Chăn nuôi chó mèo Nghề Dịch vụ thú y - Cao đẳng - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp - 6

Khi tuyển chọn chó đực giống theo yêu cầu, cần phải xác định ngay từ lúc mới được một tuần tuổi, lúc này đã có thể chọn những con đực có ngoại hình và thể chất tốt.

Những chó con sau khi được chọn sơ bộ, sẽ đánh dấu chăm sóc chu đáo hơn. Khẩu phần ăn trong chăn nuôi chó đực giống cần có tỷ lệ đạm cao hơn, bổ sung thêm các loại vitamin A, D, E nhưng không nên cho chó đực ăn nhiều mỡ ( chỉ nên cho ăn thịt nạc, tim, gan,… và cá bỏ xương nấu chín), giảm bớt chất bột để đề phòng chó béo quá. Ngoài ra, cần bổ sung vào khẩu phần ăn của chó đực các chất khoáng như canxi, đặc biệt là kẽm, mangan là 2 nguyên tố ảnh hưởng đến sự phát triển sinh dục của chó đực.

Trước khi cho phối giống 7-10 ngày cần bồi dưỡng thêm 1 quả trứng/ ngày và sữa bò tươi để tỷ lệ thụ thai cao.

Trước khi cho nhảy giống lần đầu phải biết cách giúp đỡ chó nhảy đúng, tránh va chạm nhiều, tránh “vờn” nhau kéo dài làm chó đực mệt quá hại đến sức khỏe.

Tuổi giao phối tốt nhất của chó đực là 24 tháng tuổi và thời gian khai thác chó đực khoảng 9-10 năm. Chó đực có thể phối giống vào các mùa trong năm. Nên cho chó nhảy cách 7-10 ngày 1 lần.

Thời gian phối giống tốt nhất vào sáng sớm hoặc gần tối khi thời tiết dịu mát. Nơi giao phối phải đảm vảo sạch sẽ, khô ráo và yên tĩnh. Sauk hi ăn no hoặc đi vận động 30 phút đến 1 giờ thì mới cho nhảy cái.

Thường xuyên cho chó đực giống dạo chơi, vận động ở sân bãi cỏ có cây xanh bóng mát, có không khí trong lành, luôn luôn tắm chải cho chó sạch sẽ,bảo vệ cơ quan sinh dục để tránh xây xát, viêm nhiễm.

5. Thực hành

Seminar và thảo luận nhóm.

5.1. Chuẩn bị dụng cụ và mẫu vật

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 83 trang tài liệu này.

Máy tính, hình ảnh các giống chó, thức ăn cho chó.

5.2. Phương pháp tiến hành

Chăn nuôi chó mèo Nghề Dịch vụ thú y - Cao đẳng - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp - 6

Giáo viên hướng dẫn cho sinh viên lựa chọn các giống chó, thức ăn cho chó phù hợp điều kiện hiện tại của chủ nuôi.

5.3. Nội dung thực hành

Theo sự hướng dẫn của giáo viên về cách nuôi dưỡng và chăm sóc cho chó. Lựa chọn giống chó nuôi.

Lựa chọn thức ăn cho chó.

Nuôi dưỡng chăm sóc chó theo giai đoạn.

5.4. Kết luận thực hành

Đánh giá kết quả thực hành dựa vào việc kiểm tra lại kiến thức sinh viên ghi nhận trong buổi thực hành.

Ghi chép đầy đủ, chính xác những thông tin cần thiết. Sinh viên tham gia đầy đủ.

Tinh thần thái độ học tập nghiêm túc. Viết bài phúc trình.

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Khi nuôi chó cần dựa vào những yếu tố nào?

2. Chuẩn bị nơi ở cho chó như thế nào?

3. Khi chăm sóc chó cần chú ý những gì?

4. Chăm sóc chó theo giai đoạn tuổi của chó?

BÀI 5

NUÔI DƯỠNG VÀ CHĂM SÓC MÈO


Giới thiệu:

Với bản tính tinh nghịch, điệu bộ nũng nịu và gương mặt đáng yêu, mèo đúng là loài vật lý tưởng để nuôi làm thú cưng. Tuy nhiên, trái với quan niệm của nhiều người, mèo không phải là loài vật nuôi mà ta có thể để cho nó "tự lo"! Nếu muốn mèo sống khỏe mạnh và hạnh phúc, ta cần biết cách chăm sóc mèo và cho nó một cuộc sống tốt nhất có thể từ khi mới về nhà.

Mục tiêu:

- Kiến thức: có kiến thức cơ bản về nuôi dưỡng và chăm sóc mèo.

- Kỹ năng: Ứng dụng cách nuôi dưỡng và chăm sóc mèo theo điều kiện sẳn có.

- Năng lực tự chủ và trách nhiệm: tự tin về nuôi dưỡng và chăm sóc mèo.

1. Đặc điểm sinh học của mèo

Mèo đực trưởng thành muộn hơn mèo cái, vào khoảng 8-10 tháng tuổi khi trọng lượng đạt khoảng 3 – 3,5 kg. Khả năng sinh sản của con đực kéo dài đến 14 năm, có thể thụ tinh trong suốt cả năm nhưng khả năng tính dục giảm từ tháng 9,10 đến tháng giêng. Người ta nhận thấy kích thước dịch hoàn thay đổi theo mùa có tương quan chặt chẽ đến những dao động của tỉ lệ testosterone trong máu.

Mèo cái trưởng thành vào khoảng 4- 12 tháng tuổi (thường 6-9 tháng). Sự trưởng thành sinh dục có liên quan đến tăng trưởng của mèo con. Trọng lượng lúc trưởng thành của mèo cái khoảng 2,3 – 2,5 kg. Nó cũng tùy thuộc vào tháng mà mèo được sinh ra vì đặc điểm sinh sản theo mùa. Những giống mèo lông ngắn trưởng thành sinh dục sớm hơn giống lông dài.

Sự rụng trứng này được đặt dưới hai điều kiện: Rụng trứng chỉ xảy ra khi mèo lên giống.

Điều kiện thứ hai liên quan đến cường độ kích thích âm đạo.

Thường trứng rụng 24 – 30 giờ sau khi giao phối. Trứng được thụ tinh ở 1/3 trên của ống dẫn trứng và xuống đến tử cung vào ngày 5-6 sau khi trứng rụng.

Những biểu hiện mang thai thường là thay đổi động thái một cách kín đáo, đôi khi bỏ ăn, nôn mửa, mèo ăn tăng lên dần dần. Đến ngày thứ 16, núm vú trở nên hồng hơn, rất rõ trên con so. Vào ngày thứ 17, rờ bụng thấy tử cung cứng chắc, rộng hơn. Đến ngày 21 – 23 việc khám thai bằng tay dễ dàng hơn. Ngày 28 ống thai có đường kính 3 cm chứa thai gồm đủ các cơ quan. Đến ngày 36 – 40, xương bắt đầu cốt hóa ta dùng X quang cho phép xác định tuổi thai theo độ dài và đếm số thai; ở ngày này thai dài 6-7 cm. Trọng lượng trung bình của mèo con sinh ra là 80 – 120 gr.

2. Chăm sóc cho mèo

2.1. Nhu cầu dinh dưỡng

Mèo là loài ăn thịt thật sự. Nhìn chung dinh dưỡng cho mèo giống như chó với một vài đặc điểm riêng: nhu cầu đạm cao, không có khả năng chuyển hóa β- carotene thành vitmin A. Mèo cần ít xơ.

Nhu cầu ở những tháng đầu tiên gắn liền với tăng trọng. Tốc độ tăng trưởng của mèo nhanh trong 3 – 4 tháng đầu. Mèo ăn nhiều loại thức ăn khác nhau. Mùi, thể chất, vị, thói quen xác định sự ưa chuộng của mèo đối với một số loại thức ăn nhưng số lượng thức ăn được quyết định bởi các thông số như tiếng động, ánh sáng, bình đựng thức ăn, hiện diện của người hay không, tình trạng sinh lý.

Mèo con đang lớn và mang thai, cho con bú phải được ăn tự do hay cho ăn nhiều lần trong ngày để thỏa mãn nhu cầu. Khẩu phần phải cân đối hay giảm năng lượng để giảm béo phì. Các bệnh liên quan đến dinh dưỡng như bệnh ký sinh trùng, thận, tuyến tụy, gan, tiêu hóa và hầu hết các rối loạn biến dưỡng đều có ảnh hưởng đến sinh lý, bệnh lý của mèo.

2.2. Cách chăm sóc mèo

Cách chăm sóc mèo con

Nơi ở cũng như môi trường nuôi dưỡng cũng thường là một vấn đề trăn trở xung quanh cách nuôi mèo con của những người mới lần đầu tiên chọn nuôi.

Cách nuôi mèo con mới về nhà: Nếu mèo chọn nuôi chỉ vừa chào đời, chưa được 3 tuần tuổi, ngoài dinh dưỡng cho mèo con, thì việc giữ ấm cơ thể của chúng là quan trọng nhất vì các cơ quan của mèo con chưa được hoàn thiện, chúng chưa có khả năng điều chỉnh thân nhiệt cho chính mình.

Ổ mèo phải được đặt ở nơi yên tĩnh, góc khuất, tách biệt với các hoạt động khác trong gia đình. Chất liệu của các loại vải lót ổ phải là vải có khả năng giữ ấm như chăn mềm.

Ngoài ra còn có thể lót dưới tấm chăn ấy một tấm đệm nóng hoặc chai nước ấm để đảm bảo môi trường chỗ ở của mèo dao động trong khoảng 37 độ C là tốt nhất. Nếu nhiệt độ quá cao, rất có thể khiến mèo nhà bạn bị bỏng.

Cách chăm sóc mèo con trên 1 tháng tuổi

Giai đoạn 1-3 tháng tuổi là giai đoạn mèo con bắt đầu học hỏi từ môi trường xung quanh. Bởi vậy, cách nuôi mèo con mới về nhà ở thời điểm này chủ yếu sẽ tập trung vào việc dạy dỗ và định hình tính cách cho chúng cùng những hướng dẫn nuôi mèo con như tắm rửa, vệ sinh và tiêm phòng cho mèo.

Huấn luyện mèo đi vệ sinh

Thông thường, sau khi mèo đi nặng hoặc đi nhẹ, chúng thường sẽ có tập tính bới cát giấu phân, giấu đi hết mọi vết tích liên quan đến chất thải của mình để tránh các loài động vật săn mồi phát hiện ra chúng trong tự nhiên.

Cách chăm sóc mèo con để huấn luyện cho chúng đi vệ sinh rất đơn giản, chỉ cần canh đúng thời khắc ấy mang mèo vào khay để chúng giải quyết, và lần sau mèo sẽ lại đi vào nơi có mùi đánh dấu lãnh thổ quen thuộc để mà đi vệ sinh.

Trong trường hợp không có khay cát vệ sinh cho mèo thì có thể dùng khăn giấy thấm một ít nước tiểu để đánh dấu một góc nơi ta muốn nó đi giải quyết sau này thì tự khắc lần sau chúng sẽ tìm đến đúng chỗ ta đánh dấu mà không đi lung tung nữa.

Tuy nhiên, cách chăm sóc mèo con và dạy dỗ chúng cần kiên nhẫn và thời gian, “Có công mài sắt có ngày nên kim”, hãy cố gắng kiên trì nhiều lần, nhắc nhở mèo đi vệ sinh đúng chỗ một cách kiên trì sẽ giúp hình thành trong đầu nó một phản xạ có điều kiện khiến mỗi lần chúng muốn đi vệ sinh đều sẽ nghĩ ngay đến nơi góc toilet trong bạn hoặc khay cát vệ sinh quen thuộc của chúng.

3. Chăm sóc mèo già

Chắc hẳn sự nhận biết một chú mèo đã già sẽ dễ dàng hơn khi dựa vào số tuổi của chúng. Tuy nhiên, không phải loài mèo nào tuổi thọ của nó cũng như nhau, hơn nữa nhiều người nhận nuôi mèo không phải từ khi nó còn nhỏ nên khó xác định được nó đã bao nhiêu năm tuổi. Nhưng ngược lại, một chú mèo gắn bó với chủ lâu như vậy, chắc hẳn chủ sẽ không khó nhận ra sự thay đổi về dáng vẻ lẫn tâm sinh lý của chúng.

Mèo già sẽ đi lại khó khăn hơn trước và chậm chạp bởi hệ xương của chúng không còn chắc khỏe như xưa. Mèo càng về già sẽ càng ít đi những việc chạy nhảy, vẻ mặt cũng ít tươi tỉnh hơn.

Nếu để ý hơn về răng miệng của chúng, sẽ thấy mèo già bị mòn dần dãy răng cửa vì quá trình ăn uống kéo dài, màu ngà vàng, có trường hợp còn bị gãy một vài chiếc răng, hơi thở có phần hôi. Tiếng kêu của mèo cũng không còn vang nữa mà thay vào đó là giọng khàn, bé, the thé.

Mèo sẽ nằm nhiều hơn, hay nhìn xa xăm vì cơ thể mệt mỏi, hay mắc các bệnh về tim mạch, hệ xương, các giác quan cũng kém đi nhiều.

Thói quen ăn uống của mèo già cũng thay đổi hơn, thay vào việc chúng thích ăn nhiều đồ chứa nhiều chất béo và ăn nhanh thì có thể những chú mèo già ăn ít đi và thiên về sở thích với những thực phẩm ít dầu mỡ, dễ tiêu.

Tất cả những chú mèo khi còn bé sẽ có một đôi mắt màu đen nâu, nhưng khi ở giai đoạn trưởng thành, chúng sẽ chuyển màu mắt sang xanh lá trong veo. Đây cũng là cách nhận biết độ tuổi mèo khi chọn nuôi. Tuy nhiên, khi về già, đôi mắt xanh lá sẽ chuyển sang xanh thẫm và có phần hơi đục vì bệnh tuổi già. Khả năng thị giác của chúng bị hạn chế đi nhiều, mắt hay ở tình trạng khô vì việc tiết nước ở mắt không còn đều đặn như trước.

Cách khắc phục những vấn đề của mèo khi về già

Khi răng miệng và hệ tiêu hóa của mèo đã bị thay đổi và yếu dần đi thì nên cho chúng ăn những thực phẩm mềm, giàu Kalo, dễ tiêu, khẩu phần ăn ít đi và chia làm nhiều bữa. Nên trộn chất xơ vào thức ăn của chú mèo cao tuổi để chúng có thể nhuận tràng hơn vì khi về già, mèo dễ bị táo bón hơn. Thay đổi các loại thức ăn một cách đa dạng hơn để chúng ngon miệng hơn.

Ta nên làm quan tâm và âu yếm chúng nhiều hơn ở tuổi này, vì khi về già, mèo rất dễ nhạy cảm. Hãy đưa chúng ra ngoài để dễ hít thở, điều này sẽ khiến tinh thần thoải mái và phấn chấn hơn. Đây cũng là cách giúp chúng khỏe khoắn.

Mặc dù với mong muốn mèo năng động hơn, tuy nhiên cũng nên hạn chế việc cho mèo chạy nhạy, vận động mạnh vì hệ xương của mèo đã lão hóa đi nhiều. Ngoài ra, có thể bổ sung cho mèo chất canxi để tránh loãng xương, săn chắc hơn.

Nên để mèo trong không gian thoáng mát, tránh mưa gió dễ bị cảm lạnh, đây là cách bảo vệ sức khỏe cho mèo. Nếu có không gian và mèo ngoan ngoãn thì đừng xích chúng để mèo cảm thấy thoải mái.

Khám định kỳ cho mèo, có thể là 6 tháng/ lần để kịp thời phát hiện bệnh của mèo nếu có.

4. Những bệnh thường gặp ở mèo

Thiếu taurine, một acid amrin chứa lưu huỳnh, sẽ gây thoái hóa võng mạc, bệnh tim, sinh sản kém, mèo con tăng trọng kém. Taurine chỉ có thể tìm thấy trong các chất đạm có nguồn gốc động vật.

Thiếu acid arachidonic sẽ ảnh hưởng đến sinh sản. Cần cung cấp cá, thịt các loại để cung cấp những nhu cầu mà thực vật không đáp ứng được.

Thiếu nước dẫn đến tăng nồng độ nước tiểu sẽ làm nặng thêm các rối loạn về niệu

Những bệnh thường gặp trên mèo:

Bệnh viêm mũi và khí phế quản truyền nhiễm ở mèo

-Triệu chứng

Thời kỳ nung bệnh thường là 2-6 ngày. Thời gian bệnh kéo dài trong 7 ngày, khi không có nhiễm trùng thứ phát. Những dấu hiệu sau đây thường được thấy sớm khi mèo nhiễm bệnh là: sốt, bỏ ăn, suy nhược và viêm hai bên kết mạc làm cho mèo chảy nước mắt và sợ ánh sáng. Sau đó các dịch tiết từ mắt, mũi dần có mũ và đóng vãy quanh mắt mũi, rồi hai mi mắt bị dính lại. Bệnh có thể gây cho mèo ho và thở khó. Ngoài ra mèo còn có thể bị một số triệu chứng sau đây nhưng không phổ biến, đó là tiết nhiều nước bọt do lóet lưỡi, viêm lóet giác mạc mắt. Còn dấu hiệu thần kinh và lóet da thì rất hiếm. Mèo mang thai có thể sảy thai. Tỉ lệ chết nói chung là thấp trừ những mèo con và mèo mất khả năng miễm dịch. Thường thì mèo phải mất 20 ngày để phục hồi bệnh, một số con bị viêm mũi, viêm xoang và kết mạc mãn tính do nhiễm trùng thứ phát.

-Phòng

Có thể tiêm phòng cho mèo 4 tuần tuổi sau đó lập lại 4 tuần một lần cho đến 12 tuần.

Bệnh viêm ruột truyền nhiễm mèo

-Triệu chứng

Bệnh xảy ra với triệu chứng suy nhược, sốt và viêm ruột trong 1-3 ngày, sau bệnh hồi phục nhanh. Bệnh này thường nặng ở mèo con từ 6 đến 24 tuần tuổi không được tiêm vacin phòng bệnh trước đó. Đặc tính của bệnh là thình lình nổ ra, suy nhược trầm trọng, bỏ ăn và sốt. Mèo bệnh thường thu mình giữa hai chân trước, tỏ vẻ rất khác nước nhưng không thèm uống. Đôi khi con vật ói và tiêu chảy sau vài ngày. Lông mèo trở nên xù xì và da mất tính đàn hồi. Nếu có hội chứng lỵ thì tiên lượng rất xấu, thân nhiệt hạ xuống dưới bình thường sau đó mèo hôn mê và chết sau ba đến năm ngày. Tỉ lệ chết khoảng 25-90%. Những con còn sống được qua 5 ngày mà không có biến chứng gì thì khỏi bệnh được và bình phục được hoàn toàn sau vài tuần.

Thể quá cấp: bệnh thình lình nổ ra, con vật suy nhược nghiêm trọng, đau vùng bụng, thân nhiệt xuống dưới bình thường và chết sau 24 giờ.

-Phòng

Có thể tiêm phòng cho mèo 4 tuần tuổi

Bệnh viêm phúc mạc truyền nhiễm mèo

-Triệu chứng

Thời kỳ nung bệnh rất thay đổi, có khi kéo dài đến vài tuần. Những dấu hiệu lâm sàng sớm nhưng không đặc trưng như: bỏ ăn, sụt cân, bơ phờ, mất nước và sốt lên xuống. Đối với mèo nhiễm virus làm giảm bạch caaufvaf virus gây suy giảm miễn dịch thì sẽ làm tăng tính mẫn cảm của bệnh và rút ngắn thời gian sống của con vật.

Mèo bệnh với dạng ướt thì tích lũy nhiều dịch ở xoang bụng, xoang ngực, xoang bao tim với nhiều protein. Bụng căng và mèo thường đau khi ta sờ. Mèo có thể thở khó khi dịch chứa nhiều trong màng ngực. Những cơ quan khác thỉnh thoảng cũng có ảnh hưởng như thần kinh trung ương, mắt. Bệnh thường đưa đến cái chết sau vài tuần.

-Phòng

Tiêm phòng bằng vaccin. Không nên chọn các giống mèo từ những dòng có liên quan đến bệnh.

Bệnh dịch hạch ở mèo

-Triệu chứng

Bệnh thể hiện ở 3 dạng

Viêm hạch: là dạng phổ biến nhất ở mèo, ta thấy dịch viêm chảy ra từ hạch hoặc hình thành những áp xe từ hạc bệnh, cuối cùng hạch vỡ ra chảy dịch có máu, huyết thanh hoặc mủ. Các hạch dưới hàm là thường thấy nhất, kế đó là các hạch nông các vùng khác. Mèo bệnh thể hiện sốt, suy nhược, bỏ ăn là phổ biến.

Dạng nhiễm trùng huyết: có thể phát triển cùng với dạng viêm hạch. Dạng nhiễm trùng huyết làm cho con vật chết nhanh hơn dạng viêm hạch.

Dạng viêm phổi: do hít phải vi trùng, dạng này hiếm thấy ở mèo. Bệnh có thể phát triển thành thở khó và sốt.

Bệnh giun phổi mèo

Triệu chứng: bệnh rất phổ biến nhưng dấu hiệu lâm sàng thì thường không thấy biểu lộ ra. Mèo bệnh thường thấy cơ thể hao mòn dần, ho, thở khó, nghe

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/09/2023