Số Vụ Án Ở Các Giai Đoạn Điều Tra, Truy Tố, Xét Xử Từ Năm 2008 Đến Năm 2013 Và Số Vụ Án Ls Tham Gia Bào Chữa Qua Các Giai Đoạn Tths

bị cáo là người chưa thành niên, người có nhược điểm về thể chất hoặc tâm thần, người nghèo, người có công với cách mạng và các đối tượng chính sách khác theo qui định của pháp luật trợ giúp pháp lý. Những vụ án này đều được CQTHTT yêu cầu cử NBC tham gia ngay từ khi khởi tố bị can. Do đó, đã góp phần bảo đảm tốt hơn quyền bào chữa của NBTG, bị can, bị cáo, đặc biệt đối với NBTG, bị can, bị cáo thuộc diện là người được trợ giúp pháp lý miễn phí. Mặt khác, còn phối hợp, hỗ trợ CQTHTT xác minh, cung cấp thông tin và chứng cứ giúp tìm ra sự thật khách quan, đảm bảo xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Đồng thời, góp phần giữ gìn an ninh trật tự xã hội, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Mối quan hệ giữa NBC với các cơ quan, người THTT được thiết lập ngày càng chặt chẽ. Đối với các vụ án bắt buộc phải có NBC tham gia hoặc những vụ án có bị can, bị cáo thuộc diện được trợ giúp pháp lý, CQTHTT đã chủ động có văn bản thông báo cho Đoàn LS hoặc Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước để cử NBC cho họ mà không bắt buộc họ hoặc người giám hộ phải có đơn đề nghị nhờ NBC. Phần lớn các cơ quan, người THTT tạo điều kiện thuận lợi cho NBC thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình như: cấp Giấy chứng nhận NBC kịp thời, đúng hạn định, kịp thời thông báo lịch hỏi cung bị can, lịch xét xử, tạo điều kiện cho NBC tham gia nghiên cứu hồ sơ, tham gia hỏi cung, lấy lời khai, gặp, tiếp xúc với bị can, bị cáo bị tạm giam, xác nhận thời gian làm việc cho NBC, tích cực giới thiệu, hướng dẫn diện người được trợ giúp pháp lý đến với Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước, cung cấp các quyết định tố tụng cho NBC,...đóng góp nhiều ý kiến thiết thực để từng bước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả bào chữa trong quá trình tham gia tố tụng ở các giai đoạn tố tụng.

Sự tham gia của NBC từng bước thể hiện vị trí, vai trò trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho NBTG, bị can, bị cáo, nâng cao hiệu quả hoạt động bào chữa. Không ít vụ án, trên cơ sở ý kiến của NBC trước hoặc

trong phiên tòa xét xử, HĐXX đã áp dụng hình phạt khác nhẹ hơn so với đề nghị của Kiểm sát viên. Điển hình như vụ án: “Trộm cắp tài sản” do LS. Trần Đại Biểu - Chủ nhiệm Đoàn LS tỉnh Hải Dương bào chữa cho bị cáo Trần Văn Sơn trú tại xã Tiền Phong, huyện Thường Tín, Hà Nội thực hiện hành vi trộm cắp tài sản khi bị cáo mới 17 tuổi. Qua quá trình tìm hiểu, LS thấy rằng hoàn cảnh gia đình bị cáo rất éo le: bố, mẹ đều bị nhược điểm về thể chất, tâm thần (bố bị cáo bị nhược điểm về thể chất, không lao động được; mẹ bị cáo bị câm điếc, anh trai bị cáo bị thiểu năng trí tuệ không tự lực được trong sinh hoạt), bị cáo phải bỏ học sống cùng chú ruột ở Hải Dương từ năm 13 tuổi, tự kiếm sống và gửi chút tiền ít ỏi về gia đình để nuôi bố mẹ và anh trai. Do hoàn cảnh quá khó khăn nên bị cáo đã nảy sinh ý định trộm cắp tài sản nhà hàng xóm của chú ruột mình để có tiền gửi cho bố, mẹ. LS đã kiên trì tư vấn cho bị cáo kháng cáo. Tại phiên toà phúc thẩm, sau khi nghe LS trình bày về hoàn cảnh gia đình, nhân thân bị cáo, cả HĐXX, Kiểm sát viên giữ quyền công tố và những người có mặt tại phiên toà đều cảm động và còn có cả những giọt nước mắt cảm thông, chia sẻ với hoàn cảnh éo le của bị cáo. Với những lý lẽ, tình tiết mà LS đưa ra có tình, có lý, HĐXX đã tuyên phạt bị cáo 9 tháng tù nhưng cho hưởng án treo (Tòa án sơ thẩm tuyên bị cáo 9 tháng tù giam). Hoặc vụ án “Giết người” do bị cáo Nguyễn Đức Thọ trú tại xã Thanh Hải, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương thực hiện khi mới 15 tuổi. Bằng sự lập luận và đưa ra các tình tiết giảm nhẹ, hoàn cảnh, động cơ, mục đích phạm tội của LS, Toà phúc thẩm đã tuyên phạt bị cáo 8 năm tù (Toà án cấp sơ thẩm tuyên phạt bị cáo 10 năm tù),...

Có trường hợp với sự tham gia của NBC, HĐXX đã tuyên với mức án chuyển khung hình phạt nhẹ hơn đối với bị cáo. Điển hình như vụ án “Bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản” do LS. Phạm Khắc Du- Đoàn LS tỉnh Hải Dương tham gia bào chữa cho bị cáo Nguyễn Thị Thúy, sinh năm 1976, trú tại Khu 2

phường Hải Tân, Thành phố Hải Dương. Bị cáo Thúy cho vợ chồng Nguyễn Văn Hải và Nguyễn Thị Điệp vay 232 triệu đồng. Bị cáo đòi vợ chồng Hải - Điệp nhiều lần nhưng không trả nên bị cáo đã nhờ một số người đứng ra đòi hộ. Những người này đã gọi Hải đến rồi bắt giữ 3 ngày buộc Hải điện về bảo vợ là Điệp mang 40 triệu đồng đến trả bị cáo. Hải được trả tự do. Bị cáo biết việc bắt giữ Hải và không nói gì. Bị cáo bị VKS nhân dân tỉnh Hải Dương truy tố về tội “Bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản” theo khoản 3 Điều 134 Bộ luật hình sự có khung hình phạt từ 10 đến 18 năm tù. Bản án sơ thẩm số 22/STHS ngày 28/6/2012 của TA nhân dân tỉnh Hải Dương đã tuyên phạt bị cáo 10 năm tù giam. Bị cáo kháng cáo. Tòa phúc thẩm TA nhân dân tối cao mở phiên tòa xét xử phúc thẩm. Tại phiên tòa phúc thẩm, LS đã đưa ra những lập luận như: Theo qui định tại khoản 2, 3, 4 Điều 134 Bộ luật hình sự thì bị cáo chỉ phải chịu TNHS và hình phạt khi đã chiếm đoạt được tài sản có giá trị tương ứng: Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 50 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng thì bị phạt tù từ 5 năm đến 12 năm (điểm h khoản 2 Điều 134 Bộ luật hình sự); Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 200 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng thì bị phạt tù từ 10 năm đến 18 năm (điểm b khoản 3 Điều 134 Bộ luật hình sự); Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân (điểm b khoản 4 Điều 134 Bộ luật hình sự). Mặc dù, bị cáo nhờ đồng bọn đòi số tiền 232 triệu đồng nhưng thực tế bị cáo chỉ lấy được 40 triệu đồng. Do đó, bị cáo chỉ chịu TNHS và hình phạt theo khoản 1 Điều 134 Bộ luật hình sự với hình phạt tù từ 2 năm đến 7 năm. Tuy nhiên, bị cáo lại bị VKS truy tố theo khoản 3 Điều 134 Bộ luật hình sự và TA cấp sơ thẩm cũng áp dụng Khoản 3 Điều 134 Bộ luật hình sự để tuyên phạt bị cáo là không đúng qui định tại khoản 3 Điều 134 Bộ luật hình sự. Ngoài ra, LS còn phân tích động cơ, mục đích phạm tội,... của bị cáo để đề nghị HĐXX tuyên chuyển khung hình phạt từ khoản 3 Điều 134 Bộ luật hình

sự sang khoản 1 Điều 134 Bộ luật hình sự đối với bị cáo. Kết quả: Bản án phúc thẩm số 892/PTHS ngày 20/9/2012 của Tòa phúc thẩm TA nhân dân tối cao đã áp dụng khoản 1 Điều 134 Bộ luật hình sự tuyên phạt bị cáo 6 năm tù giam (giảm 4 năm tù giam so với bản án sơ thẩm).

Và còn rất nhiều vụ việc khác, LS, Trợ giúp viên pháp lý đã bào chữa thành công, giúp NBTG, bị can, bị cáo trong đó đặc biệt phải kể đến các đối tượng là người chưa thành niên phạm tội bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của mình, đồng thời, làm sáng tỏ tình tiết khách quan của vụ án, giúp cho TA phán quyết đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Có NBC tham gia, quyền và lợi ích hợp pháp của NBTG, bị can, bị cáo được đảm bảo hơn. Đây là điều mà chính các CQTHTT và người THTT cũng phải thừa nhận[63]. Không ít phiên tòa, thông qua phần xét hỏi hoặc tranh luận của NBC làm sáng tỏ nhiều tình tiết theo hướng có lợi cho bị can, bị cáo, đặc biệt đối với những VAHS mà người phạm tội là người chưa thành niên nếu không có NBC thì có thể sẽ bị thiệt thòi, mất đi một số tình tiết giảm nhẹ, không được CQTHTT xem xét.

Nhiều ý kiến băn khoăn, vướng mắc của NBC qua quá trình thực tiễn nghiên cứu hồ sơ và qua hoạt động bào chữa đã góp phần quan trọng thúc đẩy việc sửa đổi, bổ sung nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật TTHS và các văn bản khác có liên quan. Điển hình là các quy định về quyền của bị can được nhờ NBC từ khi bị tạm giữ, khởi tố, tạm giam; qui định về giá trị của Giấy chứng nhận NBC trong suốt quá trình tố tụng, về chế độ bồi dưỡng khi tham gia bào chữa, về thông báo thời gian, địa điểm xét hỏi bị can, bị cáo hoặc NBTG cho người thực hiện trợ giúp pháp lý là NBC tham dự, thông báo lịch xét xử cho tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý và người thực hiện trợ giúp pháp lý “bằng văn bản”,...

Có thể nói, sự tham gia của NBC (chủ yếu là LS, Trợ giúp viên pháp lý) trong TTHS thời gian qua trên địa bàn tỉnh Hải Dương đã thể hiện vai

trò, hiệu quả của mình trong hoạt động tố tụng, vì kể từ khi BLTTHS năm 2003 và Luật trợ giúp pháp lý năm 2006 có hiệu lực đến nay, chưa nhận được bất kỳ phản hồi nào về chất lượng của NBC từ phía CQTHTT và NBTG, bị can, bị cáo.

* Nguyên nhân của những kết quả đạt được

Thứ nhất, do thành tựu về mặt lập pháp: Với quan điểm đề cao vai trò của NBC trong việc bảo đảm dân chủ và pháp chế trong hoạt động TTHS nói chung và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho NBTG, bị can, bị cáo nói riêng đã được thể hiện trong đường lối, chiến lược phát triển, cải cách tư pháp của Đảng và được thể chế hóa trong các văn bản pháp luật như: Pháp lệnh LS năm 1987 và năm 2001; Luật LS năm 2006 và tiếp đến là BLTTHS năm 1988 và năm 2003; Luật Trợ giúp pháp lý năm 2006. Hoạt động xây dựng pháp luật trong lĩnh vực TTHS ngày càng được chú trọng. Sự ra đời của BLTTHS năm 2003 với nhiều chế định quan trọng liên quan đến NBC, tiếp đến là sự ra đời của Luật LS năm 2006, Luật Trợ giúp pháp lý năm 2006 và các văn bản hướng dẫn là cơ sở pháp lý mở rộng chủ thể bào chữa với những nền tảng pháp lý vững chắc. NBC đã có cơ sở pháp lý để thực hiện các hoạt động nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho đối tượng bào chữa.

Thứ hai, do tinh thần cải cách tư pháp đã tác động tích cực, mạnh mẽ đến cơ quan, người THTT trên địa bàn tỉnh nên vị trí, vai trò của NBC được đề cao, mối quan hệ giữa NBC với các cơ quan, người THTT được thiết lập chặt chẽ hơn, hoạt động tranh tụng tại Tòa được đẩy mạnh. Các cơ quan, người THTT thực hiện đúng qui định pháp luật, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho NBC thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình.

Thứ ba, đội ngũ NBC đặc biệt là LS, Trợ giúp viên pháp lý trên địa bàn tỉnh ngày càng tăng cả về số lượng và chất lượng, phần lớn đều có kiến thức pháp lý và kinh nghiệm tố tụng, có phẩm chất, năng lực, trình độ, tâm huyết, có trách nhiệm với nghề, luôn nêu cao đạo đức nghề nghiệp,...

Thứ tư, do ý thức pháp luật của người dân trên địa bàn tỉnh ngày càng nâng cao, công tác phổ biến giáo dục pháp luật cho nhân dân được chú trọng. Người dân đã nhận thức được vị trí, vai trò của NBC trong TTHS. Họ tự tìm đến để mời NBC tham gia bào chữa trước các CQTHTT ngày càng nhiều hơn, họ coi đó là chỗ dựa vững chắc về mặt pháp luật để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho mình.

2.2.2. Những hạn chế và nguyên nhân

* Những hạn chế

Ở Hải Dương, mặc dù thời gian qua số lượng NBC là LS ngày càng tăng nhưng tỷ lệ LS so với số dân còn thấp hơn nhiều so với cả nước và phát triển mất cân đối giữa khu vực thành thị và nông thôn, miền núi và đồng bằng. Hiện nay, mức trung bình ở tỉnh Hải Dương là 01 LS/45.000 người dân trong khi đó mức trung bình của cả nước là 01 LS/14.000 người dân[13]. Số lượng LS phát triển chậm, trung bình mỗi nhiệm kỳ chỉ kết nạp được từ 3 đến 4 LS. Trên địa bàn tỉnh Hải Dương, hiện có 19 tổ chức hành nghề LS nhưng chủ yếu tập trung ở khu vực thành phố Hải Dương, chỉ có 03 tổ chức hành nghề đặt trụ sở tại 03 huyện: Thanh Hà, Cẩm Giàng, Gia Lộc, mỗi tổ chức hành nghề chỉ có 01 LS, hoạt động của 03 tổ chức hành nghề LS đặt tại các huyện ngoài địa bàn thành phố còn mức độ, chủ yếu tham gia TTHS theo sự chỉ định của CQTHTT hoặc do Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước cử.

Kể từ khi BLTTHS năm 2003 có hiệu lực, theo thống kê và qua khảo sát tại Đoàn LS, Công an tỉnh và Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Hải Dương cho thấy NBC chủ yếu tham gia tố tụng từ khi khởi tố bị can, chưa có vụ án nào tham gia từ giai đoạn tạm giữ.

Trong những năm qua, số vụ án có NBC tham gia còn thấp so với số lượng án phải giải quyết của các CQTHTT. Theo báo cáo ngày 11/5/2012 của Đoàn LS tỉnh Hải Dương, trong 03 năm 2009-2011 và 6 tháng đầu năm 2012,

LS tham gia 521 vụ, trong đó án mời là 121 vụ (chiếm 23,22%), án chỉ định là 400 vụ (chiếm 76,78%). Trong 3 năm đó, tổng số vụ án TA xét xử sơ thẩm là 2190 vụ, phúc thẩm là 390 vụ. Như vậy, tỷ lệ VAHS xét xử tại Tòa có sự tham gia của LS còn rất thấp, chiếm khoảng 20%, trong khi cả nước cũng chỉ chiếm trên 20%.

Bảng 2.3: Số vụ án ở các giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử từ năm 2008 đến năm 2013 và số vụ án LS tham gia bào chữa qua các giai đoạn TTHS


Năm

Khởi tố (vụ)

Truy tố (vụ)

Xét xử (vụ)

LS tham gia bào chữa

(vụ)

2008

1076

760

1076

76

2009

1153

764

1179

52

2010

1127

832

977

94

2011

1068

805

1000

115

2012

1154

935

1090

80

2013

1245

1005

1086

108

Tổng

6823

5101

6408

525

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 125 trang tài liệu này.

Chế định người bào chữa trong Luật tố tụng hình sự Việt Nam - Lý luận và thực tiễn áp dụng trên địa bàn tỉnh Hải Dương - 9

Nguồn: Văn phòng Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh, VKS nhân dân tỉnh, TA nhân dân tỉnh, Đoàn LS tỉnh Hải Dương

Qua bảng thống kê trên có thể thấy, tỷ lệ VAHS có LS tham gia bào chữa ở các giai đoạn tố tụng còn quá thấp so với án phải giải quyết. Sự thiếu vắng NBC trong nhiều VAHS đã không bảo đảm được yêu cầu tranh tụng và quyền bào chữa của NBTG, bị can, bị cáo, ảnh hưởng đến chất lượng giải quyết vụ án.

LS tham gia bào chữa cho bị can, bị cáo chủ yếu là do chỉ định, số vụ án do khách hàng mời còn hạn chế. Theo số liệu thống kê của Đoàn LS tỉnh Hải Dương trong 5 năm (2007-2011) thì tổng số vụ LS tham gia bào chữa là: 563 vụ, trong đó: số vụ do khách hàng mời là 121 vụ (chiếm 21,5%); số vụ theo chỉ định là 442 vụ (chiếm 78,5%). Theo báo cáo của Bộ Tư pháp, trong 5

năm (2007 - 2011), LS của 59 Đoàn LS các tỉnh, thành phố trong cả nước đã tham gia 64.173 VAHS, trong đó có 32.752 vụ án do khách hàng mời (chiếm 51%) và 31.421 vụ án theo yêu cầu của CQTHTT (chiếm 49%)[13]. Như vậy, so với cả nước, ở Hải Dương có sự chênh lệch khá lớn giữa tỷ lệ LS tham gia án chỉ định và án do khách hàng mời (Bảng 2.2).

Sau khi Luật Trợ giúp pháp lý năm 2006 được ban hành, ngoài LS còn có Trợ giúp viên pháp lý nhưng số lượng quá ít so với số lượng vụ việc ngày càng tăng. Bởi đây là một chế định hoàn toàn mới, nó chỉ được ra đời kể từ ngày Luật Trợ giúp pháp lý năm 2006 có hiệu lực pháp luật (ngày 01/01/2007). Đối với NBC là Trợ giúp viên pháp lý tham gia tố tụng để bào chữa cho NBTG, bị can, bị cáo thuộc diện được trợ giúp pháp lý miễn phí còn gặp khó khăn về thủ tục hành chính do có Thẩm phán áp dụng luật một cách máy móc, cố tình làm khó Trợ giúp viên pháp lý nên đã viện dẫn điểm a mục 3 phần II Thông tư liên tịch số 10[11] và quy định về đại diện trong Bộ luật Dân sự, yêu cầu Trợ giúp viên pháp lý phải xuất trình Giấy ủy quyền thì TA mới cấp giấy chứng nhận tham gia tố tụng với tư cách người đại diện hợp pháp của bị cáo. Còn số ít Thẩm phán chưa nhận thức đầy đủ sự khác nhau về hình thức thực hiện trợ giúp pháp lý của Trợ giúp viên pháp lý và Cộng tác viên trợ giúp pháp lý dẫn đến việc từ chối sự tham gia tố tụng của Trợ giúp viên pháp lý. Sau khi Luật Trợ giúp pháp lý năm 2006 có hiệu lực, tại điểm b khoản 3 Điều 21 qui định: “Trợ giúp viên pháp lý được tham gia tố tụng với tư cách người đại diện hợp pháp của NBTG, bị can, bị cáo để thực hiện việc bào chữa”. Tuy nhiên, BLTTHS năm 2003 chưa qui định chủ thể bào chữa là Trợ giúp viên pháp lý nên có cơ quan, người THTT từ chối không cấp Giấy chứng nhận bào chữa cho Trợ giúp viên pháp lý hoặc vẫn muốn Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước cử LS - Cộng tác viên tham gia bào chữa. Mặc dù Thông tư liên tịch số 10[11] qui định về trách nhiệm của CQTHTT trong việc cấp Giấy chứng nhận NBC cho Trợ giúp viên pháp lý nhưng thực tế khi tham gia bào chữa ở các giai đoạn

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/12/2022