84
ưu tiên cho những di tích lịch sử quốc gia. Dành cho công tác tuyên truyền quảng bá, xúc tiến du lịch, nâng cấp cơ sở hạ tầng, tạo môi trường đầu tư thuận lợi, tôn tạo cảnh quan môi trường.
3.5.3. Giải pháp đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh
- Tiếp tục phát triển đa dạng về loại hình, sản phẩm du lịch; phát triển mở rộng địa bàn du lịch trên cơ sở khai thác tối đa tài nguyên du lịch nổi bật của từng vùng, miền trong tỉnh, thu hút nhiều đối tượng du khách và đến thường xuyên trong năm.
- Tiếp tục khuyến khích, thu hút đầu tư tạo ra sự đa dạng, phong phú về loại hình, sản phẩm du lịch đáp ứng nhu cầu của nhiều đối tượng du khách, trong đó tập trung phát triển mạnh loại hình nghỉ dưỡng biển, nghỉ dưỡng kết hợp thể thao hiện đại phục vụ đối tượng du khách có khả năng chi trả cao, thời gian lưu trú dài như: lướt ván buồm, lướt ván diều, lặn biển, thuyền buồm, golf, đua ô tô công thức 1...
- Chú ý phát triển các loại hình du lịch MICE, du lịch TEAMBUILDING, du lịch sinh thái vùng rừng núi kết hợp nghiên cứu đời sống văn hoá đồng bào dân tộc thiểu số; du lịch kết hợp điều trị dưỡng bệnh, chăm sóc sức khỏe, Spa….
- Tiếp tục nâng cao chất lượng du lịch khu vực Hàm Tiến-Mũi Né; tạo điều kiện phát triển nhanh du lịch phía Nam Phan Thiết đến La Gi, từng bước phát triển du lịch Bắc Bình, Tuy Phong, Hàm Thuận Bắc và Đảo Phú Quý. Thu hút đầu tư khai thác du lịch sinh thái núi, rừng, hồ Hàm Thuận-Đa Mi, Thác Bà; phát triển loại hình du lịch nghiên cứu, khám phá văn hoá, đời sống đồng bào dân tộc thiểu số ở Hàm Thuận Bắc, Bắc Bình gắn với mô hình du lịch cộng đồng; khai thác tốt hơn loại hình du lịch tín ngưỡng ở La Gi, Tuy Phong. Trên cơ sở đó phát triển các tour du lịch nội tỉnh và nối tour với thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Đà Lạt, Nha Trang.
- Tích cực xúc tiến kêu gọi đầu tư xây dựng các điểm tham quan: Làng chài, vườn thanh long, trung tâm mua sắm, khu ẩm thực; tiếp tục trùng tu, tôn tạo các di tích văn hoá-lịch sử, các điểm tham quan gắn với đầu tư hạ tầng cơ bản để trở thành các điểm du lịch; tổ chức thường xuyên các hoạt động tại các điểm du lịch hiện có tạo thêm sự phong phú, hấp dẫn cho các tour du lịch.
Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch:
Có thể bạn quan tâm!
- Công Tác Quản Lý Nhà Nước Trong Lĩnh Vực Du Lịch, Giải Quyết Các Vấn Đề Về Môi Trường Tự Nhiên, Xã Hội Để Phát Triển Du Lịch
- Một Số Giải Pháp Phát Triển Ngành Du Lịch Của Tỉnh Bình Thuận Đến Năm 2020
- Kết Hợp S1,s2,s4,s5,s7, S8 Với O1,o2,o3,o5,o7: Lựa Chọn Chiến Lược Tăng Trưởng Tập Trung Theo Hướng Xâm Nhập Thị Trường Thu Hút Khách Du Lịch Trong Và Ngoài
- Chiến lược phát triển du lịch tỉnh Bình Thuận đến năm 2020 - 14
- Chiến lược phát triển du lịch tỉnh Bình Thuận đến năm 2020 - 15
- Chiến lược phát triển du lịch tỉnh Bình Thuận đến năm 2020 - 16
Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.
- Củng cố sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước, thúc đẩy những doanh nghiệp đã đăng ký kinh doanh đi vào hoạt động, xử lý dứt điểm khó khăn vướng mắc của các doanh nghiệp còn gặp phải.
- Đánh giá lại trình độ quản lý, nghiệp vụ của cán bộ công nhân viên trong ngành, làm cơ sở xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng. Thường xuyên mở các lớp thi tay nghề, nâng cao ý thức giao tiếp, nghiệp vụ của đội ngũ lái taxi, nhân viên bán hàng, nhân viên bảo vệ, phục vụ khách sạn, nhân viên tại các khu du lịch.
- Duy trì thẩm định, tái thẩm định chất lượng nơi cư trú, đẩy mạnh đưa chương trình quản lý ISO vào hoạt động kinh doanh lưu trú, thường xuyên kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng cháy chữa cháy, an toàn lao động…Làm cơ sở để các doanh nghiệp nâng cao chất lượng dịch vụ, đủ khả năng cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tự nâng cao năng lực, hiểu rõ vai trò, chức năng và nhiệm vụ trong sự phát triển chung của ngành du lịch tỉnh.
- Cải thiện môi trường kinh doanh du lịch, Hiệp hội du lịch tích cực bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch. Sở Văn hóa, Thể thao và Du Lịch cần phối hợp với Sở Công Thương và các ngành hữu quan thường xuyên tổ chức hội chợ thương mại-du lịch, tích cực giúp đỡ các doanh nghiệp trong công tác tuyên truyền quảng bá.
3.5.4. Giải pháp thị trường, xúc tiến phát triển du lịch Tuyên truyền quảng bá:
- Cần nâng cao ý thức của người dân về vai trò của ngành du lịch trong quá trình phát triển kinh tế, nâng cao văn minh trong ứng xử với khách du lịch, cùng tham gia giữ gìn vệ sinh môi trường. Thí điểm tại thành phố Phan Thiết, sau đó lan rộng ra phạm vi toàn tỉnh. Xuất bản sách hướng dẫn du lịch, bản đồ du lịch, sách ảnh, tờ rơi, đĩa CD-ROM, nội dung phong phú, cập nhật thường xuyên những nét mới độc đáo của du lịch tỉnh phát cho khách du lịch, đặt tại các công ty kinh doanh tour du lịch, đặt tại các văn phòng kinh doanh lữ hành.
- Tổ chức quảng bá hình ảnh du lịch của tỉnh trên các phương tiện thông tin đại chúng, hoàn thiện trang Web của ngành bằng nhiều thứ tiếng như tiếng Việt, Anh, Pháp, Hoa, Nhật…giới thiệu tiềm năng du lịch của tỉnh cũng như những sản phẩm du lịch độc đáo. Tích cực tham gia các chương trình quảng bá hính ảnh du lịch do tổng cục du lịch thực hiện.
- Tổ chức các chương trình quảng bá gắn với sự kiện văn hóa, thể thao, hội nghị. Xây dựng kế hoạch tổ chức các sự kiện du lịch tiêu biểu, các lễ hội thu hút người dân, khách du lịch, các lễ hội này mang tính chất hàng năm. Gắn kết các hoạt động văn hóa,
thể thao, hội nghị quốc tế với du lịch để phát huy thế mạnh của Bình Thuận.
- Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động thông tin, quảng bá du lịch, chú trọng quảng bá trên các phương tiện thông tin hiện đại có sức lan truyền mạnh, rộng; tổ chức các hoạt động xúc tiến du lịch theo hướng có lựa chọn, mang tính chuyên nghiệp trong tổ chức và trong huy động xã hội hoá.
- Xây dựng cơ chế huy động nguồn lực của doanh nghiệp cùng ngân sách nhà nước bảo đảm cho hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch; ban hành quy chế phối hợp tổ chức các sự kiện văn hóa, thể thao phục vụ du lịch.
- Triển khai có hiệu quả Đề án ứng dụng công nghệ GIS; tăng cường giới thiệu, quảng bá hình ảnh du lịch Bình Thuận trên mạng Internet, trên các kênh truyền thông quốc tế; đầu tư xây dựng các Trạm thông tin điện tử phục vụ du khách ở các khu du lịch. Nghiên cứu xây dựng logo, khẩu hiệu cho du lịch Bình Thuận.
- Tổ chức có hiệu quả hoạt động xúc tiến du lịch ở trong và ngoài nước theo hướng có lựa chọn để phát triển thị trường khách; nghiên cứu tổ chức hội chợ du lịch chuyên đề cấp vùng và quốc gia tại tỉnh.
- Lựa chọn và tổ chức quy mô, mở rộng nội dung, hình thức một số lễ hội văn hoá truyền thống đặc sắc của tỉnh đồng thời làm tốt công tác giới thiệu, quảng bá để thu hút du khách..
- Tăng cường liên kết hợp tác về du lịch với các trung tâm du lịch lớn của cả nước, chú trọng liên kết với Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh để thu hút, phát triển các tour du lịch quốc tế.
- Các doanh nghiệp phải nỗ lực lớn trong việc xây dựng thương hiệu, chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn của ngành du lịch, chủ động nối mạng, quảng bá tiếp thị đến khách hàng. Phối hợp với sở giao thông công chánh thiết lập các bảng chỉ dẫn tham quan, sử dụng hệ thống giao thông công cộng bằng nhiều thứ tiếng để gây ngạc nhiên cho du khách và giúp cho khách quốc tế dễ dàng sử dụng. Cùng nỗ lực chung với ngành hàng không, hải quan, nhân viên các cửa khẩu xây dựng thái độ hiếu khách, văn minh, lịch sự từ khi khách du lịch mới bắt đầu đặt chân đến Việt Nam cho đến khi kết thúc trọn vẹn chuyến du lịch. Nâng cao chất lượng sản phẩm lưu niệm, hình thành khu bán hàng lưu niệm, tiến hành xuất khẩu tại chỗ.
Xúc tiến đầu tư: Tập trung kêu gọi đầu tư vào các dự án đã được phê duyệt, hướng dẫn cụ thể thủ tục đầu tư nhằm rút ngắn thời gian hoàn thành thủ tục đầu tư.
87
Thông qua các nhà đầu tư để tìm kiếm các nhà đầu tư mới cũng như giúp ngành du lịch tỉnh quảng bá hình ảnh du lịch của mình ra bên ngoài.
Khai thác thị trường trong và ngoài nước:
- Lựa chọn các thị trường trọng điểm để xây dựng chương trình quảng bá phù hợp. Hình thành các nhóm nghiên cứu thị trường xúc tiến thương mại tìm kiếm khách hàng, hình thành cầu du lịch.
- Tham gia các hội chợ, hội nghị quốc tế để tìm kiếm đối tác, tạo cơ hội kinh doanh, mở rộng thị trường. Tổ chức các tuần lễ văn hóa ẩm thực, nghệ thuật văn hóa, họp báo quốc tế. Tạo lập mối quan hệ tốt với báo chí trong và ngoài nước, mời các công ty kinh doanh lữ hành, công ty du lịch, nhà báo đến thăm tìm hiểu về du lịch của tỉnh. Phối hợp với các cơ quan ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài, các hãng hàng không của chúng ta quảng bá hình ảnh du lịch của tỉnh ở nước ngoài.
-Tỉnh cần có cơ chế chính sách phải khuyến khích được các doanh nghiệp khai thác tiềm năng của thị trường quốc tế. Kiến nghị cải tiến thủ tục hải quan đối với một số nước Châu Á, Tây Âu, Bắc Mỹ, Đông Âu, đây là thị trường khách du lịch truyền thống của Việt Nam nói chung và của Bình Thuận nói riêng. Chính sách dịch vụ bảo hiểm đối với khách du lịch, liên kết giữa các ngân hàng giúp cho khách du lịch thuận tiện trong việc sử dụng các loại thẻ tín dụng.
- Với thị trường nội địa, chính sách phải phù hợp với sự phát triển của các doanh nghiệp nhằm giúp các doanh nghiệp khai thác tối đa lượng khách du lịch nội địa. Đặc biệt là các thị trường chính của tỉnh như thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh miền Đông Nam Bộ, đồng bằng Sông Cửu Long.
3.5.5. Giải pháp đào tạo, phát triển nguồn nhân lực và kiện toàn bộ máy quản lý phục vụ phát triển du lịch
- Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch bằng nhiều hình thức; tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý, nhân viên phục vụ cả về chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, văn hóa giao tiếp; coi trọng chất lượng đào tạo đồng thời thu hút mạnh nhân lực du lịch có chất lượng cao từ ngoài tỉnh để đáp ứng nhu cầu về số lượng và chất lượng.
- Triển khai thực hiện tốt Đề án đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch Bình Thuận giai đoạn 2011-2015, trong đó, tỉnh quan tâm phân bổ đúng mức ngân sách nhà
88
nước cho các cơ sở đào tạo về du lịch để xây dựng, đổi mới cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật đạt tiêu chuẩn bảo đảm chất lượng đào tạo.
- Khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư cơ sở đào tạo chuyên ngành du lịch tại tỉnh đồng thời tranh thủ sự hỗ trợ của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành lập Trường Cao đẳng nghề Du lịch tại Phan Thiết và thực hiện chính sách thu hút về tỉnh các chuyên gia, giảng viên chuyên ngành du lịch.
- Tăng cường sự phối hợp giữa Sở quản lý chuyên ngành, Hiệp hội Du lịch, cơ sở đào tạo và doanh nghiệp du lịch trong tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nhân lực du lịch tại tỉnh bảo đảm hiệu quả đào tạo.
- Quan tâm bồi dưỡng, tập huấn công tác quản lý nhà nước cho đội ngũ cán bộ, công chức viên chức làm công tác quản lý du lịch nhất là ở cấp huyện, thị xã, thành phố.
- Thường xuyên kiện toàn tổ chức và phát huy tinh thần chủ động, tích cực của các thành viên Ban Chỉ đạo phát triển du lịch tỉnh.
- Tăng biên chế công chức, viên chức làm công tác quản lý nhà nước về du lịch ở cấp huyện trước mắt là các huyện Tuy Phong, Bắc Bình, Hàm Thuận Nam, thị xã La Gi và thành phố Phan Thiết. Đổi mới mô hình tổ chức, nâng cao hiệu quả hoạt động các Ban quản lý Khu du lịch; tổ chức lực lượng Thanh niên xung kích bảo vệ an ninh trật tự, an toàn du khách ở các địa bàn trọng điểm theo hướng xã hội hoá.
- Tiếp tục nâng cao vai trò của Hiệp hội Du lịch, làm tốt công tác vận động các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, dịch vụ du lịch nghiêm túc thực hiện các quy định, pháp luật nhà nước, tích cực tham gia các hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch, liên doanh, liên kết, hỗ trợ nhau trong hoạt động kinh doanh vì mục tiêu phát triển bền vững du lịch tỉnh nhà.
3.5.6. Giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, kiểm soát hoạt động đầu tư, kinh doanh, dịch vụ du lịch; giải quyết tốt các vấn đề về môi trường tự nhiên, xã hội
- Xây dựng quy chế triển khai, quản lý quy hoạch du lịch đã phê duyệt theo hướng tăng cường phân cấp quản lý cho cấp huyện, thị xã, thành phố. Không cấp phép đầu tư dự án du lịch có trên 30% đất kinh doanh bất động sản du lịch; quy định cụ thể quy mô dự án đối với từng khu vực.
89
- Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, hoàn thiện các chính sách về thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, chính sách đền bù giải tỏa, có chính sách khuyến khích, thu hút các nhà đầu tư nước ngoài có năng lực tài chính, trình độ quản lý chuyên nghiệp, đầu tư dự án có quy mô lớn, loại hình mới; tích cực giải quyết các vướng mắc để các dự án nhanh chóng triển khai xây dựng và đưa vào hoạt động.
- Ban hành đầy đủ các quy định về quản lý hoạt động kinh doanh du lịch, dịch vụ du lịch; quy định về quản lý đô thị du lịch, khu du lịch, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh; quy định về kiến trúc xây dựng, bảo đảm cảnh quan các khu du lịch, tuyến du lịch trọng điểm.
- Xây dựng cơ sở vật chất, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong công tác quản lý nhà nước về du lịch. Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học, có biện pháp cụ thể khống chế hiện tượng xâm thực, tảo đỏ, dầu vón cục, rác trôi từ biển vào… gây ảnh hưởng đến hoạt động du lịch biển.
- Các cơ quan quản lý chuyên ngành tích cực hướng dẫn các doanh nghiệp, hộ kinh doanh du lịch, dịch vụ du lịch việc thực hiện đúng, đầy đủ các quy định, pháp luật nhà nước về xây dựng, điều kiện về kinh doanh lưu trú du lịch, kinh doanh lữ hành, hướng dẫn du lịch, quy định về VSMT, ANTT, VSATTP, niêm yết giá… trong hoạt động kinh doanh đồng thời tăng cường công tác hậu kiểm.
- Tích cực thực hiện các chương trình giáo dục cộng đồng, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức của dân cư cùng nhà nước bảo đảm môi trường tự nhiên và xã hội, thực hiện giao tiếp văn hóa, ứng xử văn minh lịch sự đối với du khách, xây dựng hình ảnh du lịch Bình Thuận an toàn, thân thiện, mến khách.
- Thông qua các tổ chức đoàn thể tăng cường vận động, thuyết phục nhằm hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng mất vệ sinh công cộng, gây ô nhiễm môi trường; hiện tượng trẻ em bán hàng rong chèo kéo, đeo bám du khách…tại các khu du lịch, điểm tham quan du lịch trong tỉnh.
Nhận thức rõ du lịch là một trong các lợi thế của tỉnh, phát triển du lịch nhằm khai thác có hiệu quả tài nguyên đất đai, tạo thêm công ăn việc làm, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh. Vì vậy tỉnh cần xác định phát triển du lịch là nhiệm vụ quan trọng cần tập trung mọi nguồn lực để thực hiện bằng được với quyết tâm và tinh thần trách nhiệm cao từ tỉnh đến cơ sở. Phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo của cơ sở trong khai thác các nguồn tài nguyên để phát triển du lịch ở địa phương.
90
Các cấp ủy đảng, chính quyền, mặt trận, đoàn thể làm tốt công tác quán triệt, tuyên truyền, giáo dục để mọi cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân trong tỉnh nhận thức đầy đủ về yêu cầu phát triển du lịch, trên cơ sở đó nêu cao ý thức trong công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên du lịch và trong tham gia hoạt động du lịch.
3.5.7. Giải pháp nâng cao chất lượng du lịch; phát triển các dịch vụ, ngành nghề sản xuất, cung ứng nguyên liệu sạch, chất lượng cao, phục vụ cho du lịch
- Thực hiện các giải pháp mạnh nhằm bảo đảm chất lượng sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng ở Hàm Tiến-Mũi Né; chú trọng khuyến khích phát triển các dịch vụ vui chơi giải trí, thể thao, ăn uống, mua sắm để nâng cao chất lượng du lịch khu vực Hàm Thuận Nam, La Gi, Tuy Phong…
- Vận động, hướng dẫn các cơ sở lưu trú, đơn vị kinh doanh dịch vụ tích cực đầu tư đổi mới, nâng cao chất lượng sản phẩm, chất lượng phục vụ đáp ứng nhu cầu du khách nhất là du khách có khả năng chi trả cao, khách quốc tế; cùng nhà nước trồng cây xanh và hoa tạo cảnh quan các tuyến đường du lịch.
- Tiếp tục hỗ trợ triển khai các dự án đầu tư khôi phục các làng nghề sản xuất truyền thống như chế biến nước mắm, dệt thổ cẩm, gốm Chăm… gắn với hoạt động hướng dẫn, hỗ trợ du khách tham quan và hình thành các tour tham quan, mua sắm của du khách.
- Triển khai tích cực Đề án City tour Phan Thiết; khai thác tốt hơn loại hình du lịch tín ngưỡng ở La Gi, Tuy Phong. Tổ chức khai thác, quản lý tốt các điểm tham quan, điểm du lịch.
- Khuyến kích phát triển các ngành nghề sản xuất các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, quà tặng mang đặc trưng riêng của Bình Thuận đáp ứng nhu cầu của du khách; phát triển mạnh các ngành nghề sản xuất đáp ứng nhu cầu về thực phẩm sạch, chất lượng cao, hoa, cây cảnh… trong hoạt động kinh doanh du lịch.
3.5.8. Giải pháp ổn định trật tự an toàn xã hội, an toàn cho khách
Một môi trường du lịch an toàn, thân thiện luôn là điều du khách mong muốn, là yếu tố quan trọng để phát triển kinh tế xã hội cũng như phát triển ngành du lịch của tỉnh. Để đảm bảo trật tự an toàn và vệ sinh môi trường tại các điểm tham quan du lịch, các bãi tắm, đòi hỏi phải có sự phối hợp giữa UBND các huyện, thị xã, thành phố với các ngành hữu quan triển khai bảo đảm trật tự an toàn xã hội, bảo đảm an toàn cho du khách. Các vấn đề cần thực hiện như:
91
- Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật, củng cố ban quản lý các khu du lịch: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh phải tăng cường tuyên truyền, quảng bá vì sự nghiệp phát triển ngành du lịch. Kết hợp các chương trình lễ hội, thể thao với các mục tiêu tuyên truyền, chấn chỉnh công tác quản lý trong các hoạt động văn hóa, tại các khu bảo tồn thiên nhiên, bảo tàng lịch sử. Vận động nhân dân tham gia đấu tranh với các hoạt động làm ảnh hưởng đến trật tự tại các điểm tham quan du lịch, bãi tắm. Đưa nội dung tuyên truyền đến các khu dân cư, hình thành nếp sống mới, nếp sống văn hóa văn minh đô thị, góp phần xây dựng bộ mặt văn minh đô thị tại tỉnh. Củng cố sắp xếp lại các ban quản lý kém hiệu quả tại các khu du lịch, ban quản lý phải chịu trách nhiệm về một số lĩnh vực do mình quản lý. Ban quản lý phải đảm bảo an toàn, công tác cứu hộ, cứu nạn, đảm bảo tính mạng, tài sản cho du khách, gìn giữ vệ sinh môi trường nơi du lịch.
- Sắp xếp ổn định hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh trong các khu du lịch, điểm tham quan, bãi tắm: Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Văn hóa, Thể thao và Du Lịch, Sở Giao Thông vận tải, UBND các cấp và ban quản lý các dự án phải đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình phục vụ du lịch, ổn định các hoạt động kinh doanh du lịch tại địa phương. Phải quản lý được những người kinh doanh tự do, đưa họ vào một tổ chức dưới sự quản lý của ban quản lý kinh doanh du lịch và chính quyền địa phương nhằm dễ ràng quản lý họ và đảm bảo văn minh du lịch, an toàn vệ sinh, gìn giữ môi trường. Quy hoạch các bãi giữ xe, phân luồng tuyến, cắm biển báo giao thông tại các khu du lịch, cấm hình thức buôn bán hàng rong trong các khu du lịch.
- Thực hiện chính sách xã hội: Sở Lao động, Thương binh và Xã hội phối hợp với UBND các cấp lên danh sách những người buôn bán hàng rong, vận động họ chuyển nghề, tổ chức từng khu buôn bán nhỏ, giúp đỡ vốn nhằm ổn định cuộc sống cho họ. Đưa người già tàn tật, trẻ em lang thang vào trung tâm bảo trợ xã hội, cơ sở giáo dục dạy nghề hoặc khuyến khích họ về quê. Tạo việc làm cho những người có hoàn cảnh cực kỳ khó khăn, người hoàn lương. Đây là một trong những cách tốt nhất để giảm tệ nạn xã hội, tệ nạn tại các khu du lịch, bãi tắm…
- Kiểm tra xử lý các hành vi vi phạm: Sở Văn hóa, Thể thao và Du Lịch phối hợp với Thanh tra, Công an, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và xử lý các vi phạm trật tự an ninh tại các điểm du lịch. Đưa các