Chăn nuôi chó mèo Nghề Dịch vụ thú y - Cao đẳng - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp - 7

tiếng ran của phổi, bệnh tích thường cho thấy phổi như đặc lại, nổi lên những nốt có đường kính 1-10mm.

Phòng bệnh: chăm sóc tốt, thường xuyên xổ giun định kỳ

5. Thực hành

Seminar và thảo luận nhóm

5.1. Chuẩn bị dụng cụ và mẫu vật

Máy tính, hình ảnh các giống mèo, thức ăn cho mèo.

5.2. Phương pháp tiến hành

Giáo viên hướng dẫn cho sinh viên lựa chọn các giống mèo, thức ăn cho mèo phù hợp điều kiện hiện tại của chủ nuôi.

5.3. Nội dung thực hành

Theo sự hướng dẫn của giáo viên về cách nuôi dưỡng và chăm sóc cho

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 83 trang tài liệu này.

mèo.


Lựa chọn giống mèo nuôi. Lựa chọn thức ăn cho mèo.

Nuôi dưỡng chăm sóc mèo theo giai đoạn.

5.4. Kết luận thực hành

Đánh giá kết quả thực hành dựa vào việc kiểm tra lại kiến thức sinh viên ghi nhận trong buổi thực hành.

Ghi chép đầy đủ, chính xác những thông tin cần thiết. Sinh viên tham gia đầy đủ.

Tinh thần thái độ học tập nghiêm túc. Viết bài phúc trình.

CÂU HỎI ÔN TẬP


1. Trình bày đặc điểm sinh học của mèo?

2. Cho biết cách nuôi dưỡng và chăm sóc cho mèo cũng như những bệnh thường găp ở mèo?

3. Cho biết cách nuôi dưỡng và chăm sóc mèo già?

BÀI 6

CHĂM SÓC NGOẠI HÌNH CHO CHÓ


Giới thiệu:

Chó cảnh là giống chó được nhiều người lựa chọn để nuôi và coi như là “người bạn” của mình bởi những giống này thường sở hữu ngoại hình vô cùng đáng yêu và tính cách lại thân thiện với con người. Vì thế mà chó cảnh thường có mức giá cao hơn các loài chó nhà thông thường và cũng khá khó nuôi, chúng cần điều kiện chăm sóc đặc biệt về ngoại hình và thể chất. Vì vậy ta cần tìm hiểu cách chăm sóc ngoại hình thể chất chó cảnh một cách đúng cách. Mục tiêu:

- Kiến thức: có kiến thức cơ bản về chăm sóc ngoại hình cho chó.

- Kỹ năng: Thực hành chăm sóc ngoại hình cho chó theo điều kiện sẳn có.

- Năng lực tự chủ và trách nhiệm: tự tin về nuôi dưỡng và chăm sóc ngoại hình chó mèo.

1. Chăm sóc lông cho chó

Chăm sóc bộ lông cho chó ta đừng quá cầu kỳ hoặc phải liên tục mà ta phải chăm sóc bộ lông tương ứng với thể trạng của chúng, giúp chúng được thư giản, thoải mái và đáp ứng tốt những thay đổi về khí hậu và thời tiết trong năm.

Để có bộ lông cũng như cơ thể đẹp trước hết chúng ta phải làm những biện pháp diệt trừ các loại bọ chét, ve, rận và các loại ký sinh trùng gây hại bám và hút máu truyền bệnh cho chó.

Da chó luôn có một lớp màng nhày như một lớp mỡ tự nhiên để bảo vệ. Do vậy nếu chó thường xuyên được chải lông sẽ có cảm giác thoải mái, thích thú được thư giản. Lông bị bẩn, bết không những gây cho chó khó chịu mà còn làm cho chúng dễ mắc nhiều chứng bệnh khác nhau, bệnh ngoài da cũng như các bệnh nội tạng.

Chó ở bẩn cũng là điều kiện thuận lợi cho các loại ký sinh trùng độc hại phát triển.

Chải lông cho chó không những chống bẩn, lấy đi lớp lông già chết, kích thích lớp lông non mộc nhanh, phát triển đều hơn mà còn làm cho lưu thông máu của chó tốt hơn. Nhiều giống chó có tập tính thay lông mạnh vào mùa xuân và mùa thu.

Trong thời kỳ chó thay lông nên dùng các loại lược hay bàn chải thưa khác nhau sao cho phù hợp để lấy đi phần lông già cũ đã rụng và giúp cho phần lông mới mọc tốt hơn và dễ trao đổi chất qua da nhanh hơn, tốt hơn.

Khi chảy lông cho chó phải đặc biệt cần chú ý tới những vùng lông có vấn đề như bết, rụng nhiều hay phần da bị tổn thương. Các thao tác thực hiện phải nhẹ nhàng và không nên chạm hay gây đau đớn đến bộ phận nhạy cảm của chúng.

2. Chăm sóc móng cho chó

Cắt tỉa móng là một nhiệm vụ quan trọng giúp móng chân của chó gọn gàng và sạch sẽ. Việc này cũng giúp giữ cho sàn nhà và đồ nội thất trong nhà tránh khỏi những vết trầy xước. Móng chân dài rất dễ bị gãy, gây chảy máu hay có thể mọc ngược vào trong bàn chân và làm đau chó. Móng chân quá dài cũng có thể khiến việc di chuyển của chó gặp khó khăn. Việc cắt tỉa móng sẽ giúp ngăn chặn những vấn đề trên, nhân tiện có thể kiểm tra những bất thường (nếu có) trên móng chân của chó.

Chọn đúng thời điểm. Hầu hết loài chó không thích bị tỉa móng chân, vì vậy phải chọn thời điểm lúc chúng đang thư giãn. Nếu chú chó đang chơi, hãy đợi tới lúc nó nằm xuống sau đó tiếp cận để huấn luyện nó quen với việc bị giữ chân.

Giữ chân chó nhẹ nhàng. Bắt đầu bằng việc từ từ chạm vào chân nó. Nếu chú chó không phản ứng, có thể mát-xa nhẹ nhàng và nhấn vào móng chân nó. Tùy thuộc vào độ tuổi và tính cách của chó, có thể mất vài lần tập trước khi chúng quen với việc này. Lặp lại bài tập vài lần trong ngày cho đến khi chú chó không còn phản ứng lại với việc bị giữ bàn chân.

Dạy chú chó nằm nghiêng khi tỉa móng nếu cần. Nếu chó đã từng có ấn tượng xấu với việc cắt tỉa móng, có thể chúng sẽ không để bạn làm vậy. Chẳng hạn như nếu chó từng bị ai đó cắt phạm vào khu vực "hồng" (nơi chứa nhiều dây thần kinh và mạch máu của móng chân), nó sẽ bị đau và chảy máu nặng. Những chú chó già hơn có thể bị viêm khớp ở ngón chân và việc cắt tỉa móng chân làm chúng không thoải mái. Đối với những trường hợp này, sẽ dễ dàng hơn nếu cho chó nằm xuống khi tỉa móng.

Kiểm tra những bất thường của bàn chân. Khi mát-xa bàn chân và móng chân, ta nên tận dụng cơ hội để kiểm tra sức khỏe của chú chó. Đưa nó đến bác sĩ thú y nếu có bất kì biểu hiện đau, vết loét, móng bị gãy, sưng hoặc tấy đỏ, chân bị què hay móng có màu sắc kì lạ nào trước khi cố gắng tỉa móng cho chúng. Chấn thương, nhiễm trùng, khối u và các bệnh tự miễn là những triệu chứng thường gặp ở chó.

3. Chăm sóc tai, mắt, mũi và răng cho chó

3.1. Chăm sóc tai

Việc vệ sinh tai chó không con quá xa lạ với các chủ nuôi hiện nay, tuy nhiên làm thế nào để vệ sinh cho đúng cách thì nhiều chủ nuôi vẫn thường khá lúng túng, và chưa hẳn tất cả các chủ nuôi đã biết vệ sinh tai cho chó đúng cách. Để bắt đầu vệ sinh cho chó, các dụng cụ cần chuẩn bị đó chính là:

Chất tẩy rửa tai: có thể tìm mua chất tẩy rửa tai chó chuyên dụng tại các cửa hàng thú cưng, tùy theo nhu cầu mà lựa chọn loại chất rửa phù hợp. Tuy nhiên, cần tránh những loại chất tẩy rửa tai có chứa cồn hoặc hydro peroxide, có thể gây kích ứng cho đôi tai nhạy cảm của chó.

Bông gòn: Bông gòn sẽ là một vật dụng giúp làm sạch các đường viền ngoài của tai, tuy nhiên tuyệt đối không được đưa bông gòn vào ống tai chó. Làm như vậy có thể gây tổn thương đến thính giác vĩnh viễn của chó.

Nhíp: Đây là một trong những dụng cụ cần thiết và hữu ích nếu chó có nhiều lông tai.

Khăn: Dùng khăn vừa để lau bên ngoài tai cho chó.

Nếu tai của chó có nhiều lông, hãy sử dụng nhíp để làm sạch lông ra khỏi ống tai rồi sau đó hẳn bắt đầu tiến hành vệ sinh.

Các bước để làm sạch tai chó an toàn:

Sau khi chó đã ngồi yên vị trí, thưởng cho nó một ít đồ ăn. Rồi bắt đầu cho dung dịch vệ sinh vào tai chó.

Giữ cho nước vệ sinh không bị văng ra, nhẹ nhàng dùng ngón tay xoa bóp tai khoảng 20 giây.

Thả tai chó ra và cho phép chó lắc đầu nếu nó muốn, giữ chiếc khăn trên đầu để ngăn dung dịch bay khắp nơi.

Sử dụng một ít bông, rồi dùng vải quấn quanh vào ngón trỏ, nhẹ nhàng lau ống tai chó. Chỉ sử dụng tăm bông nếu thật sự cần thiết, và chỉ lau trên phần có thể nhìn thấy của tai chó.

Cuối cùng, sau khi đã vệ sinh xong cần thưởng để khích lệ tinh thần cho chúng.

3.2. Chăm sóc đôi mắt

Với các chú chó, đôi mắt cũng là "cửa sổ tâm hồn", giúp chúng nhìn ngắm thế giới mỗi ngày và thấy rõ được chủ nhân thân yêu của mình. Bởi vậy chúng ta

cần chăm sóc, vệ sinh đúng cách để duy trì đôi mắt cún luôn trong sáng tinh anh, không đổ lệ, đổ ghèn, hay bị nhiễm khuẩn.

Bổ sung dưỡng chất tốt cho mắt chó: Các loại thực phẩm giàu vitamin A, omega-3, Astaxanthin như trứng, cá, dầu cá, thịt vịt, cà rốt,... chứa nhiều dưỡng chất cho đôi mắt cún khoẻ từ bên trong, giảm mệt mỏi cho mắt. Lựa chọn các loại thức ăn dành cho thú cưng được làm từ nguyên liệu sạch, giá trị dinh dưỡng cao như thức ăn hạt mềm Zenith, thức ăn hữu cơ Natural Core cũng hỗ trợ thị lực, cho đôi mắt cún sáng, khoẻ.

Vệ sinh vùng da quanh mắt chó

Bụi bẩn ở xung quanh mắt chó nếu không được làm sạch sẽ trở thành nơi trú ngụ của vi khuẩn, là nguyên nhân dẫn đến một số bệnh về mắt như đau mắt, viêm giác mạc,...

Với Dung dịch vệ sinh mắt, tẩm ướt khăn sạch hoặc tăm bông, nhẹ nhàng lau xung quanh viền mắt cho chó.

Thành phần trà xanh và mê điệt hữu cơ giúp lấy đi bụi bẩn, ngăn đổ ghèn trở lại, giữ cho vùng lông quanh mắt luôn sạch, đẹp. Nhỏ mắt cho chó

Dung dịch nhỏ mắt được chứng minh hiệu quả trong việc ngăn ngừa các bệnh về mắt nhờ cung cấp dưỡng chất, giữ ẩm và kháng khuẩn.

Cách dùng: Mỗi lần nhỏ từ 3-5 giọt vào mắt cún. Sử dụng thường xuyên để bảo vệ mắt thú cưng sáng, khoẻ.

Chú ý kiểm tra mắt bằng các bước đơn giản có thể thực hiện thường xuyên tại nhà

Kiểm tra con ngươi: Đưa chó đến nơi có ánh sáng và nhìn thẳng vào mắt. Đôi mắt khoẻ sẽ trong và sáng, vùng bao quanh nhãn cầu có màu trắng. Kích cỡ hai con ngươi đồng đều, không có hiện tượng chảy nước mắt, ra gỉ mắt hoặc có mủ ở hai bên khóe mắt.

Kiểm tra niêm mạc mắt: Vạch nhẹ mi mắt dưới của chó và quan sát kĩ lớp niêm mạc. Nếu có màu hồng nhạt thì mắt của chó không có vấn đề gì.

3.3. Chăm sóc răng

Chải răng là một trong những bước quan trọng để chăm sóc toàn diện cho chú chó. Để chó có một hơi thở luôn tươi mát, nên thực hiện công việc này mỗi ngày. Hàm răng sạch sẽ đồng thời cũng giúp chó tăng cường sức khỏe, luôn vui vẻ và kéo dài tuổi thọ. Mảng bám và cao răng không chỉ làm cho hơi thở bị hôi mà còn kèm theo nguy cơ làm hỏng răng. Nghiêm trọng hơn, mất vệ sinh răng

miệng có thể dẫn đến nhiễm trùng gây đau đớn, tổn hại cho thận, tim, gan và đe dọa tính mạng của chó. Bằng cách thường xuyên đánh răng, sẽ giúp cải thiện chất lượng của cuộc sống cho chú chó.

4.Thực hành

Seminar và thảo luận nhóm.

4.1. Chuẩn bị dụng cụ và mẫu vật

Máy tính, video các bài tập chăm sóc lông, móng, tai,...cho chó mèo.

4.2. Phương pháp tiến hành

Giáo viên hướng dẫn cho sinh viên cách lựa chọn các bài tập chăm sóc ngoại hình phù hợp với từng giống chó mèo.

4.3. Nội dung thực hành

Theo sự hướng dẫn của giáo viên về các bài tập chăm sóc ngoại hình cho chó mèo.

Lựa chọn các bài tập chăm sóc lông phù hợp với từng giống. Lựa chọn các bài tập chăm sóc móng phù hợp với từng giống.

Lựa chọn các bài tập chăm sóc tai, mắt, mũi, miệng phù hợp với từng

giống.

4.4. Kết luận thực hành

Đánh giá kết quả thực hành dựa vào việc kiểm tra lại kiến thức sinh viên ghi nhận trong buổi thực hành.

Ghi chép đầy đủ, chính xác những thông tin cần thiết. Sinh viên tham gia đầy đủ.

Tinh thần thái độ học tập nghiêm túc. Viết bài phúc trình.

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Chăm sóc lông cho chó được thực hiện như thế nào?

2. Chăm sóc móng cho chó được thực hiện như thế nào?

3. Chăm sóc tai, mắt, mũi và răng cho chó được thực hiện như thế nào?

BÀI 7

CÁC GIỐNG CHÓ


Giới thiệu:

Trên thế giới hiện nay có nhiều giống chó, đa dạng về tính năng, chiều cao, kích thước, hình dáng, bộ lông, sắc lông. Trong những năm gần đây nhiều giống chó ngoại, chó quí đã được nhập vào Việt nam để nhân giống, kinh doanh. Việc tham khảo đặc điểm của một số giống chó trước khi mua là hết sức cần thiết. Một vấn đề khác còn quan trọng hơn là nắm được một số kiến thức cơ bản trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc giúp kéo dài đời sống của chúng. Vì vậy cần phải tìm hiểu vài nét cơ bản về một số giống chó hiện nay.

Mục tiêu:

- Kiến thức: có kiến thức cơ bản về các giống chó nuôi ở nước ta.

- Kỹ năng: Phân biệt và định danh được các giống chó ở nước ta và các nước trên thế giới.

- Năng lực tự chủ và trách nhiệm: tự tin xác định được các đặc điểm cơ bản của các giống chó.

1. Các giống chó phổ biến ở Việt Nam

1.1. Giống chó nội

- Giống chó vàng.

Có tầm vóc trung bình, cao 50-55 cm, nặng 12-15 kg, nuôi phổ biến ở nước ta đẻ giữ nhà, săn thú và làm thực phẩm. Chó đực phối giống được ở lứa tuổi 15- 18 tháng tuổi, chó cái sinh sản được ở tuôi 12-14 tháng, mỗi lứa để trung bình 5 con.

Hình 7 1 Giống chó vàng Giống chó H’Mông Sống ở miền núi cao có tầm vóc lớn 1

Hình 7.1: Giống chó vàng

- Giống chó H’Mông

Sống ở miền núi cao, có tầm vóc lớn hơn chó Vàng. Cao 55-60 cm, nặng 18-20kg, được dùng để giữ nhà và săn thú. Chó cái đẻ trung bình mỗi lứa 6 con.

H’mông lông dài: toàn thân bao phủ bởi lớp lông dài, thậm chí lớp lông dài còn bao phủ lên phần mặt, che cả mắt, trông khá ngộ nghĩnh.


Hình 7 2 Giống H’Mông lông dài H’mông đuôi cộc chúng có bộ lông ngắn mầu 2

Hình 7.2: Giống H’Mông lông dài

H’mông đuôi cộc, chúng có bộ lông ngắn, mầu đen nhưng lại có đuôi cộc do bẩm sinh.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/09/2023