Khái Niệm Bảo Vệ Quyền Và Lợi Ích Hợp Pháp Của Người Chưa Thành Niên Trong Tố Tụng Hình Sự


nghiên cứu quyền con người của người CTN trong TTHS dưới góc độ luật học, chúng tôi đặt vấn đề nghiên cứu trong mối liên hệ với các ngành khoa học xã hội khác như triết học, xã hội học, đạo đức và chính trị học. Chẳng hạn để lý giải đặc điểm của NCTN phải dựa trên các kiến thức của nhân học, tâm lý học và xã hội học. Khi nghiên cứu cơ chế bảo vệ quyền con người của người của NCTN trong TTHS phải đặt nó trong mối quan hệ liên ngành luật học như luật Hiến pháp, đặc biệt là luật hình sự và tội phạm học.

Tác giả chú trọng phương pháp phân tích tổng hợp, so sánh luật học nhằm phân tích, bình luận các quy định của pháp luật TTHS Việt Nam liên quan đến bảo vệ quyền con người của NCTN và thực tiễn áp dụng nó trong hoạt động TTHS của các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng ở Việt Nam trong thời gian qua. Trong đó nêu lên những ưu điểm, hạn chế cũng như bất cập.

Tác giả vận dụng các phương pháp xã hội học pháp luật để đưa ra các quan điểm, các giải pháp về việc hoàn thiện pháp luật TTHS, các biện pháp kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục…nhằm bảo vệ tốt hơn nữa các quyền và lợi ích hợp pháp của NCTN trong TTHS Việt Nam.

Phương pháp nghiên cu: Để đạt được các mục tiêu và nhiệm vụ đề ra, trong quá trình nghiên cứu, các phương pháp nghiên cứu dự kiến được áp dụng cụ thể:

- Chương 2: Đề cập đến một số vấn đề lý luận tổng quan về quyền và lợi ích hợp pháp của NCTN và cơ chế bảo vệ quyền của NCTN bằng TTHS. Phương pháp nghiên cứu là phân tích văn bản, phân tích thuần túy quy phạm, tổng hợp, đối chiếu văn bản, so sánh liên ngành và nghiên cứu lịch sử.

- Chương 3: Đánh giá thực trạng những quy định của pháp luật TTHS hiện hành và thực tiễn hoạt động của các cơ quan tư pháp hình sự trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NCTN trong TTHS ở Việt Nam hiện nay. Vì thế trong chương này, các phương pháp nghiên cứu chính sẽ là tổng hợp, phân tích văn bản, thống kê việc bảo vệ các quyền của NCTN tham gia


trong quá trình giải quyết VAHS, cụ thể: khái quát (dưới hình thức mô hình hóa) các thủ tục TTHS trong giải quyết vụ án có liên quan đến NCTN; làm rõ những vướng mắc, tồn tại trong thực tiễn giải quyết các vụ án hình sự có liên quan đến NCTN. Những vướng mắc này sẽ được phân tích từ hai phía chủ thể, là người tiến hành tố tụng và những người tham gia tố tụng. Từ đó, rút ra

những nguyên nhân của những vướng mắc, bất cập, làm tiền đề nhóm giải pháp ở Chương 4.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 195 trang tài liệu này.

cho các

- Chương 4: Tác giả tập trung đưa ra các giải pháp trong từng giai đoạn trước mắt và lâu dài, trên cơ sở sử dụng phương pháp phân tích, diễn giải.

Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam - 5

Các giải pháp tác giả đề xuất bao gồm ba nhóm chính: giải pháp về tăng

cường thể chế (thiết kế 01 Chương riêng trong BLTTHS quy định về các thủ tục TTHS dành riêng cho NCTN); giải pháp về tăng cường tổ chức và hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng (trong đó đề xuất đến việc thành lập Tòa án chuyên trách NCTN); giải pháp về tăng cường hiệu quả của các thiết chế gia đình - xã hội…


TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Từ những ý tưởng cũng như luận giải đã trình bày, chúng tôi xin rút ra một số kết luận như sau:

1. Quyền con người là thiêng liêng và bất khả xâm phạm. Nó được thể hiện trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội trong đó có lĩnh vực tố tụng hình sự - một lĩnh vực “nhạy cảm” và tiềm ẩn nhiều nguy cơ bị xâm phạm rất cao. Quyền con người có tính phổ biến và tính đặc thù, trong đó có đặc thù về đối tượng, mà người chưa thành niên là một trong những đối tượng như vậy. Việc luận giải khái niệm, đặc điểm, các yếu tố tác động… đến quyền và lợi ích hợp pháp của NCTN là vấn đề phải đặt ra đầu tiên trước khi xây dựng các cơ chế bảo vệ nó.

2. Từ những đặc thù về đối tượng (người chưa thành niên), đặc thù của lĩnh vực quan hệ xã hội được các quy phạm pháp luật tố tụng hình sự điều


chỉnh, đòi hỏi cần có những cơ chế bảo vệ đặc biệt, trong đó có các quy định của pháp luật TTHS thực định, thiết chế đặc biệt (cơ quan điều tra chuyên biệt, tòa án chuyên trách NCTN…). NCTN tham gia trong TTHS gồm nhiều chủ thể khác nhau, tuy nhiên, trong đó nổi bật nhất là nhóm đối tượng: người bị buộc tội. Nhóm đối tượng này có quyền đặc thù và đương nhiên, nguy cơ xâm phạm đến họ cũng rất đặc thù. Do đó, các quy định của pháp luật cũng như các thiết chế bảo vệ cần phải được thiết kế phù hợp với đặc điểm về quyền và lợi ích của họ.

3. Việc bảo vệ quyền của NCTN trong đó có quyền và lợi ích hợp pháp của NCTN trong TTHS mang đặc tính hiện thực. Tính hiện thực của việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NCTN trong TTHS thông qua các

hoạt động cụ

thể

của các cơ

quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố

tụng và cả sự tự bảo vệ quyền của những người tham gia tố tụng. Chính vì vậy, việc đánh giá thực trạng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NCTN trong TTHS là việc làm hết sức cần thiết.

4. Quyền và lợi ích hợp pháp của NCTN trong TTHS là vấn đề được các ngành khoa học trong đó có luật học và khoa học tố tụng hình sự quan tâm nghiên cứu, nhất là trong bối cảnh chúng ta đang xây dựng nhà nước pháp quyền "của dân, do dân, vì dân", công cuộc cải cách tư pháp mà chúng ta đang tiến hành cũng không nằm ngoài mục đích này. Điều đó cho thấy tính phức tạp của vấn đề. Chính vì vậy, việc tiếp cận vấn đề nghiên cứu dưới góc độ quyền con người trong TTHS là một cách tiếp cận mới, sẽ góp phần hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự và đề ra các giải pháp đồng bộ nhằm bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của NCTN trong TTHS.

Chương 2

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO VỆ QUYỀN

VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ


2.1. KHÁI NIỆM BẢO VỆ QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ

2.1.1. Khái niệm, đặc điểm của người chưa thành niên

2.1.1.1. Khái niệm của người chưa thành niên

Theo cách gọi thông thường thì một chu kỳ sống của con người được chia thành nhiều giai đoạn, lứa tuổi khác nhau như: Nhi đồng, thiếu niên, thanh niên, trung niên và cao niên; còn theo thuật ngữ pháp lý thì các giai đoạn, lứa tuổi chia thành: NCTN (trong đó có trẻ em) và Người đã thành niên.

Ở mỗi quốc gia, thuật ngữ "trẻ em" và “NCTN” được hiểu và quy định khác nhau phụ thuộc vào những đặc điểm riêng về sự phát triển sinh học, tâm sinh lý cũng như quan điểm của mỗi nước về chăm sóc, bảo vệ và giáo dục

đối với trẻ em: BLHS Liên bang Nga 1996 quy định, trẻ em được hiểu là

NCTN và là người chưa đủ 18 tuổi; Thái Lan quy định NCTN là người dưới 17 tuổi…

Về phương diện quốc tế, tại Điều 1 CƯQTE thông qua ngày

20/11/1989 quy định: “Trong phạm vi của Công ước này, trẻ em có nghĩa là mọi người dưới 18 tuổi, trừ trường hợp luật pháp áp dụng với trẻ em đó quy

định tuổi thành niên sớm hơn”. Quy tắc tối thiểu phổ biến của Liên Hợp

Quốc (LHQ) về bảo vệ NCTN bị tước quyền tự do được LHQ thông qua ngày 14/12/1992 quy định NCTN là người dưới 18 tuổi.

Ở Việt Nam, trong nhiều năm trước đây, NCTN được gọi là “vị thành niên” nhưng từ khi chúng ta có hệ thống pháp luật tương đối hoàn chỉnh, thuật ngữ "vị thành niên" được đổi thành NCTN nhằm phân biệt với người thành niên. Trong khoa học pháp lý và trong các văn bản pháp luật, thuật ngữ NCTN, trong đó có NCTNPT được sử dụng với ý nghĩa là một người đang ở độ tuổi chưa đủ 18. Theo từ điển Tiếng Việt: "Vị thành niên là người chưa đến tuổi được pháp luật công nhận là công dân với đầy đủ các quyền và nghĩa vụ hay là người chưa đủ 18 tuổi". Cũng theo từ điển Tiếng Việt (Viện


Ngôn ngữ học, Nxb Đà Nẵng năm 2002) thì: "NCTN là người chưa phát triển đầy đủ, toàn diện về thể lực, trí tuệ, tinh thần cũng như chưa có đầy đủ

quyền và nghĩa vụ công dân". Định nghĩa này phù hợp với tinh thần của

CƯQTE đã nêu trên, tuy nhiên, lại đồng nhất hai thuật ngữ: NCTN và Trẻ em.

Theo pháp luật Việt Nam, từ những kinh nghiệm được thừa nhận trong quá khứ, dựa trên những thành tựu do các ngành khoa học khác mang lại cũng như tiếp thu các văn bản pháp luật quốc tế mà các nhà làm luật đã đưa ra khái niệm về NCTN, tuỳ theo từng lĩnh vực điều chỉnh của từng ngành luật. Trong

Hiến Pháp năm 1992, BLHS năm 1999, BLTTHS năm 2003, Bộ luật Lao

động, Bộ luật Dân sự, Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và một số văn bản quy phạm pháp luật khác, đều quy định tuổi của NCTN là dưới 18 tuổi và quy định riêng những chế định pháp luật đối với NCTN trong từng lĩnh vực cụ thể. Điều 18 Bộ luật dân sự quy định: "Người từ đủ mười tám tuổi trở lên là người thành niên. Người chưa đủ mười tám tuổi là NCTN" và Bộ luật lao động sửa đổi, bổ sung năm 2002 cũng quy định: "Người lao động chưa thành niên là người dưới 18 tuổi". Bên cạnh đó, Điều 1 Luật Giáo dục, chăm sóc và bảo vệ trẻ em quy định rõ: "Trẻ em quy định trong luật này là công dân Việt Nam dưới 16 tuổi". Như vậy, có thể thống nhất một quan điểm là NCTN là người dưới 18 tuổi.

Dưới góc độ luật hình sự và luật TTHS Việt Nam, NCTN được phân biệt thành hai nhóm (độ tuổi) khác nhau để buộc phải chịu TNHS. Cụ thể,

theo Điều 12 BLHS, NCTN có thể nhóm có đặc điểm riêng:

được phân chia thành hai nhóm, mỗi

Nhóm thứ nhất, từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi (thuộc nhóm đối tượng được quy định là trẻ em), đặc điểm của nhóm này là: Vừa vượt qua giai đoạn trẻ con, gần gia đình và sống phụ thuộc hoàn toàn vào gia đình.

Nhóm thứ hai, từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, nhóm này có đặc điểm đang ở giai đoạn sắp bước vào tuổi thành niên, nhận thức xã hội khá hơn


nhóm thứ nhất nhưng vẫn chưa tách khỏi gia đình, kinh tế còn phụ thuộc vào gia đình.

Như vậy, có thể nói rằng khái niệm "trẻ em" trong pháp luật Việt Nam không đồng nhất với khái niệm "người chưa thành niên". Trẻ em là người

dưới 16 tuổi, NCTN là người dưới 18 tuổi, nên trẻ em là NCTN, nhưng

NCTN có thể không phải là trẻ em. Từ đó chúng tôi đưa ra khái niệm NCTN như sau: NCTN là người dưới 18 tuổi, chưa phát triển hoàn thiện về thể chất và tinh thần, chưa có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ pháp lý như người đã thành niên.

2.1.1.2. Đặc điểm của người chưa thành niên

* Đặc điểm tâm sinh lý

Với tư cách là một nhóm nhân khẩu xã hội đặc thù, NCTN có những

dấu hiệu đặc trưng về mặt thể chất, tâm lý, nhân cách cũng như các đặc

điểm về xã hội học như sau:

Thứ nhất, đặc điểm về trạng thái xúc cảm

NCTN là người đang trong quá trình phát triển cả về sinh lý cơ thể và tâm lý, ý thức. Giai đoạn này diễn ra biến cố là sự phát triển cơ thể mất cân

bằng nên đã dẫn tới tình trạng mất cân bằng tạm thời về cảm xúc của

NCTN.

Ở giai đoạn này, tuyến nội tiết

ở NCTN phát triển và hoạt động

mạnh (nhất là tuyến sinh dục và tuyến giáp trạng) gây ra sự mất cân bằng trong hoạt động của hệ thần kinh trung ương làm cho NCTN có những cơn xúc động mạnh, những phản ứng nóng nảy vô cớ, những hành vi bất thường [90].

Những nét tính cách quan trọng nhất của NCTN giúp cho việc phán

đoán khả năng phạm tội sau này là Tính hiếu động và hay bốc đồng: Tính

cách hiếu động thể hiện ở chỗ trẻ không thể ngồi yên một chỗ, không thể tập trung chú ý, không thể kiềm chế những cảm xúc của mình cũng như thiếu khả năng phán đoán sự việc trong tương lai; Tính cách bốc đồng thể hiện ở việc phô trương, khoe khoang trưng bày phẩm chất tiêu cực thiếu lành mạnh


của mình, làm ra vẻ anh hùng rơm... NCTN thường thoả hiệp với những tính cách của mình như: sống không có lý tưởng, hoài bão, dễ chịu ảnh hưởng tiêu cực từ những người khác, thiếu tính điềm đạm, bình tĩnh mà chỉ quen ăn chơi, lười biếng, nghiện ngập [40, tr.127].

Trên thực tế, trạng thái thần kinh, cảm xúc không cân bằng có thể là yếu tố gây nên các hành vi lệch chuẩn của các em nên có thể chỉ xuất phát từ

những mâu thuẫn nhỏ, nhưng do không kiềm chế được sự nóng giận quá

khích mà các em đã có các hành động sai lầm, thậm chí là thực hiện hành vi phạm tội. NCTNPT có tính chất côn đồ thường là những người có khí chất

nóng hoặc những người thuộc khí chất

ưu tư, họ

thực hiện hành vi giết

người đôi khi chỉ là do ghen tuông [56, tr.39]. Phần lớn NCTN thực hiện hành vi phạm tội cố ý gây thương tích (81,82%) và giết người (75%) đều cho rằng việc các em phạm tội trong nhiều trường hợp là do nóng nảy, bị kích động và không kiềm chế được bản thân [Xem phụ lục 1].

Sự mất cân bằng tạm thời trong cảm xúc của NCTNPT còn được thể hiện rõ nét trong thời gian họ chấp hành hình phạt tại trại giam hoặc trường giáo dưỡng. Phần lớn các em có tâm lý nặng nề như mặc cảm, tự ti, bi quan, chán nản, nhiều lúc tuyệt vọng, có thái độ thờ ơ, bất cần, liều lĩnh. Chính những đặc điểm này đã gây nhiều khó khăn cho công tác giáo dục, cải tạo đối với các em [15, tr.57-63]. Sự mất cân bằng tạm thời về trạng thái cảm xúc của NCTN là một trong những nhân tố dẫn đến hành vi phạm tội khi các em không làm chủ được bản thân và trong điều kiện kết hợp với một số yếu tố tâm lý có tính tiêu cực khác. Trong trường hợp, các em ý thức tốt về hậu quả của sự mất cân bằng tạm thời về cảm xúc, làm chủ được bản thân, khắc phục được sự mất cân bằng này thì sẽ không dẫn tới các hành vi phạm tội.

Thứ hai, đặc điểm về nhu cầu độc lập

Những phát triển mạnh mẽ về thể chất và sự hoàn thiện cơ bản của các chức năng sinh lý làm cho NCTN có những ấn tượng rất sâu sắc là mình đã trưởng thành, không còn trẻ con nữa và có các biểu hiện nhu cầu độc lập,


mong muốn tự hành động, tự đưa ra quyết định theo ý kiến riêng của mình mà không muốn bị ảnh hưởng bởi người khác. Nhu cầu độc lập cũng là một xu hướng phát triển tất yếu và rất cần thiết của NCTN. Đây là cơ sở quan trọng để giúp các em trưởng thành. Thực tế cho thấy, không phải tất cả các em khi hình thành và phát triển nhu cầu độc lập đều có nguy cơ phạm tội; nhu cầu độc lập của các em chỉ trở thành nguyên nhân dẫn đến hành vi phạm tội của NCTN trong một số trường hợp cụ thể:

Đó là, khi các em mong muốn tự hành động, tự quyết định để phù hợp với nhận thức, thái độ của mình. Điều này đã làm giảm sự phụ thuộc vào các quyết định của cha mẹ, nhu cầu độc lập sẽ là tiêu cực khi nó phát triển theo hướng thái quá và biểu hiện ra bên ngoài dưới các dạng hành vi ngang bướng, ngỗ ngược, cố chấp, bảo thủ, dễ tự ái, thích gây gổ, thích khoe khoang, phô trương, hành động mang tính bột phát, tức thời, phiêu lưu mạo hiểm. NCTN có những quyết định “táo bạo” hơn nhiều để chứng tỏ mình là một người lớn thực thụ như: thích làm những việc mình thích, lười học, thích đi chơi, hút thuốc lá, uống rượu bia, chơi cờ bạc, đua xe máy, sử dụng ma túy, tụ tập, đàn đúm, đua đòi, ăn diện, yêu đương và có quan hệ tình dục trước hôn nhân...

Những lúc như vậy, NCTN thường gặp phải sự “phản ứng” gay gắt hoặc

“ngăn cấm” của gia đình, nhà trường và điều đó có thể dẫn đến những “xung

đột” bất đồng. NCTN cảm thấy rất ấm ức, thất vọng vì những việc mình

làm, hay những quyết định mà mình đưa ra đều không được công nhận và ngay lập tức tỏ thái độ phản đối, bất bình, cãi bướng, hoặc nhiều bạn khôn khéo hơn bằng cách bề ngoài “gọi dạ, bảo vâng” nhưng vẫn làm theo ý mình bằng cách hoạt động “rút vào bí mật”, nói dối... Hoặc, do luôn có ý thức tự trọng và mong muốn được người khác tôn trọng như người lớn nên NCTN thường có tâm lý phóng đại các khả năng của mình và đánh giá chúng cao hơn thực tế, ví dụ như hành vi đua xe trái phép đối với họ là màn trình diễn độc đáo, khám phá và phô diễn năng lực của bản thân mà họ ý thức rằng không phải ai cũng làm được. Hầu hết các hành vi đua xe của NCTN không phải vì

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/11/2022