MỘT SỐ TỪ NGỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
BỘ LUẬT DÂN SỰ | |
BLHĐ | Bộ luật Hồng Đức |
BLGL | BỘ LUẬT GIA LONG |
CNH – HĐH | Công nghiệp hoá, hiện đại hoá |
CNTTLH | Công nhận thuận tình ly hôn |
HN&GĐ | HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH |
XHCN | Xã hội chủ nghĩa |
TANDTC | TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO |
Tp. HCM | Thành phố Hồ Chí Minh |
TR | TRANG |
Có thể bạn quan tâm!
- Chế định cấp dưỡng trong pháp luật hôn nhân và gia đình năm 2000 - 2
- Chế Định Cấp Dưỡng Trong Pháp Luật Việt Nam Qua Các Giai Đoạn Phát Triển Và Sự Cần Thiết Phải Ban Hành Luật Hn&gđ Năm 2000, Yêu Cầu Sự Điều
- Khái Quát Một Số Nét Về Vấn Đề Cấp Dưỡng Từ 1945 Đến Nay
Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.
MỤC LỤC
Trang | |
LỜI MỞ ĐẦU | 1 |
Chương 1: Một số vấn đề lý luận chung về chế định cấp dưỡng | 6 |
1.1. Khái niệm chung về chế định cấp dưỡng | 6 |
1.2. Chế định cấp dưỡng trong pháp luật Việt Nam qua các giai đoạn phát triển và sự cần thiết phải ban hành Luật HN&GĐ năm 2000, yêu cầu sự điều chỉnh của chế định cấp dưỡng | 15 |
Chương 2: Nội dung của chế định cấp dưỡng theo Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 | 32 |
2.1. Các qui định chung về cấp dưỡng | 34 |
2.2. Các trường hợp cấp dưỡng cụ thể | 58 |
2.3. Chế tài của Chế định cấp dưỡng | 75 |
Chương 3: Thực trạng thi hành và áp dụng pháp luật về cấp dưỡng và một số giải pháp hoàn thiện chế định cấp dưỡng trong giai đoạn hiện nay | 79 |
3.1. Thực trạng thi hành pháp luật về cấp dưỡng và những nguyên nhân của nó | 79 |
3.2. Một số giải pháp hoàn thiện chế định cấp dưỡng | 92 |
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ | 104 |
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO | 106 |
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh hội nhập toàn cầu hoá, ở nước ta trong những năm qua với đường lối đổi mới của Đảng cùng với sự phát triển toàn diện về mọi mặt: Kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội…Cùng với sự điều chỉnh của pháp luật đã tác động đến sự thay đổi trong đời sống hôn nhân và gia đình, quyền tự do dân chủ của nhân dân ta ngày càng được ghi nhận và đảm bảo, các thành viên sống trong gia đình có trách nhiệm với nhau hơn: Ông bà, cháu chắt thì thương yêu và tôn trọng lẫn nhau, cha mẹ thì chăm lo cho con cái, anh chị em thì quan tâm và giúp đỡ lẫn nhau. Song cũng do tác động từ những mặt trái của cơ chế thị trường ngoài những truyền thống văn hóa quí giá chúng ta cũng tiếp nhận các luồng văn hoá của nhiều nước khác nhau, và nó đã để lại cho chúng ta những hạn chế: một số cá nhân đã lợi dụng quyền tự do dân chủ để sống vượt quá cái gọi là “tự do cá nhân”, sống ích kỷ, vô trách nhiệm với những người thân trong gia đình. Vì vậy số vụ ly hôn ngày càng gia tăng. Đặc biệt là các vụ án ly hôn có yếu tố nước ngoài. Như một sự phát triển theo tỷ lệ thuận nếu số vụ án ly hôn tăng thì số trẻ em lang thang cơ nhỡ, số người độc thân, số người tàn tật không nơi nương tựa cũng tăng lên nhanh chóng. Những người rơi vào hoàn cảnh khó khăn rất cần sự giúp đỡ về vật chất và tinh thần của xã hội nhưng đặc biệt và trước tiên là sự giúp đỡ của các thành viên trong gia đình. Nhưng từ trước đến nay vấn đề cấp dưỡng ở nước ta phần lớn được đặt ra dựa trên đạo đức truyền thống là chủ yếu. Vì vậy mà hiệu quả của vấn đề cấp dưỡng không cao. Do đó mà những số phận không may mắn vẫn chưa nhận được sự giúp đỡ khi những thành viên trong gia đình là người bạc bẽo hoặc không có điều kiện để thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho người khác, và những gánh nặng đó lại đè nặng lên vai xã hội. Chúng tôi thiết nghĩ đã đến lúc chúng ta cần phải tạo ra một hành lang pháp lý hoàn thiện
và đảm bảo cho nó được thực thi trong cuộc sống, nhằm điều chỉnh các quan hệ giữa các thành viên trong gia đình đặc biệt là quan hệ cấp dưỡng phát triển theo chính sách của Đảng và Nhà nước đã đặt ra, không ngừng thực hiện việc quản lý xã hội bằng pháp luật, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là cấn thiết và cấp bách đối với nước ta trong giai đoạn hiện nay. Chúng ta ngày càng phải hoàn thiện mình hơn để có thể sánh vai cùng các nước trong khu vực và thế giới, xây dựng xã hội văn minh ở đó không có tình trạng người già và trẻ em lang thang cơ nhỡ, mọi số phận hẩm hiu trong xã hội sẽ được gia đình và xã hội cưu mang. Xuất pháp từ những lý do nêu trên mà chúng tôi chọn đề tài: “Chế định cấp dưỡng trong pháp luật hôn nhân và gia đình năm 2000”. Nhằm nghiên cứu về lý luận và thực tiễn, chỉ rõ những bất cập và vướng mắc trong quá trình thực hiện chế độ cấp dưỡng và nêu ra những phương hướng góp phần vào công cuộc hoàn thiện pháp luật về cấp dưỡng nói riêng và pháp luật hôn nhân gia đình nói chung.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Luật hôn nhân và gia đình là một mảng đề tài hấp dẫn đối với các nhà nghiên cứu luật học. Đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu về hôn nhân và gia đình, nhưng đối với đề tài cấp dưỡng thì vẫn ít người quan tâm nghiên cứu nó một cách sâu rộng và hoàn thiện. Đã có một số đề tài có đề cập đến vấn đề cấp dưỡng nhưng trong phạm vi hẹp như trong luận văn tốt nghiệp cử nhân luật của sinh viên Nguyễn Thị Hồng Oanh “ Hậu quả pháp lý của ly hôn” Khoa luật Đại học quốc gia Hà Nội, luận văn “ Chế độ tài sản của vợ chồng” của cử nhân Phí Thùy Linh, Khoa luật, Đại học quốc gia Hà Nội năm 1998. Đặc biệt trong thời gian này có luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Văn Cừ, giảng viên đại học Luật Hà Nội với đề tài “Chế độ tài sản của vợ chồng”. Luận án thạc sĩ “ Ly hôn có yếu tố nước ngoài tại thành phố Hồ Chí Minh” của tác giả Lê Hồng Quang thuộc viện nghiên cứu nhà nước và pháp luật 1998.
Cho đến nay vấn đề cấp dưỡng mới chỉ qui định một cách tương đối tập trung ở trong chương VI luật HN&GD năm 2000 và NĐ 70/2001/ NĐ CP có sửa đổi bổ sung 2004 - Luật bảo vệ và chăm sóc trẻ em. Đây là những cơ sở pháp lý quan trọng chủ yếu phục vụ cho công tác nghiên cứu chế độ cấp dưỡng, bên cạnh đó các giáo trình luật HNGĐ của các trường đại học: ĐH luật Hà Nội, Khoa luật trường ĐHQGHN, Khoa luật ĐH Huế, Trường ĐH luật TP HCM, cũng có đề cập đến những vấn đề này nhưng ở mức độ vĩ mô và đại cương. Ngoài ra còn có một số bài viết phân tích đánh giá về vấn đề cấp dưỡng giữa các thành viên trong gia đình trong một số tạp chí. Trong đó phải kể đến bài: “Vấn đề cấp dưỡng trong HNGĐ năm 2002” của tác giả Nguyễn Phương Lan - giảng viên tư pháp Trường Đại học luật Hà Nội đăng trên tạp chí Luật học số 01/2001 trang 34-39.
Qua nghiên cứu cho thấy vấn đề cấp dưỡng là một nội dung nghiên cứu ở nhiều góc độ, khía cạnh và mức độ khác nhau. Song chưa có một công trình nghiên cứu nào nghiên cứu về vấn đề này một cách toàn diện và chuyên sâu.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài
3.1. Mục tiêu:
Tìm ra các luận cứ khoa học và thực tiễn, so sánh với các qui định cấp dưỡng của các nước khác trên thế giới nhằm nâng cao hiệu quả của việc thực hiện chế độ cấp dưỡng ở nước ta hiện nay. Từ đó chỉ ra một số giải pháp cho việc hoàn thiện các qui định pháp luật về cấp dưỡng nói riêng và hệ thống pháp luật nước ta nói chung nhằm gìn giữ và phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.
3.2. Nhiệm vụ:
- Cơ sở lý luận về chế định cấp dưỡng, nghiên cứu một cách toàn diện lịch sử về vấn đề cấp dưỡng trong hệ thống pháp luật Việt Nam.
- Đánh giá đúng đắn và toàn diện thực trạng của việc thực thi pháp luật về cấp dưỡng.
- Phân tích nguyên nhân.
- Xác định yêu cầu mới đặt ra với việc xây dựng pháp luật về cấp dưỡng trong giai đoạn hiện nay.
- Đưa ra phương hướng, giải pháp và kiến nghị để hoàn thiện pháp luật về cấp dưỡng nhằm đáp ứng nhu cầu thực tiễn đặt ra.
4. Phạm vi nghiên cứu của luận án
Đề tài “Chế định cấp dưỡng trong luật hôn nhân và gia đình năm 2000” vì vậy trong khuôn khổ luận văn thạc sĩ luật học tác giả chỉ tập trung nghiên cứu các qui định pháp luật về cấp dưỡng giữa các thành viên trong gia đình. Cơ sỡ lý luận, thực tiễn đánh giá thực trạng để từ đó nhận thức rõ yêu cầu cơ bản và đưa ra phương hướng giải quyết, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của việc cấp dưỡng đồng thời hoàn thiện hơn pháp luật về cấp dưỡng trong giai đoạn hiện nay.
5. Phương pháp nghiên cứu của luận án
- Phương pháp chính được sử dụng trong suốt quá trình nghiên cứu luận án là chủ nghĩa duy vật lịch sử, chủ nghĩa duy biện chứng, phép biện chứng của chủ nghĩa Mác- Lê, tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và Pháp luật.
- Ngoài ra luận án còn sử dụng các biện pháp cụ thể: phân tích, so sánh, thống kê, tổng hợp.
6. Ý nghĩa và điểm mới của luân án
- Luận án đã nghiên cứu và phân tích một cách toàn diện về ý nghĩa, mục đính, các điều kiện của quan hệ cấp dưỡng giữa các thành viên trong gia đình.
- Luận án còn đánh giá thực trạng thi hành các qui định pháp luật về cấp dưỡng, đưa ra một số kiên nghị sửa đổi, bổ sung các qui định pháp luật về
cấp dưỡng từ đó góp phần củng cố mối quan hệ hôn nhân gia đình theo xu hướng bền vững trước sự tác động của cơ chế thị trường.
7. Cơ cấu của luân án
Luận văn này gồm phần mở đầu, 3 chương và phần kết luận.
Phần mở đầu giới thiệu về tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài, mục đích , ý nghĩa, phương pháp nghiên cứu của đề tài.
Chương 1: Một số vấn đề lý luận chung về chế định cấp dưỡng trong luật hôn nhân gia đình năm 2000
Chương 2: Nội dung của chế định cấp dưỡng theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2000
Chương 3: Thực trạng thi hành và áp dụng pháp luật về cấp dưỡng và một số giải pháp hoàn thiện chế định cấp dưỡng trong giai đoạn hiện nay.
Phần kết luận: Tóm tắt lại quá trình nghiên cứu và đưa ra một số kiến nghị cho việc hoàn thiện chế định cấp dưỡng
CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHẾ ĐỊNH CẤP DƯỠNG TRONG LUẬT HÔN NHÂN GIA ĐÌNH NĂM 2000
1.1 Khái niệm chung về chế định cấp dưỡng
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm quan hệ cấp dưỡng
Quan hệ cấp dưỡng là quan hệ gia đình trước hết dựa trên cơ sở huyết thống, quan hệ huyết hệ tự nhiên và thông thường được thực hiện một cách tự nguyện giữa những người có nghĩa vụ phải nuôi dưỡng nhau mà không tự giác thực hiện hoặc vì nguyên nhân nào đó không trực tiếp nuôi dưỡng nhau thì phát sinh nghĩa vụ cấp dưỡng.
Quan hệ cấp dưỡng là một quan hệ đặc trưng về hôn nhân và gia đình. Những quan hệ này được các qui phạm pháp luật HN&GĐ điều chỉnh thì trở thành quan hệ pháp luật.
Quan hệ cấp dưỡng là một quan hệ xã hội phát sinh giữa các cá nhân với nhau trên cơ sở hôn nhân, huyết thống và nuôi dưỡng được các qui phạm pháp luật cấp dưỡng điều chỉnh. Quan hệ pháp luật cấp dưỡng bao gồm: Chủ thể quan hệ pháp luật cấp dưỡng, quyền và nghĩa vụ cấp dưỡng, khách thể của quan hệ cấp dưỡng
Chủ thể của quan hệ cấp dưỡng bao gồm chủ thể có quyền được cấp dưỡng và chủ thể của nghĩa vụ cấp dưỡng
Chủ thể của quyền được cấp dưỡng là cá nhân có quyền được nhận cấp dưỡng để đảm bảo cuộc sống. Đó là trẻ chưa thành niên, người đã thành niên