó khăn, bên cạnh đó cũng góp phần giảm gánh nặng của NSNN, bản thân và gia đình NLĐ khi họ hết tuổi lao động. Từ đó mở rộng hơn đối tượng được hưởng chế độ này, điều này đã phần nào tác động tích cực đến tâm lý tham gia của NLĐ.
Bên cạnh đó, Luật BHXH 2014 cũng quy định theo hướng thắt chặt hơn, đó là chỉ giải quyết với những NLĐ đã hết tuổi lao động mà không đủ điều kiện hưởng lương hưu hoặc ra nước ngoài định cư hợp pháp. Với những NLĐ còn tuổi lao động có thể chuyển sang hình thức tham gia BHXH tự nguyện đến khi đạt đủ số năm đóng BHXH để nhận lương hưu. Điều này thể hiện tính ưu việt và nhân văn của Luật BHXH mới bởi bảo đảm NLĐ khi về già sẽ có lương hưu để duy trì chất lượng cuộc sống.
Tuy nhiên, quy định NLĐ tham gia BHXH bắt buộc sau một năm nghỉ việc mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH thuộc đối tượng hưởng BHXH một lần vẫn được cho là chưa phù hợp. Bởi đây là một trong những lí do làm giảm diện bảo phủ của BHXH nói chung.
Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần:
Khi đáp ứng các điều kiện được hưởng BHXH một lần NLĐ sẽ được hưởng căn cứ tính theo số năm đã đóng BHXH, cứ mỗi năm được tính như sau:
Bằng 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH cho những năm đóng trước năm 2014, bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi. Trường hợp thời gian đóng BHXH chưa đủ một năm thì mức hưởng BHXH bằng số tiền đã đóng, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH [17, Điều 60, Khoản 2].
Như vậy, mức hưởng BHXH một lần theo Luật BHXH năm 2014 đã được điều chỉnh so với Luật BHXH năm 2006 theo hướng có lợi hơn cho người hưởng bảo hiểm. Cụ thể, theo Điều 60 Luật BHXH năm 2014, mức hưởng BHXH một lần được tính theo số năm đã đóng BHXH của NLĐ, cứ mỗi năm đóng BHXH trước năm 2014 được tính bằng 1,5 tháng mức bình quân tiền lương, cứ mỗi năm đóng BHXH từ năm 2014 trở đi tính bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương. Trường hợp thời gian đóng BHXH chưa đủ
một năm thì mức hưởng BHXH một lần bằng số tiền đã đóng, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương. Đây cũng được xem là điểm mới của Luật BHXH 2014 so với Luật BHXH 2006.
Mức hưởng BHXH một lần theo luật BHXH 2006 là mỗi năm đóng BHXH tính bằng 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tiền công đóng BHXH. Với mức hưởng này là quá thấp, không đảm bảo cân bằng giữa mức đóng và mức hưởng bảo hiểm. Nếu trả như luật BHXH 2006 thì sẽ tạo sự chênh lệch lớn giữa khoản trợ cấp bảo hiểm của người hưởng BHXHHT bắt buộc hàng tháng và người hưởng BHXH một lần, trong khi đó mức độ đóng góp của họ vào quỹ BHXH trong một số trường hợp không khác nhau nhiều. Do đó, luật BHXH 2014 đã nâng mức hưởng BHXH một lần đối với những năm đóng BHXH từ 2014 trở đi tạo sự cân bằng tương đối giữa mức đóng và mức hưởng. Về mặt ASXH, việc tăng mức hưởng để đảm bảo quyền lợi cho người tham gia, tuy nhiên trong thực tế, đây cũng là nguyên nhân nhiều NLĐ nhìn thấy lợi ích trước mắt để hưởng BHXH một lần đóng ít, hưởng nhiều mà không thực hiện bảo lưu thời gian tham gia.
2.1.4. Xử lý vi phạm về bảo hiểm xã hội
Theo quy định tại Điều 26 Nghị định số 95/2013/NĐ-CP ngày 22/08/2013 của Chính phủ về quy định đối với NSDLĐ có hành vi đóng BHXH, BHTN không đủ số người thuộc diện tham gia BHXH phạt tiền từ mức 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng BHXH bắt buộc, BHTN tại thời điểm lập biển bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng. Biện pháp khắc phục hậu quả là buộc truy nộp số tiền BHXH bắt buộc, BHTN chưa đóng, chậm đóng theo mức lãi suất của hoạt động đầu tư từ quỹ BHXH trong năm đối với hành vi vi phạm nêu trên.
Quy định này được ban hành bước đầu đảm bảo quyền lợi về BHXH cho NLĐ nhưng để xét về lâu dài thì chưa có tính răn đe mạnh mẽ vì mức xử
phạt hành chính so với một số doanh nghiệp là không lớn. Do vậy, từ 01/01/2018, quy định về xử lý hình sự đối với tội trốn đóng BHXH, BHYT, BHTN cho NLĐ tại Điều 214, 215, 216 của Bộ luật Hình sự 2015 bắt đầu có hiệu lực thi hành. Đây cũng là một chế tài mạnh mẽ để doanh nghiệp chấp hành pháp luật về BHXH, BHYT.
2.2. Thực trạng thực hiện pháp luật về bảo hiểm hưu trí bắt buộc ở Việt Nam
2.2.1. Thực trạng tham gia và thụ hưởng bảo hiểm hưu trí bắt buộc
Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, chính sách BHXH Việt Nam đã từng bước mở rộng diện bao phủ đối tượng tham gia vào hệ thống BHXH và đặc biệt đối tượng tham gia vào hệ thống BHXH bắt buộc chính là đối tượng tham gia vào BHXHHT bắt buộc.
Trong những năm qua BHXHHT bắt buộc đã góp phần đảm bảo ổn định cuộc sống của hàng triệu NLĐ khi hết tuổi lao động, thông qua đó góp phần ổn định xã hội và thực hiện công bằng xã hội. Năm 2014 là năm đánh dấu bước quan trọng khi Luật BHXH được ban hành mới theo đó đối tượng tham gia BHXHHT bắt buộc cũng được mở rộng sau khi Luật BHXH năm 2014 có hiệu lực. Thực hiện theo những quy định của pháp luật, các cơ quan BHXH đã rất tích cực trong việc phát triển đối tượng tham gia và coi đây là nhiệm vụ trọng tâm để phấn đấu góp phần đảm bảo chính sách ASXH. Số lượng đối tượng tham gia loại hình BHXHHT bắt buộc hàng năm đều tăng nhanh.
Tỷ lệ tham gia BHXH bắt buộc được thể hiện cụ thể qua bảng số liệu sau:
Bảng 2.2. Tình hình tham gia BHXH bắt buộc
Đơn vị: người
2007 | 2008 | 2009 | 2010 | 2011 | 2012 | 2016 | 2017 | |
Số ngườ i | 8.172.50 2 | 8.539.46 7 | 8.901.17 0 | 9.441.24 6 | 10.104.49 7 | 10.436.86 8 | 12.862.20 1 | 13.591.49 2 |
Có thể bạn quan tâm!
- Pháp Luật Về Bảo Hiểm Xã Hội Hưu Trí Ở Một Số Nước Trên Thế Giới Và Bài Học Kinh Nghiệm Đối Với Việt Nam
- Thực Trạng Pháp Luật Bảo Hiểm Xã Hội Hưu Trí Bắt Buộc
- Mức Hưởng Và Thời Gian Hưởng Chế Độ Bhxhht Bắt Buộc Mức Lương Hưu Hằng Tháng
- Số Người Nghỉ Hưu Do Bị Suy Giảm Knlđ Từ 61% Năm 2016
- Công Tác Quản Lý, Lưu Trữ Hồ Sơ, Cải Cách Thủ Tục Hành Chính
- Một Số Kiến Nghị Hoàn Thiện Quy Định Pháp Luật Về Bảo Hiểm Xã Hội Hưu Trí Bắt Buộc
Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.
(Nguồn: Báo cáo số 15/BC-BHXH, Báo cáo số 1284/BC-UBVĐXH14)
Tính đến hết năm 2017, tổng số đối tượng tham gia BHXH bắt buộc là
13.591.492 người, vượt kế hoạch đề ra là 13.443.392 người, tăng 5,67% so với năm 2016 bao phủ khoảng 24,85% lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên và 28.2% lực lượng lao động trong độ tuổi lao động, tăng 66,3% so với năm 2007 [18].
Theo báo cáo kết quả sơ bộ Tổng điều tra kinh tế tính đến năm 2017 cho thấy, cả nước có khoảng 505.000 doanh nghiệp đang hoạt động với 14 triệu lao động làm việc. Trong đó, năm 2016 có 306.884 đơn vị tham gia BHXH bắt buộc, tăng 22.425 đơn vị so với năm 2015 tương ứng với 7,9% [10]. Bình quân, một đơn vị tăng mới có 35 NLĐ tham gia BHXH. Ở khu vực doanh nghiệp, số đơn vị tăng mới đa phần là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ , tỷ lệ doanh nghiệp đóng BHXH dưới 10 lao động chiếm 78,54% tổng số doanh nghiệp đang tham gia BHXH, doanh nghiệp từ 10 đến dưới 50 lao động chiếm 16,83%, từ 50 đến dưới 500 lao động chiếm 4,17% và từ 500 lao động
trở lên chiếm 0,45% [18].
Cùng với sự tăng lên của đối tượng tham gia BHXH bắt buộc thì số thu BHXH bắt buộc tăng theo, đặc biệt là trong xu thế già hóa dân số như hiện nay. Số thu BHXH bắt buộc năm 2017 đạt 197.450.474 triệu đồng, tăng 11,31% so với năm 2016. Tăng thu chủ yếu do tăng đối tượng tham gia, điều chỉnh lương cơ sở, lương tối thiểu vùng và điều chỉnh mức lương, phụ cấp làm căn cứ đóng BHXH. Trong đó, thu tăng do đối tượng tham gia chiếm
60,4%, tăng do điều chỉnh lương cơ sở chiếm 9%, do điều chỉnh lương tối thiểu vùng chiếm 15,8% và do điều chỉnh mức lương, phụ cấp làm căn cứ đóng BHXH khoảng 14,9% [18].
Kéo theo đó số thu vào quỹ hưu trí và tử tuất cũng có những bước tăng số lượng đáng kể. Chi tiết tình hình thu vào quỹ hưu trí và tử tuất trong những năm qua tại bảng số liệu dưới đây:
Bảng 2.3. Số thu vào quỹ hưu trí và tử tuất giai đoạn 2009-2017
Đơn vị tính: Tỷ đồng
2009 | 2010 | 2011 | 2012 | 2013 | 2014 | 2015 | 2016 | 2017 | |
Số thu | 29.990 | 40.540 | 50.734 | 74.383 | 88.305 | 110.462 | 125.675 | 147.802 | 168.364 |
(Nguồn: Báo cáo số 150/BC-CP)
Về đối tượng thụ hưởng, theo số liệu thống kê của BHXH Việt Nam, năm 2017 cả nước đã giải quyết cho 144.822 người hưởng chế độ hưu trí tăng 19,82% so với năm 2016 và tăng 43% so với năm 2012 và tăng chủ yếu tập trung nhóm bị suy giảm KNLĐ từ 81% trở lên nhằm tránh bị áp dụng công thức tính lương hưu theo quy định mới của Luật BHXH.
Tuy nhiên, đây cũng là một áp lực đối với quỹ khi số người hưởng BHXH một lần năm 2017 tăng 7.62% so với năm 2016 gấp 4,6 lần số người hưởng lương hưu hằng tháng, điều này ảnh hưởng lớn đến nỗ lực mở rộng độ bao phủ và mục tiêu bảo đảm ASXH bền vững cho NLĐ. Chi tiết xem tại Bảng số liệu dưới đây:
Bảng 2.4. Đối tượng giải quyết hưởng chế độ hưu trí giai đoạn 2012-2017
Đơn vị tính: Người
Loại đối tượng | |||
Hưu trí | BHXH một lần | Trợ cấp một lần | |
2012 | 101.200 | 601.020 | 72.371 |
2013 | 107.856 | 635.657 | 77.789 |
2014 | 115.902 | 605.783 | 76.893 |
2015 | 143.644 | 629.131 | 88.003 |
2016 | 120.870 | 619.716 | 81.275 |
2017 | 144.822 | 666.955 | 94.116 |
(Nguồn: Phụ lục VIII, Báo cáo số 166/BC-CP)
Nhìn chung, qua các số liệu thống kê tìm hiểu trên mặc dù đối tượng tham gia tăng qua các năm nhưng về tổng thể độ bao phủ BHXH còn thấp. Tính đến năm 2017 độ bao phủ BHXH chiếm khoảng 28.2% trong tổng số 48,2 triệu lao động trong độ tuổi, còn nếu so với tổng lực lượng lao động là 54,8 triệu người thì tỷ lệ này chỉ chiếm 24,85% con số này so với lao động vẫn chưa lớn. Việc khai thác, phát triển đối tượng gặp khó khăn khi tiếp cận các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ. Một phần là do tiềm lực và sức cạnh tranh của doanh nghiệp yếu, việc sản xuất kinh doanh thường xuyên gặp khó khăn. Một phần là do ý thức chấp hành pháp luật của một bộ phận các doanh nghiệp còn chưa tốt. Cá biệt có trường hợp có đăng ký kinh doanh, có đăng ký thuế nhưng cơ quan BHXH không tìm được doanh nghiệp dựa trên địa chỉ ghi trong đăng ký kinh doanh.
2.2.2. Thực trạng chi trả chế độ bảo hiểm xã hội hưu trí bắt buộc
Ngay sau khi Luật BHXH năm 2014 có hiệu lực thi hành, cơ quan quản lý Nhà nước đã ban hành tương đối đầy đủ văn bản hướng dẫn để việc tổ chức
triển khai BHXHHT bắt buộc trong thực tế đạt hiệu quả. Trên cơ sở những quy định mới của Luật và các văn bản hướng dẫn, BHXH Việt Nam đã tập trung hoàn thiện quy định về hồ sơ và quy trình giải quyết hưởng các chế độ BHXH nói chung và BHXHHT bắt buộc nói riêng trong đó chú trọng đến cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin, tạo thuận lợi cho đối tượng khi tham gia giao dịch với cơ quan BHXH.
Về công tác quản lý và chi trả BHXHHT bắt buộc của BHXH Việt Nam hiện nay tương đối ổn định, chi trả kịp thời, đầy đủ, đúng quy trình, quy định với nhiều hình thức chi trả tạo điều kiện thuận lợi, linh hoạt cho người hưởng ở các vùng miền khác nhau như: chi trả qua tài khoản cá nhân của NLĐ mở tại ngân hàng, chi trả qua hệ thống bưu điện, trực tiếp bằng tiền mặt cho người hưởng.
Tuy nhiên, tỷ trọng người nhận lương hưu qua thẻ ATM vẫn còn thấp do thói quen sử dụng tiền mặt của người dân và do hệ thống ngân hàng chưa tuyên truyền phổ biến, chưa phát triển mạnh các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt trong phạm vi cả nước. Mặc dù triển khai nhiều hình thức chi trả xong có thể thấy phương thức chi lương hưu qua hệ thống bưu điện vẫn chiếm số lượng lớn. Chi tiết số đối tượng hưởng chế độ BHXH do nguồn ngân sách đảm bảo năm 2017 ước thực hiện là 1.235.932 người, giảm 1,5% so với năm 2016, số kinh phí chi là 44.896 tỷ đồng tăng 1,93% so với năm 2016. Năm 2018 ước tính 1.212.292 người với số kinh phí là 45.581 tỷ đồng trong đó chi
24.490 tỷ đồng cho 722.588 người hưởng lương hưu [Phụ lục IX, 11].
Tổng số chi từ nguồn quỹ BHXH đang thực hiện chi trả cho 1.834.878 người với 133.941 tỷ đồng tăng 14,05% so với năm 2016 [Phụ lục X, 11].
Qua đó, có thể thấy số người hưởng lương hưu và số tiền chi trả cho đối tượng từ quỹ BHXH tăng, chứng tỏ số người tham gia vào hệ thống BHXH tăng và năng lực tự đảm bảo ASXH của người dân ngày càng tăng lên.