Số Bị Can, Bị Cáo Thuộc Diện Người Được Trợ Giúp Pháp Lý Được Bào Chữa Miễn Phí Qua Các Năm Từ 2008 Đến 2013

TTHS, vị trí của Trợ giúp viên pháp lý có phần yếu thế hơn LS - Cộng tác viên đều do Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước cử. Điển hình như vụ án “Trộm cắp tài sản, Cướp tài sản, Cướp giật tài sản” xảy ra tại huyện Ninh Giang do bị cáo Hà Văn Thương sinh ngày 01/11/1995 trú tại thôn Ngọc Hòa, xã Vĩnh Hòa, huyện Ninh Giang thực hiện. TA nhân dân huyện Ninh Giang có Công văn số 156/CV-TA ngày 13/3/2013 yêu cầu Trung tâm Trợ giúp pháp lý cử NBC cho bị cáo là người chưa thành niên, trong Công văn TA ghi rõ “cử LS - Cộng tác viên của Trung tâm tham gia bào chữa”. Như vậy, đã gián tiếp từ chối sự tham gia bào chữa của Trợ giúp viên pháp lý, Trung tâm điện thoại hỏi thì Tòa nói rằng trong Công văn đã ghi rõ “cử LS - Cộng tác viên chứ không ghi cử Trợ giúp viên pháp lý”. Hỏi lý do thì được biết ngành TA đã thống nhất quan điểm như vậy trong một cuộc họp giao ban.

Đối với những vụ án có NBTG, bị can, bị cáo là người được trợ giúp pháp lý, CQTHTT chủ yếu giới thiệu, yêu cầu Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước cử NBC cho bị can, bị cáo là người chưa thành niên, chưa chú trọng giới thiệu diện người được trợ giúp pháp lý là người nghèo, người có công với cách mạng, người khuyết tật,...

Bảng 2.4: Số bị can, bị cáo thuộc diện người được trợ giúp pháp lý được bào chữa miễn phí qua các năm từ 2008 đến 2013


Diện người được trợ giúp pháp lý (người)

Năm

Tổng các năm

(người)

Tỷ lệ (%)


2008


2009


2010


2011


2012


2013

Người nghèo

03

01

05

01

01

05

16

1.71

Người có công với

cách mạng

01

0

01

03

0

02

07

0.75

Người khuyết tật

04

09

13

06

01

06

29

3.10

Người dân tộc

0

0

0

0

01

01

02

0.21

Người chưa thành niên

294

183

40

71

181

114

883

94.23

Tổng

302

193

59

81

184

128

937

100%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 125 trang tài liệu này.

Chế định người bào chữa trong Luật tố tụng hình sự Việt Nam - Lý luận và thực tiễn áp dụng trên địa bàn tỉnh Hải Dương - 10

Nguồn: Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Hải Dương

Thực tế ở Hải Dương, một vài năm trước vẫn có tình trạng chưa coi trọng quan điểm, ý kiến của NBC đặc biệt là trong trường hợp được chỉ định tham gia tố tụng, nhiều trường hợp Trợ giúp viên pháp lý hoặc LS – Cộng tác viên của Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước tham gia bào chữa cho người được trợ giúp pháp lý nhưng TA không ghi ý kiến, quan điểm của NBC trong bản án. Một số bản án, quyết định tố tụng ghi chưa đúng tư cách pháp lý của Trợ giúp viên pháp lý, LS - Cộng tác viên của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước khi tham gia tố tụng; chưa ghi việc giải thích quyền được trợ giúp pháp lý và quan điểm, luận cứ bào chữa của NBC. Hầu hết CQTHTT chỉ quan tâm đến những chứng cứ buộc tội, còn chứng cứ gỡ tội ít được xem xét. Nhiều NBC mất công thu thập chứng cứ để đưa ra Tòa nhưng không được chấp nhận và xem xét nghiêm túc. TA hầu như chỉ tin vào hồ sơ của CQĐT, nếu thấy không hoàn thiện thì yêu cầu trả hồ sơ để điều tra bổ sung. Đây là khó khăn rất lớn đối với hoạt động bào chữa của NBC, làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của NBTG, bị can, bị cáo.

Đối với NBC là người đại diện hợp pháp của NBTG, bị can, bị cáo tham gia bào chữa chiếm tỷ lệ ít, chỉ mang tính hình thức, đạt hiệu quả không cao, họ tham gia cho đủ thủ tục nhằm tránh sự vi phạm thủ tục tố tụng của CQTHTT đặc biệt là CQĐT. Còn có cơ quan, người THTT đặc biệt là Điều tra viên do không muốn sự có mặt của LS tham gia bào chữa nên đã định hướng cho bị can, bị cáo mời người nhà của mình thường là những người có trình độ văn hóa thấp, không có kiến thức pháp lý, thậm chí là không biết chữ tham gia làm NBC. Do vậy, có trường hợp khi được triệu tập tham gia hỏi cung bị can cùng Điều tra viên, họ chỉ ngồi bên ngoài chờ đến khi Điều tra viên lấy lời khai, hỏi cung xong gọi vào ký tên nhằm hợp thức hóa hồ sơ.

Trong khi hầu hết NBC tích cực sử dụng các biện pháp do luật định để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho NBTG, bị can, bị cáo thì vẫn còn số ít

NBC thực hiện nhiệm vụ của mình một cách qua loa, đại khái nhất là đối với những vụ án chỉ định. Có NBC không đến nghiên cứu hồ sơ tại Tòa, không gặp, tiếp xúc với thân chủ nên trong bài bào chữa không thể hiện được hết quan điểm bào chữa, không phân tích các tình tiết, chứng cứ của vụ án mà chỉ căn cứ vào một số tình tiết giảm nhẹ được qui định trong Bộ luật hình sự để đánh giá và đề nghị chung chung. Do đó, ảnh hưởng đến chất lượng bào chữa, quyền và lợi ích hợp pháp của NBTG, bị can, bị cáo không được đảm bảo. Hoạt động tham gia tố tụng của số ít NBC đặc biệt là bào chữa theo chỉ định chưa bảo đảm thực hiện tốt nguyên tắc tranh tụng tại phiên toà, chưa được CQTHTT đánh giá và ghi nhận trong các bản án, quyết định. Ngoài ra, theo báo cáo của Văn phòng Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Hải Dương còn có số ít LS tham gia theo hợp đồng bào chữa với đối tượng bào chữa vẫn hạn chế trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho thân chủ. LS chủ yếu khai thác những kẽ hở, qui định chung chung chưa rõ ràng của pháp luật như: qui định về hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng trong cấu thành tội phạm của Bộ luật hình sự, những sai sót nhỏ của Điều tra viên,... lập luận chứng minh sự thật vụ án của LS chỉ mang tính suy luận chứ không nêu được những chứng cứ chứng minh mang tính khoa học, sự tham gia của LS chủ yếu nhằm tạo thu nhập, chứ không phải là chứng minh sự minh bạch, công bằng của pháp luật,…

BLTTHS năm 2003 qui định NBC được quyền sao chụp tài liệu trong hồ sơ vụ án, nhưng thực tế CQTHTT chưa thực sự tạo điều kiện cho NBC thực hiện quyền này. Nhiều cơ quan đã nghĩ ra đủ cách để trì hoãn việc sao chụp tài liệu như: chờ xin ý kiến lãnh đạo, máy photocopy hỏng hoặc khi họ đồng ý cho sao chụp thì hồ sơ đã chuyển sang giai đoạn tố tụng khác,…

Nhiều vụ án quyền tham gia tranh luận tại phiên tòa vẫn bị hạn chế về thời gian. Trong quá trình xét hỏi hoặc tranh luận, có khi NBC bị chủ tọa phiên tòa cắt ngang vì “ý kiến không liên quan đến vụ án” [43, Điều 218].

Ngược lại, cũng không ít vụ án NBC tham gia xét hỏi một cách qua loa, đại khái, không theo diễn biến của vụ án nên không nhận được sự đồng tình của những người tham gia tố tụng. Do vậy, đã làm giảm đi vị trí, vai trò của NBC, tính dân chủ không được thể hiện, quyền và lợi ích hợp pháp của người được bào chữa bị ảnh hưởng.

* Nguyên nhân của những hạn chế

Thứ nhất, nguyên nhân khách quan xuất phát từ qui định pháp luật về chế định NBC còn chưa đồng bộ, thiếu chặt chẽ, chưa cụ thể, rõ ràng, nên thực tiễn áp dụng phát sinh nhiều bất cập, vướng mắc, gây khó khăn, lúng túng cho CQTHTT và NBC nên họ đã tùy nghi áp dụng. Chẳng hạn như: tại Khoản 1 Điều 56 BLTTHS năm 2003 qui định NBC có thể là: LS; người đại diện hợp pháp của NBTG, bị can, bị cáo; BCVND. Trong số những người này chỉ có LS được pháp luật qui định về điều kiện, tiêu chuẩn, hai đối tượng còn lại không qui định nên cơ quan, người THTT tùy nghi áp dụng. Quy định như vậy đã tạo nên sự bất bình đẳng giữa các chủ thể là NBC, đặc biệt dẫn tới quyền bào chữa của NBTG, bị can, bị cáo không được bảo đảm, trở thành hình thức, đi ngược lại với nguyên tắc “Bảo đảm quyền bào chữa của NBTG, bị can, bị cáo” đã được BLTTHS ghi nhận. Trong một môi trường pháp lý chưa thực sự coi trọng NBC và quyền bào chữa, chưa dành cho NBC một vị trí thích hợp và xứng đáng, họ chỉ là người tham gia tố tụng như những người tố tụng khác (NBTG, bị can, bị cáo,…) nên NBC khó có thể thực hiện được nhiệm vụ, trách nhiệm của mình một cách hiệu quả. Bởi thực tế, nhiều chứng cứ do NBC thu thập hợp pháp nhưng không được CQTHTT xem xét, chấp thuận hoặc có những yêu cầu của NBC rất xác đáng, đầy sức thuyết phục, có căn cứ, đúng pháp luật nhưng không được CQTHTT xem xét, thậm chí còn bác bỏ, không được đưa vào bản án, quyết định. Nhiều trường hợp CQTHTT cấp Giấy chứng nhận bào chữa còn gây khó khăn, phiền hà cho NBC, yêu cầu

NBC xuất trình đủ loại giấy tờ ngoài những giấy tờ luật định. Do đó, làm hạn chế quyền của NBC, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của đối tượng bào chữa và việc xác định sự thật khách quan của vụ án.

Thứ hai, nguyên nhân chủ quan xuất phát từ phía cơ quan, người THTT có cái nhìn sai lệch, thiếu thiện chí về NBC, chưa thực sự coi trọng và tạo điều kiện thuận lợi cho NBC thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình theo qui định của pháp luật, gây khó khăn cho NBC trong việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho đối tượng bào chữa vì cho rằng sự tham gia của NBC sẽ làm cản trở, gây khó khăn cho quá trình giải quyết vụ án, bởi NBC luôn bảo vệ, bênh vực cho người bị coi là tội phạm, lý lẽ, chứng cứ do NBC đưa ra để bảo vệ cho đối tượng mà họ nhận bào chữa dường như đối ngược lại với quan điểm của cơ quan, người THTT. Còn cơ quan, người THTT thì luôn tìm ra các chứng cứ buộc tội đối với đối tượng mà NBC nhận bảo vệ. Hoặc nhiều trường hợp do yếu kém về năng lực, trình độ của người THTT nên có tâm lý e ngại sự tham gia của NBC, sợ NBC phát hiện những sai phạm của họ trong khi giải quyết vụ án. Một số CQTHTT coi sự tham gia của NBC chỉ là hình thức, một thứ “trang điểm thêm đẹp để cho tố tụng có vẻ dân chủ, văn minh mà thôi”[28]. Còn có cơ quan, người THTT chưa hiểu về chức danh Trợ giúp viên pháp lý và chức năng, vai trò của họ trong quá trình tố tụng hoặc chưa nhiệt tình phối hợp, tạo điều kiện khi các Trợ giúp viên pháp lý thực hiện hoạt động bào chữa, bởi chế định Trợ giúp viên pháp lý là một chế định mới, được ra đời sau khi Luật Trợ giúp pháp lý năm 2006 có hiệu lực dẫn đến có CQTHTT từ chối sự tham gia bào chữa của các Trợ giúp viên pháp lý. Ngoài ra, còn phải kể đến năng lực hoạt động của Hội đồng phối hợp liên ngành về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng ở tỉnh. Với vai trò điều hành, kiểm tra, giám sát các mối quan hệ phối hợp giữa tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý, người thực hiện trợ giúp pháp lý với các CQTHTT và người THTT theo

Thông tư liên tịch 10[11] (hiện nay là Thông tư liên tịch số 11[12]) của Hội đồng phối hợp liên ngành về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng chưa thực sự phát huy hiệu quả.

Thứ ba, do trình độ nhận thức pháp luật của người dân còn hạn chế, đặc biệt nhận thức chưa đầy đủ về NBC vì cho rằng NBC không phải là người thực hiện quyền lực nhà nước nên không thể quyết định được số phận pháp lý của họ. Do đó, nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý còn ở mức độ, nghề LS ở Hải Dương nói riêng, ở nước ta nói chung chưa thực sự có sức hấp dẫn, dẫn đến tỷ lệ LS còn thấp so với số dân. Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền pháp luật về TTHS, pháp luật về LS, pháp luật về trợ giúp pháp lý,... chưa thực sự được chú trọng nên nhiều trường hợp NBTG, bị can, bị cáo đặc biệt là người thuộc diện được trợ giúp pháp lý miễn phí không biết để mời NBC bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình.

Thứ tư, số lượng NBC trên địa bàn tỉnh so với số dân còn thấp, kỹ năng hành nghề của NBC chưa cao do có một số NBC trước đây từng công tác tại các CQTHTT, khi nghỉ hưu tham gia LS, được miễn đào tạo nghiệp vụ LS, số ít NBC đặc biệt là LS có tâm lý “làm cho vui” nên không chuyên tâm trau dồi kỹ năng nghiệp vụ. Do vậy, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng bào chữa. Trong những vụ án chỉ định, NBC chưa thực sự nhiệt tình, tận tâm với công việc, chỉ bào chữa qua loa, hình thức, thậm chí không đầu tư nhiều thời gian nghiên cứu hồ sơ, gặp gỡ đối tượng,...dẫn đến chất lượng bào chữa còn hạn chế. Bởi hiện nay pháp luật qui định về chế độ chi trả thù lao theo vụ việc cho NBC trong những vụ án được chỉ định còn thấp, chưa có sức thu hút, động viên kịp thời. Mặt khác, một khó khăn, thách thức không nhỏ đối với NBC đặc biệt là Trợ giúp viên pháp lý đó là tuy có năng lực, trình độ, được đào tạo cơ bản song kinh nghiệm hoạt động và thực tiễn hành nghề chưa nhiều vì đa số đều trẻ về tuổi đời cũng như tuổi nghề.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Tại chương 2 tác giả nêu các qui định của pháp luật TTHS Việt Nam hiện hành về quyền và nghĩa vụ của NBC. Bằng việc qui định quyền và nghĩa vụ của NBC đã tạo nên địa vị pháp lý của NBC trong TTHS. Đây là cơ sở và điều kiện để NBC thực hiện có hiệu quả hoạt động bào chữa. Có thể nói, so với BLTTHS năm 1988 thì BLTTHS năm 2003 đã qui định mở rộng hơn quyền của NBC, bên cạnh đó còn bổ sung một số nghĩa vụ của NBC. Việc qui định quyền cùng với nghĩa vụ của NBC nhằm nâng cao vị trí, vai trò của NBC trong TTHS, góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người được bào chữa, đồng thời đảm bảo cho quá trình giải quyết vụ án được hiệu quả, chính xác, dân chủ, công minh, đúng pháp luật. Mặt khác, từ sự nghiên cứu qui định pháp luật về chế định NBC, qua khảo sát, thống kê tại các CQTHTT, cơ quan quản lý NBC trên địa bàn tỉnh Hải Dương, tác giả đánh giá thực trạng áp dụng chế định NBC tại địa bàn (phân tích, đánh giá cụ thể kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế) để làm cơ sở cho việc đề xuất, kiến nghị sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các qui định pháp luật TTHS về chế định NBC nêu tại chương 3.

Chương 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG CÁC QUI ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT

TỐ TỤNG HÌNH SỰ VỀ CHẾ ĐỊNH NGƯỜI BÀO CHỮA


3.1. SỰ CẦN THIẾT PHẢI HOÀN THIỆN CÁC QUI ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ NĂM 2003 VỀ CHẾ ĐỊNH NGƯỜI BÀO CHỮA

Chế định NBC được qui định trong BLTTHS năm 2003 qua hơn 10 năm thi hành đã phát huy hiệu quả trên thực tế. NBC đã có cơ sở pháp lý để thực hiện các hoạt động nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho NBTG, bị can, bị cáo. Đồng thời, giúp cho quá trình giải quyết vụ án được khách quan, công bằng, hiệu quả, đúng pháp luật. Tuy nhiên, trong thực hiện còn bộc lộ những hạn chế, vướng mắc cần thiết phải sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với nội dung cải cách tư pháp được ghi nhận trong Nghị quyết số 08[21] và Nghị quyết số 49[22] của Bộ Chính trị đó là chủ trương đẩy mạnh tranh tụng và coi đây là giải pháp quan trọng, tạo những bước cải cách có tính đột phá trong hoạt động tư pháp hình sự. Tăng cường tranh tụng trong TTHS có ý nghĩa quan trọng với việc đẩy mạnh dân chủ, công bằng, công khai trong quá trình giải quyết vụ án, thiết lập các cơ chế bảo vệ ngày càng tốt hơn quyền con người, bảo đảm quyền dân chủ cho NBTG, bị can, bị cáo, tạo điều kiện mở rộng quyền bào chữa cho họ, bảo đảm quá trình giải quyết vụ án được khách quan, toàn diện, chính xác, xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội. Đồng thời, tăng cường tranh tụng chính là một trong những giải pháp quan trọng, đặt ra yêu cầu đối với người THTT phải tự nâng cao năng lực, trình độ, trách nhiệm, bản lĩnh công tác để đáp ứng những đòi hỏi của quá trình TTHS. Để tiếp tục thực hiện, đẩy mạnh hơn yêu cầu tranh tụng theo tinh thần Nghị quyết 08[21] và

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/12/2022