3. Thực hành
Seminar và thảo luận nhóm.
3.1. Chuẩn bị dụng cụ và mẫu vật
Máy tính, hình ảnh, có nguyên vật liệu dùng làm thức ăn cho chó mèo.
3.2. Phương pháp tiến hành
Giáo viên hướng dẫn cho sinh viên cách tính khẩu phần ăn cho chó mèo dựa vào các chỉ tiêu đã nêu ở phần lý thuyết.
3.3. Nội dung thực hành
Theo sự hướng dẫn của giáo viên về cách tính khẩu phần ăn cho chó mèo. Cách tính khẩu phần ăn cho chó.
Cách tính khẩu phần ăn cho mèo.
3.4. Kết luận thực hành
Có thể bạn quan tâm!
- Chăn nuôi chó mèo Nghề Dịch vụ thú y - Cao đẳng - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp - 2
- Chăn nuôi chó mèo Nghề Dịch vụ thú y - Cao đẳng - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp - 3
- Chăn nuôi chó mèo Nghề Dịch vụ thú y - Cao đẳng - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp - 4
- Chăn nuôi chó mèo Nghề Dịch vụ thú y - Cao đẳng - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp - 6
- Chăn nuôi chó mèo Nghề Dịch vụ thú y - Cao đẳng - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp - 7
- Giống Chó Nhập Nội Đã Được Nuôi Thích Nghi Ở Việt Nam.
Xem toàn bộ 83 trang tài liệu này.
Đánh giá kết quả thực hành dựa vào việc kiểm tra lại kiến thức sinh viên ghi nhận trong buổi thực hành.
Ghi chép đầy đủ, chính xác những thông tin cần thiết. Sinh viên tham gia đầy đủ.
Tinh thần thái độ học tập nghiêm túc. Viết bài phúc trình.
CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Đặc điểm về dinh dưỡng chó và mèo được thể hiện như thế nào?
2. Dưỡng chất cho chó, mèo gồm những dưỡng chất gì?
BÀI 3
THỨC ĂN CHO CHÓ VÀ MÈO
Giới thiệu:
Chó, mèo là loài ăn tạp cho nên bất cứ loài thức ăn nào chó mèo cũng ăn được. Tuy nhiên mỗi giống chó sẽ có những khẩu vị riêng cho nên các loại thực phẩm khoái khẩu thì ăn được nhiều hơn và tốt hơn đối với chúng. Khi nuôi một con chó có nhiều yếu tố mà chúng ta cần quan tâm, xem xét. Đối với những giống chó khác nhau thì nhu cầu về thức ăn cũng khác nhau.
Mục tiêu:
-Kiến thức: có kiến thức cơ bản về thức ăn cho chó và mèo
-Kỹ năng: Phân biệt thức ăn để chăn nuôi chó mèo theo điều kiện sẳn có;
-Năng lực tự chủ và trách nhiệm: tự tin về chăn nuôi chó mèo và biết cách cung cấp thức ăn cho chó mèo theo từng giai đoạn nuôi cho phù hợp.
1. Những đặc điểm lưu ý khi cho chó ăn
1.1. Chọn thức ăn dựa vào độ tuổi, giống chó và trạng thái sinh sản
Mỗi loài chó có đặc trưng riêng như: thể trạng vật lý, hành vi và sức khỏe tổng quát. Các giống chó nhỏ thức ăn của chúng cần hàm lượng protein, chất béo và khoáng chất cao hơn. Lượng thức ăn cho chó con trong một bữa nhiều hơn so với giống chó trưởng thành (trên trọng lượng cơ thể), nhưng cần lượng calo lớn hơn.
Chó con hoặc chó mẹ đang trong thời kỳ sinh sản và cho con bú cần lượng calo mỗi ngày nhiều hơn chó trưởng thành.
1.2. Hiểu rõ các “từ khóa” trên bao bì thức ăn
Trên bao bì thức ăn công nghiệp luôn ghi sẵn thông tin về hàm lượng protein của chính sản phẩm đó. Ví dụ, tên một loại thức ăn: “Thịt bò cho chó với phô mai” (Beef for dog with cheese) thì lượng protein có trong thức ăn chiếm khoảng 70% và lượng phô mai chiếm khoảng 3%. Hoặc nếu tên loại thức ăn đó chỉ ghi là “hương vị thịt bò” hay “hương vị thịt heo” thì hàm lượng những thành phần này trong thức ăn chỉ vừa đủ để chó nhận ra mùi vị.
1.3. Đảm bảo dinh dưỡng
Những thành phần dinh dưỡng cần thiết cho chó trong thức ăn bao gồm: nước, protein, chất béo và carbohydrate, vitamin và muối vô cơ.
Nên tìm hiểu rõ hơn về chế độ dinh dưỡng cho chó khoa học trước khi chọn mua thức ăn cho chó để chó phát triển tốt nhất.
1.4. Thành phần ngũ cốc vô cùng quan trọng
Ngũ cốc và hạt là phần không thể thiếu trong các sản phẩm thức ăn cho chó. Một vài dấu hiệu để nhận biết khi chó bị dị ứng như thường xuyên: liếm bàn chân, gãi bàn chân, nôn hoặc tiêu chảy.
1.5. Đọc hiểu thành phần trên bao bì thức ăn
Kiểm tra thành phần trên bao bì để xác định được lượng đạm, chất béo và chất xơ trong thức ăn. Có thể tìm thấy lượng chất khuyến nghị cho chó dựa vào cân nặng của chúng trên mỗi bao bì.
1.6. Tìm hiểu kỹ hơn về nhãn hiệu uy tín
Tìm hiểu về nhà sản xuất để đảm bảo kiểm soát chất lượng và tìm nguồn cung ứng thức ăn phù hợp.
2. Các dạng thức ăn cho chó mèo
Thịt, mỡ động vật, lúa, khoai tây, rau… là những thực phẩm tốt nhất để nuôi chó. Những thức ăn lấy từ mỡ động vật (thịt, mỡ, sữa) có nhiều chất đạm, mỡ, cơ thể chó dễ hấp thụ, nhưng việc cân đối nó không phải là điều đơn giản. Mặt khác, nếu chỉ dùng thức ăn có nguồn gốc động vật còn dẫn đến tình trạng không đủ chất (thiếu vitamin). Giá thành của những loại thức ăn này lại tương đối cao.
Những thức ăn lấy từ nguồn thực vật (gạo, hạt cốc, khoai tây, rau) giàu glucôxit, muối khoáng và sau khi đã nấu chín, cơ thể chó dễ hấp thụ. Ngoài ra, những thức ăn này là nguồn vitamin chính cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể chó.
Thịt là loại thực phẩm có giá trị cao nhất dùng để nuôi chó nghiệp vụ. Trong thịt có chứa nhiều chất đạm (trung bình 18-20%), mỡ (2-5%) và cơ thể dễ hấp thụ. Thịt ngựa, thịt bò (loại ít ngon) hoặc thịt cừu cũng được dùng để nuôi chó. Thịt lợn và các loại thịt khác ít được dùng hơn do luợng đạm chứa trong nó ít hơn. Cũng có thể dùng thịt của các loài cá biển để nuôi chó.
Nhiều nơi, thực phẩm loại kém chất lượng thu nhặt sau khi giết thịt các động vật nông nghiệp tận dụng (đầu, chân, dạ dày…) để làm thức ăn thay thịt nuôi chó. Cho phép nuôi chó bằng thịt những động vật bị chết, nhưng phải là những loại thịt không nhiễm bệnh truyền nhiễm và được chứng nhận của bác sĩ.
2.1. Thức ăn khô
Dạng thức ăn khô tiêu chuẩn chứa khoảng 10% nước và các chất dinh dưỡng như đậu nành, thịt, ngũ cốc, rau, mỡ động vật, vitamin và các chất khoáng. Các nhà sản xuất còn tẩm vào đó hương vị thịt để tăng tính thèm ăn của con vật. Ưu điểm nữa của loại thức ăn này là chúng được làm ra dạng thô để giúp răng và nướu của chó luôn sạch sẽ, khoẻ mạnh.
Thức ăn đóng hộp: Loại thức ăn này là lọai thức ăn chỉ để ăn kèm với thực phẩm khác chứ không để ăn riêng. Nó có mùi vị tuyệt hảo mà con chó nào cũng thích nên chúng có thể ăn nhiều đến bội thực laọi thức ăn này.
2.2. Thức ăn ướt
Loại này được làm từ đậu nành, ngũ cốc và thịt. Lượng nước trong đó là khoảng 25-30% nên khó bảo quản hơn thức ăn khô. Vứi lượng protein cao, loại thức ăn này cũng phù hợp để bổ sung vào khẩu phần của chó ăn kiêng.
- Được sản xuất bằng nguyên liệu chất lượng cao với dinh dưỡng phù hợp cho chó ở môi trường và khí hậu Việt Nam bao gồm: ngũ cốc, thịt và cá, mỡ động vật hoặc dầu thực vật, muối khoáng và vitamin tổng hợp không dùng màu và hóa chất hỗn hợp. Thức ăn được sản xuất dựa trên các nhu cầu về năng lượng cần dùng, các nhu cầu về dinh dưỡng cho từng loại chó. Có thể chỉ dùng riêng thức ăn loại này hoặc trộn lẫn với các thức ăn khác hàng ngày để bổ sung nhu cầu về vitamin, đạm, đường, bột,….Với các loại chó ở Việt nam, nhu cầu hàng ngày chỉ khoảng 450g là đủ.
- Lợi ích: giảm công chăm sóc, giảm chi phí nấu nướng, an toàn vệ sinh thực phẩm, giảm chi phí thú y, cân đối đầy đủ vitamin cần thiết khoáng vi luợng không có trong thực phẩm tươi sống.
3. Khẩu phần ăn cho chó mèo
Theo tính chất có 3 dạng thức ăn chính:
Thức ăn khô có mức năng lượng: 3.500 Kcal/kg thức ăn. Thức ăn ướt đóng hộp: 1.300 Kcal/kg thức ăn.
Thức ăn nửa khô nửa ướt đóng hộp hay trong bao plastic: 3.000 Kcal/kg thức ăn.
Theo hình thức của thức ăn
Thức ăn dạng khối: có dạng đồng nhất, có cấu trúc từ sệt tới xốp.
Thức ăn dạng lát miếng: được sản xuất từ thịt, gan, thận... thành những lát mỏng, khối và đóng hộp.
Thức ăn dạng hỗn hộp trộn lẫn: gồm thịt dạng viên, thịt cắt nhỏ được nhồi chung với ngủ cốc, rau đậu nấu trong nước.
4. Thực hành
Seminar và thảo luận nhóm.
4.1. Chuẩn bị dụng cụ và mẫu vật
Máy tính, hình ảnh, các dạng thức ăn (khô, ướt, đóng gói, đóng hộp) cho chó mèo.
4.2. Phương pháp tiến hành
Giáo viên hướng dẫn cho sinh viên cách đánh giá cảm quan, đánh giá giá trị dinh dưỡng của thức ăn cho chó mèo như đã nêu ở phần lý thuyết.
4.3. Nội dung thực hành
Theo sự hướng dẫn của giáo viên về cách đánh giá các khẩu phần thức ăn cho chó mèo.
Đánh giá cảm quan.
Đánh giá giá trị dinh dưỡng của thức ăn.
4.4. Kết luận thực hành
Đánh giá kết quả thực hành dựa vào việc kiểm tra lại kiến thức sinh viên ghi nhận trong buổi thực hành.
Ghi chép đầy đủ, chính xác những thông tin cần thiết. Sinh viên tham gia đầy đủ.
Tinh thần thái độ học tập nghiêm túc. Viết bài phúc trình.
CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Những đặc điểm lưu ý khi cho chó ăn?
2. Kể tên các dạng thức ăn cho chó mèo?
3. Khi cho chó mèo ăn thì khẩu phần ăn như thế nào? Ví dụ khẩu phần cho chó cụ thể trong ngày?
BÀI 4
NUÔI DƯỠNG VÀ CHĂM SÓC CHÓ
Giới thiệu:
Khi mua một con chó có nhiều yếu tố mà chúng ta cần xem xét. Rõ ràng không chỉ đơn thuần là vì ta thấy nó lôi cuốn, mà phải tính đến tầm vóc, lượng bài tập, lượng thức ăn và cần phù hợp với cách sống của hộ gia đình. Nuôi chó và chăm sóc chó đấy là cả một nghệ thuật. Với những ai sắp sửa nuôi và đã nuôi hãy dành thời gian chăm sóc chó và tham khảo một số kinh nghiệm nuôi của những người đi trứơc để có thể nuôi được con chó như ý.
Mục tiêu:
-Kiến thức: có kiến thức cơ bản về nuôi dưỡng và chăm sóc chó.
-Kỹ năng: Ứng dụng cách nuôi dưỡng và chăm sóc chó theo điều kiện sẳn có.
-Năng lực tự chủ và trách nhiệm: tự tin về nuôi dưỡng và chăm sóc chó.
1. Lựa chó để nuôi
Lựa chọn giống chó, mèo để nuôi: Tùy thuộc vào mục đích nuôi chó, mèo như để làm cảnh, để giữ nhà hay để phục vụ quốc phòng an ninh… mà có những lựa chọn giống chó nuôi cho phù hợp.
Không gian sống cho chó, mèo: Trước khi quyết định nuôi chó, mèo người chăn nuôi cần phải chuẩn bị trước nơi nuôi nhốt và không gian sống cho chó, mèo.
Vấn đề về chi phí: Người chăn nuôi cần có những chuẩn bị trước về tài chính khi quyết định nuôi chó, mèo.
Các bệnh liên quan đến chó, mèo: Ngoài những căn bệnh thường gặp trực tiếp gây hại cho chó, mèo còn có những căn bệnh nguy hiểm từ chó mèo lây sang cho người như bệnh giun đũa, bệnh giun móc, ve, rận… Do vậy yêu cầu người chăn nuôi cần có những biện pháp phòng và điều trị bệnh cho chó, mèo.
2. Chuẩn bị nơi ở cho chó
Khi xây dựng nhà ở cho chó, cần phải nhớ rằng chó sẽ ở đấy lâu dài. Vì vậy, nhà ở phải đáp ứng nhu cầu về vệ sinh về sinh lý học như: chống mưa, chống nắng, gió, bụi, lạnh về mùa đông, nóng về mùa hè cho chó, ngoài ra còn có tường (hàng rào) ngăn cách không để người lạ, thú hoang thả rong lọt vào, tránh ồn ào.
Nên xây dựng chuồng chó ở nơi đất cao ráo, cách xa nhà ở của người, cách xa những khu chăn nuôi và sản xuất khác. Vế hướng nhà ở miền bắc tốt nhất là làm nhà quay về hướng nam, còn ở miền nam làm nhà quay về hướng đông bắc, nhà ở của chó phải cao ráo sạch sẽ, sáng sủa, mát mẻ. Xung quanh nhà nên có hàng rào cây xanh để chắn gió, bụi và che nắng vào mùa hè. Tốt nhất là ở miền nam nên trồng những cây có tán rộng, còn miền bắc nên trồng những bụi cây dày vì nó chống bụi và chống gió rất tốt nhưng không che mất ánh sáng mặt trời.
3. Chăm sóc chó
Trước khi mang chó về nhà, cần tìm hiểu rõ cách chăm sóc loài vật này. Chúng cần được đáp ứng nhu cầu cả về thể chất lẫn tinh thần. Thực phẩm dinh dưỡng, nước sạch, nơi ở, môi trường an toàn là những yếu tố mà chú chó cần khi chuẩn bị gia nhập vào hộ gia đình mới, kể cả việc có nhiều thời gian chơi đùa, rèn luyện và kích thích tinh thần. Chăm sóc chó là một nhiệm vụ khá lớn và không nên xem nhẹ việc nuôi loài vật này. Dẫu vậy, nhiệm vụ này sẽ giúp xây dựng thành công mối quan hệ gần gũi và tin tưởng với thành viên mới của gia đình.
4. Chăm sóc chó theo giai đoạn tuổi của chó
4.1. Chó sau khi tách mẹ đến trưởng thành sinh dục
Chó con sau khi mua về lúc mới hai tháng tuổi cần cho ăn một ngày ba bữa, bốn tháng tuổi đến 10 tháng tuổi cho ăn hai bữa trong ngày, từ mười tháng tuổi có thể cho ăn một bữa thật no trong ngày. Giờ ăn ta nên cho ăn vào một giờ cụ thể. Thức ăn thì cần nhiều thịt, gan, trứng, rau, cơm, sữa, cà chua, khoai tây, xương (chó nhỏ dưới 7 tháng tuổi không nên cho ăn xương ống chân gà và cá có thể làm chó hóc hoặc hỏng đường ruột. Tuy nhiên nhữn giống chó to trưởng thành như béc giê, Rottweiler...thì việc cho ăn xương gà và cá thì càng bổ và tốt chó bộ phận tiêu hoá)...Cho ăn nhiều chất bột sẽ làm chó béo phì nên ta cho ăn chất bột một cách vừa phải. Một số giống chó to ăn rất khẻo mà nhiều nên ta có thể mua những loại thực phẩm rẻ hoặc xin hoặc mua xương hoặc đồ ăn thừa từ một số các nhà hàng, hàng cơm, hàng phở. Tuy nhiên không nên cho chó ăn những thực phẩm ôi thiu, mất vệ sinh.
4.2. Chó mang thai
Sau khi cho giao phối, dự đoán chó có thể có chửa, phải nuôi dưỡng tốt. Ngoài khẩu phần ăn bình thường, cần bồi dưỡng thêm. Mỗi ngày có thể cho ăn thêm từ 50 - 60 gam thịt nạc, hoặc 1 quả trứng và sữa tươi.
Trong 30 ngày đầu, thai chưa rõ chỉ từ tháng thứ 2 trở đi mới thấy rõ các hiện tượng ở con cái như: trọng lượng tăng nhanh, thân hình to ra, bầu vú căng dần.
Thời gian mang thai trung bình của chó là 60 - 62 ngày, có thể sớm hơn hoặc kéo dài đến 65 ngày.
Trong nửa thời kỳ đầu mang thai cho chó ăn mỗi ngày 3 bữa, thời kỳ sau mỗi ngày 4 bữa, nhưng mỗi bữa giảm khối lượng nhưng phải đảm bảo chất lượng.
4.3. Chó nuôi con
Thức ăn chủ yếu của chó con là sữa mẹ, nên thời gian nuôi con cần phải nuôi dưỡng, chăm sóc chó mẹ chu đáo. Cho chó mẹ ăn 3 - 4 bữa/ngày bằng thức ăn giàu dinh dưỡng. Nếu thấy chó mẹ ít sữa, chó con đói luôn mồm kêu hãy dùng thêm sữa nhân taọ.
Do có sự khác nhau giữa sữa mẹ và sữa bò nên trên thực tế không dùng sữa bò thay thế hoàn toàn sữa mẹ.
Công thức 1 :
600gr sữa nguyên 10 quả trứng
20g phosphate bicalcic Công thức 2 :
800gr sữa nguyên 200gr kem
6gr bột, 4gr acid citric
Chó con theo mẹ
Chó mèo con mới đẻ hoàn toàn nhắm mắt và chúng có thể tự tìm vú mẹ để bú. Chó mèo mẹ sẽ dọn vệ sinh cho chó mèo con trong suốt thời gian cho con bú sữa.
Khoảng ngày thứ 13 từ lúc sinh ra mèo con bắt đầu mở mắt.
Khoảng ngày thứ 35 tập cho mèo con ăn bằng bột hoặc bằng cơm nhão. Sau 45 ngày tuổi mèo con đã tự ăn cơm là có thể tách khỏi mẹ.
Chó đực giống