Hoàn Thiện Các Qui Định Của Bltths Năm 2003 Và Các Văn Bản Pháp Luật Khác Có Liên Quan Đến Chế Định Người Bào Chữa

sự; Hai là, bị can, bị cáo là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất. So với nhiều nước trên thế giới, đối tượng được bào chữa theo qui định tại BLTTHS năm 2003 còn quá hẹp dẫn đến người bị buộc tội về những tội phạm nghiêm trọng chưa có cơ chế để đảm bảo quyền bào chữa cho họ. Do đó, cần thiết phải bổ sung đối tượng được bào chữa do chỉ định tại khoản 2 Điều 57, theo đó bao gồm bị can, bị cáo về tội theo khung hình phạt có mức án cao nhất là hai mươi năm tù, tù chung thân hoặc tử hình được qui định tại Bộ luật hình sự (thay vì chỉ áp dụng đối với tội có khung hình phạt tử hình như qui định hiện hành). Hơn nữa, nên mở rộng thêm trường hợp bắt buộc phải có NBC đó là những người thuộc đối tượng được trợ giúp pháp lý theo qui định của pháp luật về trợ giúp pháp lý bởi đây là những đối tượng được Đảng và nhà nước đặc biệt quan tâm.

- Về Giấy chứng nhận NBC: Tại Khoản 4 Điều 56 BLTTHS cần qui định cụ thể các giấy tờ liên quan đến thủ tục cấp Giấy chứng nhận NBC bao gồm những loại giấy tờ nào. Do BLTTHS năm 2003 chưa qui định cụ thể nên mỗi cơ quan, người THTT áp dụng một kiểu, gây mất nhiều thời gian và khó khăn cho NBC. Do đó, đã vi phạm quyền bào chữa của NBTG, bị can, bị cáo được pháp luật qui định. Thực tế, có CQTHTT vẫn yêu cầu NBC ngoài việc xuất trình các giấy tờ được qui định trong luật (Ví dụ: Tại Điều 27 Luật LS qui định: LS được CQTHTT cấp Giấy chứng nhận NBC khi xuất trình đủ các giấy tờ: Thẻ LS, Giấy yêu cầu LS của khách hàng và Giấy giới thiệu của tổ chức hành nghề LS) còn buộc phải xuất trình thêm những giấy tờ không được qui định trong luật như: Giấy uỷ quyền của bị can, bị cáo, Giấy giới thiệu, Chứng chỉ hành nghề, Hợp đồng pháp lý ký giữa LS và NBTG, bị can, bị cáo,…

- Về những trường hợp bắt buộc phải có NBC: Đối với khoản 2 Điều 57 BLTTHS hiện hành qui định những trường hợp bắt buộc phải có NBC thì

không nên qui định bị can, bị cáo, người đại diện hợp pháp của họ “vẫn có quyền thay đổi hoặc từ chối NBC” mà coi đây là trường hợp bắt buộc phải có NBC, vì ngoài việc bào chữa cho thân chủ ra thì NBC phải có trách nhiệm làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án, bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, cũng như tránh việc từ chối NBC trong các giai đoạn tiền tố tụng. Trên thực tế, nhiều trường hợp khi đã bị bắt giam thì đa số các bị can đều từ chối mời NBC kể cả có trường hợp đã ký hợp đồng mời NBC trước khi bị bắt tạm giam; cần qui định thống nhất giữa khoản 2 Điều 57 và Điều 305 BLTTHS về trường hợp bắt buộc phải có NBC.

Tại Khoản 2, Điều 57 BLTTHS năm 2003 qui định:

Trong những trường hợp sau đây, nếu bị can, bị cáo hoặc người đại diện hợp pháp của họ không mời NBC thì CQĐT, VKS hoặc TA phải yêu cầu Đoàn LS phân công Văn phòng LS cử NBC cho họ hoặc đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức thành viên của Mặt trận cử NBC cho thành viên của tổ chức mình [43, khoản 2 Điều 57].

Nhưng thực tiễn áp dụng cho thấy việc hiểu và vận dụng qui định này giữa CQTHTT trong thực hiện Thông tư liên tịch số 10[11] (hiện nay được thay thế bởi Thông tư số 11[12]) vẫn chưa thống nhất, trong nhiều trường hợp NBTG, bị can, bị cáo thuộc đối tượng được trợ giúp pháp lý mất quyền được trợ giúp pháp lý theo luật bởi BLTTHS chỉ qui định CQTHTT yêu cầu Đoàn LS cử LS bào chữa không qui định CQTHTT yêu cầu Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước cử Trợ giúp viên pháp lý hoặc LS Cộng tác viên bào chữa. Do những bất cập của Luật nên trong quá trình thực hiện, cơ quan, người THTT và NBC còn gặp nhiều lúng túng khi áp dụng. Vì tại Khoản 2 Điều 57 quy định nếu bị can, bị cáo hoặc người đại diện hợp pháp của họ không mời NBC thì CQĐT, VKS hoặc TA phải yêu cầu Đoàn LS nên một số CQTHTT

còn lúng túng khi phát hiện đối tượng được trợ giúp pháp lý cũng thuộc trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 57 BLTTHS nhưng không biết nên yêu cầu tổ chức trợ giúp pháp lý nhà nước hay yêu cầu Đoàn LS cử NBC. Do BLTTHS năm 2003 chưa qui định CQTHTT yêu cầu tổ chức trợ giúp pháp lý cử NBC nên nhiều trường hợp CQTHTT không gửi Công văn trực tiếp yêu cầu tổ chức trợ giúp pháp lý mà gửi đến Đoàn LS yêu cầu cử NBC, sau đó Đoàn LS lại gửi Công văn đề nghị tổ chức trợ giúp pháp lý cử LS là Cộng tác viên của tổ chức trợ giúp pháp lý tham gia bào chữa. Dẫn đến mất nhiều thời gian và ảnh hưởng đến quyền lợi của NBTG, bị can, bị cáo. Do đó, tại khoản 2 Điều 57 bổ sung thêm cụm từ “hoặc tổ chức trợ giúp pháp lý” sau cụm từ “Đoàn LS phân công văn phòng LS”.

Mặt khác, BLTTHS năm 2003 cần qui định rõ thời hạn cử NBC của Đoàn LS, tổ chức trợ giúp pháp lý và thời hạn yêu cầu cử NBC của CQTHTT đối với Đoàn LS, tổ chức trợ giúp pháp lý. Bởi một số vụ án bắt buộc sự tham gia của NBC theo qui định tại khoản 2 Điều 57 BLTTHS năm 2003, tuy nhiên, khi CQTHTT yêu cầu Đoàn LS phân công Văn phòng LS cử NBC nhưng lại không phân công “ngay” hoặc đã phân công nhưng LS chưa đến CQTHTT để liên hệ làm việc. Do đó ảnh hưởng đến thời hạn điều tra, truy tố, xét xử. Ngược lại, có trường hợp CQTHTT yêu cầu cử NBC với thời hạn quá gần với giai đoạn tố tụng khác nên không đảm bảo thời gian cho NBC thực hiện các hoạt động bào chữa của mình như: nghiên cứu hồ sơ, gặp bị can, bị cáo...

- Về thời điểm tham gia tố tụng của NBC: theo chúng tôi nên chuyển khoản 1 Điều 58 BLTTHS thành một điểm thuộc khoản 2 Điều 58 BLTTHS và qui định đó là quyền của NBC chứ không chỉ là thời điểm tham gia tố tụng của NBC như qui định hiện hành. Vì mặc dù BLTTHS qui định thời điểm tham gia của NBC từ khi có quyết định tạm giữ. Tuy nhiên thực tế, thủ tục để NBC có thể tham gia từ giai đoạn này không phải đơn giản, nhiều nơi CQĐT

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 125 trang tài liệu này.

gây khó khăn cho NBC, yêu cầu đủ mọi giấy tờ ngoài những giấy tờ luật qui định hoặc cán bộ của CQĐT viện đủ lý do như: Thủ trưởng cơ quan đi công tác, phải chờ cán bộ vào trại gặp hỏi ý kiến bị can có cần NBC không, hoặc phải chờ xin ý kiến Thủ trưởng,… Hoặc do tâm lý của Điều tra viên không muốn NBC tham gia từ giai đoạn này vì họ cho rằng nếu NBC tham gia thì sẽ “xúi giục” NBTG, bị can khai không đúng làm cản trở hoạt động điều tra,… Do đó, có trường hợp khi NBC tiếp cận được NBTG, bị can thì thời hạn tạm giữ đã hết, việc tham gia tố tụng từ khi có quyết định tạm giữ không được bảo đảm nên việc thực hiện các quyền khác của NBC trong giai đoạn điều tra là rất khó khăn. Như vậy, việc NBC tham gia tố tụng phụ thuộc vào sự chấp thuận hay không chấp thuận của CQĐT. Do đó, cần qui định đây là quyền của NBC chứ không chỉ là thời điểm tham gia của NBC. Từ đó, tạo sự nhận thức và trách nhiệm của cơ quan, người THTT đảm bảo quyền tham gia tố tụng của NBC. Trên thực tế, CQĐT thường không tạo điều kiện cho NBC được tham gia từ giai đoạn tạm giữ dẫn đến nhiều trường hợp CQĐT khi lấy lời khai NBTG đã cố tình làm sai lệch hồ sơ vụ án. Nên khi ra đến phiên tòa, NBC mới xuất hiện thì oan, sai đã xảy ra hoặc khi ra Tòa, bị cáo khai bị ép cung, mớm cung nhưng do NBC không được tham gia từ giai đoạn đầu nên họ không nắm được tình tiết của sự việc. Có ý kiến cho rằng, nên chuyển khoản 1 Điều 58 sang khoản 3 Điều 56 vì nội dung của khoản 1 Điều 58 qui định về thời điểm tham gia tố tụng của NBC chứ không phải quyền của NBC vì NBC không sử dụng quyền được tham gia tố tụng từ khi khởi tố bị can để chống lại sự buộc tội hay làm giảm nhẹ TNHS cho thân chủ của mình như đưa ra chứng cứ, đưa ra các yêu cầu thay đổi người THTT hay yêu cầu trưng cầu giám định, khiếu nại các quyết định của cơ quan, người THTT, tranh luận với bên buộc tội,…Và vì vậy, khi nói đến thời điểm tham gia của NBC thì cần

phải hiểu đây là trách nhiệm của người THTT, CQTHTT phải đảm bảo cho NBC được tham gia đúng với thời điểm đã quy định của pháp luật TTHS[34].

Chế định người bào chữa trong Luật tố tụng hình sự Việt Nam - Lý luận và thực tiễn áp dụng trên địa bàn tỉnh Hải Dương - 12

BLTTHS năm 2003 qui định thời điểm cho phép NBC được tham gia tố tụng sớm hơn so với BLTTHS năm 1988 (BLTTHS 1988 qui định NBC được tham gia TTHS kể từ khi khởi tố bị can). Thời điểm tham gia tố tụng có ý nghĩa quan trọng giúp bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho NBTG, bị can, bị cáo. NBC tham gia tố tụng càng sớm thì càng có điều kiện tiếp cận vụ án một cách toàn diện và đầy đủ hơn, khi tham gia tố tụng ngay từ đầu vụ án sẽ nắm bắt chi tiết, cụ thể nội dung, tình tiết của sự việc, thực hiện các hoạt động như: thu thập chứng cứ, tài liệu, đồ vật để bảo vệ cho đối tượng bào chữa. Bởi đây là thời điểm bắt đầu hình thành và xây dựng nên hồ sơ vụ án cho cả quá trình tố tụng. Từ đó, tạo sự chủ động cần thiết để thu thập chứng cứ gỡ tội hoặc những tình tiết có lợi, những tình tiết giảm nhẹ TNHS cho đối tượng bào chữa. Không phải mọi hoạt động của cơ quan, người THTT đều thực hiện đúng qui định pháp luật, không có sai lầm, thiếu sót mà thực tiễn cho thấy vẫn xảy ra tình trạng oan, sai, vi phạm quyền, lợi ích của NBTG, bị can, bị cáo. Do đó, sự tham gia của NBC ngay từ giai đoạn tạm giữ góp phần giám sát hoạt động của CQĐT, tránh sự lạm quyền trong việc bắt, tạm giữ, hạn chế việc ép cung, mớm cung, dùng nhục hình đối với NBTG, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho họ. Đây là một qui định thể hiện tính dân chủ và tiến bộ của pháp luật TTHS Việt Nam nhằm mở rộng hơn quyền bào chữa của NBTG, bị can, bị cáo. Tuy nhiên, nếu không ghi nhận nó là quyền thì sẽ hạn chế quyền tham gia bào chữa của NBC, quyền được bào chữa của NBTG, bị can.

Nghiên cứu về thời điểm tham gia TTHS của NBC của một số nước trên thế giới có thể thấy nên qui định đó là quyền của NBC là hoàn toàn phù hợp. Ở một số nước qui định NBC có thể tham gia tố tụng ở bất kỳ thời điểm nào của quá trình tố tụng. Ví dụ: Tại khoản 1 Điều 137 BLTTHS Đức qui

định: Bị can/bị cáo có thể nhận sự giúp đỡ của LS bào chữa tại bất cứ giai đoạn nào của quá trình tố tụng; Tại khoản 1 Điều 30 BLTTHS Nhật Bản qui định: Bị can hoặc bị cáo có thể chỉ định NBC vào bất kì thời điểm nào. Còn BLTTHS Pháp qui định: Lúc bắt đầu việc tạm giữ, NBTG có thể yêu cầu được nói chuyện với LS. Khi người này không ở vào vị trí được lựa chọn một người, hoặc nếu không thể gặp được LS được lựa chọn, người này có thể yêu cầu chủ nhiệm Đoàn LS chính thức chỉ định cho mình một LS[5, Điều 63-4].

Vì những lý do phân tích ở trên, theo chúng tôi, tại khoản 1 Điều 58 BLTTHS năm 2003 nên qui định đó là quyền của NBC là phù hợp.

Bên cạnh đó, Khoản 1 Điều 58 BLTTHS qui định: NBC được tham gia tố tụng từ khi có quyết định tạm giữ trong 2 trường hợp: người bị bắt khẩn cấp và người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã. Còn các trường hợp khác, CQTHTT chưa xác định được hoặc chưa rõ hành vi phạm tội thì điều luật chỉ qui định cho NBC tham gia từ khi khởi tố bị can. Nhưng khi giải quyết, CQTHTT lại căn cứ vào các lời khai ở giai đoạn tạm giữ để buộc tội. Như vậy, quyền bào chữa ngoài hai trường hợp trên, các trường hợp khác không được bảo đảm. Do đó, Khoản 1 Điều 58 BLTTHS cần qui định “NBC được tham gia từ khi có quyết định tạm giữ đối với mọi trường hợp, trừ trường hợp cần giữ bí mật điều tra đối với tội xâm phạm an ninh quốc gia, thì Viện trưởng VKS quyết định để NBC tham gia tố tụng từ khi kết thúc điều tra”.

- Bổ sung thêm quyền của NBC khi tham gia tố tụng: qui định NBC được quyền hỏi NBTG, bị can, bị cáo chứ không nên qui định "nếu Điều tra viên đồng ý" như điểm a khoản 2 Điều 58; điểm b khoản 2 Điều 58 nên sửa là "được CQĐT báo trước về thời gian và địa điểm hỏi cung bị can" chứ không nên dùng thuật ngữ "đề nghị" như hiện nay, nếu qui định là “đề nghị” thì có thể được chấp thuận hoặc không chấp thuận. Do đó nên bổ sung vào BLTTHS các qui định tại Điều 7 Thông tư số 70/2011/TT-BCA của Bộ Công an về

trách nhiệm của Điều tra viên phải thông báo về thời gian, địa điểm lấy lời khai của NBTG, hỏi cung bị can cho NBC trước 24 giờ, trường hợp NBC ở xa có thể thông báo trước 48 giờ, trường hợp không thể trì hoãn được việc lấy lời khai NBTG, hỏi cung bị can thì Điều tra viên tiến hành lấy lời khai, hỏi cung và sau đó phải thông báo cho NBC biết.

- Bổ sung điểm e khoản 2 Điều 58 về việc NBC gặp NBTG, bị can, bị cáo khác trong vụ án có đồng phạm, bị cáo bị tạm giam sau khi xét xử sơ thẩm vì BLTTHS hiện hành không qui định cho NBC được gặp NBTG, bị can, bị cáo khác trong vụ án có đồng phạm nên việc thu thập chứng cứ cũng gặp khó khăn, ảnh hưởng đến hoạt động bào chữa. Mặt khác, cũng không qui định NBC được gặp bị cáo bị tạm giam sau khi xét xử sơ thẩm để hướng dẫn họ làm đơn kháng cáo. Nhiều trường hợp cán bộ Trại tạm giam không cho NBC được gặp bị cáo trong thời gian 15 ngày kháng cáo vì cho rằng TA đã xét xử sơ thẩm rồi thì Giấy chứng nhận NBC trong giai đoạn xét xử sơ thẩm không còn giá trị pháp lý nữa. NBC muốn gặp bị cáo phải chờ đến giai đoạn xét xử phúc thẩm. Dẫn đến quyền bào chữa và quyền được bào chữa không được đảm bảo. Ngoài ra, BLTTHS chưa qui định rõ NBC được gặp bị can, bị cáo trong Trại tạm giam là gặp riêng hay phải có mặt của Giám thị hoặc cán bộ Trại tạm giam. Trong thực tiễn, khi NBC muốn gặp NBTG, bị can, bị cáo đều phải có mặt và chịu sự giám sát của Giám thị, cán bộ Trại tạm giam. Sự có mặt đó dễ gây tâm lý ức chế, không thoải mái đối với NBC và đối tượng bào chữa, trong nhiều trường hợp, đối tượng bào chữa muốn thổ lộ hết các tình tiết của vụ án với NBC nhưng sự có mặt của Giám thị, cán bộ Trại tạm giam làm cho NBTG, bị can, bị cáo còn có tâm lý dè chừng. Do đó, cần sửa đổi điểm e khoản 2 Điều 58 về việc gặp NBTG, bị can, bị cáo như sau: “NBC có quyền gặp riêng NBTG, bị can, bị cáo trong Nhà tạm giữ hoặc Trại tạm giam. NBC có quyền gặp NBTG, bị can, bị cáo là đồng phạm trong vụ án”.

- Bổ sung quyền thu thập chứng cứ của NBC vì quyền thu thập chứng cứ chưa được qui định trực tiếp trong chương V – BLTTHS năm 2003 mà chỉ qui định gián tiếp tại Điều 58 BLTTHS về quyền và nghĩa vụ của NBC; Cần mở rộng phạm vi thu thập chứng cứ của NBC vì hiện nay phạm vi thu thập chứng cứ của NBC mới chỉ dừng lại ở "tài liệu, đồ vật ". Đối với các loại chứng cứ khác, NBC chỉ có mặt khi người THTT thu thập. Bộ luật cần qui định cho phép NBC được độc lập thu thập chứng cứ thông qua việc lấy lời khai của bị can, bị cáo, người làm chứng; BLTTHS cần qui định chế tài áp dụng trong trường hợp cơ quan, tổ chức, cá nhân từ chối cung cấp các thông tin có liên quan đến vụ án cho NBC. Lời khai của NBTG, bị can, bị cáo được coi là chứng cứ nếu họ yêu cầu phải có mặt của NBC. Như vậy, họ có quyền im lặng nếu yêu cầu có NBC không được thực hiện. Theo đó, qui định nghĩa vụ của CQTHTT trong việc tiếp nhận chứng cứ do NBC cung cấp.

3.2.2. Hoàn thiện các qui định của BLTTHS năm 2003 và các văn bản pháp luật khác có liên quan đến chế định người bào chữa

Hiện nay vị trí, vai trò của NBC chưa được nhìn nhận đúng đắn và chưa thực sự bảo đảm theo yêu cầu của pháp luật. Chế định NBC mặc dù đã được qui định trong BLTTHS năm 2003 nhưng chưa đầy đủ, thống nhất, chưa có sự hướng dẫn cụ thể dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau, còn thiếu cơ chế đảm bảo thực hiện trong thực tiễn dẫn đến NBC tham gia vào hoạt động TTHS đạt hiệu quả chưa cao, chưa phát huy hết vai trò của mình. Đã đến lúc phải tiến hành sửa đổi, bổ sung BLTTHS và các văn bản pháp luật khác một cách toàn diện theo hướng dân chủ hóa hoạt động tố tụng, phải xem việc tham gia của NBC vào quá trình TTHS là sự giám sát tốt nhất đối với các hoạt động của CQTHTT và mục đích nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho NBTG, bị can, bị cáo. Để đảm bảo việc tranh tụng, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp, một trong những biện pháp quan trọng đó là hoàn thiện các qui định của BLTTHS năm

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/12/2022