- Trang bị đầy đủ phương tiện, kinh phí phục vụ công tác cho những người THTT;
- Cần đổi mới mối quan hệ giữa NBC với cơ quan THTT. Theo đó Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao cần phối hợp chặt chẽ trong việc xây dựng Thông tư liên tịch hướng dẫn áp dụng các qui định pháp luật liên quan đến bào chữa, xây dựng các quy chế phối hợp hoạt động giữa các cơ quan này và giữa NBC với cơ quan, người THTT nhằm cải thiện mối quan hệ giữa tổ chức quản lý NBC và NBC với cơ quan, người THTT, bảo đảm thuận lợi cho NBC khi tham gia tố tụng. Bởi thực tiễn tố tụng trong những năm qua cho thấy, mối quan hệ giữa NBC với cơ quan, người THTT tuy được cải thiện đáng kể nhưng vẫn còn nhiều hạn chế nhất định. Nhiều NBC cho rằng cơ quan, người THTT không tạo điều kiện cho NBTG, bị can, bị cáo tìm NBC; NBC bị cơ quan, người THTT gây khó khăn, phiền hà khi hành nghề; không ít người THTT chưa tôn trọng và lắng nghe ý kiến của NBC, vẫn tồn tại tình trạng Kiểm sát viên “không thèm” tranh luận với NBC, chỉ giữ nguyên ý kiến; mối quan hệ ứng xử giữa NBC với Kiểm sát viên, Thẩm phán tại phiên tòa vẫn còn những xung đột căng thẳng không đáng có; NBC có thái độ thiếu tôn trọng người THTT, thiếu chuẩn mực ở chốn công đường; nhiều trường hợp NBC tự mình hoặc xúi giục thân chủ thực hiện những thủ đoạn “tiểu xảo” nhằm trì hoãn vụ án…Lý do giữa NBC và cơ quan, người THTT không tìm được tiếng nói chung xuất phát từ đặc thù nghề nghiệp: cùng hướng đến một đối tượng là NBTG, bị can, bị cáo nhưng một bên thì gỡ tội, còn một bên thì buộc tội. Bên cạnh đó, còn xuất phát từ việc chưa có qui định cụ thể về mối quan hệ giữa hai bên chủ thể này.
Hai là, nâng cao ý thức pháp luật cho người dân và tăng cường công tác tuyên truyền, giải thích pháp luật để người dân nắm vững vị trí, vai trò của
NBC. Việc nâng cao ý thức pháp luật cho người dân có ý nghĩa quan trọng đối với việc nhận thức và thực hiện các quy định của pháp luật. Trong TTHS, bằng việc nâng cao nhận thức của người dân về vai trò của Toà án, NBC, Kiểm sát viên, các nguyên tắc bảo đảm tranh tụng… cũng góp phần nâng cao chất lượng của hoạt động tranh tụng tại phiên toà . Để thực hiện được điều đó thì công tác phổ biến, giáo dục pháp luật là điều kiện tiên quyết của quá trình
thi hành pháp luâṭ và có ý nghĩa , vai trò hết sứ c quan tron
g trong viêc
tăng
cường pháp chế , xây dưng Nhà nước pháp quyêǹ Viêṭ Nam xã hội chủ nghĩa
của dân, do dân và vì dân. Tuyên truyền pháp luật giúp người dân, đặc biệt là NBTG, bị can, bị cáo thay đổi nhận thức về vị trí, vai trò của NBC khi cho rằng, sự tham gia tố tụng của NBC là không cần thiết và tốn kém. Mặt khác, xóa bỏ được tư tưởng hạ thấp vai trò của NBC trong nhận thức của người THTT cho rằng NBC tham gia phiên tòa “chỉ là sự trang điểm cho đẹp mà
thôi”. Điều đó đã gây trở ngại lớn làm cho sự tham gia của NBC trở nên khó khăn, trong khi bản thân NBTG, bị can, bị cáo và người đại diện hợp pháp của họ lại không có khả năng bào chữa vì kiến thức pháp luật và kinh nghiệm tố tụng còn hạn chế. Việc thay đổi nhận thức của người dân về vị trí, vai trò của NBC giúp đối tượng bào chữa bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của mình trước các cơ quan, người THTT, góp phần làm tăng tính hấp dẫn của công việc bào chữa, thu hút ngày càng đông đảo đội ngũ Cử nhân Luật mới ra trường tham gia hành nghề bào chữa. Do đó, cần tiếp tục tuyên truyền một cách sâu rộng pháp luật về TTHS, pháp luật về trợ giúp pháp lý, pháp luật về LS, đặc biệt tuyên truyền về các đường lối, quan điểm của Đảng về cải cách tư pháp, nhất là việc tổ chức phiên tòa theo tinh thần cải cách tư pháp để nhân dân biết, tiếp cận được với hoạt động về bào chữa.
Có thể bạn quan tâm!
- Hoàn Thiện Các Qui Định Của Pháp Luật Về Chế Định Người Bào Chữa
- Hoàn Thiện Các Qui Định Của Bltths Năm 2003 Và Các Văn Bản Pháp Luật Khác Có Liên Quan Đến Chế Định Người Bào Chữa
- Chế định người bào chữa trong Luật tố tụng hình sự Việt Nam - Lý luận và thực tiễn áp dụng trên địa bàn tỉnh Hải Dương - 13
- Chế định người bào chữa trong Luật tố tụng hình sự Việt Nam - Lý luận và thực tiễn áp dụng trên địa bàn tỉnh Hải Dương - 15
Xem toàn bộ 125 trang tài liệu này.
Ba là, nâng cao chất lượng NBC, mở rộng số lượng NBC:
- Đối với đội ngũ Luật sư: Hiện nay số lượng LS còn quá ít chưa đáp
ứng được nhu cầu trợ giúp pháp lý trong nhân dân. Theo Quyết định số 1072/QĐ-TTg ngày 5/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển nghề LS đến năm 2020 thì mục tiêu của Chiến lược là đến năm 2020, phát triển số lượng khoảng từ 18.000 - 20.000 LS, đạt tỷ lệ số LS trên số dân khoảng 1/4.500 đáp ứng ngày càng cao nhu cầu về dịch vụ pháp lý của cơ quan, tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp. Để đáp ứng được mục tiêu này, cần thiết phải có những sửa đổi, bổ sung phù hợp như: mở rộng đối tượng được tham gia hành nghề LS đối với giảng viên luật đang giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp, những người làm công tác pháp luật có trình độ Cử nhân Luật trở lên, đã qua lớp đào tạo nghề LS đang công tác tại các cơ quan, tổ chức. Bởi họ là những người có kiến thức pháp luật vững chắc và phù hợp với nghề LS. Sự tham gia của đội ngũ này không chỉ đáp ứng về chất lượng mà còn bổ sung hiệu quả về số lượng LS đang thiếu hụt. Vì vậy, cần sớm bổ sung quy định của Luật LS theo hướng mở rộng đối tượng được tham gia hành nghề LS như trên;
- Đối với đội ngũ Trợ giúp viên pháp lý: Mặc dù công tác đào tạo đội ngũ LS đã đáp ứng phần nào nhu cầu của người dân về hỗ trợ pháp lý. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều hạn chế, đặc biệt ở những nơi miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và người nghèo thì việc mời LS tham gia tố tụng là rất khó bởi kinh tế của họ còn khó khăn, những trang trải cho cuộc sống thường nhật còn chưa đủ thì lấy đâu tiền để thuê LS bào chữa. Vì vậy, phát triển đội ngũ Trợ giúp viên pháp lý ở các địa phương sẽ là giải pháp hiệu quả nhằm tăng cường hoạt động bào chữa.
Do đó, để phát triển đội ngũ NBC phục vụ công cuộc cải cách tư pháp, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân, Chính phủ cần quan tâm, bố trí nguồn ngân sách thỏa đáng để hỗ trợ tổ chức và hoạt động của NBC như: Tăng chi phí trả thù lao cho NBC trong những vụ
án chỉ định, vì hiện nay, chế độ thù lao cho họ quá thấp, không đủ trang trải những chi phí tối thiểu đã bỏ ra, nên chưa tạo được động lực để đội ngũ này toàn tâm, toàn ý với công việc; cần có chế độ đãi ngộ xứng đáng đối với đội ngũ Trợ giúp viên pháp lý như: chế độ phụ cấp thâm niên, phụ cấp công vụ để thu hút lực lượng trẻ, có năng lực vào làm công tác trợ giúp pháp lý, tạo điều kiện để phát triển đội ngũ LS, Trợ giúp viên pháp lý có năng lực, trình độ và kỹ năng tranh tụng. Như vậy, mới tăng cường đội ngũ NBC đặc biệt là LS và Trợ giúp viên pháp lý cả về số lượng và chất lượng nhằm đáp ứng kịp thời và có hiệu quả nhu cầu của thực tiễn TTHS.
- Cần tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn chuyên sâu để nâng cao trình độ và kỹ năng tranh tụng cho NBC: cần phải đổi mới nội dung, chương trình đào tạo, trong chương trình đào tạo cần chú trọng trang bị các kỹ năng về tranh tụng tại phiên tòa; kỹ năng thu thập và xuất trình đồ vật, tài liệu làm chứng cứ của vụ án; kỹ năng nghiên cứu hồ sơ; kỹ năng viết bản bào chữa, xét hỏi làm rõ sự vô tội và các tình tiết giảm nhẹ cho thân chủ; kỹ năng tranh luận thể hiện sự hùng biện khi thuyết phục HĐXX bằng sự lập luận chặt chẽ, có các tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho quan điểm của mình. Việc đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao kiến thức pháp luật và kỹ năng tranh tụng cho NBC là một việc làm cần thiết nhằm khắc phục yếu kém, những “lỗ hổng” về chuyên môn nghiệp vụ, những biểu hiện trái với đạo đức nghề nghiệp của NBC. NBC phải nhận thức và nêu cao hơn nữa trách nhiệm của mình khi tham gia tố tụng bảo vệ quyền lợi cho NBTG, bị can, bị cáo, phải thường xuyên được cập nhật kiến thức pháp luật và bồi dưỡng nghiệp vụ để đáp ứng yêu cầu thực tiễn, thực hiện quyền bào chữa của NBTG, bị can, bị cáo có hiệu quả. Có như vậy, đội ngũ NBC của nước ta mới xứng tầm với NBC của các nước trong khu vực và trên thế giới.
Bên cạnh đó, thường xuyên có những cuộc tọa đàm ở từng cụm, khu
vực để trao đổi, học tập kinh nghiệm trong hoạt động tranh tụng; mở rộng hợp tác đào tạo kiến thức và kỹ năng hành nghề; tăng cường hợp tác trao đổi với các tổ chức LS nước ngoài để học hỏi kinh nghiệm.
Bốn là, nên đổi mới vị trí chỗ ngồi của người THTT và NBC nhằm tạo sự bình đẳng về vị trí của NBC. Hiện nay, có nhiều ý kiến cho rằng việc đổi mới vị trí ngồi cho NBC nhằm nâng cao vị trí của NBC trong việc tham gia TTHS, tạo sự bình đẳng trong tranh tụng. Về vấn đề này trên diễn đàn pháp lý còn nhiều ý kiến tranh cãi. Có ý kiến cho rằng để Kiểm sát viên ngồi ngang hàng với HĐXX vừa thể hiện sự bất bình đẳng về vị thế giữa bên buộc tội và bên gỡ tội, vừa dễ tạo cảm giác thiếu khách quan khi Tòa xử án. Việc đổi mới vị trí ngồi của những người THTT và NBC chính là sự thể hiện của tinh thần thay đổi từ mô hình tố tụng xét hỏi sang mô hình tố tụng tranh tụng. HĐXX giữ vai trò tài phán nên phải ngồi ở vị trí biệt lập và cao nhất. Còn đại diện VKS và NBC lần lượt giữ các vai trò buộc tội và gỡ tội. Hai thành phần này có vai trò ngang nhau trong tố tụng nên cần phải ngồi ngang hàng nhau[26]. Ý kiến khác cho rằng, nếu qui định vị trí chỗ ngồi của NBC như trên là chưa chuẩn xác vì NBC giữ vai trò gỡ tội còn VKS giữ vai trò buộc tội nên có vai trò ngang nhau là không đúng, chỉ với VAHS, VKS mới thực hiện chức năng thực hành quyền công tố (buộc tội) tại phiên tòa, bên cạnh đó VKS còn tham gia xét xử các vụ án dân sự, kinh tế, hành chính,… tại các phiên tòa này, VKS không thực hiện chức năng buộc tội. Tại tất cả các phiên tòa (kể cả phiên tòa hình sự), đại diện VKS còn thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật của HĐXX và những người tham gia tố tụng, bảo đảm việc tuân theo pháp luật và việc chấp hành pháp luật được thực hiện nghiêm chỉnh thống nhất trong hoạt động xét xử. Khi thực hiện những nhiệm vụ này, đại diện VKS nhân danh Nhà nước bảo vệ các lợi ích Nhà nước, lợi ích công, quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân. Những quyền năng pháp lý quan trọng này
của VKS đều được quy định tại Hiến pháp, Bộ luật Tố tụng Dân sự, Luật Tố tụng Hành chính... Xét về mặt tổ chức bộ máy Nhà nước ta, thì VKS đều có vai trò, ví trí ngang hàng với hệ thống TA. Trong khi đó, vai trò của NBC chủ yếu là bào chữa, bảo vệ cho một hay một số "thân chủ" tại những phiên tòa theo yêu cầu hoặc được chỉ định theo quy định pháp luật. Nên vị trí của VKS không nên đặt mối quan hệ so sánh và không thể so sánh ngang hàng với NBC [24]. Theo chúng tôi, cần quy định lại vị trí ngồi của NBC và Kiểm sát viên tại các phiên tòa hình sự theo hướng để NBC được ngồi ở ghế đối diện ngang bằng với KSV và gần bị cáo. Ở vị trí này, NBC vừa có điều kiện dễ dàng tiếp xúc với bị cáo vừa có sự ngang bằng, bình đẳng với KSV. Quy định này thể hiện sự bình đẳng trước Toà án của NBC và Kiểm sát viên.
KẾT LUẬN
Từ sự nghiên cứu về chế định NBC trong luật TTHS Việt Nam và qua đánh giá thực tiễn áp dụng trên địa bàn tỉnh Hải Dương, với khả năng nghiên cứu còn hạn chế và giới hạn cho phép của Luận văn, tác giả đã đạt được một số kết quả khiêm tốn sau:
Thứ nhất, bằng việc nêu và phân tích một số quan điểm khác nhau về NBC, tác giả khái quát một số đặc điểm của NBC. Từ đó, đưa ra khái niệm đầy đủ về NBC và chế định NBC trong TTHS. Phân tích các qui định của pháp luật TTHS về chủ thể bào chữa, đối tượng bào chữa, địa vị pháp lý của NBC, quyền và nghĩa vụ của NBC,... Chủ thể bào chữa trong pháp luật TTHS không chỉ bao gồm các chủ thể được qui định trong BLTTHS năm 2003 (LS, BCVND, người đại diện hợp pháp của NBTG, bị can, bị cáo) mà còn bao gồm chủ thể bào chữa mới là Trợ giúp viên pháp lý được qui định trong Luật Trợ giúp pháp lý năm 2006. Đối tượng bào chữa không chỉ bao gồm NBTG, bị can, bị cáo theo luật mà còn bổ sung thêm người bị bắt, người bị kết án.
Thứ hai, bằng việc khảo sát và qua những con số thống kê cụ thể, tác giả phân tích, đánh giá thực tiễn áp dụng chế định NBC tại địa bàn tỉnh Hải Dương, làm rõ những kết quả đạt được, tồn tại, hạn chế khi áp dụng chế định này, nguyên nhân của những kết quả đạt được và hạn chế đó. Mặt khác, tác giả cũng phân tích một cách khái quát mô hình TTHS của một số nước trên thế giới trong việc áp dụng chế định NBC nhằm thấy được những ưu, nhược điểm của các mô hình tố tụng này qua đó hiểu rõ hơn về mô hình TTHS của Việt Nam.
Thứ ba, từ hiệu quả của việc áp dụng chế định NBC và những hạn chế, bất cập trong thực tiễn, Luận văn đưa ra một số kiến nghị và giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả áp dụng các qui định của pháp luật TTHS về chế định NBC trong thực tiễn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Ngọc Anh (2012), “Bàn về quyền thu thập chứng cứ và sử dụng chứng cứ của Luật sư TTHS”, http://liendoanluatsu.org.vn/index.php/van-ban/sua-doi-bo-sung-bo-luat-
to-tung-hinh-su/797/ban-ve-quyen-thu-thap-chung-cu-va-su-dung-chung- cu-cua-luat-su-trong-to-tung-hinh-su.html.
2. Trần Văn Bảy (2001), “Người bào chữa trong tố tụng hình sự”, Tạp chí khoa học pháp lý, (01).
3. Trần Duy Bình (2011), “Thực trạng và một số kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên tòa hình sự theo tinh thần cải cách tư pháp”, http://www.toaan.gov.vn/portal/page/portal/tandtc/Baiviet?p_page_id= &p_cateid=1751909&article_details=1&item_id=11719754.
4. Bộ Công an (2011), Thông tư 70/2011/TT-BCA ngày 10/10/2011 qui định chi tiết thi hành các qui định của Bộ luật tố tụng hình sự liên quan đến việc bảo đảm quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự, Hà Nội.
5. Bộ luật tố tụng hình sự Cộng hòa Pháp, http://tks.edu.vn/law/detail/1281_0_Bo-luat-to-tung-hinh-su-cong-hoa- Phap.html.
6. Bộ luật tố tụng hình sự Cộng hòa Liên bang Đức, http://tks.edu.vn/law/detail/1027_0_Bo-luat-to-tung-hinh-su-Cong-hoa- lien-bang-Duc.html.
7. Bộ luật tố tụng hình sự Hoa Kỳ, http://tks.edu.vn/law/detail/1030_0_Cac-nguyen-tac-lien-bang-ve-to- tung-hinh-su-cua-hop-chung-quoc-Hoa-ky.html.
8. Bộ luật tố tụng hình sự Nhật Bản, http://tks.edu.vn/law/detail/1280_0_Bo- luat-to-tung-hinh-su-Nhat-Ban.html.