Chăn nuôi chó mèo Nghề Dịch vụ thú y - Cao đẳng - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp - 3

Sự hoạt động của chu kỳ sinh sản chó cái diễn ra như sau: chó cái sau khi thay lông, thân thể béo khỏe thì bắt đầu có hoạt động sinh dục, chó có kinh nguyệt, kinh nguyệt kéo dài từ 9 - 16 ngày đối với giống chó xù Nhật.

Thời kỳ phối giống thích hợp từ ngày thứ 10 đến ngày thứ 13. Kể từ ngày thấy kinh đầu tiên, tùy thuộc vào trạng thái sinh lý của từng con chó cái.

Thông thường chó đến ngày rụng trứng, thì sự hưng phấn về sinh dục đến đỉnh cao nhất. Chó ăn ít, thích gần chó đực. Khi gần chó đực thì đứng im, cong đuôi lên và chịu phối giống.

Khi phối giống thì nên phối 2 lần, cách nhau 1 ngày để đảm bảo sự thụ tinh chắc

chắn.


Các giai đoạn của chu kỳ động dục

Tiền động dục: 3-15 ngày Động dục: 6-12 ngày

Sau động dục: 110-140 ngày

Không động dục: 150-250 ngày tùy theo giống

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 83 trang tài liệu này.

Một chó cái có thể có giai đoạn giữa 2 chu kỳ động dục thay đổi từ 5-10

tháng mà không có một lý do gì, cũng không phải là hậu quả của bệnh lý. Ngoài ra, độ dài giữa 2 chu kỳ kéo dài hơn trong trường hợp mang thai. Ngược lại việc giao phối không đậu thai không làm rối loạn chu kỳ sau.

Chăn nuôi chó mèo Nghề Dịch vụ thú y - Cao đẳng - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp - 3

Thời kỳ lên giống thể hiện nhiều thay đổi về tâm tính và tập trung vào sự phát triển buồng trứng. Đó là kết quả của việc giải phóng oestrogen từ tuyến yên vào máu. Sự rụng trứng xảy ra trong khi động dục nhưng ở những thời điểm khác nhau tùy theo chó cái.

Mang thai

Việc đóng ổ là bước đầu tiên của giai đoạn mang thai, đã trãi qua tối thiểu 17 – 18 ngày từ lúc giao phối. Có một quan hệ hữu cơ giữa phôi và cấu trúc tử cung nhằm đảm bảo chức năng hô hấp, dinh dưỡng, bài tiết của thai và sự phát triển: đó là phần phụ của phôi và cấu trúc nhau. Phôi gắn vào tử cung nhờ một dãy tế bào dạng ống.

Các phôi có khuynh hướng định vị đều ở 2 sừng tử cung. Dến ngày thứ 16 khối tế bào dài ra hình thành dạng phôi. Thời kỳ này dinh dưỡng của phôi được thể hiện qua việc hấp thu « sữa nội tạng ».

Nhau thai có dạng như một dây nịt rộng bản bao xung quanh phôi và các phần phụ. Nó có màu xanh của uteroverdine, một sản phẩm phân huỷ của hemoglobin. Các nhung mao của nhau tiếp xúc trực tiếp với biểu mô của các mạch máu tử cung. Khi nhau bị tống ra ngoài, một phần mạch máu tử cung bị vỡ nên việc xuất huyết nhẹ khi đẻ là chuyện bình thường.

Nhau thai là cơ quan biến dưỡng chất chức năng động và còn nhiệm vụ sản sinh progesteron thay cho thể vàng trên buồng trứng dần dần suy thoái theo thời gian.

Thời gian mang thai rất thay đổi. Những chó cái được giao phối sớm trong thời kỳ động dục mang thai dài hơn. Những chó được giao phối vào cuối thời kỳ động dục mang thai ngắn hơn. Lứa đẻ có nhiều con thời gian mang thai ngắn lại chút ít và ngược lại lứa ít con thời gian mang thai có thể dài hơn.

Những biểu hiện khi mang thai

Trong tháng mang thai đầu tiên sự thay đổi bên ngoài rất ít. Tuỳ theo giai đoạn mang thai ta có thấy các dấu hiệu sau:

Chó có thể gia tăng sự ngon miệng, lên cân nhẹ trong tháng đầu tiên. Âm hộ nở lớn.

Tuyến vú phát triển. Phần bụng nở ra.

Cảm giác sự nở lớn của vòng ngoài của sừng tử cung khi sờ nắn kể từ sau ngày mang thai 24.

Ngày 28 – 30 òng ngoài tử cung nở lớn.

Gần đến ngày 35, tử cung xoay nhẹ và tự gấp lên, có thể dẫn đến hiện tượng

nôn.


Ngày 30 – 45 tử cung nở lớn và dạng như sưng phòng lên. Sau ngày 35 chó tăng trọng nhanh hơn.

Trên 45 ngày có thể sờ nắn chó non bên trong.

Chẩn đoán mang thai X quang: 45 ngàygày Siêu âm: 21 – 25 ngày

4. Hành vi hoạt động của chó

- Hành vi hoạt động của chó lớn

Có ít điểm khác biệt trong động thái giữa chó và chó sói. Chó sói trên đường đi ngang qua những chỗ săn mồi thường tiêu tiểu và chà lại trên đất để lại những ‘ chỗ có mùi’ hoặc ‘ chỗ đánh dấu’. Giống như chó sói, những chó chạy rong vô chủ thường di chuyển trên những lộ trình nhất định bằng cách đánh hơi những mùi này. Trong thời gian lên giống nước tiểu và dịch âm đạo chó cái có mùi đặc biệt kích thích chó đực.

Cha mẹ sói cùng nuôi con (bằng cách nôn ra thức ăn) khi sói con bắt đầu ăn vào 3 tuần tuổi. Kể từ 7 – 10 tuần tuổi sói con cai sữa và có thể săn mồi vào

lúc 4 tháng tuổi. Các tàn tích của động thái hoang dã từ tổ tiên có thể quan sát được trên chó cái là có khuynh hướng nôn thức ăn cho chó con ăn.

Cũng như sói, chó có nhu cầu hợp đàn với những chó khác. Những giai đoạn cách ly là một hình phạt đối với chó. Việc này có ít trong một vài trường hợp huấn luyện. Các chú sống bằng cách săn mồi có mối quan hệ ưu thế - lệ thuộc cho phép chúng sống trong những quần thể ổn định. Điều này cho phép ngăn trở đánh nhau trong những hoàn cảnh cạnh tranh. Tầm vóc, sức mạnh, giới tính quyết định tính ưu thế trong quần thể. Các mối quan hệ này được thiết lập trong số chó con đang trưởng thành. Những chó lạ cùng giống thường bị tấn công và loại ra khỏi quần thể khép kín hơn là những chó giống khác mặc dù chúng có những khác biệt lớn về giống.

Động thái bảo vệ

Chó trưởng thành của một vài giống thường canh giữ vùng đất xung quanh nhà và giữ khoảng cách với người lạ bằng cách đe dọa hoặc tấn công. Càng xa khu vực của mình chúng hiếm khi hung dữ. Khi chuyển qua nhà mới nó cần một giai đoạn (có khi đến 10 ngày) để thiết lập khu vực mới. Chó cũng có thể tấn công khi những thành viên trong nhóm (hoặc người trong gia đình) bị đe dọa.

Hành vi này không được khuyến khích vì đôi khi chủ không kiểm soát được chó. Một khi con chó được huấn luyện tốt, kiểm soát tốt thì ta ít gặp rắc rối.

Động thái xã hội bất thường

Cho dù người chủ có thể khống chế chó mình nhưng một người lạ qua lại không thể làm được và có thể bị tấn công. Một con chó được phép cắn một con chó khác hay tấn công người có thể phát triển nhanh chóng các thói quen này làm cho chúng trở nên nguy hiểm.

Mối quan hệ giữa người và chó

Tác động lẫn nhau ít nhất trên 3 mặt:

Sự lệ thuộc được khởi đầu sớm trên chó con, chó trở nên vật lệ thuộc vĩnh

viễn.

Sự lệ thuộc về mặt xã hội: con người phải chế ngự hay có nguy cơ bị đe

dọa, tấn công trong những tình huống cạnh tranh. Việc chế ngự không đạt được bằng những hình phạt nghiêm khắc. Đa số chó bị khuất phục khi chúng bị nắm da cổ nâng lên hay giữ ở tư thế nằm một bên. Người chủ phải biết những cách thức này để bảo vệ khi chó đặc biệt hung dữ.

Việc tập luyện mối quan hệ ưu thế - lệ thuộc là rất cần thiết để tạo ra mối quan hệ này trên chó.

-Hành vi hoạt động của chó con Tập cho chó thói quen sạch sẽ

Cho đến khi chó con bắt đầu ăn thức ăn đặc từ sau 3 tuần tuổi, chó mẹ thường giữ cho con sạch bằng cách liếm và nuốt phân. Sau đó chó con sẽ tránh làm dơ chỗ nằm. Nó sẽ ra xa để đi phân và tiểu nhưng sẽ sử dụng những vùng riêng biệt khi đến 8 tuần tuổi. Các chó con từ 7 tuần tuổi phải được trông nom để tránh tiểu tiện lộn xộn. Chúng phải được đi đến những vùng vệ sinh qui định sau khi thức dậy, sau khi ăn hoặc khi chúng trở nên linh hoạt. Nếu muốn chó con đi bên ngoài như chó lớn thì cần phải huấn luyện. Đa phần chó không phân biệt giữa giấy và cỏ.

Phát triển về mặt xã hội

Động thái của nhiều giống, dòng chó khác nhau thay đổi một cách đáng kể.

Đặc tính và ‘ khả năng huấn luyện’được xem như những yếu tố quan trọng khi người ta lựa chọn chó con, nhưng không dễ đánh giá sớm. Tuổi thuận lợi nhất để phát triển mối quan hệ tốt giữa người và chó là 3-12 tuần tuổi. Chó phải được lựa chọn từ lúc 6 tuần tuổi và đưa về nhà càng sớm càng tốt. Chó nhốt trong cũi, xa sự tiếp xúc với con người có thể không bao giờ thích nghi với mối quan hệ người – chó nếu nó được nuôi từ ngoài 12 tuần tuổi. Sự kiên nhẫn và huấn luyện kỹ lưỡng có thể giúp chó gần gũi với một số người nào đó và điều này có thể là có lợi. Những chó này thường phát triển một hội chứng ‘chó nhốt cũi’ chúng mất đi sự tin tưởng và có thể trở nên hung dữ vì sợ hay là phục tùng thái quá.

Những hiện tượng này có thể mất đi nếu chúng trở lại chuồng cũ. Chó nuôi chuồng có thể thiết lập mối quan hệ tốt với những chó khác, xem chuồng như ‘nhà’ và như vậy có thể không là người bạn đồng hành tốt với con người.

Ngược lại, những chó hoàn toàn chỉ được nuôi và ở chung với người có thể có những khó khăn khi giao phối bởi vì chúng xem người như những cá thể chung loài với chúng và không nhận ra những chó khác.

Một số hành vi khác

Chó vẫy đuôi: Chó vẫy đuôi về trước ra sau để thể hiện hành vi đang hạnh phúc.

Khoe bụng: Chó đưa bụng ra như là dấu hiệu của sự phục tùng, và có thể đang đòi được chà bụng.

Nhe răng cửa: Môi cong lên phô ra bộ răng là cách chó cười.

Nhìn trân trối: Một cái nhìn trực diện, căng thẳng là một mối đe dọa. Lùi lại một cách chầm chậm là một giải pháp khôn ngoan.

Các tai ở những vị trí khác nhau: Chó để tai ở các hướng khác nhau tùy thuộc theo tâm trạng. Vểnh lên là cảnh giác, cụp là sợ hãi và về sau là đang rất hung hăng.

Để đuôi giữa 2 chân: để đuôi giữa 2 chân nghĩa là chó đang sợ hãi, lo lắng, và căng thẳng.

Chơi trò cắn: Cắn yêu là một hành vi rất bình thường của chó, Hãy coi đó như hành động nô đùa.

Ăn thịt động vật đã thối rữa: Chó là loài vật ăn thịt và bản năng của chúng là ăn thịt.

Nghiêng đầu sang một bên một cách giễu cợt: Chó nghiêng đầu khi một vài thứ khêu gợi sự quan tâm của chúng và chúng muốn nghe rõ hơn.

Làm điệu bộ “Đôi mắt đáng yêu”: Chó thông minh hơn chúng ta nghĩ, và biết làm thế nào để có được chúng muốn. “Đôi mắt đáng yêu” na ná như việc đang cầu xin – một mưu đồ để được thết đãi món gì đó hoặc để được đi dạo.

Hú lên mặt trăng: Chó hú để thông báo với các con chó khác sự có mặt của mình. Sự kết hợp với mặt trăng hầu hết dựa trên những huyền thoại cổ xưa.

Đào các hố ở nơi nào đó: Chó đào để chôn những thứ quý giá, ví dụ như xương hay đồ chơi.

Gầm gừ người đưa thư/ người vận chuyển/ đơn giản là bất kì ai: Chó sủa người lạ vì đó là lãnh thổ của chúng và chúng muốn bảo vệ.

Sủa bởi vì nó nghe thấy chó khác sủa: Chó sủa để giao tiếp. Chúng chỉ nói chào nhau.

5. Hành vi hoạt động của mèo

Mèo là loài không sống thành đàn và có khuynh hướng sống đơn độc. Đôi khi chúng cũng thể hiện một tình thân hữu rõ ràng nhưng trải qua phần lớn thời gian sống riêng lẻ. Cách sống này được thể hiện trong động thái quần thể, lấy thức ăn và sinh sản. Chúng không có tính ưu thế trong đàn. Trong nhóm chỉ có 1 mèo là ‘có lãnh địa’, 1-2 con có thứ hạng rất thấp và những con còn lại chia nhau vị trí quần thể trung tâm. Trật tự này thay đổi với cùng những cá thể nếu chúng được tìm thấy trong những vùng khác. Các con mèo phân chia vị trí thường có khuynh hướng cắn nhau. Để việc giao phối đạt kết quả con đực phải hiện diện vào những thời điểm thích hợp.

Sự phát triển về mặt xã hội của mèo con

Mèo con sống thành quần thể vì chúng lệ thuộc mẹ chúng về hơi ấm và thức ăn, lệ thuộc các thành viên khác vì hơi ấm và về sau là bởi việc chơi đùa.

Sự chơi đùa này phát triển dần dần đến 3 tuần tuổi. Các tác động tương hỗ giúp mèo phát triển sự điều chỉnh, học cách săn mồi của mèo trưởng thành, cách sống còn và kết thúc sự trưởng thành về hành vi và sinh lý.

Khi mèo con đạt 6-8 tuần tuổi, chúng có thể sống riêng lẻ. Các giai đoạn nô đùa trở nên ngắn hơn và chấm dứt sau những cơn hung dữ ngày càng mạnh và dài. Ở những khoảnh khắc này mèo có khuynh hướng tách rời đàn và dẫn đến cuộc sống riêng lẻ. Các người chủ thường ghi nhận những thay đổi về tính cách và không hài lòng vì chúng ngày càng trở nên kém thân thiện và có thể hung dữ hơn.

Một số hành vi khác

Hành vi của mèo khi dụi đầu vào chân người: Khi mèo dùng mặt hoặc cơ thể dựa vào chân của chủ nhân, nó đang muốn được cho ăn. Đây vốn là động tác khi mèo con muốn mèo mẹ cho ăn. Ngoài ra việc mèo dựa vào chân chủ nhân cũng là để đánh dấu lãnh thổ. Chúng muốn để mùi hương của mình dính người chủ nhân. Thể hiện với những con mèo khác rằng: “người này của của nó”.

Mèo cũng thường xuyên cọ xát lên cả ghế, cánh cửa, đồ chơi và tất cả mọi thứ trong tầm ngắm. Mèo muốn nói cho mọi người biết rằng đây là những thứ thuộc về mình.

Hành vi của mèo dụi đầu và mặt vào chủ dường như để bày tỏ cảm xúc và thu hút sự quan tâm của chủ. Nhưng chúng cũng dụi đầu và mặt vào đồ đạc trong nhà. Nhưng ngoài ra, mèo còn dụi đầu vào nhau để thể hiện sự thân thiện.

Hành vi của mèo thể hiện sự nhắc nhở: Một số con mèo dễ dàng để con người vuốt ve, âu yếm. Trong khi nhiều con khác dễ bị kích thích quá mức bằng cách cắn hoặc cào vào người khác trong khi con người vuốt ve chúng. Mèo làm vậy không phải vì nó ghét con người hay muốn gây chiến. Đấy là sự nhắc nhở nhẹ nhàng rằng vuốt ve như vậy là đủ rồi.

Vuốt ve liên tục cho mèo có thể khiến nó cảm thấy không thoải mái. Thậm chí đôi khi sinh ra tĩnh điện. Một vài hành động của mèo sẽ thể hiện cho con người biết chúng đang bực mình, hoặc khó chịu khi bị vuốt ve.

Hãy chú ý đến những dấu hiệu, hành vi của mèo không mấy hứng thú: tai cụp xuống, đuôi bắt đầu đập hoặc mèo thể thể hiện sự căng thẳng. Nhiều con mèo không thích được vuốt ve ở lưng. Chúng có thể thích được vuốt ve ở cằm hoặc đằng sau tai.

Hành vi của mèo ăn linh tinh: Việc ăn cỏ, thực vật là hoàn toàn bình thường đối với mèo. Nhưng nếu hành vi của mèo này lặp lại quá nhiều có thể khiến mèo đau dạ dày. Mèo ăn cỏ với mục đích cung cấp chất xơ và giúp làm

sạch các cục lông trong dạ dày. Vì vậy không phải lo lắng trừ khi mèo ăn quá nhiều và dẫn đến nôn mửa. Cần đảm bảo rằng mèo không tiếp cận với những cây hoa hoặc cỏ trang trí trong nhà. Những thứ có thể nguy hiểm cho chúng.

Hành vi của mèo khi dậm chân lên người chủ: Một vài con mèo lại thích thể hiện tình cảm bằng cách “giậm chân” trên người chủ. Điều này có mối liên hệ với việc khi còn bé, chúng cũng sử dụng cách này để giúp tiết sữa từ bầu ngực của mẹ khi được cho ăn. Vì vậy nếu bắt gặp hành động của mèo này, ta có thể hiểu đó là cách nó thể hiện tình yêu và tình cảm dành cho người “mẹ” là con người.

Hành vi của mèo khi đi vệ sinh không đúng chỗ: Đây là một hành vi của mèo không bình thường. Hãy nghĩ đến việc đưa mèo đi khám bác sĩ thú y. Nó thể hiện sự căng thẳng về mặt tinh thần hoặc vấn đề về sức khỏe nào đó. Mèo có thể bị nhiễm khuẩn hoặc bị tắc ống dẫn nước tiểu.

Hành vi của mèo thích cắn xé đồ đạc: Mèo không cắn đồ đạc vì vui thích mà vì chúng cần thường xuyên cào móng để giữ cho móng vuốt của mình được sắc và khỏe. Ta có thể giải quyết bằng cách cung cấp một chiếc trụ cào móng cho mèo , nhà cây cho mèo . Mặc dù có thể khá tốn thời gian để mèo quen với điều đó. Ta có thể ngăn chặn hành vi của mèo cào xé đồ đạc bằng cách di chuyển đi các vật chúng có thể cào. Che phủ đồ đạc, hoặc thậm chí dán hai lớp băng keo hoặc giấy nhám/giấy ráp lên nền nhà nơi mèo cưng thường đứng cào. Nếu ta không thể dễ dàng ngăn chặn việc mèo cào móng, thì ta có thể tỉa bớt móng của mèo theo định kì. Hoặc lắp thêm móng nhựa lên trên móng của mèo để khiến chúng không thể phá hoại đồ đạc trong nhà.

Hành vi của mèo khi lăn qua lăn lại: Nếu mèo con nằm xuống lăn qua lăn lại rất có thể chúng đang muốn vui chơi. Là một người yêu mèo, ta không nên từ chối lời mời của chúng. Đối với mèo con mới sinh, đồ chơi cho mèo rất đa dạng. Có thể là chân tay của chủ nhân, đuôi của mèo mẹ. Hay chỉ là một món đồ nho nhỏ cũng có thể khiến chúng chơi cả buổi. Thậm chí có những chú mèo tự chơi với đuôi của mình, giống như một số chú chó đuổi theo đuôi của nó. Nhưng nó thích nhất vẫn là những cây cỏ nhỏ dài, đầu có tua rua. Hoặc một cuộn len, quả bóng có thể lăn được. Đó là những thứ chơi đùa rất thú vị của mèo con.

Hành vi của mèo nằm sát xuống đất: Có nhiều khi ta nhìn thấy chú mèo của mình nằm phục xuống đất. Dường như chúng đang thể hiện ý muốn quyết chiến đến cùng. Khi mèo con cụp về phía sau, nằm phục xuống và giơ móng ra. Nó đang chuẩn bị cho một trận đấu. Hành vi của mèo khi giơ vuốt và nhe răng, tức là chúng đang chuẩn bị tấn công.

Nhưng nếu chú mèo có biểu hiện thực sự dữ. Hãy cẩn thận khi chạm vào chúng, vì ta có thể bị chúng ăn ngược bất cứ lúc nào. Vì lúc này thần kinh của mèo đang cực kì căng thẳng.

Hành vi của mèo biểu hiện sự thông minh: Nhiều người cho rằng việc huấn luyện mèo là không thể. Nhưng điều đó hoàn toàn không phải, mèo cũng có thể huấn luyện được. Chúng cũng phụ thuộc vào cách huấn luyện của con người có tốt không. Mèo cũng có thể huấn luyện được các hành động sau:

Đi vệ sinh đúng chỗ.

Nhận biết người thân bằng âm thanh, cử chỉ vuốt ve.

Chơi cùng các đồ chơi, cào móng vào trụ móng, quen nơi nằm ngủ thư dãn. Biết được giữa cào cắn để tự vệ khi gặp nguy hiểm. Cắn đùa, cắn yêu với

chủ.

6. Thực hành

Seminar và thảo luận nhóm.

6.1. Chuẩn bị dụng cụ và mẫu vật

Máy tính, hình ảnh, các video về ngôn ngữ giao tiếp và biểu hiện ngôn ngữ cơ thể của chó mèo.

6.2. Phương pháp tiến hành

Giáo viên hướng dẫn cho sinh viên cách phân biệt về ngôn ngữ cơ thể của chó mèo.

6.3. Nội dung thực hành

Theo sự hướng dẫn của giáo viên về ngôn ngữ cơ thể của chó mèo. Tầm quan trọng của ngôn ngữ.

Các ngôn ngữ giao tiếp.

Các biểu hiện ngôn ngữ cơ thể của chó mèo.

6.4. Tổng kết nhận xét và đánh giá

Đánh giá kết quả thực hành dựa vào việc kiểm tra lại kiến thức sinh viên ghi nhận trong buổi thực hành.

Ghi chép đầy đủ, chính xác những thông tin cần thiết. Sinh viên tham gia đầy đủ.

Tinh thần thái độ học tập nghiêm túc. Viết bài phúc trình.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/09/2023