Chất lượng cho vay hộ gia đình tại Ngân hàng Chính sách xã hội - Chi nhánh thành phố Hà Nội - 2


DANH MỤC BẢNG BIỂU


BẢNG

Bảng 2.1. Kết quả thực hiện các chương trình tín dụng của NHCSXH Hà Nội 33

Bảng 2.2. Tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ nợ xấu của NHCSXH Hà Nội 35

Bảng 2.3. Kết quả huy động vốn của NHCSXH Hà Nội 35

Bảng 2.4. Kết quả kinh doanh của NHCSXH Hà Nội 37

Bảng 2.5: Tình hình cho vay hộ gia đình từ năm 2017-2019 38

Bảng 2.6. Vòng quay vốn tín dụng tại NHCSXH chi nhánh TP Hà Nội qua 3 năm 2017-2019 39

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.

Bảng 2.7. Kết cấu dư nợ cho vay tại NHCSXH chi nhánh TP Hà Nội qua 3 năm 2017-2019 40

Bảng 2.8. Tình hình nợ quá hạn tại NHCSXH chi nhánh TP Hà Nội qua 3 năm 2017-2019 41

Chất lượng cho vay hộ gia đình tại Ngân hàng Chính sách xã hội - Chi nhánh thành phố Hà Nội - 2

Bảng 2.9. Vốn bị xâm tiêu, chiếm dụng tại NHCSXH chi nhánh TP Hà Nội qua 3 năm 2017-2019 43

Bảng 2.10. Tình hình quản lý dư nợ ủy thác qua 4 tổ chức Hội tại NHCSXH chi nhánh TP Hà Nội qua 3 năm 2017-2019 46

Bảng 2.11. Kết quả kiểm tra trong cho vay hộ nghèo và các ĐTCS tại NHCSXH chi nhánh TP Hà Nội qua 3 năm 2017-2019 49

Bảng 2.12. Kết quả kiểm tra vốn vay tại NHCSXH chi nhánh TP Hà Nội qua 3 năm 2017-2019 50

Bảng 2.13. Đặc điểm mẫu điều tra 51

Bảng 2.14. Thông tin về các chương trình cho vay hộ gia đình, thời gian vay, quy mô vay và mục đích sử dụng vốn vay 53

Bảng 2.15. Những khó khăn khi sử dụng vốn vay từ cho vay hộ gia đình chính sách 54

Bảng 2.16. Đánh giá của người vay về nhân tố độ tin cậy 58

Bảng 2.17. Đánh giá của người vay về nhân tố sự bảo đảm 59

Bảng 2.18. Đánh giá của người vay về nhân tố hiệu quả phục vụ 60

Bảng 2.19. Đánh giá của người vay về nhân tố sự cảm thông 61

Bảng 2.20. Đánh giá của người vay về nhân tố cơ sở vật chất hữu hình 62

SƠ ĐỒ

Sơ đồ 2.1. Mô hình cơ cấu tổ chức của NHCSXH Hà Nội 32


MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong tiến trình đổi mới của đất nước, Đảng và Nhà nước ta đã dành sự quan tâm đặc biệt cho nhiệm vụ xóa đói, giảm nghèo, mục tiêu này đang được thực hiện bởi nhiều chương trình lớn của Chính phủ và đã đạt được những thành tựu rất đáng khích lệ, được nhân dân tích cực hưởng ứng và cộng đồng Quốc tế đánh giá cao. Trong các chính sách hướng tới hỗ trợ người nghèo và các đối tượng chính sách, tín dụng ưu đãi là một chính sách luôn được ưu tiên lựa chọn.

Chính sách tín dụng ưu đãi trong thời gian qua đã không ngừng được hoàn thiện theo hướng bám sát sự thay đổi trong môi trường kinh tế xã hội và nhu cầu thiết thực của người nghèo. Để đưa những ưu đãi của Đảng, Nhà nước tới người nghèo và các đối tượng chính sách khác một cách kịp thời, đúng đối tượng và có hiệu quả, Chính phủ đã quyết định thành lập NHCSXH vào năm 2002 trên cơ sở tổ chức lại Ngân hàng Phục vụ người nghèo. Sau gần 20 năm được triển khai hoạt động rộng khắp, với mục tiêu hỗ trợ người nghèo và các đối tượng chính sách khác, các chính sách tín dụng ưu đãi đã được khẳng định tính đúng đắn, phù hợp và kịp thời của nó trong việc hỗ trợ cải thiện cuộc sống của người dân khắp nơi.

Các chương trình cho vay đối với hộ gia đình được NHCSXH Chi nhánh TP Hà Nội triển khai trong thời gian qua đã mang lại cho các hộ gia đình có cơ hội thoát nghèo bền vững, cải thiện chất lượng cuộc sống. Góp phần thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo, đẩy mạnh tiến trình xây dựng nông thôn mới. Đến nay tổng dư nợ các chương trình cho vay đối với hộ gia đình trên địa bàn đạt trên 4600 tỷ đồng. Tổng số hộ gia đình còn dư nợ tại NHCSXH Hà Nội là trên 180 nghìn hộ gia đình; bình quân số tiền vay là gần 26 triệu đồng/hộ.

Mặc dù, cho vay đối với hộ gia đình chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các chương trình cho vay của NHCSXH Hà Nội. Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay, chủ thể hộ gia đình chưa được quy định rõ tại các quy định pháp luật, gây rủi ro trong hoạt động cho vay hộ gia đình. Thêm vào đó, nợ quá hạn đối với các chương trình cho


vay hộ gia đình còn cao, chủ yếu do đối tượng vay là hộ nghèo. Thêm vào đó, phương thức cho vay đối với hộ gia đình tại NHCSXH chủ yếu là thông qua các đơn vị uỷ thác khiến cho việc bình xét cho vay không đúng đối tượng, việc sử dụng vốn vay không hiệu quả,…. Điều này khiến cho chất lượng cho vay hộ gia đình tại chi nhánh NHCSXH TP.Hà Nội còn cần được nâng cao hơn nữa. Chính vì vậy, việc nghiên cứu tìm giải pháp nâng cao chất lượng cho vay hộ gia đình tại NHCSXH TP Hà Nội là yêu cầu cấp thiết”” đặt ra hiện nay.

Xuất phát từ lý do trên, đề tài: “Chất lượng cho vay hộ gia đình tại Ngân hàng chính sách xã hội - Chi nhánh thành phố Hà Nội” được tác giả lựa chọn nghiên cứu.

2. Tổng quan công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Chất lượng cho vay tại NHCSXH không phải là một chủ đề mới. Đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề này. Một số công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài như:

Đào Thanh Bình và cộng sự (2017), “Chất lượng tín dụng đối với học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn của Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam nhìn từ phía sinh viên: Nghiên cứu thực nghiệm tại Trường Đại học Bách khoa Hà Nội”, Tạp chí Công thương, Số 10, tháng 9/2017. Nghiên cứu này tìm hiểu, phân tích và đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng của chương trình cho vay này từ phía sinh viên đang theo học tại Trường Đại học Bách khoa Hà Nội và đã được tham gia vào chương trình tín dụng này. Trên cơ sở những đánh giá của sinh viên về hạn mức, quy trình giải ngân cũng như những kênh thông tin và hình thức hỗ trợ trong việc sử dụng vốn vay, nghiên cứu tập trung đề xuất một số giải pháp giúp sinh viên có thể dễ dàng tiếp cận được nguồn vốn này một cách đúng, đủ, kịp thời... bên cạnh việc triển khai các chương trình, dự án tư vấn hướng nghiệp để góp phần giải quyết việc làm cho sinh viên, giúp họ sớm có thu nhập để trả gốc và lãi vay, từ đó đẩy nhanh quay vòng vốn nhằm thực hiện được mục tiêu không để HSSV nào phải bỏ học vì khó khăn về tài chính.


Nguyễn Hữu Thu (2019), “Nâng cao chất lượng tín dụng cho vay hộ nghèo của các tổ chức tín dụng tỉnh Thái Nguyên”, Tạp chí tài chính ngày 16/07/2019. Nghiên cứu đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng cho vay hộ nghèo của các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Kết quả nghiên cứu cho thấy, bên cạnh một số chỉ tiêu đã đạt được, vẫn còn một số hạn chế cần khắc phục để nâng cao chất lượng tín dụng cho vay hộ nghèo của các tổ chức tín dụng trên địa bàn. Từ thực trạng nêu trên, để nâng cao chất lượng tín dụng cho vay hộ nghèo của các TCTD trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, tác giả đã đề xuất 05 giải pháp cần được các TCTD triển khai thực hiện, trong đó giải pháp tăng cường công tác đào tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đội ngũ cán bộ tín dụng, coi đây là nhân tố quyết định đến chất lượng tín dụng là giải pháp cấp bách cần thực hiện trước tiên.

Nguyễn Văn Đức (2016), “Cho vay học sinh, sinh viên của Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam – Thực trạng và giải pháp”, Luận án tiến sỹ, Trường Đại học Thương Mại. Luận án đã hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về cho vay học sinh, sinh viên. Bằng các phương pháp nghiên cứu phù hợp, luận án đã khảo sát thực trạng và đánh giá hiệu quả cho vay học sinh, sinh viên của Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam giai đoạn 2007-2014; kết hợp với kết quả điều tra xã hội học đối với các đối tượng trực tiếp liên quan đến chương trình cho vay học sinh, sinh viên được xử lý bằng phần mềm SPSS đã cho thấy những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân trong quá trình triển khai chương trình cho vay học sinh, sinh viên. Từ đó, luận án đã đề xuất một hệ thống gồm 7 nhóm giải pháp và 4 kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả cho vay học sinh, sinh viên của Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam trong tương lai.

Từ Hồng Hạnh (2017) Quản lý cho vay hộ nghèo của Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam theo phương thức ủy thác qua Hội Nông dân tại tỉnh Hoà Bình”, Luận văn thạc sỹ, Đại học Thương Mại. Luận văn sẽ nghiên cứu và đề cập đến các vấn đề về cho vay hộ nghèo theo phương thức ủy thác, đồng thời phân tích thực tế công tác quản lý cho vay hộ nghèo theo phương thức ủy thác tại tỉnh Hòa Bình. Đồng thời đưa ra một số giải pháp chủ yếu nhằm phát huy hiệu quả của công tác quản lý


cho vay hộ nghèo theo phương thức ủy thác qua Hội Nông dân tỉnh Hòa Bình trong thời gian tới.

Nguyễn Đình Quyền (2017), "Nâng cao chất lượng cho vay hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam – Chi nhánh thành phố Hà Nội". Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Thương Mại . Luận văn đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng cho vay hộ nghèo tại Chi nhánh Ngân hàng CSXH thành phố Hà Nội.

Nguyễn Hồng Thắm (2018), “Cho vay HSSV tại NHCSXH Chi nhánh TP Hà Nội”, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Thương Mại. Luận văn đi sâu phân tích thực trạng cho vay HSSV tại NHCSXH Chi nhánh TP Hà Nội thông qua hệ thống các chỉ tiêu như dư nợ cho vay, cơ cấu dư nợ theo hình thức cho vay, tỷ trọng dư nợ cho vay HSSV, số lượng HSSV thuộc đối tượng vay vốn,… Từ đó, chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong cho vay HSSV tại NHCSXH Chi nhánh TP Hà Nội.Trên cơ sở đó, luận văn đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động cho vay HSSV tại NHCSXH Chi nhánh TP Hà Nội.

Đỗ Minh Đức (2018), “Phát triển cho vay giải quyết việc làm của Ngân hàng Chính sách Xã hội Chi nhánh Thành phố Hà Nội”, Luận văn thạc sỹ, Đại học Thương Mại. Luận văn đã hệ thống hóa có chọn lọc một số lý thuyết cơ bản phát triển hoạt động cho vay giải quyết việc làm của NHCSXH làm định hướng để tiếp cận đề tài nghiên cứu. Từ đó, phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng cho vay giải quyết việc làm của NHCSXH Việt Nam - Chi nhánh thành phố Hà Nội giai đoạn 2013-2017. Rút ra kết luận về những kết quả đạt được, hạn chế, nguyên nhân hạn chế trong quá trình triển khai hoạt động tín dụng cho vay GQVL của NHCSXH chi nhánh Thành phố Hà Nội. Từ đó, luận văn đưa ra đề xuất, giải pháp để phát triển hoạt động cho vay GQVL hơn nữa tại NHCSXH Chi nhánh Thành phố Hà Nội.

Bùi Công Vũ (2019), “Cho vay hộ nghèo tại Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam – Chi nhánh Hà Nội”, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Thương Mại. Luận văn tiếp cận thực trạng Nghiên cứu, phân tích thực trạng cho vay hộ nghèo của ngân hàng CSXH Thành phố Hà Nội, từ đó đưa ra những giải pháp phát triển


cho vay hộ nghèo tại Chi nhánh ngân hàng CSXH Thành phố Hà Nội.

Tăng Tiến Sỹ (2019), “Chất lượng tín dụng hộ nghèo và hộ cận nghèo tại NHCSXH tỉnh Phú Thọ”, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Thương Mại. Luận văn tiếp cận chất lượng tín dụng hộ nghèo và hộ cận nghèo dưới góc độ ngân hàng và khách hàng vay vốn để làm rõ hơn nhu cầu của đối tượng chính sách đối với chương trình tín dụng hộ nghèo và hộ cận nghèo. Thông qua đó, phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng hộ nghèo và hộ cận nghèo tại NHCSXH tỉnh Phú Thọ để tìm những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế. Từ đó, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng hộ nghèo và hộ cận nghèo tại NHCSXH tỉnh Phú Thọ.

Các công trình nghiên cứu trước đã tạo tiền đề về cơ sở lý luận, phương pháp thực hiện đề tài như khái niệm, đặc điểm NHCSXH, chất lượng cho vay tại NHCSXH, các tiêu chí đánh giá chất lượng cho vay tại NHCSXH,…. Tuy nhiên, hiện nay các công trình nghiên cứu trước đây chỉ tập trung nghiên cứu chất lượng tín dụng chung tại NHCSXH hoặc nghiên cứu về một chương trình cho vay cụ thể tại NHCSXH, mà chưa có công trình nào nghiên cứu về cho vay đối với đối tượng hộ gia đình hoặc chất lượng cho vay hộ gia đình, đặc biệt là chất lượng cho vay hộ gia đình tại NHCSXH Chi nhánh TP Hà Nội giai đoạn 2017-2019. Do đó, đề tài thể hiện tính mới và không trùng lặp với các công trình nghiên cứu trước đây.

3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu: Đề xuất được các giải pháp có cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm nâng cao chất lượng cho vay hộ gia đình tại NHCSXH Chi nhánh TP Hà Nội.

Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu trên, các nhiệm vụ cần thực hiện gồm:

- Nghiên cứu những vấn đề cơ bản về NHCSXH và chất lượng cho vay hộ gia đình tại NHCSXH.

- Đánh giá thực trạng và các yếu tố tác động đến chất lượng cho vay hộ gia đình tại NHCSXH Chi nhánh TP Hà Nội.


- Đề xuất những giải pháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng cho vay hộ gia đình tại NHCSXH Chi nhánh TP Hà Nội.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu:

Những vấn đề lý luận và thực tiễn về Chất lượng cho vay hộ gia đình của Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội Thành phố Hà Nội.

- Phạm vi nghiên cứu:

+ Về không gian: Đề tài thực hiện tại Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội Thành phố Hà Nội.

+ Về thời gian: Thực trạng chất lượng cho vay hộ gia đình trong giai đoạn 2017-2019; Các giải pháp đề xuất đến năm 2025.

+ Về nội dung: Nghiên cứu chất lượng cho vay hộ gia đình dưới góc độ ngân hàng cho vay và khách hàng vay. Tại NHCSXH Hà Nội có rất nhiều chương trình cho vay đối với hộ gia đình, nhưng trong phạm vi của luận văn, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu 3 chương trình cho vay đặc trưng nhất đối với cho vay hộ gia đình, đó là cho vay hộ nghèo, cho vay hộ cận nghèo và cho vay hộ mới thoát nghèo.

5. Phương pháp nghiên cứu

5.1 Phương pháp thu thập dữ liệu

Dữ liệu phục vụ luận văn được thu thập từ hai nguồn chính gồm: dữ liệu thứ cấp và dữ liệu sơ cấp.

*Thu thập dữ liệu thứ cấp:

Các dữ liệu thứ cấp được sử dụng, thu thập từ các báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội Thành phố Hà Nội trong giai đoạn 2017-2019; Các tài liệu lý thuyết và thực tiễn từ các sách giáo trình, nghiên cứu tương tự về đề tài, các văn bản pháp lý, các bài báo đăng tải trên các trang web… cũng được sử dụng trong luận văn.

Dữ liệu thứ cấp được thu thập chủ yếu bằng phương pháp đọc tài liệu và tổng hợp.

* Thu thập dữ liệu sơ cấp:

Dữ liệu sơ cấp được thu thập theo phương pháp điều tra khảo sát:


- Đối tượng điều tra: các khách hàng đang sử dụng chương trình cho vay hộ gia đình tại Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội Thành phố Hà Nội.

- Phương thức chọn mẫu: thuận tiện.

- Nội dung điều tra: điều tra sự hài lòng của khách hàng đối với chất lượng cho vay hộ gia đình tại Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội Thành phố Hà Nội thông qua mô hình SERVPERF.

- Thời gian điều tra: tháng 8/2020.

- Cách thức điều tra:

Phiếu điều tra được thiết kế sẵn với các thông tin gắn với nội dung chất lượng cho vay hộ gia đình tại Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội Thành phố Hà Nội.

Phiếu điều tra được gửi trực tiếp đến các khách hàng đang sử dụng chương trình cho vay hộ gia đình tại Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội Thành phố Hà Nội. Số lượng phiếu phát ra là 180 phiếu, số phiếu thu về hợp lệ là 167 phiếu.

5.2. Phương pháp phân tích và xử lý dữ liệu

* Phân tích và xử lý dữ liệu thứ cấp:

- Phương pháp xử lý, tổng hợp dữ liệu

Các dữ liệu thu thập được đều được kiểm tra lại và hiệu chỉnh đảm bảo đạt được các yêu cầu: Đầy đủ, chính xác và logic.

Công cụ sử dụng cho xử lý và tổng hợp là: máy tính, phần mềm Excel.

- Phương pháp phân tích

Các phương pháp phân tích số liệu sử dụng trong nghiên cứu này gồm:

Phương pháp so sánh: Phương pháp phân tích này được dùng để so sánh các chỉ tiêu giữa các năm về dư nợ cho vay, doanh số cho vay, tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ nợ quá hạn,… nhằm đánh giá chất lượng cho vay hộ gia đình của Chi nhánh tăng trưởng như thế nào qua các năm.

Phương pháp tỷ lệ %: Phương pháp phân tích này dùng để tính tỷ trọng các hoạt động cho vay trong cho vay hộ gia đình.

* Phương pháp phân tích và sử lý dữ liệu sơ cấp

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/09/2022