Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Hoạt Động Tại Điểm Giao Dịch Xã


của các Tổ TK&VV thông qua buổi họp giao ban tại xã để tìm giải pháp khắc phục đối với các tổ xếp loại trung bình, yếu. Cán bộ tín dụng tích cực tham gia các buổi họp bình xét vay vốn tại tổ TK &VV nhằm đảm bảo việc bình xét cho vay đúng đối tượng, vốn vay được sử dụng đúng mục đích.

Thứ hai, phân kỳ hạn trả nợ thành nhiều kỳ theo chu kỳ SXKD giúp hộ vay giảm bớt áp lực về nguồn tiền trả nợ cuối kỳ. Việc thực hiện trả nợ theo kỳ hạn đã được định ra phải được thực hiện đầy đủ, nghiêm túc. Trường hợp nợ phân kỳ đến hạn, hộ vay không trả được nợ thì đó được coi là nợ quá hạn của tổ.

Thứ ba, thực hiện thu tiết kiệm bắt buộc đối với các hộ vay, một mặt để huy động được nguồn vốn rẻ, một mặt để giảm gánh nặng trả nợ vào cuối kỳ.

Thứ tư, phối hợp với Hội đoàn thể các cấp xây dựng kế hoạch quản lý nguồn vốn ủy thác hiệu quả. Xây dựng kênh vốn hiệu quả đến người thụ hưởng thông qua tổ TK&VV và điểm giao dịch xã/phường. Lãnh đạo đơn vị thường xuyên giám sát, chỉ đạo trực tiếp và có biện pháp về giải pháp cho vay hộ gia đình, kế hoạch nguồn vốn cho vay và quan trọng nhất là biện pháp xử lý triệt để nợ chây ỳ, thu hồi NQH.

Thứ năm, hoàn thiện cơ chế khoanh nợ, xóa nợ bằng các điều kiện khắt khe để nâng cao ý thức trả nợ của người vay. Hộ vay không ỷ lại vào chính sách này để chây ì, chờ khoanh, xóa nợ. Trường hợp bị rủi ro xảy ra, Tổ TK&VV cùng ngân hàng tìm hiểu nguyên nhân và tìm biện pháp đối với từng trường hợp cụ thể để từ đó có hướng giải quyết đối với từng hộ vay.

Thứ sáu, Chi nhánh NHCSXH TP Hà Nội nên tập trung chỉ đạo Phòng giao dịch NHCSXH cấp huyện phối hợp với các Hội đoàn thể cơ sở rà soát, phân tích nguyên nhân các món vay đến hạn, các món vay quá hạn tồn đọng lâu ngày, trên cơ sở đó NHCSXH thành phố giao chỉ tiêu nợ quá hạn hàng năm cho các Phòng giao dịch cấp huyện và coi đây là tiêu chí quan trọng để chấm điểm, đánh giá thi đua năm của các đơn vị.

Thứ bảy, chú trọng công tác kiểm tra giám sát của Ban đại diện các cấp, Hội đoàn thể theo kế hoạch hàng năm cũng như sự phối hợp giữa cán bộ tín dụng phụ trách địa bàn với Hội đoàn thể cấp xã kiểm tra đột xuất trước, trong và sau khi cho


vay đồng thời bố trí cán bộ làm công tác kiểm tra kiểm soát tại NHCSXH cấp huyện, cán bộ tín dụng được phân công phụ trách địa bàn phải thường xuyên tham gia các buổi họp bình xét vay vốn nhằm ngăn ngừa và phát hiện kịp thời tình trạng cho vay sai đối tượng, sai mục đích món vay, tình trạng xâm tiêu vốn tín dụng chính sách, thu phí khi lập hồ sơ vay vốn đối với hộ gia đình, đảm bảo an toàn vốn tín dụng ưu đãi.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.

Thứ tám, nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác tập huấn nghiệp vụ hằng năm nhằm trang bị cho đội ngũ cán bộ chuyên trách của các Hội đoàn thể, Ban quản lý tổ TK&VV kiến thức, kỹ năng triển khai, năng lực quản lý, kiểm tra giám sát trong công tác tín dụng chính sách xã hội. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các ủy đảng, chính quyền đối với hoạt động tín dụng chính sách. Chính quyền địa phương nơi nào quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo tốt nơi đó tín dụng chính sách xã hội được triển khai có hiệu quả, đạt được kết quả tích cực về mọi mặt.

Thứ chín, tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, phổ biến nhằm nâng cao nhận thức của người dân trong việc sử dụng nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội đầu tư có hiệu quả và trách nhiệm trong việc hoàn trả vốn vay.

Chất lượng cho vay hộ gia đình tại Ngân hàng Chính sách xã hội - Chi nhánh thành phố Hà Nội - 11

Thứ mười, đào tạo cán bộ Ngân hàng vừa hồng, vừa chuyên, có trình độ kiến thức chuyên môn nghiệp vụ ngân hàng, kiến thức về sản xuất kinh doanh hướng dẫn bà con phát triển kinh tế hộ gia đình vương lên thoát nghèo, tận tình phục vụ bà con hộ gia đình nghèo và các đối tượng chính sách.

Thứ mười một, chú trọng công tác thi đua khen thưởng đối với các Hội đoàn thể nhận ủy thác, tổ TK&VV nhận ủy nhiệm, hộ vay vốn điển hình tiên tiến nhằm lan tỏa những gương sáng trong hoạt động tín dụng chính sách đối với hộ gia đình

3.2.4. Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tại điểm giao dịch xã

Thứ tư, nâng cao chất lượng hoạt động của tổ giao dịch xã (phường).

Việc giao dịch với khách hàng của NHCSXH thông qua tổ giao dịch xã (phường) tại điểm giao dịch của NHCSXH tại trụ sở UBND xã (phường). Nhiệm vụ của tổ giao dịch lưu động nhận hồ sơ xin vay, giải ngân, hu nợ,... với mục tiêu là hộ


vay không phải đến giao dịch tại trụ sở ngân hàng, tạo điều kiện thuận lợi cho hộ vay về phương tiện, chi phí đi lại. Để nâng cao chất lượng cho vay, phục vụ hộ nghèo và các ĐTCS tốt nhất thì phải ngày càng nâng cao chất lượng tổ giao dịch xã (phường) và điểm giao dịchxã (phường).

Tham mưu Đảng ủy, UBND cấp xã bố trí cơ sở vật chất tốt nhất phục vụ cho công tác giao dịch tại điểm giao dịch xã để phục vụ khách hang là các hộ gia đình nghèo và các đối tượng chính sách được tốt nhất.

3.2.5. Giải pháp từ kết quả khảo sát

3.2.5.1. Đối với nhân tố sự bảo đảm

Sau khi nguồn vốn vay đến tay hộ nghèo và các ĐTCS, vấn đề đặt ra là nguồn vốn đó được sử dụng như thế nào để mang lại hiệu quả cao nhất, bên cạnh quyết tâm làm kinh tế để vươn lên thoát nghèo, cần có sự trợ giúp từ nhiều phía để đạt được mục tiêu giảm nghèo bền vững cụ thể:

Xác định đúng đối tượng cho vay, cho vay đúng nhu cầu cần vốn thật sự của đối tượng, vay đúng mục đích phù hợp với chu kỳ kinh doanh.

Đáp ứng nhu cầu vay vốn cho hộ nghèo một cách kịp thời, đúng thời vụ, chu kỳ kinh doanh. Việc phát tiền vay chậm trễ hoặc không đúng thời vụ thường dẫn đến đối tượng vay vốn mất cơ hội SXKD, là một trong ngững nguyên nhân dẫn đến việc sử dụng vốn sai mục đích.

Đẩy mạnh lồng ghép các chương trình khuyến nông, khuyến công, trợ giúp kiến thức khoa học, kỹ thuật, xây dựng kế hoạch và phương án SXKD, thông tin thị trường, giải quyết khâu tiêu thụ sản phẩm cho các hộ vay.

Tuyên truyền cho người lao động, hộ vay biết rõ việc nâng cao trình độ, kiến thức là mang lại lợi ích cho họ. Vốn cho vay hộ gia đình chỉ thực sự có hiệu quả đối với người lao động khi họ biết kết hợp với nâng cao trình độ dân trí và chuyển giao kiến thức làm ăn, tiến bộ kỹ thuật.

3.2.5.2. Đối với nhân tố độ tin cậy

Hiện nay công tác cho vay hộ gia đình ưu đãi của NHCSXH TP Hà Nội chủ yếu được thực hiện thông qua uỷ thác cho các tổ chức Chính trị xã hội trên địa bàn.


Do vậy nếu công tác kiểm tra, giám sát vốn vay không chặt chẽ thì rất dễ dẫn đến tình trạng vốn vay không được sử dụng đúng mục đích, thậm chí có nguy cơ vốn ưu đãi bị lợi dụng bất hợp pháp, mất lòng tin của đối tượng chính sách. Tuy nhiên, việc kiểm tra, giám sát tình hình sử dụng vốn vay của các hộ nghèo và các ĐTCS quả là rất khó khăn bởi các hộ nghèo đa phần phân tán rải rác ở các vùng nông thôn là chủ yếu, mục đích vay vốn cũng rất đa dạng nên công tác này sẽ khá phức tạp và tốn nhiều thời gian. Xét trong điều kiện định biên tại đơn vị quá mỏng như hiện nay thì điều này lại càng khó khăn. Tuy nhiên, việc tăng cường công tác kiểm tra, giám sát là rất cần thiết bởi các lý do: (1) Đây là biện pháp có tác động nhắc nhở các hộ nghèo luôn phải chú ý sử dụng vốn vay ưu đãi đúng mục đích, đúng đối tượng; (2) Kịp thời phát hiện những trường hợp lợi dụng vay vốn ưu đãi về lãi suất để kiếm lời bất chính; (3) Tìm ra những bất hợp lý trong cơ chế cho vay ưu đãi. Từ đó tìm biện pháp từng bước hoàn thiện cơ chế cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách, bảo đảm vốn đến đúng đối tượng với chi phí rẻ nhất, nâng cao chất lượng vốn cho vay hộ gia đình ưu đãi.

Trong điều kiện biên chế thiếu như hiện nay, công tác kiểm tra, giám sát nên được thực hiện đột xuất, không thông báo trước, chỉ do cán bộ cho vay hộ gia đình của đơn vị thực hiện. Nếu cứ thành lập các Đoàn kiểm tra thì sẽ rất mất thời gian mà hiệu quả của công tác kiểm tra sẽ rất thấp, rất dễ tạo ra sự đối phó của các hộ nghèo. Việc kiểm tra đột xuất như vậy cũng là điều kiện để kiểm chứng hoạt động của các Hội, đoàn thể trong công tác giải ngân vốn và kiểm tra giám sát sử dụng vốn.

Để thực hiện được điều này, bản thân các cán bộ ín dụng phải tự nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của mình thì công tác kiểm tra, giám sát mới đem lại hiệu quả đích thực.

3.2.5.3. Đối với nhân tố sự cảm thông

Việc tạo điều kiện cho hộ nghèo phát huy tối đa hiệu quả đồng vốn vay, là tiền đề để ngân hàng thu hồi được gốc và lãi, còn các hộ vay sau khi trả được nợ, bù đắp các khoản chi phí và thu được lợi nhuận, sẽ nâng cao thu nhập, từng bước ổn định


cuộc sống và có cơ hội để thoát nghèo và vươn lên phát triển kinh tế trong thời gian tới.

Có cơ chế xử lý rủi ro kịp thời cho hộ vay vốn khi gặp rủi ro bất khả kháng. Điều đó có nghĩa là khi hộ vay vốn gặp phải thiên tai nặng nề, ốm đau kéo dài, thiệt hại về người... nhằm tạo điều kiện cho các đối tượng đó tiếp tục vươn lên.

Nhân rộng các mô hình, điển hình, kinh nghiệm giảm nghèo có hiệu quả.

Phối hợp với các tổ chức Đoàn, Hội theo dõi kiểm tra giám sát thường xuyên quá trình sử dụng vốn của các hộ nghèo.

Cán bộ ngân hàng cũng là một trong những yếu tố vai trò ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng chính sách nói chung, cho vay hộ gia đinh nói riêng. Vì vậy, chú trọng công tác đào tạo, giáo dục chính trị tư tưởng xây dựng đội ngũ cán bộ NHCSXH vừa hồng vừa chuyên giỏi nghiệp vụ, vừa có đạo đức nghề nghiệp (trung thực, tự giác, trách nhiệm…) tạo dựng niềm tin của hộ gia đình vay vốn với Ngân hàng là một trong những giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tín dụng ưu đãi trên địa bàn từng xã, từng quận. Để tăng cường nâng cao trình độ cán bộ, ngay từ khâu tuyển dụng, bố trí, đề bạt cán bộ cần phải đổi mới, tuân thủ đúng quy trình , quy chế thi tuyển công khai, nghiêm túc. Kiên quyết đưa ra khỏi dây chuyền những cán bộ không đủ tiêu chuẩn chuyên môn hoặc đạo đức tác phong yếu kém. Đặc biệt đối với cán bộ có biểu hiện tiêu cực.

NHCSXH chi nhánh TP Hà Nội tăng cường đào tạo, tập huấn các kỹ năng cho đội ngũ cán bộ của các tổ vay vốn đảm bảo hàng năm CBTD đều phải được tham gia đào tạo để kịp thời cập nhật kiến thức và nắm vững quy trình cho vay hộ gia đình.

3.2.5.4. Đối với nhân tố hiệu quả phục vụ

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực: Trong lĩnh vực ngân hàng nói chung, NHCSXH nói riêng, vấn đề con người là vấn đề quan trọng, quyết định sự thành bại của mọi nhiệm vụ. Do vậy, NHCSXH cần phải quan tâm đến chất lượng nguồn nhân lực. Tham gia vào qui trình cho vay hộ nghèo hiện nay, ngoài cán bộ


NHCSXH còn có cán bộ Hội, đoàn thể, Tổ TK&VV. Đối với từng nguồn nhân lực, NHCSXH có cách thức đào tạo để phù hợp với nhiệm vụ được giao. Cụ thể:

- Đối với cán bộ ngân hàng: Bên cạnh đào tạo nâng cao nghiệp vụ ngân hàng còn phải đào tạo các kiến thức kinh tế tổng hợp khác để hướng dẫn hộ vay biết cách làm ăn, sử dụng vốn vay đúng mục đích, hiệu quả. Ngoài ra, còn phải đào tạo được đội ngũ cán bộ tâm huyết với người nghèo, tận tình hướng dẫn, giúp đỡ hộ nghèo về thủ tục vay vốn và cách làm ăn do trình độ hộ nghèo thường hạn chế.

- Đối với cán bộ Tổ TK&VV: Là người sống liền kề với các thành viên trong tổ, họ cũng có thể là hộ nghèo vay vốn, có trình độ nhận thức cao hơn các hộ khác trong tổ. Đối với cán bộ này tập trung đào tạo về nghiệp vụ sơ cấp về cho vay để hướng dẫn các thành viên trong tổ lập hồ sơ nhanh, đầy đủ, chính xác, đúng qui trình, giúp hộ vay nhận được tiền sớm nhất, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn.

- Đối với lãnh đạo Hội, đoàn thể: Đào tạo, tập huấn các kiến thức về nghiệp vụ cho vay vốn để hướng dẫn, chỉ đạo Tổ TK&VV thực hiện tốt các qui trình trong vay vốn. Đào tạo, tập huấn cán bộ Hội về các phương thức phát triển kinh tế, cải tiến kỹ thuật để Hội lồng ghép với các chương trình hoạt động khác, kết hợp hướng dẫn hộ vay cách làm ăn.

3.2.5.5. Đối với nhân tố cơ sở vật chất hữu hình


Hiện nay, NHCSXH chi nhánh TP Hà Nội đã có điểm giao dịch rộng khắp từ quận/huyện đến các xã/phường. Để đáp ứng nhu cầu hoạt động trong giai đoạn mới, trụ sở làm việc, phương tiện vận tải, hệ thống máy vi tính phải được đầu tư mới hoặc nâng cấp, mua sắm để phục vụ tốt nhu cầu về vốn ngày càng lớn hơn cho sự xóa đói giảm nghèo đòi hỏi NHCSXH tích cực tham mưu BĐD HĐQT các cấp tạo điều kiện cơ sở vật chất tốt nhất cho các điểm giao dịch xã đáp ứng việc thực hiện các nghiệp vụ của ngân hàng hiện đại, vừa tạo lòng tin cho khách hàng thực hiện các hoạt động cho vay hộ gia đìnhvới NHCSXH chi nhánh TP Hà Nội.


3.3. Một số kiến nghị

3.3.1 Đối với Chính phủ

Hiện nay, nhiều hộ nghèo và các ĐTCS quan tâm đến việc tiếp cận vay vốn tại thời điểm, mức vay và số lần vay hơn là lãi suất ưu đãi trong khi đó các NHTM ít quan tâm đến vấn đề này. Vì vậy chính phủ quan tâm cho phép NHCSXH cho vay lãi suất theo hướng thị trường hóa.

Tăng cường nguồn vốn ưu đãi cho xóa đói giảm nghèo.

Đẩy mạnh hợp tác quốc tế để huy động và sử dụng có hiệu quả hỗ trợ về kỹ thuật, kinh nghiệm và các nguồn lực cho thực hiện các mục tiêu giảm nghèo bền vững.

Chỉ đạo, giám sát chặt chẽ nhằm đảm bảo sự chính xác trong việc điều tra tỉ lệ nghèo ở các vùng, các địa phương.

Có chính sách hỗ trợ cho nông nghiệp nông thôn như: chính sách khuyến nông, khuyến lâm, hỗ trợ về giá nông sản của hộ nghèo và các ĐTCS vay vốn.

Hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách hỗ trợ vùng nghèo, địa phương nghèo, hộ nghèo. Ban hành và điều chỉnh chuẩn nghèo kịp thời để đánh giá chính xác hộ nghèo, hộ thoát nghèo.

Chính phủ chỉ đạo nghiên cứu, xem xét ban hành chuẩn nghèo mới theo phương pháp tiếp cận đa chiều nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu và tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản; hoàn thiện tiêu chí phân loại và quy trình xác định đối tượng, địa bàn nghèo làm căn cứ thực hiện tín dụng chính sách xã hội.

3.3.2. Kiến nghị với các NHCSXH Việt Nam

NHCSXH Việt Nam cần quan tâm tăng cường nguồn vốn hoạt động cũng như hoàn thiện cơ chế hoạt động nghiệp vụ, cụ thể:

Đề xuất với Chính phủ và các Bộ, Ngành liên quan tập trung nguồn vốn từ Kho Bạc Nhà nước, từ Bảo hiểm Xã hội về NHCSXH để tăng nguồn vốn hoạt động của NHCSXH phục vụ nhu cầu cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.

Cho phép NHCSXH từng bước thị trường hóa các khoản cho vay hộ nghèo và các ĐTCS trên cơ sở phần vốn mà ngân hàng chủ động huy động trên thị trường.


Nghiên cứu chỉnh sửa cơ chế cho vay hộ nghèo và các ĐTCS theo hướng giảm bớt chi phí trung gian vì hiện nay chi phí uỷ thác cho các tổ chức chính trị xã hội là quá lớn. Điều này đã làm giảm hiệu quả vốn cho vay hộ gia đình ưu đãi cho hộ nghèo và các ĐTCS. Cơ chế giải ngân vốn cho vay hộ nghèo và các ĐTCS phải theo hướng tăng tính trách nhiệm của Chủ tịch UBND xã (phường), coi trách nhiệm xóa đói giảm nghèo là nhiệm vụ của các cấp chính quyền địa phương, chứ không phó thác toàn bộ cho NHCSXH. NHCSXH chỉ là tổ chức nắm giữ vốn để trợ giúp cho các cấp chính quyền địa phương nguồn lực chống đói nghèo.

Hiện nay điều kiện hạ tầng cơ sở tài chính của hệ hống NHCSXH đang bất cập, rất cần được sự quan tâm của Chính phủ để nâng cấp, đáp ứng cho việc thực hiện nhiệm vụ chính trị đặt ra cho ngân hàng; đồng thời trang bị thêm phương tiện, công cụ làm việc cho ngân hàng phục vụ công việc của các Tổ giao dịch.

3.3.2 Đối với Ủy ban nhân dân Thành Phố Hà Nội

UBND TP cần nghiên cứu để định hướng phát triển kinh tế của từng vùng, từng địa phương theo hướng lợi thế có được của từng vùng này. Bên cạnh đó, có hướng hỗ trợ đào tạo nghề, hỗ trợ kỷ thuật làm ăn.

UBND TP cần có những chính sách đồng bộ nhằm tạo môi trường đầu tư, kinh doanh cởi mở, thông thoáng, minh bạch và có tính cạnh tranh cao (có chính sách khuyến khích đầu tư, chính sách tài chính, thuế, giải phóng mặt bằng...).

Trong Nghị quyết của TP hàng năm cần chú trọng và đưa vào các mục tiêu chất lượng cải thiện cuộc sống hộ gia đình. Có kế hoạch giao cho các đơn vị có chức năng liên quan thực hiện, đồng thời giao chỉ tiêu cụ thể tạo được bao nhiêu việc làm cho người lao động, giảm tỷ lệ hộ nghèo được bao nhiêu phần trăm. Đánh giá kết quả thực hiện hàng năm, lấy chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội làm cơ sở bình xét thi đua- khen thưởng.

Thành lập các tổ chức tư vấn tài chính, tư vấn đầu tư, tư vấn kỷ thuật nông nghiệp có sự kết hợp của Chi nhánh NHCSXH TP. Hà Nội để định hướng và hình thành các dự án tạo việc làm lớn cho TP.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/09/2022