Mô hình văn phạm liên kết tiếng Việt - 10

Danh từ riêng chỉ tên đồ vật, danh từ cụ thể chỉ người, động vật, thực vật, đồ dùng vật dụng có kết nối tới thành tố phụ chỉ số ít hay số nhiều. Các liên kết sau đã được xây dựng:

  • DpN: Kết nối định từ chỉ số nhiều với danh từ.
  • DsN: Kết nối định từ chỉ số ít với danh từ.

Tương tự, vị trí này cũng dành cho số từ chỉ số lượng (Mc). Liên kết chỉ tồn tại giữa số từ và danh từ cụ thể được đặt tên là McNt.

Ở vị trí này cần xây dựng những liên kết cụ thể chỉ rõ trường hợp nào 1

Ở vị trí này cần xây dựng những liên kết cụ thể chỉ rõ trường hợp nào đi kèm danh từ chỉ loại hay số từ, trường hợp nào không.

Ví dụ, tiếng Việt luôn nói “những con chó” mà không bao giờ nói “những chó”. Tuy nhiên lại có thể nói “những sinh viên “ hay “những bạn sinh viên” đều được. Do vậy cần xây dựng liên kết cho từng trường hợp cụ thể.

Công thức cho danh từ chỉ người:{DpNt- or McNt-} & {NcN1-} cho phép chấp nhận các cụm từ sau: “cậu sinh viên”, “các anh sinh viên”, “5 sinh viên”, “sinh viên”.

Công thức cho danh từ chỉ động vật lại có những khác biệt. Danh từ loại này không thể thiếu danh từ chỉ loại đi kèm khi đi vói số từ hay định từ chỉ số lượng . Luận án đã đề xuất công thức cho danh từ chỉ động vật, thực vật:

(NcN2- or NcN3-) & {DpNt- or McNt-}

Công thức cho danh từ chỉ đồ vât, vật dụng cũng tương tự như với danh từ chỉ người:

{NcN4-} & {DpNt- or McNt-}

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 305 trang tài liệu này.

Như vậy, các cụm từ sau được đoán nhận: “những cái bàn”, “từng cái ghế”. Các liên kết trong cụm từ “những cái bàn” được thể hiện trong hình 2.2

Hình 2 2 Liên kết trong cụm từ những cái bàn Tuy nhiên cụm từ 2

Hình 2.2. Liên kết trong cụm từ “những cái bàn

Tuy nhiên, cụm từ “những bàn”, “một vài ghế” vẫn được dùng thường xuyên trong tiếng Việt và các công thức cũng thỏa mãn điều này Những cụm từ sau sẽ không được đoán nhận: “các ba cái bàn”, “mọi bốn cái ghế”.

  • Kết nối cho thành phần phụ thứ nhất (-3)

Vị trí này liên quan đến một số loại từ:giới từ chỉ số lượng (“tất cả”. “hết thảy”…), định từ chỉ số lượng (“toàn bộ”, “hầu hết”, “đa số”…). Trong một vài trường hợp, từ loại khác cũng ở vị trí này, ví dụ, “toàn thể” là danh từ trừu tượng. Kết nối được xây dựng là DqNt-. Khi có thêm liên kết với vị trí -3, các công thức liên kết cần được xem lại như sau:

Trong tiếng Việt, người ta nói “toàn thể các em học sinh”, “toàn thể các học sinh”, thậm chí “toàn thể học sinh”, “toàn thể 3000 học sinh” nhưng lại không tồn tại câu “ toàn thể em học sinh”. Như vậy với danh từ chỉ người, ta có công thức liên kết:

{NcNt1-} &(DpNt- &DqNt- or McNt-&DqNt-)

Tương tự như vậy, danh từ chỉ động vật có công thức:

{NcNt2- or NcNt3-} (DpNt- & DqNt- or McNt- &DqNt-&)

Danh từ chỉ đồ vật:

{NcNt3-}&(DpNt- &DqNt- or McNt-& DqNt-)

Danh từ chỉ chất, tác phẩm, cấu kiện, danh từ tổng thể, một số danh từ trừu tượng: DqN

b. Thành tố phụ đứng sau danh từ

Các thành tố phụ đứng sau cũng tuân theo những niêm luật chặt chẽ. Luận án lần lượt xét các thành tố phụ theo vị trí xuất hiện.

  • Thành phần sau danh từ thứ nhất (1)

Theo [2], khi danh từ đứng ở vị trí thứ nhất sau danh từ trung tâm, có thể xảy ra các trường hợp sau:

  1. Nêu tên một sự vật làm đặc trưng cho sự vật ở trung tâm.
  2. Nêu tên một sự vật có quan hệ với sự vật ở trung tâm , cụ thể là:
  3. Quan hệ sở hữu ẩn (không có từ “của”). Quan hệ này xảy ra ở những trường hợp:

 – Danh từ trung tâm và danh từ đứng sau đều chỉ người: “con anh”, “vợ người

 – Danh từ trung tâm chỉ: bộ phận cơ thể (người | động vật | thực vật), danh từ đứng sau chỉ người | động vật | thực vật: ”mắt em”, “đuôi công”, “tai mèo

– Danh từ trung tâm chỉ vật dụng, danh từ (đại từ) đứng sau chỉ người: “áo anh”, “quần tôi

– Danh từ trung tâm chỉ bộ phận đồ vật, danh từ đứng sau chỉ đồ vật: “chân bàn”, “vành mũ”, “bánh xe”…

Với cấu trúc nói trên, danh từ đứng sau có kết nối SHA-, danh từ trung tâm có kết nối SHA+. Vị trí thứ nhất chứa hai hoặc nhiều danh từ liên tiếp, hợp với danh từ trung tâm tạo thành bộ 3, 4 danh từ liên tiếp, ví dụ : “vợ chồng con cái bác gấu”. Trong cấu trúc này danh từ đứng cuối sẽ là danh từ chỉ người, có kết nối SHA-, dãy danh từ đứng trên (chỉ có một số cá thể) có kết nối SHA+.

  • Quan hệ về mặt chất liệu (không có từ “bằng”): “sân gạch”, “nhà gỗ”. Loại quan hệ này xảy ra khi danh từ đứng sau chỉ chất liệu. Danh từ trung tâm trong quan hệ này có liên kết CLI+.
  • Quan hệ hướng nội dung, đề mục, ví dụ “đường lối quân sự”, “quan điểm triết học” xảy ra khi danh từ đứng sau là danh từ trừu tượng chỉ thuật ngữ chuyên ngành: NN+. Danh từ đứng sau có kết nối NN-.
  • Quan hệ so sánh, ví dụ, “mặt trái xoan”. Quan hệ này chỉ xảy ra cho một số trường hợp cá biệt: NS+.
  • Quan hệ địa điểm, vị trí, …, ví dụ “biệt thự ngoại thành” xảy ra khi danh từ trung tâm chỉ công trình, danh từ đứng sau chỉ địa điểm. Danh từ trung tâm có quan hệ NN+, danh từ đứng sau có quan hệ NN-.

Ví dụ

bàn, giường, lò xo: NN- or ({NcNt4-} & {DpNt- or McNt-} & {PqNt}& {NN+}).

Luật này cho phép tránh trường hợp nhập nhằng khi các thành phần phụ đứng trước và sau của danh từ thứ nhất được là bổ nghĩa cho danh từ phụ đứng sau (như trong ví dụ trên, từ “cái” không được liên kết với “lò xo”).

Hình 2.3. cho thấy các liên kết cho cụm từ “cái giường lò xo”.

Hình 2 3 Liên kết trong cụm từ cái giường lò xo Vị trí thứ nhất sau 3

Hình 2.3. Liên kết trong cụm từ “cái giường lò xo”.

Vị trí thứ nhất sau danh từ trung tâm cũng có thể đanh cho tính từ bổ nghĩa. Đóng vai trò này thường là loại tính từ chỉ tính chất đôi khi cũng dùng tính từ tượng thanh, tượng hình. Liên kết SA được dùng trongg trường hợp này.

  • Thành phần sau danh từ thứ ba (3)

Thành phần phụ này kết hợp với danh từ cụ thể ở trung tâm qua giới từ chỉ chất liệu “bằng”, ”từ” hoặc giới từ phạm vi “về” theo dạng: N1 + bằng / về + N2. Với trường hợp này, ta xây dựng luật như sau:

  • Danh từ có thêm kết nối NtEm+ và NtEs+.
  • Giới từ chỉ chất liệu “bằng”, “từ” có kết nối CH+ .

Để kết nối các quan hệ từ này với danh từ phụ đứng sau, dùng liên kết đặt tên là CH- (Chỉ liên kết với danh từ cụ thể chỉ chất liệu).

bằng, từ: NtEm- &CH+

Giới từ phạm vi “về” có kết nối NtEs. Kết nối với danh từ đứng sau qua EsNt+

về: NtEs- & EsNt+.

Danh từ chỉ chất liệu có thêm kết nối CH-.

Một số loại danh từ khác có thêm kết nối EsNt-.

Hình 2.4 mô tả các liên kết trong cụm từ “cái bàn bằng gỗ” với danh từ chỉ chất liệu “gỗ” ở vị trí thứ ba.

Hình 2 4 Liên kết trong cụm từ cái bàn bằng gỗ Thành phần sau danh từ 4

Hình 2.4. Liên kết trong cụm từ “cái bàn bằng gỗ

  • Thành phần sau danh từ chỉ sở hữu hiện (vị trí 3 hoặc 4)

Thành phần phụ này kết hợp với trung tâm bằng giới từ sở hữu “của”, “”: N1 + của/ở + N2. Danh từ và đại từ xưng hô thêm kết nối SH-.

Quan hệ từ “của”, “” có kết nối SH+ và Neo

Danh từ thêm quan hệ NEo+

Hình 2 5 Liên kết trong cụm từ cái bàn của tôi 5

Hình 2.5. Liên kết trong cụm từ “cái bàn của tôi

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 31/10/2021