Chăn nuôi chó mèo Nghề Dịch vụ thú y - Cao đẳng - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp - 4

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Vài nét về cơ thể học của chó, mèo?

2. Liệt kê các hằng số sinh lý của chó mèo?

3. Sinh lý sinh sản của chó mèo?

4. Các hành vi hoạt động của chó được thể hiện như thế nào?

5. Các hành vi hoạt động của mèo được thể hiện như thế nào?


BÀI 2

DINH DƯỠNG CHO CHÓ VÀ MÈO

Giới thiệu:

Ngày nay dinh dưỡng là vấn đề đáng quan tâm trong việc chăm sóc thú. Khi thú nuôi được cho ăn đúng cách đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng thì chúng sẽ khỏe mạnh, có sức đề kháng tốt để chống chọi với bệnh tật và đời sống kéo dài hơn.

Trong nhiều thế kỷ qua, không phải vì lý do thiếu thức ăn mà vì chưa biết được nhu cầu, khẩu phần đã dẫn đến việc cho ăn không đầy đủ về dưỡng chất. Người ta nghiên cứu để đảm bảo cho thú non phát triển hoài hòa, thú trưởng thành duy trì được thể trọng, phòng ngừa tối đa những bệnh lý liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến các yếu tố dinh dưỡng để kéo dài cuộc sống cho thú.

Ngoài thức ăn truyền thống trong gia đình hay sử dụng để nuôi chó như: cơm, cá, thịt, xương,...một số cơ sở đã sản xuất nhiều chủng loại đa dạng để đáp ứng nhu cầu thức ăn hằng ngày cho chó mèo. Vấn đề quan trọng là chúng ta cần nắm được nhu cầu cho từng loài, từng lứa tuổi, cũng như thành phần của từng loại nguyên liệu dùng cho ăn để đạt được một khẩu phần cân đối cho thú nuôi.

Mục tiêu:

-Kiến thức: có kiến thức cơ bản về dinh dưỡng cho chó và mèo

-Kỹ năng: Phân biệt thức ăn có dinh dưỡng để chăn nuôi chó mèo theo điều kiện sẳn có;

-Năng lực tự chủ và trách nhiệm: tự tin về chăn nuôi chó mèo và biết cách cung cấp dinh dưỡng qua thức ăn cho chó mèo theo từng giai đoạn nuôi cho phù hợp.

1. Đặc điểm về dinh dưỡng chó và mèo

1.1. Nhu cầu duy trì cho chó lớn

Nhu cầu duy trì ( Kcal biến dưỡng) = 132 x TS 0,75

TS: trọng lượng sống

Ví dụ:

Nhu cầu cho chó nặng 8kg= 132 x 8 0,75 = 628 Kcal

Nhu cầu cho chó nặng 12kg= 132 x 12 0,75 = 851 Kcal Nhu cầu năng lượng cho chó trưởng thành

Trọng lượng Năng lượng biến dưỡng (Kcal/ngày) 3 300

4 373

441

10

742

15

1006

20

1248

25

1475

30

1692

35

1899

40

2099

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 83 trang tài liệu này.

Chăn nuôi chó mèo Nghề Dịch vụ thú y - Cao đẳng - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp - 4

5

1.2. Nhu cầu tăng trưởng

Tương đương gấp đôi nhu cầu trưởng thành đối với thể trọng tương ứng cho đến khi chó đạt được 40% thể trọng so với chó trưởng thành.

Gấp 1,5 nhu cầu trưởng thành khi thể trọng đạt từ 40-80% so với chó trưởng thành.

Gấp 1,2 nhu cầu trưởng thành khi thể trọng đạt từ 80% cho đến khi trưởng thành.

Để hiểu rõ hơn, ta hãy lấy ví dụ trên một giống chó có trọng lượng trưởng thành là 40 kg.

-Từ lúc nhỏ đến khi đạt 16 kg: nhu cầu năng lượng cần gấp đôi nhu cầu duy trì.

- Từ khi 16 kg cho đến khi đạt 32 kg: nhu cầu năng lượng cần gấp 1,5 nhu cầu duy trì.

-Từ 32 kg cho đến khi trưởng thành: nhu cầu năng lượng cần gấp 1,2 nhu cầu duy trì.

1.3. Nhu cầu làm việc

Tùy theo mức độ nặng nhọc nhu cầu sẽ thay đổi (huấn luyện, đi săn, tập thể dục,....)

Làm việc vừa phải: 1,1 – 1,5 lần nhu cầu duy trì Làm việc nặng: 1,5 – 4 lần nhu cầu duy trì

1.4. Nhu cầu mang thai

Trong 5 tuần đầu mang thai không có thay đổi lớn so với nhu cầu duy trì, chỉ tăng hơn chút ít. Trong giai đoạn này cần lưu ý cân đối khẩu phần.

Giai đoạn sau đó đến khi đẻ: nhu cầu gấp 1,3 – 1,5 lần nhu cầu duy trì.

1.5. Cho con bú

Gấp 2 lần nhu cầu duy trì vào thời điểm cho sữa cao nhất, tùy theo số lượng bầy con.

Tuần 1 giai đoạn cho sữa: 150% so với nhu cầu duy trì. Tuần 2 giai đoạn cho sữa: 200% so với nhu cầu duy trì. Tuần 3 cho đến khi cai sữa: 300% so với nhu cầu duy trì.

1.6. Chấn thương, giải phẫu

Cần 1,25 – 1,75 so với nhu cầu duy trì để giúp hồi phục cơ thể.

2. Dưỡng chất cho chó, mèo

2.1. Nhu cầu chất đạm

Protein là chất dinh dưỡng quan trọng trong quá trình bổ sung và tái tạo đạm cho cơ thể. Protein có chức năng chủ yếu là nguồn hỗ trợ đạm và axit amin thiết yếu cho việc tổng hợp các axit amin không thiết yếu. Axit amin cung cấp đạm cho quá trình tổng hợp các hợp chất đạm và năng lượng cho quá trình phân giải. Có 10 loại axit amin không thể thiếu trong khẩu phần ăn của chó: arginine, histidine, isoleucine, leucine, lysine, methionine, phenylalanine, threonine, tryptophan, and valine. Khác với chó, ngoài những axit amin trên, mèo còn cần thêm axit amin taurine.

Mỗi ngày, chó trưởng thành khỏe mạnh cần tối thiểu 2.62 g protein có giá trị sinh học cao trên 1kg trọng lượng chuyển hóa của cơ thể (BWkg0.75) (theo NRC). Lượng protein có giá trị sinh học cao tối thiểu mỗi ngày cho cún con từ 4

- 14 tuần tuổi và trên 14 tuần tuổi lần lượt là 9.7 g và 12.5 g trên 1 kg trọng lượng chuyển hóa cơ thể.

Mèo có nhu cầu protein cao hơn; mỗi ngày, mèo trưởng thành cần ít nhất

2.97 g và mèo con cần ít nhất 9.4 g protein có giá trị sinh học cao trên 1kg trọng lượng cơ thể. Giá trị sinh học của protein liên quan tới số lượng và chủng loại axit amin thiết yếu, mức tiêu hóa và chuyển hóa của protein.

2.2. Nhu cầu chất bột đường

Carbohydrate trong thực phẩm cho chó mèo bao gồm các loại đường có trọng lượng phân tử thấp và cao, tinh bột, các loại phân tử đường đa không chứa tinh bột hoặc chất xơ. Dựa trên chức năng, carbohydrate được chia thành 4 nhóm: hấp thụ được (đường đơn như glucose, galactose và fructose); tiêu hóa được (đường đôi, những hợp chất oligosaccharide), lên men được (đường lactose, những hợp chất oligosaccharide) và lên men kém (các loại chất xơ như cellulose, một loại chất xơ không hòa tan).

Chó và mèo không có nhu cầu tối thiểu về tinh bột và các carbohydrate đơn, tuy nhiên một số loại mô, chẳng hạn như ở não bộ hoặc hồng cầu (RBCs) cần glucose để có năng lượng. Nếu không được cung cấp đủ carbohydrate từ thức ăn, cơ thể sẽ tự tổng hợp glucose từ axit amin glucogenic và glycerol. Mèo tổng hợp glucose từ axit amin glucogenic và glycerol nên chúng được xếp vào nhóm động vật ăn thịt. Ngược lại, chó thường tổng hợp glucose từ carbohydrate trong thức ăn. Việc sử dụng protein để sản sinh ra năng lượng ở chó khiến axit amin không phát huy được những chức năng như tổng hợp các axit amin không thiết yếu và tăng cường cơ bắp. Carbohydrate trở nên thiết yếu trong trường hợp chó, mèo có nhu cầu năng lượng cao như ở giai đoạn tăng trưởng, thai nghén và cho con bú. Những carbohydrate có nguồn gốc khác nhau sẽ có những tác động sinh lý khác nhau. Với mèo, carbohydrate hoàn toàn không cần thiết trong thực đơn của chúng bởi protein và chất béo đã có thể cung cấp đủ axit amin glucogenic. Tuy nhiên, carbohydrate không xơ được chế biến đúng cách rất tốt cho sức khỏe chó, mèo. Tinh bột không được nấu chín rất khó tiêu hóa, có thể gây đầy bụng và tiêu chảy cho chó mèo.

2.3. Nhu cầu chất béo và chất xơ

- Chất béo

Nhu cầu chất béo ở chó, mèo là khác nhau, tùy thuộc vào độ tuổi và giống loài. Chế độ ăn hàng ngày tối ưu cho chó đang lớn nên chứa tối thiểu 8% chất béo trong lượng chất khô (theo AAFCO) hoặc 5.9 g chất béo/1 kg trọng lượng chuyển hóa cơ thể, hay tương đương 21.3 g chất béo/1000 kcal năng lượng chuyển hóa (ME) (theo NRC). Chó đang lớn mỗi ngày cần ít nhất 5% chất béo trong lượng chất khô (theo AAFCO) hoặc 1.3 g chất béo/1 kg trọng lượng chuyển hóa cơ thể, hay bằng 10 g chất béo/1000 kcal ME (theo NRC). Khẩu phần ăn cho mèo đang lớn và mèo trưởng thành phải chứa tối thiểu 9% chất béo trong lượng chất khô (theo AAFCO), hoặc 22.5 g chất béo/1000 kcal ME, tương đương 4.7 g chất béo đối với mèo đang lớn và 2.2 g chất béo đối với mèo trưởng thành trên 1 kg trọng lượng chuyển hóa cơ thể (theo NRC).

Chó và mèo có nhu cầu riêng với từng axit béo thiết yếu (EFA) cụ thể, bao gồm axit linoleic, một loại EFA có nhiều trong ngô và dầu đậu nành. Ngoài ra, mèo còn cần thêm axit arachidonic. Khác với chó, mèo không thể tự chuyển hóa axit linoleic thành axit arachidonic mà phải hấp thụ chúng từ thức ăn có nguồn gốc động vật. Cả axit linoleic và axit arachidonic đều là axit béo omega-

6. Mèo con và mèo trưởng thành cần lần lượt 5 g và 0.2 g hai loại axit này trên 1kg thực đơn hàng ngày.

- Chất xơ

Chất xơ được định nghĩa là phần ăn được của thực vật và những carbohydrate tương tự, không bị tiêu hóa cũng như hấp thụ trong ruột non và lên men một phần hoặc toàn bộ trong ruột già. Mặc dù không phải thành phần thiết yếu trong khẩu phần ăn, nhưng một lượng chất xơ vừa phải rất có lợi cho sức khỏe chó, mèo. Chất xơ tuy không bị thủy phân bởi hệ bài tiết của động vật có vú, nhưng lại có những tác động nhất định lên đường ruột. Tăng hàm lượng chất xơ trong bữa ăn có thể làm tăng lượng chất thải rắn, bình thường hóa thời gian vận chuyển, biến đổi vi khuẩn trong ruột, quá trình lên men, quá trình hấp thụ glucose cũng như động học insulin, tuy nhiên quá nhiều chất xơ sẽ giảm khả năng tiêu hóa thức ăn.

2.4. Nhu cầu vitamin

Lượng vitamin trong hầu hết thức ăn công nghiệp đều cao hơn mức nhu cầu của chó, mèo. Hiệp Hội Kiểm Soát Thức Ăn Cho Chó, mèo (AAFCO) không có số liệu về lượng vitamin C cần thiết trong thực đơn cho chó mèo, bởi chúng có thể tự tổng hợp trong gan. Dù vậy, bổ sung vitamin C từ thức ăn rất có lợi cho sức khỏe bởi chúng giúp cơ thể loại bỏ chất cặn bã và chống oxi hóa.

AAFCO cũng không xác định yêu cầu về lượng vitamin K trong khẩu phần ăn cho chó, mèo, vì vitamin K có thể được tổng hợp bởi những vi khuẩn đường ruột. Tuy nhiên, bất cứ điều kiện nào tạo ra biến đổi ở những vi khuẩn này có thể gây thiếu vitamin K. Vì vậy, Hội đồng Nghiên Cứu Quốc Gia Mỹ (NRC) khuyến khích hàm lượng vitamin K nên ở mức 0.33 mg/1000 kcal ME (năng lượng chuyển hóa) đối với cún con, 0.45 mg/1000 kcal ME ở chó trưởng thành, và 0.25 mg/1000 kcal ME ở mèo.

2.5. Nhu cầu về khoáng

Chất khoáng được chia làm ba loại chính: khoáng đa lượng (natri, kali, canxi, photpho, magie) là khoáng chất cơ thể cần với lượng lớn, khoáng vi lượng thiết yếu (sắt, kẽm, đồng, iot, flo, selen, crom) là khoáng chất cơ thể chỉ cần với một lượng nhỏ, và những khoáng chất vi lượng khác rất quan trọng với động vật dùng trong phòng thí nghiệm, nhưng lại có vai trò không rõ ràng trong dinh dưỡng của chó, mèo (coban, molypđen, catmi, asen, silicon, vanađi, kền, chì, thiếc). Chế độ dinh dưỡng của chó, mèo cần phải đáp ứng được lượng chất khoáng cần thiết tương ứng với mật độ năng lượng. Nếu nạp quá nhiều chất khoáng vào cơ thể, lượng chất khoáng thừa sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới khả năng hấp thụ chất khoáng của ruột. Tránh bổ sung chất khoáng một cách bừa bãi bởi có thể gây mất cân bằng khoáng chất trong cơ thể.

Thiếu chất khoáng thường rất hiếm gặp ở chó, mèo có chế độ dinh dưỡng cân bằng. Việc hấp thụ các chất canxi, photpho, natri, magie (ở cả chó và mèo) và đồng (ở chó) từ thức ăn với mục đích chữa bệnh khá phổ biến.

Khoáng đa lượng

Tình trạng thiếu canxi và photpho thường không phổ biến ở những thú nuôi được chăm sóc bằng khẩu phần ăn hợp lý và cân bằng. Những trường hợp ngoại lệ bao gồm các thực đơn chứa nhiều thịt (nhiều photpho nhưng ít canxi) và thực đơn giàu phytate, một chất có khả năng ức chế khoáng vi lượng. Ở chó và mèo, nhu cầu canxi và photpho tăng lên trong quá trình tăng trưởng, mang thai và cho con bú. Ở chó, tỷ lệ tối ưu của canxi/photpho nên từ xấp xỉ 1.2 – 1.4/1; tuy nhiên, theo Hiệp Hội Kiểm Soát Thức Ăn Cho Chó, mèo (AAFCO) tỷ lệ tối thiểu là 1/1 và tối đa là 2.1/1. Tỷ lệ càng cao thì lượng photpho càng ít, vì vậy việc cân bằng tỷ lệ hấp thụ hai loại chất khoáng này là rất cần thiết. Tương tự, thiếu canxi và thừa photpho sẽ làm giảm khả năng hấp thụ canxi và dẫn tới tình trạng dễ bị kích thích, chứng tăng cảm, giảm trương lực cơ với triệu chứng tê liệt tạm thời hoặc vĩnh viễn kèm theo bệnh cường cận giáp thứ cấp (quá nhiều hooc môn tuyến giáp trong máu). Khử khoáng xương, nhất là ở xương chậu và thân đốt sống, cũng là hậu quả của thiếu canxi. Cho tới khi kết quả chụp X- quang xác định được các tổn thương ở xương thì khử khoáng xương đã trở nên vô cùng trầm trọng. Thường thì đây là hậu quả của việc thực đơn cho chó, mèo chứa chủ yếu là thịt, gan, cá và gia cầm.

Nạp quá nhiều canxi làm tăng nguy cơ xảy ra các vấn đề sức khỏe trong quá trình tăng trưởng (từ khi cai sữa cho tới một năm tuổi) ở những giống chó lớn. Khẩu phần ăn thừa canxi (>3% lượng chất khô) gây ra cho chúng những triệu chứng trầm trọng như hỏng xương sụn và giảm tái tạo xương, so với thực đơn có hàm lượng canxi thấp (1 – 3% chất khô). Không có ghi nhận về các dấu hiệu đau thức, tổn thương xương và di chuyển khó khăn ở những giống chó nhỏ và lớn chậm khi chúng có chế độ ăn giàu canxi.

Magie là đồng nhân tố thiết yếu của các con đường enzim chuyển hóa gian bào và hiếm khi thiếu trong một chế độ dinh dưỡng hoàn chỉnh và cân bằng. Tuy nhiên, khi bị thừa canxi và photpho, những hợp chất khoáng không tan và không tiêu hóa sẽ hình thành trong ruột và làm giảm khả năng hấp thụ magie. Biểu hiện thiếu magie ở cún con là suy nhược cơ thể, hôn mê và yếu cơ. Magie thừa bị bài tiết ra ngoài qua nước tiểu. Ở mèo, có bằng chứng chứng minh rằng nồng độ magie >0.3% (trong lượng chất khô) sẽ có hại cho cơ thể nếu thực đơn của chúng có tính kiềm cao.

Khoáng vi lượng

Chó mèo có thể bị thiếu iot nếu thực đơn cho chúng chứa quá nhiều thịt (ở chó và mèo) hoặc có chứa cá biển (ở mèo). Mèo con nếu thiếu iot sẽ có những biểu hiện tăng năng tuyến giáp giai đoạn đầu, kèm theo chứng dễ bị kích thích, tiếp tục dẫn tới tăng năng tuyến giáp và hôn mê. Ngoài ra còn có những báo cáo về tình trạng chuyển hóa canxi bất thường, rụng lông và tái hấp thu thai nhi. Những chứng bệnh trên có thể được nhận định dựa trên kích cỡ tuyến giáp (> 12 mg/100 g trọng lượng cơ thể) và mô bệnh học trong quá trình khám nghiệm. Nguyên nhân dẫn tới tăng năng tuyến giáp ở mèo già, kèm theo tăng thyroxine và triiodothyronine trong máu hiện vẫn chưa được xác định.

Sắt và đồng trong thịt có tác dụng rất tốt cho sức khỏe, và chó, mèo thường ít khi bị thiếu hai chất này, trừ trường hợp chế độ ăn của chúng chỉ gồm chủ yếu là sữa và rau. Tình trạng thiếu sắt và đồng biểu hiện bằng bệnh thiếu máu và lông trắng ở chó, mèo sẽ chuyển màu đỏ nhạt.

2.6. Nhu cầu về nước

Nước là chất dinh dưỡng quan trọng nhất; thiếu nước trong vài ngày có thể dẫn tới tử vong. Vì vậy, hãy đảm bảo nước tinh khiết luôn được đặt sẵn ở những vị trí thuận tiện để khuyến khích chó, mèo uống nước. Điều này đặc biệt quan trọng với mèo bởi chúng không thường xuyên uống nhiều nước.

Một vài phương pháp đã được sử dụng để ước lượng lượng nước cần thiết hàng ngày. Bên cạnh các hướng dẫn chung về nhu cầu chất lỏng cho chó và mèo, vẫn có những khác biệt giữa từng chó mèo. Lượng nước cần thiết phụ thuộc vào rất nhiều nhân tố, bao gồm chế độ ăn, môi trường sống, mức độ hoạt động và tình trạng sức khỏe. Độ ẩm trong thức ăn đóng hộp dao động từ 60 đến hơn 87%. Thức ăn khô chứa 3 - 11% nước, và thức ăn bán ẩm chứa 25 - 30% nước. Vì vậy, chó mèo ăn chủ yếu bằng thức ăn đóng hộp nhìn chung sẽ cần nạp ít nước hơn chó, mèo ăn thức ăn khô.

Trong môi trường nhiệt trung lập, hầu hết các loài động vật có vú đều cần xấp xỉ 44 - 66 ml nước trên 1 kg trọng lượng cơ thể. Ngoài ra, có giả thiết cho rằng nhu cầu nước liên quan mật thiết tới lượng thức ăn tiêu thụ. Trong trường hợp này, nhu cầu chất lỏng duy trì (ml) cần cân bằng với nhu cầu năng lượng duy trì - MER (kcal). Một phương pháp khác lại quy định lượng nước hấp thụ cao gấp 2 – 3 lần lượng chất khô. Khi uống nhiều nước, chó mèo khỏe mạnh sẽ có khả năng tự điều hòa những chất hấp thụ vào cơ thể. Không nạp đủ nước cho cơ thể là biểu hiện chó mèo mắc bệnh hoặc không được chăm sóc cẩn thận. Thiếu nước là vấn đề nghiêm trọng dẫn đến các chứng rối loạn, bao gồm rối loạn đường ruột, hô hấp và hệ bài tiết.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/09/2023