Chỉ Số Đánh Giá Hiệu Quả Can Thiệp


- Tâm lý trị liệu:

+ Luyện tập nhận thức, kích thích trí nhớ, ngôn ngữ: Các chương trình luyện tập trí nhớ, kích thích nhận thức được xây dựng để bù trừ việc suy giảm nhận thức và phối hợp với một số kỹ năng cần thiết được huy động trong quá trình học như các khả năng mã hóa và nhớ lại. Mục đích lý thuyết của các chiến lược kích thích nhận thức là cải thiện hoặc hỗ trợ các chức năng đã bị phá hủy để bệnh nhân dễ dàng học các điều mới. Các bài tập bao gồm: tập nhận biết, tập phân loại, nhắc lại ngay, nhắc lại có trì hoãn, tập nói lưu loát từ, tập làm phép tính, tập ghép hình, kể câu chuyện.

+ Ngôn ngữ trị liệu: kỹ thuật viên giúp những bệnh nhân Alzheimer có khó khăn khi sử dụng tiếng nói để bày tỏ và trao đổi ý nghĩ bằng cách đặt câu hỏi để bệnh nhân trả lời, gợi ý khi họ khó diễn đạt, sửa lỗi mà họ mắc một cách tế nhị, giúp họ nhắc lại điều đúng, động viên khích lệ bệnh nhân củng cố điều họ vừa bày tỏ đúng,... nhằm giúp họ hòa nhập với cuộc sống trong gia đình, xã hội.

+ Định hướng thực tại là một trong những chiến lược quản lý được sử dụng rộng rãi nhất đối với việc giao tiếp của những người mắc bệnh Alzheimer. Thực hiện các biện pháp định hướng thực tại nhằm mục đích giúp đỡ những người bị mất trí nhớ và mất định hướng bằng cách làm cho họ nhớ lại thực tại về chính bản thân họ và môi trường xung quanh họ. Phương pháp này được sử dụng với từng cá nhân và theo các nhóm tập. Bệnh nhân được định hướng về môi trường xung quanh họ bằng cách sử dụng các phương tiện để định hướng về thời gian như đồng hồ, bảng định hướng thực tại.

Cách tiến hành:


Định hướng về thời gian: Hướng dẫn bệnh nhân sử dụng đồng hồ gỗ có kim quay được bằng tay: yêu cầu bệnh nhân quay kim đồng hồ chỉ thời gian bệnh nhân bắt đầu tập, khi bệnh nhân kết thúc tập.

Sử dụng Bảng luyện tập định hướng thực tại: yêu cầu bệnh nhân điền các thông tin hiện tại: năm, mùa, tháng, ngày, thứ, thời tiết lúc đó, sự kiện đặc biệt trong ngày hôm đó.

- Hoạt động trị liệu: Với sự hỗ trợ của liệu pháp lao động, bệnh nhân Alzheimer có được cảm giác độc lập trong việc thực hiện các công việc hoặc các hoạt động hàng ngày. Liệu pháp lao động giúp cho bệnh nhân có khả năng thực hiện các hoạt động một cách có ý nghĩanhằmmục đíchcải thiện sự độc lập của người bệnh, sự sáng tạo và tham gia các hoạt động xã hội do đó có tác động lớn đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân Alzheimer cũng như của người chăm sóc.Liệu pháp lao động được áp dụng trong nghiên cứu này bao gồm các hoạt động lao động và giải trí. Việc luyện tập xâu chuỗi hạt, cắt dán hình có thể giúp bệnh nhân vận động bàn tay, các ngón tay linh hoạt và thực hiện các động tác theo ý muốn của bệnh nhân. Việc tô tranh, vẽ giúp cho bệnh nhân thư giãn, vận động bàn tay, nhận biết màu sắc. Liệu pháp hoạt động cũng giúp cho bệnh nhân tập trung, kiên nhẫn và có cảm giác hài lòng khi hoàn thành nhiệm vụ.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 178 trang tài liệu này.

- Thể dục trị liệu: Việc giảm trương lực cơ bám xương cũng góp phần làm giảm sức bền và sức mạnh của cơ và khả năng thực hiện các chức năng của những bệnh nhân Alzheimer.Thực hiện các chương trình luyện tập thường xuyên có thể giúp cải thiện trương lực cơ, khả năng đi lại, khả năng thực hiện, giảm lo âu, kích động, áp lực, căng thẳng, làm giảm số lần ngã và cải thiện việc ngủ của bệnh nhân Alzheimer. Ngoài ra, luyện tập thể lực cũng giúp cải thiện nhận thức của bệnh nhân. Hoạt động thể lực được xây dựng cho bệnh nhân Alzheimer trong nghiên cứu này bao gồm:


Chất lượng cuộc sống của bệnh nhân Alzheimer, người chăm sóc và đánh giá hiệu quả của một số biện pháp can thiệp không dùng thuốc - 8

+ Tập đạp xe tại chỗ: giúp cho bệnh nhân vận động chi dưới, tăng sức mạnh và sức bền cho cơ tứ đầu đùi giúp bệnh nhân đứng vững, đi lại, giảm nguy cơ ngã, đồng thời các chi trên, khớp vai cũng được vận động.

+ Tập tạ tay, tập chuyền bóng: giúp vận động các chi trên, tập trung theo dõi, tăng sự tương tác với các bệnh nhân khác trong nhóm giúp bệnh nhân dễ hòa nhập xã hội, tăng giao tiếp, vui vẻ.

Tổng thời gian thực hiện các biện pháp can thiệp: 24 tuần. Mỗi tuần tập 2 buổi tại Khoa Phục hồi chức năng, Bệnh viện Lão khoa Trung ương. Thời lượng tập: 2 giờ mỗi buổi. Chương trình mỗi buổi tập bao gồm:

o Chào hỏi, thông báo tình hình của bệnh nhân ở nhà, kiểm tra bài tập buổi trước: 15 phút;

o Luyện tập hướng thực tại: 15 phút;

o Nghỉ giữa giờ, nói chuyện, trao đổi nhóm: 15 phút;

o Luyện tập nhận thức, kích thích trí nhớ, ngôn ngữ: 35 phút;

o Hoạt động liệu pháp: 20 phút;

o Luyện tập thể lực: 20 phút;

Các bài tập được xây dựng dành cho hai nhóm: nhóm bệnh nhân Alzheimer giai đoạn nhẹ (có điểm số MMSE từ 20 đến 24 điểm) và nhóm bệnh nhân Alzheimer giai đoạn trung bình (MMSE từ 10 đến 19 điểm).

Nội dung bài tập chi tiết xin xem tại Phụ lục 3.

2.2.4.2. Đối với người chăm sóc

Bên cạnh việc triển khai các biện pháp can thiệp đối với bệnh nhân Alzheimer, người chăm sóc của nhóm bệnh nhân can thiệp cũng được tư vấn, truyền thông giáo dục sức khỏe nhằm:


- Cung cấp cho người chăm sóc những kiến thức về bệnh Alzheimer, cách chăm sóc bệnh nhân, cách ứng phó với các triệu chứng hành vi, tâm thần của bệnh nhân Alzheimer (2 buổi).

- Hướng dẫn để người chăm sóc cùng luyện tập với bệnh nhân và theo dõi tiến triển của bệnh nhân (6 buổi).

- Giải đáp thắc mắc, băn khoăn của người chăm sóc về diễn biễn của bệnh nhân, các vấn đề nảy sinh (trong suốt thời gian can thiệp), nhắc nhở người chăm sóc quan tâm chăm sóc bản thân.

- Tạo cơ hội để người chăm sóc của các bệnh nhân Alzheimer trong nhóm can thiệp trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm với nhau (trong các buổi bệnh nhân luyện tập theo nhóm).

Phối hợp triển khai các biện pháp can thiệp không dùng thuốc ở bệnh nhân Alzheimer có thể giúp bệnh nhân cải thiện trí nhớ, nhận thức, cải thiện các triệu chứng hành vi, tâm thần, khả năng hoạt động hàng ngày, kết quả là làm tăng chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Đối với người chăm sóc, can thiệp giúp người chăm sóc tăng thêm hiểu biết về bệnh Alzheimer, cơ hội chia sẻ, cách chăm sóc, đương đầu với căn bệnh này, qua đó cải thiện gánh nặng chăm sóc, chất lượng cuộc sống liên quan sức khỏe và có tác động trở lại làm tăng chất lượng chăm sóc bệnh nhân Alzheimer.

2.2.5. Chỉ số đánh giá hiệu quả can thiệp

2.2.5.1. Đối với bệnh nhân Alzheimer

- Sự khác biệt của nhóm bệnh nhân can thiệp và nhóm chứng theo:

o Đặc điểm chung của bệnh nhân (tuổi, giới tính, thời gian bị bệnh).

o Tình trạng nhận thức theo điểm số đánh giá tình trạng tâm trí thu gọn

MMSE (MiniMental State Exam).

o Mức độ trầm trọng, mức độ ảnh hưởng của các triệu chứng hành vi, tâm thần theo Đánh giá trạng thái tâm thần kinh NPI (NeuroPsychiatric Inventory).



o Khả năng hoạt động hàng ngày (ADL), Khả năng hoạt động hàng ngày có sử dụng dụng cụ, phương tiện dụng cụ (IADL).

o Chất lượng cuộc sống của bệnh nhân theo bệnh nhân tự đánh giá và theo người chăm sóc đánh giá.

- Hiệu quả can thiệp đối với nhóm can thiệp:

o Mức độ tham gia chương trình luyện tập.

o Các biến cố không mong muốn liên quan việc luyện tập của bệnh nhân.

o Chỉ số hiệu quả can thiệp: sự cải thiện về tình trạng nhận thức (điểm số MMSE); mức độ trầm trọng; mức độ ảnh hưởng của các triệu chứng hành vi, tâm thần; hoạt động hàng ngày (ADL); hoạt động hàng ngày có sử dụng dụng cụ, phương tiện (IADL); chất lượng cuộc sống theo bệnh nhân tự đánh giá và theo người chăm sóc đánh giá.

o Mức độ hài lòng của bệnh nhân tham gia tập (về giảm lo âu, thoải mái, tự tin, cải thiện mối quan hệ với người khác, thích thú khi tập, giới thiệu chương trình tập cho người khác, cải thiện trí nhớ tính tình)

- Chỉ số trước sau của nhóm chứng: Sự thay đổi một số đặc điểm lâm sàng đối với nhóm chứng về tình trạng nhận thức (điểm số MMSE); mức độ trầm trọng; mức độ ảnh hưởng của các triệu chứng hành vi, tâm thần; hoạt động hàng ngày (ADL); hoạt động hàng ngày có sử dụng dụng cụ, phương tiện (IADL); chất lượng cuộc sống của bệnh nhân nhóm chứng theo bệnh nhân tự đánh giá và theo người chăm sóc đánh giá.

- Hiệu quả can thiệp: dựa trên chỉ số hiệu quả của nhóm can thiệp và chỉ số trước sau của nhóm chứng sau can thiệp, được tính theo công thức:

Chỉ số hiệu quả (%) = Chỉ số trước sau (%) =

X 1 - X 2 x 100 (%) (của nhóm can thiệp)


X 1

X 1 - X 2 x 100 (%) (của nhóm chứng)


X 1

Hiệu quả can thiệp = (Chỉ số hiệu quả của nhóm can thiệp) - (Chỉ số trước - sau của nhóm chứng)


2.2.5.2. Đối với người chăm sóc

- Sự khác biệt của nhóm can thiệp và nhóm chứng trước can thiệp về:

o Đặc điểm chung của người chăm sóc (tuổi, giới tính, nghề nghiệp, quan

hệ với bệnh nhân, thời gian chăm sóc bệnh nhân)

o Gánh nặng của người chăm sóc bệnh nhân Alzheimer theo Bộ câu hỏi phỏng vấn gánh nặng chăm sóc (Zarit Burden Interview/ZBI) gồm 22 câu hỏi.

o Chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khỏe/SF-12 (sức khỏe thể chất,

sức khỏe tâm thần) gồm 12 câu hỏi.

- Chỉ số hiệu quả của nhóm can thiệp về gánh nặng chăm sóc (ZBI); chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khỏe thể chất, tinh thần (SF-12).

- Chỉ số trước sau của nhóm chứng về Gánh nặng của người chăm sóc bệnh nhân Alzheimer, Chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khỏe thể chất, tâm thần.

- Hiệu quả can thiệp đối với nhóm người chăm sóc về: Gánh nặng của người chăm sóc bệnh nhân Alzheimer, Chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khỏe thể chất, tâm thần được tính theo công thức:

Chỉ số hiệu quả (%) = Chỉ số trước sau (%) =


X 1 - X 2 x 100 (%) (của nhóm can thiệp)

X 1

X 1 - X 2 x 100 (%) (của nhóm chứng)

X 1

Hiệu quả can thiệp = (Chỉ số hiệu quả của nhóm can thiệp) - (Chỉ số trước - sau của nhóm chứng)

2.2.6. Công cụ thu thập số liệu

Ngoài các bộ công cụ sử dụng trong nghiên cứu quan sát mô tả, còn sử dụng thêm:

- Bản đánh giá mức độ tham gia luyện tập: Bệnh nhân được đánh giá tham gia tập đều khi tham gia từ 80% số buổi tập trở lên, tập không đều khi chỉ tham gia từ 60% đến dưới 80% số buổi tập.


- Bản đánh giá mức độ hài lòng của bệnh nhân đối với chương trình tập bao gồm 8 câu hỏi: 1. Chương trình tập có giúp giảm lo âu; 2. Giúp hòa nhập với xã hội; 3. Giúp lấy lại sự tự tin; 4.Giúp cải thiện quan hệ với người khác; 5. Làm cho thích thú; 6. Muốn tham gia chương trình tập tương tự; 7. Giới thiệu chương trình tập cho người khác; 8. Cải thiện trí nhớ, chức năng hoặc tính tình.Câu trả lời dựa theo thang điểm 5 bậc: 1. Không chút nào; 2. Một chút; 3. Có cải thiện; 4. Cải thiện nhiều; 5. Rất nhiều.

2.2.7. Quy trình thu thập số liệu

- Các biến số nghiên cứu được thu thập từ nghiên cứu quan sát (đầu vào) của cả bệnh nhân, người chăm sóc nhóm chứng và nhóm can thiệp.

- Sau 24 tuần, các thông tin đầu ra của cả nhóm chứng và nhóm can thiệpđược thu thập giống như việc thu thập các thông tin đầu vào của bệnh nhân, gồm: Đánh giá trạng thái tâm trí thu gọn (MMSE), các trắc nghiệm thần kinh tâm lý, Đánh giá trạng thái tâm thần (NPI), đánh giá hoạt động hàng ngày (ADL), hoạt động hàng ngày có sử dụng dụng cụ, phương tiện (IADL), đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân Alzheimer (QOL-AD) do bệnh nhân tự đánh giá và theo người chăm sóc đánh giá, đánh giá mức độ hài lòng của bệnh nhân đối với chương trình tập. Các số liệu được tổng hợp và so sánh (đầu vào và đầu ra của mỗi nhóm, đầu ra của nhóm can thiệp và nhóm chứng).

2.3. Các biện pháp khống chế sai số

Để khống chế sai số, tăng cường chất lượng số liệu, tính chính xác của

nghiên cứu, chúng tôi đã thực hiện:

- Thiết kế các bảng kiểm, bộ câu hỏi có cấu trúc, các hướng dẫn cho phỏng vấn, các biểu mẫu thu thập thông tin số liệu, các hướng dẫn chi tiết về cách sử dụng và thu thập thông tin cho các biểu mẫu cũng được thiết kế một cách rõ ràng, dễ hiểu.


- Thử nghiệm và hoàn chỉnh bộ câu hỏi trước khi chính thức thu thập số liệu.

- Các thang điểm và trắc nghiệm đánh giá thần kinh - tâm lý chuyên sâu đã được chuẩn hóa bằng tiếng Việt và đang được sử dụng thường quy tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương.

- Nghiên cứu sinh là người trực tiếp thu thập số liệu, tham gia tư vấn, truyền

thông giáo dục sức khỏe và luyện tập cho bệnh nhân.

- Thường xuyên có sự trao đổi, rút kinh nghiệm trong nhóm nghiên cứu.

- Các số liệu thu thập được sẽ được các nghiên cứu viên kiểm tra để phát

hiện những sai sót và làm sạch (xử lý thô).

- Số liệu sau khi được xử lý thô được mã hóa và nhập vào máy tính bằng phần mềm Epidata 3.1. Chương trình nhập số liệu được xây dựng riêng cho nghiên cứu này bao gồm tệp CHECK nhằm hạn chế tối đa những sai số.

- Số liệu được phân tích bằng phần mềm thống kê STATA 10.0. Thống kê mô tả được thực hiện thông qua tính toán các số trung bình, cực tiểu, cực đại và các tỷ lệ. Thống kê phân tích được thực hiện thông qua các test như khi bình phương so sánh các tỷ lệ, Mann-Whitney test đối với so sánh 2 nhóm và Kruska Wallis test đối với so sánh 3 nhóm về các đặc điểm của nhóm chứng và nhóm can thiệp, Wilcoxon signed-rank test (dùng cho biến không chuẩn ghép cặp) khi so sánh trước sau của nhóm chứng và nhóm can thiệp. Mô hình hồi quy logistic đa biến được xây dựng để phân tích một số yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống, gánh nặng chăm sóc trong đó có tác động của can thiệp. Mức p<0,05 được sử dụng nhằm xác định ý nghĩa thống kê.

2.4. Đạo đức trong nghiên cứu

- Nghiên cứu đã được Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y học của Bệnh

viện Lão khoa Trung ương chấp thuận về mặt đạo đức.

Xem tất cả 178 trang.

Ngày đăng: 12/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí